[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
-
Chương 16: Đàm Phán (3)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Sau khi hai người bàn bạc xong, dì Tiếu chuẩn bị bắt đầu nấu cơm trưa, bà ấy vừa đứng dậy, đang định hỏi Văn Thanh muốn ăn gì thì đã thấy cô lấy một chiếc bát gốm trắng ra từ trong túi, trên hộp cơm là một chiếc nắp gỗ, vừa đủ che kín miệng bát.
“Cháu không ăn ở chỗ dì sao?” dì Tiếu hỏi.
Văn Thanh cười nói: “Không ạ, mẹ cháu sẽ chuẩn bị đồ ăn cho cháu mỗi ngày. Lát nữa cháu uống ít nước sôi là được rồi ạ.”
“Mẹ cháu chuẩn bị gì đấy, cho dì xem thử.” Dì Tiếu tò mò hỏi.
Thật ra Văn Thanh cũng không biết, buổi sáng lúc cô dậy thì Diêu Thế Linh đã chuẩn bị xong cho cô rồi, đặc biệt để cô mang theo trưa ăn, bà nói rằng bà nghe nói làm thuê cho người khác đều không được bao ăn nên sợ Văn Thanh bị đói, bà lấy chiếc bát gốm trắng duy nhất trong nhà ra cho Văn Thanh mang theo, bảo cô xin ít nước ở chỗ dì Tiếu uống.
Vừa mở hộp ra Văn Thanh liền sửng sốt.
Sau khi nhìn thấy, dì Tiếu cười nói: “Văn Thanh, thật không ngờ cơm nước ở nhà cháu cũng tốt thế đấy, màn thầu chay kết hợp với cải trắng xào thịt, được, dì làm nóng lại cho cháu, cháu uống ít nước nóng nữa đi, dì cũng không giữ cháu ăn cơm chỗ dì nữa.”
Văn Thanh ngây ngẩn cả người.
Cô nhớ là hôm qua khi ăn cải trắng xào thịt, Văn Bằng và Văn Lượng đều ăn ngấu nghiến, luôn miệng khen ngon. Nhưng khi ăn được một nửa Diêu Thế Linh lại không cho ăn nữa, bà nói là một lần không thể ăn nhiều như thế, không thì buổi tối ngủ không được. Vì vậy bà cưỡng chế cất bớt một phần cải trắng xào thịt, giờ này toàn bộ chỗ đó đều ở trong bát cô.
Trong lòng Văn Thanh xúc động không thôi, mắt cũng cay cay, đồng thời cũng cảm nhận được trong tim như có dòng nước ấm chảy qua, khóe miệng bất giác nhếch lên.
Cô thật may mắn, may mà cô trùng sinh, may mà bây giờ mọi chuyện vẫn còn kịp, mẹ cô còn thương cô đến thế.
Sau khi hâm nóng màn thầu và cải trắng xào thịt, cô không ăn hết mà chừa lại hơn một nửa, chuẩn bị mang về.
Sau khi ăn trưa không nghỉ trưa, Văn Thanh bắt đầu làm việc ngay.
Dì Tiếu nhìn thấy thì cảm thán không thôi, chịu nhận Văn Thanh thật sự là chuyện quá sáng suốt.
Khi tới hai rưỡi chiều, Văn Thanh bắt đầu thu dọn đồ đạc chuẩn bị về nhà.
Chuyện dì Tiếu đã đồng ý đương nhiên sẽ không hối hận, bà ấy dặn dò nói: “Ngày mai không cần mang cơm theo nữa, cứ ăn ở chỗ dì đi.”
“Không được, không được đâu ạ, chắc chắn mẹ cháu sẽ chuẩn bị đồ ăn cho cháu, cháu không thể phụ lòng tốt của mẹ được.” Văn Thanh cười nói, sau đó cô chỉ xung quanh máy may: “Dì Tiếu, dì còn dùng số vải vụn này không ạ?”
Dì Tiếu cúi đầu nhìn dưới đất, hiện nay trong thành phố đã có vải dệt đủ kiểu đủ hình, nhưng mà làm nghề may không thể thiếu vải vụn được, có lúc nhiều quá bà ấy còn thấy phiền, muốn vứt đi nhưng lại tiếc, giữ lại thì vừa chiếm chỗ vừa vô dụng, dì Tiếu xua tay nói: “Không cần, không cần, nếu cháu cảm thấy còn dùng được thì cháu cầm về hết đi.”
“Dạ được ạ!” Văn Thanh vui mừng hết nấc.
Dì Tiếu thấy thế thì bật cười, thật là một đứa nhỏ thẳng thắn thành thật.
Văn Thanh gom một đống vải vụn nhét vào trong túi vải, cô đi ra tiệm may dì Tiếu, xuyên qua một con đường mới có thể tới đường đất lớn, trên con đường này có bán không ít hàng hóa.
Văn Thanh nhìn thấy một tiệm bán văn phòng phẩm có bán bút, vở, mực nước vân vân, Văn Lượng lên lớp 7 nhưng trong chiếc cặp sách cũ kỹ đến cả một cây bút máy cũng không có, Văn Thanh nhớ Văn Lượng học hành rất giỏi, Văn Thanh muốn mua cho cậu ấy một cây bút máy, cho Văn Bằng một cây bút chì.
Cô vào cửa hàng văn phòng phẩm nhìn giá cả một chút.
Sau khi hai người bàn bạc xong, dì Tiếu chuẩn bị bắt đầu nấu cơm trưa, bà ấy vừa đứng dậy, đang định hỏi Văn Thanh muốn ăn gì thì đã thấy cô lấy một chiếc bát gốm trắng ra từ trong túi, trên hộp cơm là một chiếc nắp gỗ, vừa đủ che kín miệng bát.
“Cháu không ăn ở chỗ dì sao?” dì Tiếu hỏi.
Văn Thanh cười nói: “Không ạ, mẹ cháu sẽ chuẩn bị đồ ăn cho cháu mỗi ngày. Lát nữa cháu uống ít nước sôi là được rồi ạ.”
“Mẹ cháu chuẩn bị gì đấy, cho dì xem thử.” Dì Tiếu tò mò hỏi.
Thật ra Văn Thanh cũng không biết, buổi sáng lúc cô dậy thì Diêu Thế Linh đã chuẩn bị xong cho cô rồi, đặc biệt để cô mang theo trưa ăn, bà nói rằng bà nghe nói làm thuê cho người khác đều không được bao ăn nên sợ Văn Thanh bị đói, bà lấy chiếc bát gốm trắng duy nhất trong nhà ra cho Văn Thanh mang theo, bảo cô xin ít nước ở chỗ dì Tiếu uống.
Vừa mở hộp ra Văn Thanh liền sửng sốt.
Sau khi nhìn thấy, dì Tiếu cười nói: “Văn Thanh, thật không ngờ cơm nước ở nhà cháu cũng tốt thế đấy, màn thầu chay kết hợp với cải trắng xào thịt, được, dì làm nóng lại cho cháu, cháu uống ít nước nóng nữa đi, dì cũng không giữ cháu ăn cơm chỗ dì nữa.”
Văn Thanh ngây ngẩn cả người.
Cô nhớ là hôm qua khi ăn cải trắng xào thịt, Văn Bằng và Văn Lượng đều ăn ngấu nghiến, luôn miệng khen ngon. Nhưng khi ăn được một nửa Diêu Thế Linh lại không cho ăn nữa, bà nói là một lần không thể ăn nhiều như thế, không thì buổi tối ngủ không được. Vì vậy bà cưỡng chế cất bớt một phần cải trắng xào thịt, giờ này toàn bộ chỗ đó đều ở trong bát cô.
Trong lòng Văn Thanh xúc động không thôi, mắt cũng cay cay, đồng thời cũng cảm nhận được trong tim như có dòng nước ấm chảy qua, khóe miệng bất giác nhếch lên.
Cô thật may mắn, may mà cô trùng sinh, may mà bây giờ mọi chuyện vẫn còn kịp, mẹ cô còn thương cô đến thế.
Sau khi hâm nóng màn thầu và cải trắng xào thịt, cô không ăn hết mà chừa lại hơn một nửa, chuẩn bị mang về.
Sau khi ăn trưa không nghỉ trưa, Văn Thanh bắt đầu làm việc ngay.
Dì Tiếu nhìn thấy thì cảm thán không thôi, chịu nhận Văn Thanh thật sự là chuyện quá sáng suốt.
Khi tới hai rưỡi chiều, Văn Thanh bắt đầu thu dọn đồ đạc chuẩn bị về nhà.
Chuyện dì Tiếu đã đồng ý đương nhiên sẽ không hối hận, bà ấy dặn dò nói: “Ngày mai không cần mang cơm theo nữa, cứ ăn ở chỗ dì đi.”
“Không được, không được đâu ạ, chắc chắn mẹ cháu sẽ chuẩn bị đồ ăn cho cháu, cháu không thể phụ lòng tốt của mẹ được.” Văn Thanh cười nói, sau đó cô chỉ xung quanh máy may: “Dì Tiếu, dì còn dùng số vải vụn này không ạ?”
Dì Tiếu cúi đầu nhìn dưới đất, hiện nay trong thành phố đã có vải dệt đủ kiểu đủ hình, nhưng mà làm nghề may không thể thiếu vải vụn được, có lúc nhiều quá bà ấy còn thấy phiền, muốn vứt đi nhưng lại tiếc, giữ lại thì vừa chiếm chỗ vừa vô dụng, dì Tiếu xua tay nói: “Không cần, không cần, nếu cháu cảm thấy còn dùng được thì cháu cầm về hết đi.”
“Dạ được ạ!” Văn Thanh vui mừng hết nấc.
Dì Tiếu thấy thế thì bật cười, thật là một đứa nhỏ thẳng thắn thành thật.
Văn Thanh gom một đống vải vụn nhét vào trong túi vải, cô đi ra tiệm may dì Tiếu, xuyên qua một con đường mới có thể tới đường đất lớn, trên con đường này có bán không ít hàng hóa.
Văn Thanh nhìn thấy một tiệm bán văn phòng phẩm có bán bút, vở, mực nước vân vân, Văn Lượng lên lớp 7 nhưng trong chiếc cặp sách cũ kỹ đến cả một cây bút máy cũng không có, Văn Thanh nhớ Văn Lượng học hành rất giỏi, Văn Thanh muốn mua cho cậu ấy một cây bút máy, cho Văn Bằng một cây bút chì.
Cô vào cửa hàng văn phòng phẩm nhìn giá cả một chút.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook