Thanh Mai Không Lấy Trúc Mã (1802)
-
Quyển 7 - Chương 63: Giả làm kỹ nữ để tiếp cận tên công tử
Kể từ cái đêm vô tình giết Kiên, Dự sợ hãi trốn biệt trong nhà chẳng dám bước ra ngoài dù nửa bước. Hắn ăn không ngon, ngủ không yên, nơm nớp lo sợ đến mức chỉ một tiếng động khẽ thôi cũng đủ giật mình. Thế nhưng sau khi tri huyện Xuyên mở phiên xét xử tuyên án Tưởng có tội, chuẩn bị áp giải lên kinh thành là Dự thở phào, cuối cùng cũng có kẻ lãnh hết tội cho mình.
Người xưa có câu, ngựa quen đường cũ. Mặc dù vừa thoát khỏi đại họa nhưng tên Dự vẫn chứng nào tật đó, vài hôm sau khi chuyện đã lắng dịu, hắn lại muốn ra ngoài chơi bời cho thỏa những ngày tự nhốt mình trong phòng. Hắn quá ỷ lại vào lão Sâm, nghĩ rằng nếu có lỡ gây chuyện gì nữa thì đã có cha hắn đứng ra giải quyết êm xuôi rồi. Đấy là lý do, hắn chẳng bao giờ khôn ra.
Khẽ khàng mở cửa, Dự ngó trước ngó sau rồi cẩn thận đi ra ngoài. Nhưng chân vừa chạm xuống nền đất ngày trước cửa là hắn giật mình khi nghe giọng quát của lão Sâm. Hắn quay lại, thấy cha giận dữ. Lão bước đến hỏi hắn muốn đi đâu. Dự đáp muốn ra ngoài chơi. Tức thì lão đánh vào đầu con, gắt:
"Mày vẫn chứng nào tật nấy! Có biết vừa gây ra họa chưa mà giờ còn đi chơi hả?"
"Nhưng mà cha, tên Tưởng đã bị bắt và sắp lên kinh chịu tội, con thoát nạn rồi. Chẳng lẽ cha bắt con ở lì trong nhà mãi, con chán lắm."
Lão Sâm nhắm mắt mím môi, thật là thằng con trời đánh. Vừa mới giết người xong mà không chịu an phận ở nhà cho lành, bây giờ lại muốn trốn đi chơi nữa. Dự có biết vì chuyện của hắn mà lão đau đầu lo lắng thế nào không, thậm chí còn làm ra những chuyện ác nhơn thất đức nữa. Là lão quá nuông chiều hắn nên mới thành ra thế này. Lén nhìn cha một chốc, Dự nài nỉ:
"Cha, con hứa sẽ không gây chuyện nữa, con chỉ rủ chúng bạn chơi đá gà thôi."
"Mày đó, muốn làm gì thì làm, đi quách cho tao!" Lão Sâm bực bội trở vô nhà.
Dự liền tụ tập đám bằng hữu chí cốt lại, nhưng không phải chơi đá gà mà là đến thanh lâu uống rượu nghe đàn hát. Mấy hôm nay chẳng thấy mặt mũi đâu, chúng bạn mới hỏi hắn làm gì. Dự bịa chuyện mình bị cha phạt, bắt ép ở nhà mấy ngày.
Trong lúc Dự cùng chúng bằng hữu kéo đến thanh lâu thì ở phía xa, Hảo đứng âm thầm quan sát. Sau khi nghe cuộc nói chuyện giữa Quyên và Trịnh tri phủ, nhỏ biết không thể trông chờ vào việc điều tra của phủ huyện nữa, nên muốn đích thân tìm hiểu ngọn nguồn cái chết của Kiên. Hảo âm thầm quan sát nhà lão Sâm, thấy chẳng có động tĩnh gì ngoài chuyện lão đột nhiên bắt tên Dự ở suốt trong nhà. Chắc chắn có điều nào đấy không ổn! Chẳng hiểu sao, nhỏ cảm giác cái chết của Kiên có liên quan đến tên công tử đáng ghét ấy nên quyết tìm cho ra chân tướng.
Bám theo lũ công tử rỗi hơi đến tận thanh lâu, Hảo tỏ vẻ khinh bỉ. Chốn trăng hoa này, đàn ông ra vào thì bình thường nhưng đàn bà thì khó. Đám của Dự mất hút sau cánh cửa khiến Hảo hết đường bám theo. Đang nghĩ ngợi tìm cách thì chợt nhỏ thấy bà chủ thanh lâu nói chuyện với một phu xe, bênh cạnh là chiếc xe chở rau củ.
Rất nhanh, chiếc xe chở rau củ được phu xe kéo vào trong thanh lâu. Khi hắn dựng xe và rời đi thì bên dưới gầm xe, Hảo bò ra ngoài. Ban nãy nhân lúc hai người kia không chú ý, nhỏ nhanh nhẹn chui vào dưới gầm. Quan sát trước sau, nhỏ len lén đi vòng lên dãy nhà phụ, rồi tình cờ thấy những chiếc áo đủ màu sắc phơi trên dây sào.
***
Liêm đến Chùa gặp thầy lang Phiệc đang ở nhà sau giã thuốc. Vừa gặp mặt, ông đã đưa cho cậu một nhúm lá cây, nói mình vừa tìm ra loại cây thuốc rất hay. Liêm cầm lấy những chiếc lá nhỏ có màu sắc khá kỳ lạ, liền hỏi là lá thuốc gì. Ông chậm rãi tiết lộ cho cậu biết công dụng của nó, nghe xong cậu có phần thú vị. Hai người đang bàn về loại thuốc lạ ấy thì cùng lúc, tiếng Quyên vang lên bất ngờ. Liêm quay qua, chưa kịp hỏi là cô bước đến, báo vừa tình cờ nghe Trịnh tri phủ nói với tri huyện Xuyên ba ngày sau sẽ áp giải Tưởng lên kinh thành. Liêm kinh ngạc:
"Sao lại gấp như vậy? Tưởng còn chưa điểm chỉ nhận tội!"
Quyên không đáp, như thể chính bản thân cũng thắc mắc điều đó. Cô biết Trịnh tri phủ không ép được Tưởng nhận tội dù đã dụng hình, vì vậy hẳn sau cùng ông đi đến quyết định vẫn áp giải cậu lên kinh thành để triều đình phán xử. Trước áp lực từ bộ hình, ông tin Tưởng sẽ phải điểm chỉ nhận tội. Có lẽ Liêm cũng bắt đầu lờ mờ đoán ra mục đích ấy nên vô cùng lo lắng.
"Trịnh tri phủ làm thế chẳng khác nào gán ghép tội cho Tưởng, quả nhiên ngài ấy không đủ sáng suốt để tìm ra chân tướng sự việc."
"Suy cho cùng, ngài ấy bị nỗi đau mất con che mờ lí trí." Quyên nói khẽ, "Rõ ràng ngài ấy muốn đem một người nào đó ra chịu tội để khỏa lấp nỗi đau của chính mình."
Im lặng một chốc, thầy lang Phiệc tự dưng hỏi một câu lấp lửng:
"Lý nào phải có người dùng cả mạng sống để đổi lại cái chết oan uổng của cậu Kiên? Oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt?"
Không hiểu vì sao khi nghe xong, trong đầu Liêm bất giác hình thành ý nghĩ "dùng mạng đổi mạng". Cậu đưa mắt nhìn xuống nhúm lá thuốc trên tay, có điều gì mơ hồ dần xuất hiện trong suy nghĩ.
***
Dự đang cùng lũ bạn uống rượu vui vẻ thì cửa phòng mở, bà chủ thanh lâu bước vào, theo sau còn có dàn ca kỹ xinh đẹp. Với cái tiếng là con trai phó xã trưởng nên hắn rất được bà chủ ưu ái. Biết hắn thích uống rượu nghe hát, lần nào bà cũng đưa đến mấy ca kỹ đẹp. Lúc họ nói chuyện, Hảo đứng lẫn trong dàn ca kỹ mà kín đáo quan sát. Lúc nãy thấy những bộ quần áo lụa mắc trên sào, nhỏ liều mặc lấy rồi trà trộn vào đây.
Bà chủ thanh lâu yêu cầu nhóm ca kỹ mau chóng múa hát. Các cô gái nghe theo, ba người ngồi đàn còn bảy người bắt đầu múa. Từ nhỏ vốn được Kiên dạy dỗ, Hảo được học qua các môn cầm, kỳ, thi, họa. Tuy không quá xuất chúng nhưng với việc đàn tịch ca hát thì nhỏ vẫn làm tốt. Hảo làm một trong ba ca kỹ ngồi đàn, mặt cúi thấp. Xong một bản nhạc, bà chủ lệnh cho ba ca kỹ đàn đến rót rượu cho khách. Hảo đảo mắt lưỡng lự trước tình thế không lường trước này.
Hảo giật mình khi nghe bà chủ gọi. Hết cách, nhỏ chỉ còn biết cầu mong vào vận may của bản thân. Chậm rãi, nhỏ bước đến ngồi xuống trước mặt Dự, đôi tay cầm ly rượu cố gắng đừng run. Đối diện, tên Dự mau chóng nhận ra vẻ khác thường này. Thường ca kỹ rất thích nhìn khách, dùng ánh mắt nụ cười quyến rũ khách, riêng cô gái trước mặt lại ra điều rụt rè. Cô cứ cúi đầu như thể sợ người khác nhìn thấy khuôn mặt. Và hành động đó càng khiến hắn thêm tò tò, phải nhìn cho bằng được diện mạo kia.
Sự hiếu kỳ trong mắt biến mất, thay vào đấy là bất ngờ lẫn ngạc nhiên khi Dự nhận ra cô gái lần trước gặp ở trước cổng Chùa. Ngay lập tức, hắn đưa tay đẩy nhẹ gương mặt đang cố che giấu kia lên. Do việc làm đó quá nhanh khiến Hảo chẳng kịp phản ứng để rồi sau cùng cả khuôn mặt bị phô bày trước ánh nhìn thích thú của Dự.
"Là ngươi?"
Hắn vừa dứt lời, bà chủ thanh lâu cất tiếng sốt sắng, "sao lại có đứa ca kỹ lạ mặt như vậy?". Hảo lúng túng đáp mình là người mới nên bà chưa quen mặt. Vốn không phải loại tầm thường, bà ta hiểu Hảo lẻn vào thanh lâu nên lập tức nắm lấy tay nhỏ kéo dậy đồng thời nhìn từ đầu xuống chân, hỏi dò xét:
"Mày lẻn vào đây làm gì hả? Nói mau!"
Quá cấp bách, Hảo nhắm mắt làm liều, liền khóc lóc van xin bà ta rằng:
"Con không cố ý, chỉ vì cha mẹ bệnh nặng cần tiền thuốc thang nên mới lẻn vào đây đàn hát mua vui cho khách để kiếm tiền."
Bà chủ toan quát mắng tiếp thì Dự nhanh chóng lên tiếng:
"Để cô gái đó ở lại đi."
Bà chủ ngừng lôi kéo Hảo, còn nhỏ thì thấy hắn nở nụ cười ham thích lắm, rồi thẳng thừng bảo:
"Từ giờ, hãy để cô ca kỹ này hầu rượu và đàn hát cho ta nghe."
"Nhưng thưa cậu..."
Bà chủ ngưng bặt khi trông thấy bộ mặt khó chịu của Dự. Thiết nghĩ, bà không nên làm phật lòng vị khách quý này chỉ bởi một đứa ca kỹ. Bà nhìn qua Hảo, nhận thấy nhỏ cũng xinh xắn, nay lại được lòng con trai phó xã trưởng thì thanh lâu chỉ được lợi chứ không có hại.
Đám công tử kia và nhóm ca kỹ rời khỏi phòng theo yêu cầu của Dự. Còn lại một mình, Hảo ngồi im lặng bên cạnh hắn, lát sau mới nghe hắn nói đầy vui thú:
"Cứ ngỡ ngươi là con gái nhà lành, nào ngờ lại vào thanh lâu làm ca kỹ."
Hảo lại vờ làm đứa con hiếu thuận, đáp rằng:
"Vì cha mẹ nên em đành ngậm ngùi bước chân vào chốn này."
"Nếu ngươi hầu hạ ta chu đáo thì ta không đối tệ với ngươi."
Hảo khẽ gật đầu rồi nhẹ nhàng rót rượu vào ly. Đôi mắt Dự nãy giờ cứ dán chặt vào Hảo không rời. Trước, hắn đã có cảm giác đặc biệt với đứa con gái này, nay thấy nhỏ trong bộ quần áo thướt tha, gương mặt son phấn thì hắn càng đắm say hơn. Lần nọ bị Kiên phá đám, hắn chưa nguôi ý định chiếm đoạt nay gặp lại trong tình huống như vậy há chẳng phải trời giúp hắn có được nhỏ sao?
Về phần Hảo, lúc Dự uống cạn ly rượu thì bản thân nhận ra ý đồ tiếp cận đã thành công.
***
Tằm ngồi ngoài vườn, đang buồn bã nghĩ về chuyện của Tưởng thì đúng lúc, Liêm và Quyên xuất hiện. Tằm ngạc nhiên đứng dậy, vừa hay nghe Liêm báo ba ngày sau Tưởng bị giải lên kinh. Bất động chốc lát, Tằm liền nắm tay Liêm, liên tục lắc đầu:
"Tưởng còn chưa nhận tội sao có thể giải đi?"
Liêm thở ra, đó là ý của Trịnh tri phủ, không khác được.
Tằm buông tay, chân bước lùi ra sau và gương mặt trở nên thất thần. Phải làm sao đây? Cô không muốn Tưởng chết, đứa con trong bụng không thể mồ côi cha. Quan sát Tằm đang hoang mang, Quyên bất giác hỏi:
"Ngươi có muốn cứu Tưởng không?"
Tức thì, Tằm ngước lên: "Cô Quyên có cách gì sao? Xin cô hãy nói, Tằm sẽ làm!"
"Vậy ngươi có đồng ý... chết thay Triệu Tưởng?"
Tằm bất động lần hai khi nhìn sâu vào đôi mắt kiên quyết nhưng vô cảm của Quyên. Rồi Tằm nhìn qua Liêm cũng mang biểu hiện y hệt. Hai con người ở trước mặt này, một người từng thương thầm Tưởng và một người từng mất con vì Tằm.
Người xưa có câu, ngựa quen đường cũ. Mặc dù vừa thoát khỏi đại họa nhưng tên Dự vẫn chứng nào tật đó, vài hôm sau khi chuyện đã lắng dịu, hắn lại muốn ra ngoài chơi bời cho thỏa những ngày tự nhốt mình trong phòng. Hắn quá ỷ lại vào lão Sâm, nghĩ rằng nếu có lỡ gây chuyện gì nữa thì đã có cha hắn đứng ra giải quyết êm xuôi rồi. Đấy là lý do, hắn chẳng bao giờ khôn ra.
Khẽ khàng mở cửa, Dự ngó trước ngó sau rồi cẩn thận đi ra ngoài. Nhưng chân vừa chạm xuống nền đất ngày trước cửa là hắn giật mình khi nghe giọng quát của lão Sâm. Hắn quay lại, thấy cha giận dữ. Lão bước đến hỏi hắn muốn đi đâu. Dự đáp muốn ra ngoài chơi. Tức thì lão đánh vào đầu con, gắt:
"Mày vẫn chứng nào tật nấy! Có biết vừa gây ra họa chưa mà giờ còn đi chơi hả?"
"Nhưng mà cha, tên Tưởng đã bị bắt và sắp lên kinh chịu tội, con thoát nạn rồi. Chẳng lẽ cha bắt con ở lì trong nhà mãi, con chán lắm."
Lão Sâm nhắm mắt mím môi, thật là thằng con trời đánh. Vừa mới giết người xong mà không chịu an phận ở nhà cho lành, bây giờ lại muốn trốn đi chơi nữa. Dự có biết vì chuyện của hắn mà lão đau đầu lo lắng thế nào không, thậm chí còn làm ra những chuyện ác nhơn thất đức nữa. Là lão quá nuông chiều hắn nên mới thành ra thế này. Lén nhìn cha một chốc, Dự nài nỉ:
"Cha, con hứa sẽ không gây chuyện nữa, con chỉ rủ chúng bạn chơi đá gà thôi."
"Mày đó, muốn làm gì thì làm, đi quách cho tao!" Lão Sâm bực bội trở vô nhà.
Dự liền tụ tập đám bằng hữu chí cốt lại, nhưng không phải chơi đá gà mà là đến thanh lâu uống rượu nghe đàn hát. Mấy hôm nay chẳng thấy mặt mũi đâu, chúng bạn mới hỏi hắn làm gì. Dự bịa chuyện mình bị cha phạt, bắt ép ở nhà mấy ngày.
Trong lúc Dự cùng chúng bằng hữu kéo đến thanh lâu thì ở phía xa, Hảo đứng âm thầm quan sát. Sau khi nghe cuộc nói chuyện giữa Quyên và Trịnh tri phủ, nhỏ biết không thể trông chờ vào việc điều tra của phủ huyện nữa, nên muốn đích thân tìm hiểu ngọn nguồn cái chết của Kiên. Hảo âm thầm quan sát nhà lão Sâm, thấy chẳng có động tĩnh gì ngoài chuyện lão đột nhiên bắt tên Dự ở suốt trong nhà. Chắc chắn có điều nào đấy không ổn! Chẳng hiểu sao, nhỏ cảm giác cái chết của Kiên có liên quan đến tên công tử đáng ghét ấy nên quyết tìm cho ra chân tướng.
Bám theo lũ công tử rỗi hơi đến tận thanh lâu, Hảo tỏ vẻ khinh bỉ. Chốn trăng hoa này, đàn ông ra vào thì bình thường nhưng đàn bà thì khó. Đám của Dự mất hút sau cánh cửa khiến Hảo hết đường bám theo. Đang nghĩ ngợi tìm cách thì chợt nhỏ thấy bà chủ thanh lâu nói chuyện với một phu xe, bênh cạnh là chiếc xe chở rau củ.
Rất nhanh, chiếc xe chở rau củ được phu xe kéo vào trong thanh lâu. Khi hắn dựng xe và rời đi thì bên dưới gầm xe, Hảo bò ra ngoài. Ban nãy nhân lúc hai người kia không chú ý, nhỏ nhanh nhẹn chui vào dưới gầm. Quan sát trước sau, nhỏ len lén đi vòng lên dãy nhà phụ, rồi tình cờ thấy những chiếc áo đủ màu sắc phơi trên dây sào.
***
Liêm đến Chùa gặp thầy lang Phiệc đang ở nhà sau giã thuốc. Vừa gặp mặt, ông đã đưa cho cậu một nhúm lá cây, nói mình vừa tìm ra loại cây thuốc rất hay. Liêm cầm lấy những chiếc lá nhỏ có màu sắc khá kỳ lạ, liền hỏi là lá thuốc gì. Ông chậm rãi tiết lộ cho cậu biết công dụng của nó, nghe xong cậu có phần thú vị. Hai người đang bàn về loại thuốc lạ ấy thì cùng lúc, tiếng Quyên vang lên bất ngờ. Liêm quay qua, chưa kịp hỏi là cô bước đến, báo vừa tình cờ nghe Trịnh tri phủ nói với tri huyện Xuyên ba ngày sau sẽ áp giải Tưởng lên kinh thành. Liêm kinh ngạc:
"Sao lại gấp như vậy? Tưởng còn chưa điểm chỉ nhận tội!"
Quyên không đáp, như thể chính bản thân cũng thắc mắc điều đó. Cô biết Trịnh tri phủ không ép được Tưởng nhận tội dù đã dụng hình, vì vậy hẳn sau cùng ông đi đến quyết định vẫn áp giải cậu lên kinh thành để triều đình phán xử. Trước áp lực từ bộ hình, ông tin Tưởng sẽ phải điểm chỉ nhận tội. Có lẽ Liêm cũng bắt đầu lờ mờ đoán ra mục đích ấy nên vô cùng lo lắng.
"Trịnh tri phủ làm thế chẳng khác nào gán ghép tội cho Tưởng, quả nhiên ngài ấy không đủ sáng suốt để tìm ra chân tướng sự việc."
"Suy cho cùng, ngài ấy bị nỗi đau mất con che mờ lí trí." Quyên nói khẽ, "Rõ ràng ngài ấy muốn đem một người nào đó ra chịu tội để khỏa lấp nỗi đau của chính mình."
Im lặng một chốc, thầy lang Phiệc tự dưng hỏi một câu lấp lửng:
"Lý nào phải có người dùng cả mạng sống để đổi lại cái chết oan uổng của cậu Kiên? Oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt?"
Không hiểu vì sao khi nghe xong, trong đầu Liêm bất giác hình thành ý nghĩ "dùng mạng đổi mạng". Cậu đưa mắt nhìn xuống nhúm lá thuốc trên tay, có điều gì mơ hồ dần xuất hiện trong suy nghĩ.
***
Dự đang cùng lũ bạn uống rượu vui vẻ thì cửa phòng mở, bà chủ thanh lâu bước vào, theo sau còn có dàn ca kỹ xinh đẹp. Với cái tiếng là con trai phó xã trưởng nên hắn rất được bà chủ ưu ái. Biết hắn thích uống rượu nghe hát, lần nào bà cũng đưa đến mấy ca kỹ đẹp. Lúc họ nói chuyện, Hảo đứng lẫn trong dàn ca kỹ mà kín đáo quan sát. Lúc nãy thấy những bộ quần áo lụa mắc trên sào, nhỏ liều mặc lấy rồi trà trộn vào đây.
Bà chủ thanh lâu yêu cầu nhóm ca kỹ mau chóng múa hát. Các cô gái nghe theo, ba người ngồi đàn còn bảy người bắt đầu múa. Từ nhỏ vốn được Kiên dạy dỗ, Hảo được học qua các môn cầm, kỳ, thi, họa. Tuy không quá xuất chúng nhưng với việc đàn tịch ca hát thì nhỏ vẫn làm tốt. Hảo làm một trong ba ca kỹ ngồi đàn, mặt cúi thấp. Xong một bản nhạc, bà chủ lệnh cho ba ca kỹ đàn đến rót rượu cho khách. Hảo đảo mắt lưỡng lự trước tình thế không lường trước này.
Hảo giật mình khi nghe bà chủ gọi. Hết cách, nhỏ chỉ còn biết cầu mong vào vận may của bản thân. Chậm rãi, nhỏ bước đến ngồi xuống trước mặt Dự, đôi tay cầm ly rượu cố gắng đừng run. Đối diện, tên Dự mau chóng nhận ra vẻ khác thường này. Thường ca kỹ rất thích nhìn khách, dùng ánh mắt nụ cười quyến rũ khách, riêng cô gái trước mặt lại ra điều rụt rè. Cô cứ cúi đầu như thể sợ người khác nhìn thấy khuôn mặt. Và hành động đó càng khiến hắn thêm tò tò, phải nhìn cho bằng được diện mạo kia.
Sự hiếu kỳ trong mắt biến mất, thay vào đấy là bất ngờ lẫn ngạc nhiên khi Dự nhận ra cô gái lần trước gặp ở trước cổng Chùa. Ngay lập tức, hắn đưa tay đẩy nhẹ gương mặt đang cố che giấu kia lên. Do việc làm đó quá nhanh khiến Hảo chẳng kịp phản ứng để rồi sau cùng cả khuôn mặt bị phô bày trước ánh nhìn thích thú của Dự.
"Là ngươi?"
Hắn vừa dứt lời, bà chủ thanh lâu cất tiếng sốt sắng, "sao lại có đứa ca kỹ lạ mặt như vậy?". Hảo lúng túng đáp mình là người mới nên bà chưa quen mặt. Vốn không phải loại tầm thường, bà ta hiểu Hảo lẻn vào thanh lâu nên lập tức nắm lấy tay nhỏ kéo dậy đồng thời nhìn từ đầu xuống chân, hỏi dò xét:
"Mày lẻn vào đây làm gì hả? Nói mau!"
Quá cấp bách, Hảo nhắm mắt làm liều, liền khóc lóc van xin bà ta rằng:
"Con không cố ý, chỉ vì cha mẹ bệnh nặng cần tiền thuốc thang nên mới lẻn vào đây đàn hát mua vui cho khách để kiếm tiền."
Bà chủ toan quát mắng tiếp thì Dự nhanh chóng lên tiếng:
"Để cô gái đó ở lại đi."
Bà chủ ngừng lôi kéo Hảo, còn nhỏ thì thấy hắn nở nụ cười ham thích lắm, rồi thẳng thừng bảo:
"Từ giờ, hãy để cô ca kỹ này hầu rượu và đàn hát cho ta nghe."
"Nhưng thưa cậu..."
Bà chủ ngưng bặt khi trông thấy bộ mặt khó chịu của Dự. Thiết nghĩ, bà không nên làm phật lòng vị khách quý này chỉ bởi một đứa ca kỹ. Bà nhìn qua Hảo, nhận thấy nhỏ cũng xinh xắn, nay lại được lòng con trai phó xã trưởng thì thanh lâu chỉ được lợi chứ không có hại.
Đám công tử kia và nhóm ca kỹ rời khỏi phòng theo yêu cầu của Dự. Còn lại một mình, Hảo ngồi im lặng bên cạnh hắn, lát sau mới nghe hắn nói đầy vui thú:
"Cứ ngỡ ngươi là con gái nhà lành, nào ngờ lại vào thanh lâu làm ca kỹ."
Hảo lại vờ làm đứa con hiếu thuận, đáp rằng:
"Vì cha mẹ nên em đành ngậm ngùi bước chân vào chốn này."
"Nếu ngươi hầu hạ ta chu đáo thì ta không đối tệ với ngươi."
Hảo khẽ gật đầu rồi nhẹ nhàng rót rượu vào ly. Đôi mắt Dự nãy giờ cứ dán chặt vào Hảo không rời. Trước, hắn đã có cảm giác đặc biệt với đứa con gái này, nay thấy nhỏ trong bộ quần áo thướt tha, gương mặt son phấn thì hắn càng đắm say hơn. Lần nọ bị Kiên phá đám, hắn chưa nguôi ý định chiếm đoạt nay gặp lại trong tình huống như vậy há chẳng phải trời giúp hắn có được nhỏ sao?
Về phần Hảo, lúc Dự uống cạn ly rượu thì bản thân nhận ra ý đồ tiếp cận đã thành công.
***
Tằm ngồi ngoài vườn, đang buồn bã nghĩ về chuyện của Tưởng thì đúng lúc, Liêm và Quyên xuất hiện. Tằm ngạc nhiên đứng dậy, vừa hay nghe Liêm báo ba ngày sau Tưởng bị giải lên kinh. Bất động chốc lát, Tằm liền nắm tay Liêm, liên tục lắc đầu:
"Tưởng còn chưa nhận tội sao có thể giải đi?"
Liêm thở ra, đó là ý của Trịnh tri phủ, không khác được.
Tằm buông tay, chân bước lùi ra sau và gương mặt trở nên thất thần. Phải làm sao đây? Cô không muốn Tưởng chết, đứa con trong bụng không thể mồ côi cha. Quan sát Tằm đang hoang mang, Quyên bất giác hỏi:
"Ngươi có muốn cứu Tưởng không?"
Tức thì, Tằm ngước lên: "Cô Quyên có cách gì sao? Xin cô hãy nói, Tằm sẽ làm!"
"Vậy ngươi có đồng ý... chết thay Triệu Tưởng?"
Tằm bất động lần hai khi nhìn sâu vào đôi mắt kiên quyết nhưng vô cảm của Quyên. Rồi Tằm nhìn qua Liêm cũng mang biểu hiện y hệt. Hai con người ở trước mặt này, một người từng thương thầm Tưởng và một người từng mất con vì Tằm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook