Thanh Mai Không Lấy Trúc Mã (1802)
-
Quyển 7 - Chương 64: Xin hẹn lại kiếp sau...
Những tia sáng của ngày mới chiếu rọi qua cửa song sắt phòng giam, trong bóng tối lờ mờ, Tưởng ngồi yên lặng. Ánh sáng nhàn nhạt trải lên thân thể với những vết thương đã đỡ nhức nhối. Cậu dậy từ sớm, ngồi đó, nghĩ về mọi chuyện. Hình ảnh Tằm và đứa con đang thành hình luôn hiển hiện mãi cho đến lúc Tưởng nghe âm thanh mở xích cửa cùng tiếng bước chân thì khẽ khàng nhắm mắt lại. Cậu biết hôm nay mình sẽ bị áp giải lên kinh thành chịu tội.
Sau khi đeo gông vào cổ phạm nhân, cai đinh cất tiếng giục giã. Tưởng đứng dậy, đôi mắt thật bình thản. Rời khỏi phòng giam ra bên ngoài, cậu nheo mắt do chưa quen với ánh sáng ban ngày. Gần mươi ngày bị giam trong bóng tối, cuối cùng cậu cũng được ra ngoài. Tưởng thấy Trịnh tri phủ và tri huyện Xuyên, họ sẽ áp giải cậu lên kinh.
Chuyện Tưởng bị đưa lên kinh thành, cả xã Thổ đều biết, vì vậy người dân kéo nhau đi xem. Đứng dọc hai bên con đường đất, mọi người thấy chiếc xe ngựa của hai vị quan, bóng dáng Tưởng bị gông cổ đi cùng đám cai đinh. Những tiếng nói vang lên không ngừng khi xã trưởng đi qua. Kẻ thì tiếc thương, kẻ thì tội nghiệp. Có một nhóm dân liên tục gọi Tưởng, lên tiếng phản đối việc áp giải này. Đám cai đinh phải ngăn dân chúng không cho ai được đến gần phạm nhân.
Đúng lúc, Tưởng nghe tiếng gọi thất thanh của hai mẹ và Liêm. Mau chóng quay qua, cậu trông bóng dáng họ đứng trong đám đông, vừa khóc vật vã vừa gọi lớn. Bà Tư muốn lao đến chỗ con nhưng bị cai đinh ngăn lại, chỉ còn cách với tay về phía con với vẻ bất lực, nước mắt chảy đầm đìa trên gương mặt tuyệt vọng. Tưởng muốn ngừng bước nói với mẹ đôi lời ấy vậy cai đinh cứ giục đi tiếp. Hai bà và Liêm đuổi theo, chen qua dòng người dân đang đứng.
Kỳ lạ là, Tưởng không thấy Tằm đâu cả, bản thân chẳng rõ vợ không muốn chứng kiến cảnh biệt ly hay đã xảy ra chuyện gì. Nhưng rồi suy nghĩ ấy biến mất khi thình lình, cậu bắt gặp bóng dáng Tằm đứng ngay phía trước con đường. Không khóc, không đau đớn, một gương mặt hoàn toàn tĩnh lặng.
Sự xuất hiện đột ngột của Tằm khiến mọi người đều hướng mắt về đó, đoàn người của quan phủ cũng dừng lại. Trịnh tri phủ nhìn ra ngoài, hỏi kẻ đứng cản đường kia muốn gì. Bấy giờ, Tằm mới chậm rãi tiến về phía Tưởng đang chờ đợi.
"Thưa, Tằm muốn nói lời sau cùng với chồng..."
Thấy vậy, tri huyện Xuyên liền thêm lời với Trịnh tri phủ, cho phép đôi vợ chồng tiễn biệt nhau. Im lặng chốc lát, vị quan ấy yêu cầu phải nhanh lên.
Tằm không được đến quá gần chồng mà chỉ đứng ngay trước mặt cách vài bước chân. Tưởng thấy vợ nhìn mình với đôi mắt trong veo không đượm chút ưu buồn, bất giác lòng nhẹ nhõm. Tằm thấy Tưởng mỉm cười dịu dàng như thể gửi đến niềm an ủi sau cùng. Nhẹ nhàng, Tằm đưa tay lên vuốt mặt chồng.
"Trời đất sẽ chứng giám cho lòng trong sạch của Tưởng." Tằm nhìn hết người dân có mặt tại đây, "Triệu Tưởng từ ngày nhậm chức xã trưởng, đã lần nào chưa làm tròn trách nhiệm? Cùng dân đào giếng chống hạn hán, một mình chống lại thế lực bá hộ, lấy lương thực phân phát cho dân, một người như thế lý nào lại ra tay giết cậu Kiên?"
Người dân bắt đầu bàn tán, giật đầu đồng tình. Đúng rồi, đúng rồi...! Trông thế, Trịnh tri phủ rời khỏi xe ngựa, đứng dậy nghiêm nghị lệnh cho Tằm chớ nên cản trở chuyện công. Tằm nhìn về phía ông, tiếp theo bảo một câu lạ lùng:
"Chính Tằm mới là người giết cậu Kiên."
Đồng loạt, ai nấy đều kinh ngạc, kể cả hai vị quan. Đối diện, Tưởng mau chóng hỏi vợ đang nói điều ngu ngốc gì vậy? Tằm vẫn thản nhiên đáp:
"Nếu Tằm không biên thư nhờ cậu Kiên về xã Thổ giúp Tưởng thì cậu đã không bị giết oan uổng. Suy cho cùng, Tằm đã đẩy cậu ấy vào con đường chết."
"Rốt cuộc, ngươi muốn làm gì đây?" Trịnh tri phủ mất kiên nhẫn.
Vuột tay ra khỏi mặt chồng, Tằm liền bước lùi ra xa, giọng trở nên kiên quyết:
"Ngài vốn hiểu, chuyện này có uẩn khúc. Chiếc nhẫn đeo trên tay, đâu dễ dàng tháo gỡ ra huống hồ cậu Kiên đã chết ngay vào lúc bị đâm. Còn nữa, chẳng có thủ phạm nào lại mang con dao dính máu về chôn sau vườn nhà và thêm nhân chứng Lý, rõ ràng là do sắp đặt sẵn. Nhưng ngài cứ một mực ép Tưởng nhận tội mà không điều tra kỹ càng hơn..."
"Ta có thể bắt ngươi về tội buông lời xằng bậy!"
Trông Trịnh tri phủ tức giận bởi thấy người dân bắt đầu thuận theo những lý lẽ kia, Tằm cười đau khổ đồng thời lấy trong tay áo ra một lọ thuốc, chất giọng chưa đổi:
"Nếu cần một người phải chết để giúp Tưởng được minh oan, để bù đắp đau đớn của ngài và an ủi vong hồn cậu Kiên dưới suối vàng thì Tằm nguyện làm điều đó."
Dứt lời, Tằm mở nút lọ ra. Hành động kỳ quặc ấy khiến Tưởng nhanh chóng hiểu ra điều kinh khủng mà Tằm sắp làm, ngay lập tức cậu định lao đến ngăn nhưng bị cai đinh giữ lại. Vùng vẫy cố thoát ra khỏi sự kiềm giữ, Tưởng vừa lắc đầu vừa nói lớn:
"Đừng...! Mình dừng lại đi! Đừng làm chuyện ngu xuẩn...!"
Tằm lại nhìn Tưởng bằng đôi mắt trong veo bình lặng, phản chiếu hình ảnh bầu trời sáng bừng trên cao. Nụ cười trên môi Tằm đẹp đẽ và ấm áp nhất, rất nhanh một giọt lệ chảy ra từ đuôi mắt vỡ tan thấm đẫm vào gương mặt đầy vẻ mãn nguyện.
"Mình chết rồi, em và con sống còn có ý nghĩa gì?"
Mặc cho Tưởng hét lên hãy ngừng lại, Tằm tiếp tục hướng ánh mắt kiên tâm vào Trịnh tri phủ mà rằng:
"Tằm và con sẽ dùng cái chết để minh oan cho Tưởng..."
Trịnh tri phủ lặng im khi nghe Tằm bảo muốn chết thay Tưởng. Và có phải ông vừa nghe Tằm nói sẽ chết cùng con, vậy nghĩa là cô vợ trẻ ấy đang mang thai? Tức thì ông đưa tay lên toan cất tiếng ngăn lại nhưng quá trễ, Tằm đã nhanh chóng đưa lọ thuốc độc lên môi và uống.
Về phía Tưởng, lúc chứng kiến cảnh vợ uống cạn lọ thuốc thì cậu đứng sững tại chỗ, mắt mở to bần thần, chẳng hiểu sao lệ cứ trào ra.
Những người dân trong khoảnh khắc đó cũng bất động, kể cả hai bà và Liêm. Mải đến khi Tằm buông tay, chiếc lọ rơi xuống vỡ tan tành.
"Cái chết này đã đủ xoa dịu nỗi đau trong lòng ngài chưa...?"
Hoàn toàn lặng người, Trịnh tri phủ nhìn theo dòng máu ứa ra từ khóe miệng Tằm. Ông không ngờ cô gái đó lại can đảm chọn cái chết ngay trước mặt mọi người như thế. Tằm dùng tính mạng để minh oan cho chồng đồng thời như muốn đổi lại cái chết oan uổng của Kiên. Chẳng những vậy, mà cô còn hi sinh đứa con trong bụng. Tằm dùng hai mạng để trả lại một mạng cho con trai ông.
Bỗng chốc, Trịnh tri phủ vô cùng thất thần vì nhớ lại lời Quyên từng nói, "ngài chỉ muốn dùng một người khác thế thân để khỏa lấp nỗi đau mất con". Phải chăng, chính sự cố chấp, tàn nhẫn và bất công của ông đã khiến mẹ con Tằm cùng chết?
"Xin hẹn lại kiếp sau..."
Nói xong năm từ sau cùng với Tưởng, Tằm nhắm mắt và từ từ ngã xuống. Nỗi đau vì bi kịch dâng đến đỉnh điểm, Tưởng bung hết sức mạnh, bật tung chiếc gông cổ mà lao đến, vẫn kịp đỡ lấy thân thể vợ ngã xuống hệt như tấm lụa mỏng manh buông lơi. Bàn tay run rẩy đặt lên gương mặt bình lặng của Tằm, Tưởng hoang mang gọi:
"Tằm... Tằm! Mở mắt ra đi, Tằm...!"
Người dân cũng đồng thanh la hét ầm ĩ. Hai bà và Liêm tức tốc lao ra đến chỗ Tưởng. Trên xe, tri huyện Xuyên mau chóng bước xuống, đi nhanh lại gần rồi đưa tay lên mũi Tằm, sau đó bắt mạch xem xét. Lát sau, ông nhìn qua vẻ mặt đau đớn và đầy mong chờ của Tưởng, xót xa lắc đầu. Cảm giác như đất trời sụp đổ, Tưởng đặt tay lên bụng Tằm xong ôm chặt vợ mà gào lên.
Thấy Trịnh tri phủ đứng nhìn, tri huyện Xuyên nói Tằm đã ngưng thở, mạch cũng ngừng đập. Tiếp theo vị quan uy quyền đó lặng người, và nhìn Tằm nằm trong vòng tay chồng, thanh thản lẫn mãn nguyện.
***
Trong khi ai nấy đang chứng kiến cái chết bi thương của Tằm thì ở thanh lâu, Dự đang mải mê uống rượu, nghe Hảo đàn hát. Mấy ngày qua, hắn cứ đến nơi này để đắm chìm trong tửu sắc bên cạnh cô gái mà mình mê mẩn. Hảo đã được bà chủ cho ở lại thanh lâu để hầu hạ Dự. Để tìm ra chân tướng cái chết của Kiên, nhỏ chẳng ngại gì việc ở nơi nhơ nhuốc này. Mỗi lần mua vui, nhỏ luôn chuốc rượu cho Dự say hòng dụ hắn nói ra sự thật, nhưng vẫn chẳng mấy khả quan.
"Ngươi biết hôm nay có chuyện gì vui không? Tên Triệu Tưởng sẽ bị áp giải lên kinh thành chịu tội."
Hảo biết việc này rồi, bản thân cũng thấy tội cho Tưởng. Nhỏ lại vờ nũng nịu, hỏi hắn chuyện đó thì vui gì. Dự cười lớn xong kéo Hảo vào lòng, nói: "Hắn bị đưa đi như vậy thì ta mới yên tâm ăn ngon ngủ yên". Khẽ đảo mắt, nhỏ nhận ra hắn đang đề cập đến chuyện quan trọng. Không thể bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một này, nhỏ khéo léo hỏi đưa đẩy. Do ngấm men rượu nên Dự mất tự chủ, kề môi ngay tai Hảo thầm thì:
"Vì chính ta... mới là kẻ giết tên Trịnh Kiên."
Mắt Hảo mở to bần thần. Và sau đó nhỏ đã tận tai nghe tên thủ phạm kể lại tất cả.
Một canh giờ sau, Hảo ngồi yên lặng trong khi Dự say mềm lăn ra ngủ ngay bên cạnh. Chưa bao giờ, trong lòng nhỏ lại xuất hiện cơn cuồng nộ dữ dội như lúc này. Cắn chặt môi đến tươm máu, ánh mắt phẫn nộ khi nhỏ nhìn chằm chằm kẻ giết người. Chính hắn đã nhẫn tâm đâm mũi dao sắc lạnh vào ngực cậu Kiên, rồi sống ung dung tự tại trong khi Tưởng phải chịu tội oan.
Giận dữ đến nỗi, Hảo cầm lấy con dao trên bàn toan đâm vào ngực Dự, nhưng đã tự kìm lại. Bỗng chốc Hảo nghĩ, chết như vậy thì quá dễ dàng cho hắn, cách trả thù tốt nhất, tàn ác nhất là khiến hắn sống không bằng chết! Với sự hả hê đó, nhỏ nhếch mép cười và hạ con dao xuống.
Sau khi đeo gông vào cổ phạm nhân, cai đinh cất tiếng giục giã. Tưởng đứng dậy, đôi mắt thật bình thản. Rời khỏi phòng giam ra bên ngoài, cậu nheo mắt do chưa quen với ánh sáng ban ngày. Gần mươi ngày bị giam trong bóng tối, cuối cùng cậu cũng được ra ngoài. Tưởng thấy Trịnh tri phủ và tri huyện Xuyên, họ sẽ áp giải cậu lên kinh.
Chuyện Tưởng bị đưa lên kinh thành, cả xã Thổ đều biết, vì vậy người dân kéo nhau đi xem. Đứng dọc hai bên con đường đất, mọi người thấy chiếc xe ngựa của hai vị quan, bóng dáng Tưởng bị gông cổ đi cùng đám cai đinh. Những tiếng nói vang lên không ngừng khi xã trưởng đi qua. Kẻ thì tiếc thương, kẻ thì tội nghiệp. Có một nhóm dân liên tục gọi Tưởng, lên tiếng phản đối việc áp giải này. Đám cai đinh phải ngăn dân chúng không cho ai được đến gần phạm nhân.
Đúng lúc, Tưởng nghe tiếng gọi thất thanh của hai mẹ và Liêm. Mau chóng quay qua, cậu trông bóng dáng họ đứng trong đám đông, vừa khóc vật vã vừa gọi lớn. Bà Tư muốn lao đến chỗ con nhưng bị cai đinh ngăn lại, chỉ còn cách với tay về phía con với vẻ bất lực, nước mắt chảy đầm đìa trên gương mặt tuyệt vọng. Tưởng muốn ngừng bước nói với mẹ đôi lời ấy vậy cai đinh cứ giục đi tiếp. Hai bà và Liêm đuổi theo, chen qua dòng người dân đang đứng.
Kỳ lạ là, Tưởng không thấy Tằm đâu cả, bản thân chẳng rõ vợ không muốn chứng kiến cảnh biệt ly hay đã xảy ra chuyện gì. Nhưng rồi suy nghĩ ấy biến mất khi thình lình, cậu bắt gặp bóng dáng Tằm đứng ngay phía trước con đường. Không khóc, không đau đớn, một gương mặt hoàn toàn tĩnh lặng.
Sự xuất hiện đột ngột của Tằm khiến mọi người đều hướng mắt về đó, đoàn người của quan phủ cũng dừng lại. Trịnh tri phủ nhìn ra ngoài, hỏi kẻ đứng cản đường kia muốn gì. Bấy giờ, Tằm mới chậm rãi tiến về phía Tưởng đang chờ đợi.
"Thưa, Tằm muốn nói lời sau cùng với chồng..."
Thấy vậy, tri huyện Xuyên liền thêm lời với Trịnh tri phủ, cho phép đôi vợ chồng tiễn biệt nhau. Im lặng chốc lát, vị quan ấy yêu cầu phải nhanh lên.
Tằm không được đến quá gần chồng mà chỉ đứng ngay trước mặt cách vài bước chân. Tưởng thấy vợ nhìn mình với đôi mắt trong veo không đượm chút ưu buồn, bất giác lòng nhẹ nhõm. Tằm thấy Tưởng mỉm cười dịu dàng như thể gửi đến niềm an ủi sau cùng. Nhẹ nhàng, Tằm đưa tay lên vuốt mặt chồng.
"Trời đất sẽ chứng giám cho lòng trong sạch của Tưởng." Tằm nhìn hết người dân có mặt tại đây, "Triệu Tưởng từ ngày nhậm chức xã trưởng, đã lần nào chưa làm tròn trách nhiệm? Cùng dân đào giếng chống hạn hán, một mình chống lại thế lực bá hộ, lấy lương thực phân phát cho dân, một người như thế lý nào lại ra tay giết cậu Kiên?"
Người dân bắt đầu bàn tán, giật đầu đồng tình. Đúng rồi, đúng rồi...! Trông thế, Trịnh tri phủ rời khỏi xe ngựa, đứng dậy nghiêm nghị lệnh cho Tằm chớ nên cản trở chuyện công. Tằm nhìn về phía ông, tiếp theo bảo một câu lạ lùng:
"Chính Tằm mới là người giết cậu Kiên."
Đồng loạt, ai nấy đều kinh ngạc, kể cả hai vị quan. Đối diện, Tưởng mau chóng hỏi vợ đang nói điều ngu ngốc gì vậy? Tằm vẫn thản nhiên đáp:
"Nếu Tằm không biên thư nhờ cậu Kiên về xã Thổ giúp Tưởng thì cậu đã không bị giết oan uổng. Suy cho cùng, Tằm đã đẩy cậu ấy vào con đường chết."
"Rốt cuộc, ngươi muốn làm gì đây?" Trịnh tri phủ mất kiên nhẫn.
Vuột tay ra khỏi mặt chồng, Tằm liền bước lùi ra xa, giọng trở nên kiên quyết:
"Ngài vốn hiểu, chuyện này có uẩn khúc. Chiếc nhẫn đeo trên tay, đâu dễ dàng tháo gỡ ra huống hồ cậu Kiên đã chết ngay vào lúc bị đâm. Còn nữa, chẳng có thủ phạm nào lại mang con dao dính máu về chôn sau vườn nhà và thêm nhân chứng Lý, rõ ràng là do sắp đặt sẵn. Nhưng ngài cứ một mực ép Tưởng nhận tội mà không điều tra kỹ càng hơn..."
"Ta có thể bắt ngươi về tội buông lời xằng bậy!"
Trông Trịnh tri phủ tức giận bởi thấy người dân bắt đầu thuận theo những lý lẽ kia, Tằm cười đau khổ đồng thời lấy trong tay áo ra một lọ thuốc, chất giọng chưa đổi:
"Nếu cần một người phải chết để giúp Tưởng được minh oan, để bù đắp đau đớn của ngài và an ủi vong hồn cậu Kiên dưới suối vàng thì Tằm nguyện làm điều đó."
Dứt lời, Tằm mở nút lọ ra. Hành động kỳ quặc ấy khiến Tưởng nhanh chóng hiểu ra điều kinh khủng mà Tằm sắp làm, ngay lập tức cậu định lao đến ngăn nhưng bị cai đinh giữ lại. Vùng vẫy cố thoát ra khỏi sự kiềm giữ, Tưởng vừa lắc đầu vừa nói lớn:
"Đừng...! Mình dừng lại đi! Đừng làm chuyện ngu xuẩn...!"
Tằm lại nhìn Tưởng bằng đôi mắt trong veo bình lặng, phản chiếu hình ảnh bầu trời sáng bừng trên cao. Nụ cười trên môi Tằm đẹp đẽ và ấm áp nhất, rất nhanh một giọt lệ chảy ra từ đuôi mắt vỡ tan thấm đẫm vào gương mặt đầy vẻ mãn nguyện.
"Mình chết rồi, em và con sống còn có ý nghĩa gì?"
Mặc cho Tưởng hét lên hãy ngừng lại, Tằm tiếp tục hướng ánh mắt kiên tâm vào Trịnh tri phủ mà rằng:
"Tằm và con sẽ dùng cái chết để minh oan cho Tưởng..."
Trịnh tri phủ lặng im khi nghe Tằm bảo muốn chết thay Tưởng. Và có phải ông vừa nghe Tằm nói sẽ chết cùng con, vậy nghĩa là cô vợ trẻ ấy đang mang thai? Tức thì ông đưa tay lên toan cất tiếng ngăn lại nhưng quá trễ, Tằm đã nhanh chóng đưa lọ thuốc độc lên môi và uống.
Về phía Tưởng, lúc chứng kiến cảnh vợ uống cạn lọ thuốc thì cậu đứng sững tại chỗ, mắt mở to bần thần, chẳng hiểu sao lệ cứ trào ra.
Những người dân trong khoảnh khắc đó cũng bất động, kể cả hai bà và Liêm. Mải đến khi Tằm buông tay, chiếc lọ rơi xuống vỡ tan tành.
"Cái chết này đã đủ xoa dịu nỗi đau trong lòng ngài chưa...?"
Hoàn toàn lặng người, Trịnh tri phủ nhìn theo dòng máu ứa ra từ khóe miệng Tằm. Ông không ngờ cô gái đó lại can đảm chọn cái chết ngay trước mặt mọi người như thế. Tằm dùng tính mạng để minh oan cho chồng đồng thời như muốn đổi lại cái chết oan uổng của Kiên. Chẳng những vậy, mà cô còn hi sinh đứa con trong bụng. Tằm dùng hai mạng để trả lại một mạng cho con trai ông.
Bỗng chốc, Trịnh tri phủ vô cùng thất thần vì nhớ lại lời Quyên từng nói, "ngài chỉ muốn dùng một người khác thế thân để khỏa lấp nỗi đau mất con". Phải chăng, chính sự cố chấp, tàn nhẫn và bất công của ông đã khiến mẹ con Tằm cùng chết?
"Xin hẹn lại kiếp sau..."
Nói xong năm từ sau cùng với Tưởng, Tằm nhắm mắt và từ từ ngã xuống. Nỗi đau vì bi kịch dâng đến đỉnh điểm, Tưởng bung hết sức mạnh, bật tung chiếc gông cổ mà lao đến, vẫn kịp đỡ lấy thân thể vợ ngã xuống hệt như tấm lụa mỏng manh buông lơi. Bàn tay run rẩy đặt lên gương mặt bình lặng của Tằm, Tưởng hoang mang gọi:
"Tằm... Tằm! Mở mắt ra đi, Tằm...!"
Người dân cũng đồng thanh la hét ầm ĩ. Hai bà và Liêm tức tốc lao ra đến chỗ Tưởng. Trên xe, tri huyện Xuyên mau chóng bước xuống, đi nhanh lại gần rồi đưa tay lên mũi Tằm, sau đó bắt mạch xem xét. Lát sau, ông nhìn qua vẻ mặt đau đớn và đầy mong chờ của Tưởng, xót xa lắc đầu. Cảm giác như đất trời sụp đổ, Tưởng đặt tay lên bụng Tằm xong ôm chặt vợ mà gào lên.
Thấy Trịnh tri phủ đứng nhìn, tri huyện Xuyên nói Tằm đã ngưng thở, mạch cũng ngừng đập. Tiếp theo vị quan uy quyền đó lặng người, và nhìn Tằm nằm trong vòng tay chồng, thanh thản lẫn mãn nguyện.
***
Trong khi ai nấy đang chứng kiến cái chết bi thương của Tằm thì ở thanh lâu, Dự đang mải mê uống rượu, nghe Hảo đàn hát. Mấy ngày qua, hắn cứ đến nơi này để đắm chìm trong tửu sắc bên cạnh cô gái mà mình mê mẩn. Hảo đã được bà chủ cho ở lại thanh lâu để hầu hạ Dự. Để tìm ra chân tướng cái chết của Kiên, nhỏ chẳng ngại gì việc ở nơi nhơ nhuốc này. Mỗi lần mua vui, nhỏ luôn chuốc rượu cho Dự say hòng dụ hắn nói ra sự thật, nhưng vẫn chẳng mấy khả quan.
"Ngươi biết hôm nay có chuyện gì vui không? Tên Triệu Tưởng sẽ bị áp giải lên kinh thành chịu tội."
Hảo biết việc này rồi, bản thân cũng thấy tội cho Tưởng. Nhỏ lại vờ nũng nịu, hỏi hắn chuyện đó thì vui gì. Dự cười lớn xong kéo Hảo vào lòng, nói: "Hắn bị đưa đi như vậy thì ta mới yên tâm ăn ngon ngủ yên". Khẽ đảo mắt, nhỏ nhận ra hắn đang đề cập đến chuyện quan trọng. Không thể bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một này, nhỏ khéo léo hỏi đưa đẩy. Do ngấm men rượu nên Dự mất tự chủ, kề môi ngay tai Hảo thầm thì:
"Vì chính ta... mới là kẻ giết tên Trịnh Kiên."
Mắt Hảo mở to bần thần. Và sau đó nhỏ đã tận tai nghe tên thủ phạm kể lại tất cả.
Một canh giờ sau, Hảo ngồi yên lặng trong khi Dự say mềm lăn ra ngủ ngay bên cạnh. Chưa bao giờ, trong lòng nhỏ lại xuất hiện cơn cuồng nộ dữ dội như lúc này. Cắn chặt môi đến tươm máu, ánh mắt phẫn nộ khi nhỏ nhìn chằm chằm kẻ giết người. Chính hắn đã nhẫn tâm đâm mũi dao sắc lạnh vào ngực cậu Kiên, rồi sống ung dung tự tại trong khi Tưởng phải chịu tội oan.
Giận dữ đến nỗi, Hảo cầm lấy con dao trên bàn toan đâm vào ngực Dự, nhưng đã tự kìm lại. Bỗng chốc Hảo nghĩ, chết như vậy thì quá dễ dàng cho hắn, cách trả thù tốt nhất, tàn ác nhất là khiến hắn sống không bằng chết! Với sự hả hê đó, nhỏ nhếch mép cười và hạ con dao xuống.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook