[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
-
Chương 17: Đàm Phán (4)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Bút máy hiệu Nông Thôn Mới sáu hào một cây, nhưng mực bút máy màu xanh lại tới một đồng hai hào, ông chủ nói đây là mực bút máy loại tốt, ít khi bị nghẹt mực.
Bút bi đen hai hào một cây.
Bút chì hai xu một cây, bút chì có tẩy trên đầu tới ba xu một cây.
Trong tay Văn Thanh còn ba đồng, nhưng cô không dám tiêu, dù sao thì giờ này cô vẫn chưa nhận được tiền, nhưng cô rất muốn mua một ít đồ dùng học tập cho Văn Lượng và Văn Bằng, vậy nên cô đã mua một cây bút bi đen, một cây bút chì có tẩy, tổng cộng hết hai hào ba xu, sau đó cô mới đeo túi vải đi về phía đường lớn.
Nửa giờ sau cô về tới thôn Thủy Loan, khi đi tới đầu thôn, hàng xóm khách sáo hỏi han cô.
“Văn Thanh từ trên huyện về đấy à.”
“Văn Thanh về sớm thật đó.”
“Sao hôm nay lại về sớm thế.”
“...”
Văn Thanh cười trả lời từng người một.
Nhưng mà Văn Thanh vừa đi khỏi, những người đó lại bắt đầu líu ríu nói lời ong tiếng ve.
Lúc này, một chàng trai ngơ ngác nhìn theo bóng lưng Văn Thanh, sau đó nói: “Thật ra Văn Thanh cũng xinh đẹp đó chứ, trong thôn chúng ta không ai đẹp bằng cô ấy, trước đây không nhận ra, bây giờ cô ấy thích cười nên cảm thấy càng đẹp hơn.”
Chàng trai trẻ vừa dứt lời, mẹ cậu ta đã cho ngay một bạt tai: “Đẹp mụ nội mày, không được thích loại con gái như thế!”
“Đúng thế! Đẹp có thể mài ra ăn được hả.”
“Mày thấy Văn Thanh xuống ruộng làm việc bao giờ chưa? Trừ cái mặt đẹp ra thì chẳng còn tích sự gì hết, ham ăn lười làm lại đỏm dáng, đẹp chỗ nào mà đẹp!”
“Tao nói cho mà nghe, tuyệt đối không được học theo Văn Thanh, coi chừng không lấy chồng được đấy!”
“...”
Một đám người thay nhau giáo dục mấy đứa có lớn có nhỏ bên cạnh mình, Văn Thanh nghiễm nhiên chính là tài liệu giáo dục về cái xấu trong thôn Thủy Loan, ai cũng nói không được học theo Văn Thanh.
Giờ này Văn Thanh đã về tới sân nhà mình, chưa vào cửa cô đã thấy Diêu Thế Linh dùng hai cái ghế gác một cái sàng, còn bà ấy thì đang sàng lúa, nhà người khác đều là hai người hợp sức, nhà cô chỉ có một mình Diêu Thế Linh làm.
“Mẹ.” Văn Thanh gọi bà ấy.
Diêu Thế Linh quay đầu nhìn sang: “Văn Thanh, sao con về sớm thế?”
Văn Thanh cười cười đi vào sân, kể lại đàm phán giữa mình và dì Tiếu cho Diêu Thế Linh nghe.
“Một tháng mười đồng, còn còn bán giày nữa?” Diêu Thế Linh không dám tin, bà ấy không dám tin có một ngày Văn Thanh không còn bướng bỉnh, trở nên cầu tiến như thế này.
“Dạ.” Văn Thanh gật đầu nói: “Con vừa nhận việc, phải khâu một đôi giày, con chuẩn bị bán cho người ta hai đồng năm hào, chia cho dì Tiếu ba hào, trừ hết chi phí thì có thể kiếm được một hai đồng.” Văn Thanh cười tươi như hoa.
Diêu Thế Linh vui vẻ từ tận đáy lòng.
Lúc này Văn Thanh mới nhìn sang thóc bên cạnh, cô hỏi: “Mẹ, mẹ đang làm gì thế?”
Diêu Thế Linh nói: “Chẳng phải sắp phải nộp thuế lương thực rồi đây sao? Mẹ phải sàng sạch thóc gấp, không thì tới khi kiểm tra lương thực không đạt yêu cầu lại phải kéo về sàng lại lần nữa cho sạch thì phiền lắm. Một khi quá hạn nộp thóc thì một ngày phạt hai cân lương thực đó.”
Lúc này Văn Thanh mới nhớ tới chuyện nông dân trồng lúa mỗi năm phải nộp thuế lương thực, cô hỏi: “Khi nào nộp vậy mẹ?”
“Ngày mai.”
“Ngày mai Văn Lượng và Văn Bằng vẫn phải đi học.” Văn Thanh nói, thật ra cô hoàn toàn có thể đi nộp lương thực chung với Diêu Thế Linh, nhưng nhà Kỷ Ngạn Quân ngay bên cạnh trạm lương thực.
Bút máy hiệu Nông Thôn Mới sáu hào một cây, nhưng mực bút máy màu xanh lại tới một đồng hai hào, ông chủ nói đây là mực bút máy loại tốt, ít khi bị nghẹt mực.
Bút bi đen hai hào một cây.
Bút chì hai xu một cây, bút chì có tẩy trên đầu tới ba xu một cây.
Trong tay Văn Thanh còn ba đồng, nhưng cô không dám tiêu, dù sao thì giờ này cô vẫn chưa nhận được tiền, nhưng cô rất muốn mua một ít đồ dùng học tập cho Văn Lượng và Văn Bằng, vậy nên cô đã mua một cây bút bi đen, một cây bút chì có tẩy, tổng cộng hết hai hào ba xu, sau đó cô mới đeo túi vải đi về phía đường lớn.
Nửa giờ sau cô về tới thôn Thủy Loan, khi đi tới đầu thôn, hàng xóm khách sáo hỏi han cô.
“Văn Thanh từ trên huyện về đấy à.”
“Văn Thanh về sớm thật đó.”
“Sao hôm nay lại về sớm thế.”
“...”
Văn Thanh cười trả lời từng người một.
Nhưng mà Văn Thanh vừa đi khỏi, những người đó lại bắt đầu líu ríu nói lời ong tiếng ve.
Lúc này, một chàng trai ngơ ngác nhìn theo bóng lưng Văn Thanh, sau đó nói: “Thật ra Văn Thanh cũng xinh đẹp đó chứ, trong thôn chúng ta không ai đẹp bằng cô ấy, trước đây không nhận ra, bây giờ cô ấy thích cười nên cảm thấy càng đẹp hơn.”
Chàng trai trẻ vừa dứt lời, mẹ cậu ta đã cho ngay một bạt tai: “Đẹp mụ nội mày, không được thích loại con gái như thế!”
“Đúng thế! Đẹp có thể mài ra ăn được hả.”
“Mày thấy Văn Thanh xuống ruộng làm việc bao giờ chưa? Trừ cái mặt đẹp ra thì chẳng còn tích sự gì hết, ham ăn lười làm lại đỏm dáng, đẹp chỗ nào mà đẹp!”
“Tao nói cho mà nghe, tuyệt đối không được học theo Văn Thanh, coi chừng không lấy chồng được đấy!”
“...”
Một đám người thay nhau giáo dục mấy đứa có lớn có nhỏ bên cạnh mình, Văn Thanh nghiễm nhiên chính là tài liệu giáo dục về cái xấu trong thôn Thủy Loan, ai cũng nói không được học theo Văn Thanh.
Giờ này Văn Thanh đã về tới sân nhà mình, chưa vào cửa cô đã thấy Diêu Thế Linh dùng hai cái ghế gác một cái sàng, còn bà ấy thì đang sàng lúa, nhà người khác đều là hai người hợp sức, nhà cô chỉ có một mình Diêu Thế Linh làm.
“Mẹ.” Văn Thanh gọi bà ấy.
Diêu Thế Linh quay đầu nhìn sang: “Văn Thanh, sao con về sớm thế?”
Văn Thanh cười cười đi vào sân, kể lại đàm phán giữa mình và dì Tiếu cho Diêu Thế Linh nghe.
“Một tháng mười đồng, còn còn bán giày nữa?” Diêu Thế Linh không dám tin, bà ấy không dám tin có một ngày Văn Thanh không còn bướng bỉnh, trở nên cầu tiến như thế này.
“Dạ.” Văn Thanh gật đầu nói: “Con vừa nhận việc, phải khâu một đôi giày, con chuẩn bị bán cho người ta hai đồng năm hào, chia cho dì Tiếu ba hào, trừ hết chi phí thì có thể kiếm được một hai đồng.” Văn Thanh cười tươi như hoa.
Diêu Thế Linh vui vẻ từ tận đáy lòng.
Lúc này Văn Thanh mới nhìn sang thóc bên cạnh, cô hỏi: “Mẹ, mẹ đang làm gì thế?”
Diêu Thế Linh nói: “Chẳng phải sắp phải nộp thuế lương thực rồi đây sao? Mẹ phải sàng sạch thóc gấp, không thì tới khi kiểm tra lương thực không đạt yêu cầu lại phải kéo về sàng lại lần nữa cho sạch thì phiền lắm. Một khi quá hạn nộp thóc thì một ngày phạt hai cân lương thực đó.”
Lúc này Văn Thanh mới nhớ tới chuyện nông dân trồng lúa mỗi năm phải nộp thuế lương thực, cô hỏi: “Khi nào nộp vậy mẹ?”
“Ngày mai.”
“Ngày mai Văn Lượng và Văn Bằng vẫn phải đi học.” Văn Thanh nói, thật ra cô hoàn toàn có thể đi nộp lương thực chung với Diêu Thế Linh, nhưng nhà Kỷ Ngạn Quân ngay bên cạnh trạm lương thực.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook