[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
-
Chương 15: Đàm Phán (2)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Chỉ một buổi sáng, Văn Thanh đã làm xong chiếc áo cộc tay và quần lửng đơn giản. Vừa hay kịp giờ cơm trưa, lúc này cũng không có khách mấy, cô mới bàn bạc với dì Tiếu về chuyện giúp đỡ tiệm may của bà ấy cũng như việc bán giày dép.
Dì Tiếu rót nước trà, ngồi đối diện với Văn Thanh.
Dì Tiếu cũng là một người phụ nữ độc lập, mối quan hệ mẹ chồng con dâu của bà ấy không tốt. Bản thân có chút tay nghề, tự mình đến huyện mở tiệm, chồng và con bà ấy đều ở nông thôn, thỉnh thoảng sẽ tới thăm nom bà ấy, mà dì Tiếu cũng thường hay trở về.
Khi mới kết hôn, người nhà chồng đều coi thường bà ấy. Bây giờ, bà ấy có bản lĩnh, mỗi tháng cũng kiếm được không ít, ai nấy trong nhà chồng đều nịnh nọt dì Tiếu, đối xử với con trai bà ấy cũng tốt. Cho nên, cuộc sống bây giờ của dì Tiếu cũng khá tốt.
“Cháu định làm như thế nào?” Dì Tiếu hỏi: “Một tháng dì trả cháu mười lăm đồng tiền công, được không?”
Văn Thanh mỉm cười: “Dì Tiếu, mười lăm đồng là quá nhiều rồi.”
“Nhiều ư?” Dì Tiếu ngạc nhiên, Văn Thanh là ngốc thật hay giả vờ thế? Bây giờ, tiền lương của mọi người trong thành phố đều đã tăng, bình quân cũng phải hai đến ba mươi đồng. Với tay nghề này của Văn Thanh, vào trong thành phố ít nhất cũng phải có ba mươi đồng một tháng. Bà ấy trả cô mười lăm đồng coi như đã rất thấp rồi, không ngờ cô còn chê nhiều.
Văn Thanh gật đầu: “Quá nhiều rồi. Dì Tiếu, vừa rồi cháu cũng đã nói, cháu giúp dì, nhưng điều kiện là cháu sẽ bán giày dép ở đây. Điều cơ bản khi bán giày dép là cháu phải có đồ để bán. Muốn có đồ bán thì cháu phải làm giày dép chứ. Vì thế, cháu không thể một ngày đều may vá quần áo ở chỗ dì được. Cháu phải dành nửa ngày để làm giày.”
“Ý cháu là cháu chỉ làm nửa ngày thôi hả?” Dì Tiếu hỏi.
“Hơn nửa ngày đi, buổi sáng cháu tới, hai giờ chiều cháu về nhà.”
Dì Tiếu do dự, vốn bà ấy muốn để Văn Thanh làm cả ngày ở đây.
Văn Thanh tiếp tục nói: “Cháu bán giày dép ở đây, sẽ làm theo những gì dì nói, mỗi đôi sẽ trả ba hào cho dì. Ngoài ra, vải mà cháu sử dụng cũng sẽ dùng vải của trong tiệm của dì, dì Tiếu, dì cảm thấy thế nào ạ?”
Dì Tiếu ngước mắt nhìn Văn Thanh, trước kia bà ấy chỉ cảm thấy cô nhóc Văn Thanh này rất khôn khéo, nhanh nhẹn lại xinh đẹp. Lúc này, lại cảm thấy ba từ đó không đủ để miêu tả về cô. Cô thông minh, điềm tĩnh, có sức hấp dẫn khiến người ta không thể từ chối mà còn tin phục.
Dì Tiếu suy nghĩ giây lát, Văn Thanh nói rất đúng, làm giày dép cần phải có thời gian. Bà ấy không làm gì cả cũng có được ba hào mỗi đôi, mà với kiểu dáng cùng tay nghề giày dép cô làm ra, nhất định sẽ bán rất chạy.
Hơn nữa, vải Văn Thanh dùng để làm giày dép còn phải mua ở tiệm của bà ấy.
Dì Tiếu thầm nhẩm tính trong lòng, dù tính thế nào bà ấy cũng thấy vụ mua bán này mình chỉ kiếm chứ không lỗ. Huống chi, tay nghề của Văn Thanh thật sự có một không hai ở huyện thành này.
Vì thế, sau khi trầm ngâm giây lát, dì Tiếu lại cất tiếng: “Thế một tháng, dì trả cháu mười đồng tiền công. Nhưng cháu phải cam đoan rằng một tháng ít nhất phải may hai mươi bộ quần áo cho dì, nếu không dì sẽ lỗ.” Dì Tiếu nói lỗ, thật ra trong lòng cực kỳ vui vẻ.
Văn Thanh thoáng mỉm cười: “Dì Tiếu cứ yên tâm, cái này không vấn đề gì.”
“Thế cứ quyết như vậy nhé. Nhưng hai ngày nay không tính tiền lương, đây là lần trước cháu đồng ý với dì.” Dì Tiếu có hơi keo kiệt.
“Dạ được ạ!” Văn Thanh không hề so đo.
Chỉ một buổi sáng, Văn Thanh đã làm xong chiếc áo cộc tay và quần lửng đơn giản. Vừa hay kịp giờ cơm trưa, lúc này cũng không có khách mấy, cô mới bàn bạc với dì Tiếu về chuyện giúp đỡ tiệm may của bà ấy cũng như việc bán giày dép.
Dì Tiếu rót nước trà, ngồi đối diện với Văn Thanh.
Dì Tiếu cũng là một người phụ nữ độc lập, mối quan hệ mẹ chồng con dâu của bà ấy không tốt. Bản thân có chút tay nghề, tự mình đến huyện mở tiệm, chồng và con bà ấy đều ở nông thôn, thỉnh thoảng sẽ tới thăm nom bà ấy, mà dì Tiếu cũng thường hay trở về.
Khi mới kết hôn, người nhà chồng đều coi thường bà ấy. Bây giờ, bà ấy có bản lĩnh, mỗi tháng cũng kiếm được không ít, ai nấy trong nhà chồng đều nịnh nọt dì Tiếu, đối xử với con trai bà ấy cũng tốt. Cho nên, cuộc sống bây giờ của dì Tiếu cũng khá tốt.
“Cháu định làm như thế nào?” Dì Tiếu hỏi: “Một tháng dì trả cháu mười lăm đồng tiền công, được không?”
Văn Thanh mỉm cười: “Dì Tiếu, mười lăm đồng là quá nhiều rồi.”
“Nhiều ư?” Dì Tiếu ngạc nhiên, Văn Thanh là ngốc thật hay giả vờ thế? Bây giờ, tiền lương của mọi người trong thành phố đều đã tăng, bình quân cũng phải hai đến ba mươi đồng. Với tay nghề này của Văn Thanh, vào trong thành phố ít nhất cũng phải có ba mươi đồng một tháng. Bà ấy trả cô mười lăm đồng coi như đã rất thấp rồi, không ngờ cô còn chê nhiều.
Văn Thanh gật đầu: “Quá nhiều rồi. Dì Tiếu, vừa rồi cháu cũng đã nói, cháu giúp dì, nhưng điều kiện là cháu sẽ bán giày dép ở đây. Điều cơ bản khi bán giày dép là cháu phải có đồ để bán. Muốn có đồ bán thì cháu phải làm giày dép chứ. Vì thế, cháu không thể một ngày đều may vá quần áo ở chỗ dì được. Cháu phải dành nửa ngày để làm giày.”
“Ý cháu là cháu chỉ làm nửa ngày thôi hả?” Dì Tiếu hỏi.
“Hơn nửa ngày đi, buổi sáng cháu tới, hai giờ chiều cháu về nhà.”
Dì Tiếu do dự, vốn bà ấy muốn để Văn Thanh làm cả ngày ở đây.
Văn Thanh tiếp tục nói: “Cháu bán giày dép ở đây, sẽ làm theo những gì dì nói, mỗi đôi sẽ trả ba hào cho dì. Ngoài ra, vải mà cháu sử dụng cũng sẽ dùng vải của trong tiệm của dì, dì Tiếu, dì cảm thấy thế nào ạ?”
Dì Tiếu ngước mắt nhìn Văn Thanh, trước kia bà ấy chỉ cảm thấy cô nhóc Văn Thanh này rất khôn khéo, nhanh nhẹn lại xinh đẹp. Lúc này, lại cảm thấy ba từ đó không đủ để miêu tả về cô. Cô thông minh, điềm tĩnh, có sức hấp dẫn khiến người ta không thể từ chối mà còn tin phục.
Dì Tiếu suy nghĩ giây lát, Văn Thanh nói rất đúng, làm giày dép cần phải có thời gian. Bà ấy không làm gì cả cũng có được ba hào mỗi đôi, mà với kiểu dáng cùng tay nghề giày dép cô làm ra, nhất định sẽ bán rất chạy.
Hơn nữa, vải Văn Thanh dùng để làm giày dép còn phải mua ở tiệm của bà ấy.
Dì Tiếu thầm nhẩm tính trong lòng, dù tính thế nào bà ấy cũng thấy vụ mua bán này mình chỉ kiếm chứ không lỗ. Huống chi, tay nghề của Văn Thanh thật sự có một không hai ở huyện thành này.
Vì thế, sau khi trầm ngâm giây lát, dì Tiếu lại cất tiếng: “Thế một tháng, dì trả cháu mười đồng tiền công. Nhưng cháu phải cam đoan rằng một tháng ít nhất phải may hai mươi bộ quần áo cho dì, nếu không dì sẽ lỗ.” Dì Tiếu nói lỗ, thật ra trong lòng cực kỳ vui vẻ.
Văn Thanh thoáng mỉm cười: “Dì Tiếu cứ yên tâm, cái này không vấn đề gì.”
“Thế cứ quyết như vậy nhé. Nhưng hai ngày nay không tính tiền lương, đây là lần trước cháu đồng ý với dì.” Dì Tiếu có hơi keo kiệt.
“Dạ được ạ!” Văn Thanh không hề so đo.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook