Tuyển Tập Đoản Văn Đam Mỹ
-
C2: Hàng Rong
Tiểu Hóa Lang
(Hàng rong)
Tác giả: Ngư Dương Tần Cổ
Thể loại: cổ trang, nhất thụ nhất công
Ghép đôi: Cố Tiểu Cửu x Diệp Hiên Ly
Chuyển ngữ: Phi Nguyệt
Trong năm Vĩnh Lạc Minh triều, vùng hồ Động Đình, có một thôn nhỏ không nổi tiếng, danh gọi Vân Trang. Ở đây dân phong thuần phác, cảnh sắc như họa. Nhưng cách thị trấn rất xa, thường ngày cần gì, đều do hàng rong đưa tới, bằng không đường xá xa xôi, thôn dân sẽ không tùy tiện tới mảnh đất phồn hoa ở thị trấn. Các nhà cấy ruộng nuôi chuồng, canh cửi kéo tơ, ngược lại xem như tiêu diêu tự tại, phảng phất đào nguyên tiên cảnh dưới ngòi bút Ngũ Liễu tiên sinh.
Vân Trang thường lui tới, có một hàng rong họ Cố, bình thường qua lại các thôn, làm một ít sinh ý nhỏ. Lão ở thôn nhỏ sát vách, năm đó từ nơi khác dọn tới, dẫn theo oa oa năm tuổi. Lão ngày trước phiêu bạt, không nỡ để oa oa chịu chung nỗi khổ, tới đây rồi, thấy dân phong giản dị, đã dàn xếp xuống, cũng tiện thể làm nghề này.
Sau Cố hàng rong tuổi tác dần lớn, chọn gánh chạy hàng giao cho nhi tử. Oa oa năm đó năm tuổi, gọi Cố Tiểu Cửu, mười hai tuổi bắt đầu nhận đòn gánh lão phụ, nay đã được ba năm. Vì cha là hàng rong, người trong thôn gọi y là tiểu hàng rong. Tiểu hàng rong trắng nõn đáng yêu, không giống cha mình, trái lại càng giống Giang Nam tiểu sinh tuấn tú. Đôi mắt kia, đen nhánh linh động, lông mi phía trên lại dài lại rậm, thoạt nhìn, như tiễn thủy thu đồng.
Nghe người thôn trên kể, tiểu hàng rong là bị lão hàng rong nhặt. Kỳ thực người sáng suốt vừa nhìn đã biết, lão hàng rong năm gần sáu mươi, tiểu hàng rong mới mười mấy tuổi. Lại nghe lão hàng rong kể năm đó chạy đến Giang Nam, chạng vạng ngày nọ, thấy trên đá đặt một bao vải, tới gần nhìn, là một nam oa vừa chào đời. Trong bao có mấy tấm ngân phiếu và một tờ giấy trắng, phía trên viết ngày sinh tháng đẻ.
Lão hàng rong thở dài, hẳn là tiểu thư nhà nào châu thai ám kết, nhưng chưa từng xuất giá, sợ bị người chỉ chỏ cho nên đạp hư oa oa vừa chào đời này.
Nhìn lại tiểu anh nhi trong lòng, đã đói sắp ngất. Đêm nay gió lớn, không chừng sẽ có sói hoang thú dữ gì ngậm đi. Lão hàng rong đã bốn mươi mấy, lão bà chết rồi đi khắp đại giang nam bắc, không hề tái giá.
Thế là lão nhặt tiểu oa về. Dẫn y đi khắp hang cùng ngõ hẻm, dùng kim chỉ nữ trang xin sữa các thím các bà, nếu không thì bỏ gạo vào nước rồi dùng gậy gỗ quấy thành cháo, đút cho y.
Lão hàng rong vốn không trông chờ hài tử có thể sống xuống, thế nhưng tiểu anh nhi ngày một khỏe mạnh, mở đôi mắt đen bóng lanh lợi nhìn lão hàng rong, bình thường không khóc, chỉ là đói lắm mới gọi mấy tiếng. Lão hàng rong thấy y trắng trẻo đáng yêu, càng thêm không nỡ, đặt cho hài tử tiện danh "Tiểu Cửu". Trông chờ gạt được Diêm Vương lão gia, thấy trước có tám cái sẽ buông tha hài tử.
Xuân đi thu tới, đảo mắt bảy năm. Tiểu Cửu lớn lên, y cực kỳ thảo hỉ, chính là rất gầy, bất quá nhìn ngược lại khiến người yêu mấy phần. Thường ngày tung tăng chạy theo lão hàng rong, học lão gánh đòn chơi đùa.
Lại nói mùa mưa, chừng đầu tháng tư, mưa như trút nước. Đường nhỏ hồi hương lầy lội đầy bùn, lối đi trơn trượt, hết lần này tới lần khác cơn này nối cơn kia, mưa như không dứt. Ngày này, thời tiết vừa trong, chuẩn bị cơm nước cho Cố lão cha xong, thu xếp mọi việc, tiểu hàng rong vội vàng gánh đòn lên đường. Kẻ làm ăn, then chốt nói được hai chữ tín dự. Tuy là buôn bán nhỏ, nhưng quê nhà hương thân, đồ mọi người nhờ phải nhanh đưa tới, bằng không làm lỡ chuyện lần sau muốn buôn bán sẽ rất khó.
Kết quả khi sắp tới Vân Trang Diệp phủ, mặt đường lầy lội, tiểu hàng rong gánh đòn vội vàng băng qua, không thấy một khoảng đất lõm bị cỏ dại che khuất, dưới chân đạp hụt, lập tức ngã xuống.
Tiểu hàng rong không kịp kêu đau, vội vã bò dậy xem đồ có hư không. Kiểm tra một hồi thấy không sao cả, đã chuẩn bị gánh hàng đi. Nhưng vừa chống lên, mắt cá chân trái xót cháy, cúi đầu nhìn, sưng không nói, còn chảy máu.
Khi đang chuẩn bị nhịn đau đi tiếp, cửa Diệp phủ mở. Từ trong đi ra một vị công tử y sam màu thủy lam. Công tử chừng mười bảy mười tám tuổi. Trong lúc nhất thời, tiểu hàng rong dĩ nhiên ngây ngẩn.
Lại nói bộ dáng công tử, thật là lỗi lạc tuấn tú, khí độ bất phàm. Giữa trán một luồng thanh nhã như phong lưu, nhã nhặn không nói nên lời.
Công tử ngẩng đầu thấy tiểu hàng rong, thoáng gật một cái, xem như chào hỏi. Lại nhìn tiểu hàng rong đứng bất động, mới chú ý tới đôi chân đã treo màu, đỏ khiến lòng người sợ.
Diệp công tử là tài tử phương viên trăm dặm, mười lăm tuổi đã đỗ tú tài. Tiểu hàng rong chỉ nghe nói có vị Diệp tài tử, nhưng chưa từng gặp. Tiểu hàng rong thông minh lanh lợi, đoán được đi ra từ Diệp phủ hẳn là Diệp công tử, cộng thêm lão nô Hoàng bá thường tiếp xúc theo sau, càng là khẳng định.
Nhưng không ngờ Diệp công tử nói mấy câu với lão bộc Hoàng bá xong, Hoàng bá đã từ xa gọi tiểu hàng rong: "Ngài vào nghỉ một hồi đi!"
Tiểu hàng rong chần chừ, cuối cùng khập khiễng vào Diệp phủ.
Ở trong Diệp phủ là vị công tử từng đỗ tú tài và mấy gia nô. Diệp phủ ngày trước tuy là nhà giàu địa phương, nhưng gia đạo trong tay gia gia công tử đã không bằng trước, lại chỉ sinh được một nhi tử là phụ thân công tử. Kết quả phụ thân công tử cũng là cái không ra gì, thời trẻ ỷ nhà mình chưa bại sạch, ở thị trấn bên ngoài ăn uống phiêu đổ, không gì không giỏi. Khó khăn lắm kiếm được lão bà sinh nhi tử, kết quả vì thời trẻ quá mức phóng đãng, bệnh nặng không khỏi, ở lúc đèn dầu sắp cạn, về đến Vân Trang, rồi thì tỉnh ngộ, dặn dò nhi tử chưa đầy mười tuổi phải cố gắng đọc sách chấn hưng gia nghiệp, không thể học kẻ không ra gì như mình.
Lão gia mất rồi, thân thể phu nhân cũng không tốt, vừa qua mùa đông, đã đi theo. Khi đó Diệp công tử chưa đỗ tú tài, chỉ có mười tuổi. Tuy nói tuổi nhỏ, nhưng thông minh hơn người, chủ ý rất lớn. Hắn bán đi phân nửa ruộng đồng còn dư, phân nửa để cho Hoàng bá kinh doanh. Ngoài ra còn giải tán nô tỳ, chỉ lưu lại vợ chồng Hoàng bá chiếu cố nhà cũ, và mấy cái trung tâm xử lý sinh kế còn sót của Diệp gia, hắn chỉ định kỳ kiểm tra.
Diệp công tử trạch tâm nhân hậu, đối gia phó như thân nhân, nhưng thần sắc ngoài mặt lại lãnh đạm. Thường ngày lên thôn đọc sách, người người đều khen: Văn chương cực tốt.
Diệp công tử dặn Hoàng bá đi lấy thuốc, Hoàng bá nghe xong nhanh chóng làm theo. Hoàng bá nói với tiểu hàng rong: "Công tử nhà ta đọc sách thuốc, giỏi hơn mấy đại phu chân trần trong núi nhiều."
Hoàng bá y theo lời dặn của công tử bảo tiểu hàng rong rửa sạch, chuẩn bị bôi thuốc cho y. Kết quả thuốc vừa bôi, tiểu hàng rong đã đau đến nhếch miệng. Công tử đứng cạnh nhìn lắc đầu, nói với Hoàng bá: "Ngươi đi lấy một chậu nước sạch khác tới đây."
Hoàng bá đi rồi, hắn tự mình bôi thuốc cho tiểu hàng rong.
Tiểu hàng rong xấu hổ, thấy Diệp công tử dĩ nhiên bôi thuốc cho mình suýt nữa ngất đi. Nhân vật thần tiên như Diệp công tử, bề ngoài xinh đẹp không nói, từ nhỏ càng là thần đồng phương viên trăm dặm, mười lăm tuổi đỗ tú tài, dù là đồng sinh bảy tám mươi tuổi cũng so không được.
Tiểu hàng rong không dám thở mạnh, ngây ngốc nhìn công tử băng bó cho mình.
Động tác của Diệp công tử cực kỳ mềm mại, băng xong rồi, hắn đứng dậy, nói với tiểu hàng rong đã ngây ngốc rằng: "Vậy là được."
Tiểu hàng rong như vừa tỉnh mộng, vội vàng đứng lên.
Khi Hoàng bá tới, thấy là cảnh này, cũng giật mình không nhỏ. Nói: "Công tử ngươi dĩ nhiên tự mình..."
"Cũng không có gì, chúng ta đi nội thành xem bọn Diệp Tam thôi." Công tử lạnh mặt nói.
Nói xong, Diệp công tử rửa tay, dùng khăn khô lau sạch, ra ngoài.
Tiểu hàng rong thấy không ai để ý mình, gánh đòn ra sân Diệp gia.
Chân ra vẻ đã không đau, vừa ra ngoài, tiểu hàng rong nhịn không được quay đầu, không thấy Diệp công tử.
...
Chớp mắt, hai tháng đã qua. Hai mươi mấy ngày trước, Hoàng bá nhờ tiểu hàng rong mang tới chút trái cây tươi trong mùa, tiểu hàng rong ghi lại, lần này đến Vân Trang đã vội vàng chạy đi Diệp phủ.
Gõ rất lâu, cũng không thấy ai ra mở, trống bỏi trong tay tiểu hàng rong thùng thùng vang, y thầm nghĩ: Hẳn không phải cả nhà đi vắng đi. Xoay người gánh đòn gánh, chỉ nghe phía sau "Kẽo kẹt" vang, cửa mở.
Tiểu hàng rong quay đầu nhìn, không phải Hoàng bá, là Diệp công tử.
Y không khỏi khẩn trương, nói với công tử: "Hoàng bá gọi ta đưa trái cây tới."
Công tử gật đầu, nói với tiểu hàng rong: "Hoàng bá vào thành rồi. Ngươi vào đi!"
Tiểu hàng rong theo công tử vào sân. Đã lâu không gặp, hoa khiên ngưu màu tím trên tường đã nở, lần trước khi tới cả cái nụ hoa cũng không thấy. Thế là y lại nhớ tới chuyện công tử bôi thuốc cho mình. Không biết vì sao, trong lòng có chút ngọt ngào.
Tiểu hàng rong lấy ra hoa quả tươi, Diệp công tử cầm một giỏ trúc đựng vào.
Công tử hỏi: "Tổng cộng bao nhiêu?"
Tiểu hàng rong đúng sự thật trả lời: "Mười tiền đồng."
Công tử lấy ra một đĩnh bạc vụn nho nhỏ, đưa cho tiểu hàng rong. Tiểu hàng rong nhìn, chết sống không chịu nhận, nói với công tử: "Công tử nếu không có tiền đồng thì thôi, xem như ta biếu ngài đổi khẩu vị."
Công tử không nghe, nhét đĩnh bạc cho y, nói: "Giữ đi, tính cho lần sau. Khối mực lần trước ngươi đưa cũng chưa thu tiền, mấy thứ này ta không thiếu." Sau đó duỗi tay mở ra tay tiểu hàng rong, đặt bạc lên.
Tiểu hàng rong chỉ thấy chỗ bị công tử chạm vào nóng hổi, nửa ngày mới phản ứng lại. Nhưng lòng y biết, chỗ bánh mứt hoa quả nghiên mực giấy Tuyên Thành gì kia, là y cam tâm tình nguyện tặng.
Khi đi, tiểu hàng rong có chút không tha, đi chừng mười mấy bước, quay đầu lại nhìn.
...
Làm xong sinh ý mười mấy thôn, tiểu hàng rong thu dọn hộp gỗ tủ khóa, cất kỹ chỗ hàng hóa thừa lại và hàng thêu vừa đổi được. Chuẩn bị về nấu cơm cho Cố lão cha. Khi tới cửa thôn, nghe tiếng sấm ầm ầm vang, ngẩng đầu nhìn trời, phía Tây không biết bao thuở rậm rạp mây đen, xem chừng sắp đổ mưa to. Sáng nay thời tiết còn trong, cộng thêm mấy ngày trước mưa trút không ngừng, tiểu hàng rong nghĩ hẳn không đổ mưa, nên không mang theo đấu lạp và áo tơi.
Tốt lắm, y cũng không mang giấy dầu, sợ nước mưa dọc theo khe chảy ướt hàng thuê, lem màu, không dễ bán. Y vội vàng nhìn quanh tìm chỗ đụt mưa. Mắt thấy phía trước là đèn lồng Diệp phủ, y chạy qua. Đứng ở cửa rất lâu, chần chừ cuối cùng gõ.
Mở cửa quả nhiên là công tử. Thấy tiểu hàng rong, công tử nhìn trên nhìn dưới, nhân tiện nói: "Tới đụt mưa?"
Tiểu hàng rong gật đầu, công tử không hỏi gì thêm, chỉ nói: "Vào đi."
Tiểu hàng rong vội nói: "Công tử ta đứng dưới mái hiên ở sân là được."
Công tử lắc đầu, nói: "Trời trở lạnh, vào đi, miễn cho nhiễm phong hàn."
Lòng tiểu hàng rong ấm lên, gánh đòn, theo công tử vào.
Công tử nói: "Ngươi đừng đứng ở nhà trên, vào trò chuyện với ta, Hoàng bá hơn phân nửa là bị mưa giữ chân, lại sấm đánh lại đổ mưa, một mình ta cũng sợ lắm."
Tiểu hàng rong gật đầu. Đặt đòn gánh ở nhà trên, cùng công tử vào.
Đây là lần đầu tiên tiểu hàng rong vào thư phòng. Trước đây theo Cố lão cha đi lấy hàng, thường tự hỏi sách hài tử đọc sẽ như thế nào? Giờ vào công tử phòng, mới kinh hãi.
Sách trong lời hát thường hình dung là nhiều đến trâu cũng kéo không xuể, thế nhưng tiểu hàng rong nhìn chỗ sách ở nhà dưới này, đâu chỉ là trâu, quả thực là năm cái xe ngựa cũng kéo không xuể.
Mắt tiểu hàng rong trừng to cực kỳ. Công tử chỉ ghế dựa bên cạnh nói: "Ngươi ngồi."
Thành thật ngồi xuống, đôi mắt của y vẫn nhanh như chớp nhìn quanh. Công tử hỏi: "Đang nhìn gì?"
"Nhìn... nhìn sách, sách của ngài nhiều thật!" Tiểu hàng rong chân tâm nói.
Công tử mím môi cười.
Ánh đèn mờ nhạt không rõ, có lẽ là Diệp công tử rất ít cười, nhưng tiểu hàng rong cảm thấy nụ cười giữa đêm u tối này quả thật đẹp không sao tả xiết.
Tiểu hàng rong cúi đầu, không biết làm sao nhéo góc áo.
Công tử hỏi tiếp: "Ngươi bao nhiêu?"
"Mười lăm."
"Làm nghề này bao lâu?"
"Ta... Ta không biết. Ta sinh ra đã theo cha đi lấy hàng."
Nói xong công tử cầm một quả lê, đưa cho tiểu hàng rong, nói: "Trái cây ngươi tặng, nếm thử xem."
Tiểu hàng rong chần chừ một hồi, nhận lấy. Hoa quả bốn mùa, tốt nhất không bán thì là chừa cho Cố lão cha, y chỉ ăn mấy quả bị dập hoặc hư. Lê này, biết là đưa tới Diệp gia, tiểu hàng rong đã chọn tốt nhất.
Mở miệng cắn một ngụm nhỏ, ngọt giòn nhiều nước. Tiểu hàng rong không biết nước trong quả nhiều như vậy, bị bắn đầy mặt, y vội dùng tay áo lau, công tử ngồi cạnh khẽ cười, nói: "Bên ngoài có nước, đi rửa đi."
Tiểu hàng rong nghe xong đã chạy ra ngoài. Y dùng nước rửa tay, lại lau mặt. Suy nghĩ một hồi, nương tia sáng yếu ớt, rửa luôn cả chân, xối đi chỗ bùn dính trên quần áo.
Sau đó về phòng. Lúc này Diệp công tử đang đọc sách, ánh nến ánh ra đường viền rõ ràng mà anh tuấn của Diệp công tử, tiểu hàng rong gọi cũng không được, chỉ có thể ngây ngốc đứng đó.
Khi công tử ngẩng đầu đã thấy tiểu hàng rong ở cửa.
Làn da tiểu hàng rong cực kỳ giống cô nương Giang Nam, trắng nõn mượt mà, vừa lúc dính nước, dưới ánh đèn thoạt nhìn nộn lắm, mỏng manh trong suốt, vô cùng mịn màng. Hết lần này tới lần khác đôi mắt y hệt như mã não, đen nhánh linh hoạt, lông mi dài ngoẵng treo mấy hạt bọt, một chớp mắt ấy, sống mái khó phân.
Tiểu hàng rong ngẩng đầu, thấy công tử nhìn mình, cũng không biết làm sao, không dám nói chuyện, như là sợ quấy rầy công tử. Ngây ngẩn nhìn lại.
Thời tiết đã là đầu hạ, không khí cũng oi bức, thỉnh thoảng một luồng gió mát trước mưa thổi qua sân, càng như cầm huyền, lay động tâm trí người.
Mưa ngoài cửa sổ càng rơi càng lớn, mưa như trút nước, bỗng nhiên tiếng sấm vang lên, hai người trong nhà cũng càng ngày càng gần, cuối cùng ôm lấy nhau. Dây dưa trên đất.
Diệp công tử là nam tử mười tám tuổi, thân thể cao hơn tiểu hàng rong một cái đầu, nam nữ chi sự từ lâu hưởng qua, nam phong cũng có nghe thấy. Bất quá thường ngày chuyên tâm học nghiệp, không quá để trong lòng. Lần đầu tiên thấy tiểu hàng rong, chỉ nghĩ đáng thương rồi đáng yêu, hôm nay càng là nghĩ nhân gian vưu vật, dù là cô nương thoa son trét phấn cũng không bì được. Mà trong mắt tiểu hàng rong, công tử chính là nhân vật phong thần tuấn tú nhất trên đời. Phương tâm từ lâu ám hứa, tình động lại không hiểu.
Nhất thời, thiên lôi câu động địa hỏa. Diệp công tử một hang hỏa khí vội vội vàng vàng, không quản người phía dưới phải chăng chịu được, không nói hai lời tính đưa mình vào. Được phân nửa, đã dừng lại, cầm một vật hình vỏ sò trên bàn, từ trong gảy ra một dúm trắng mịn bôi vào hậu đình người dưới thân. Tỏa ra đợt hương thoang thoảng, là thuốc mỡ ngày hè dùng để đuổi muỗi.
Ban đầu tiểu hàng rong có chút khó chịu, thống khổ cắn môi không rên một tiếng, đến sau, công tử giằng co mấy hồi, người phía dưới biến thành rên rỉ, người phía trên càng tâm thần nhộn nhạo, phát lực làm dậy.
Thuốc mỡ thoảng thoảng tăng thêm không khí. Nhân nghĩa lý học như say hòa vào trong. Dông tố bao phủ phóng đãng, lại gọi người tâm viên ý mãn.
Kích tình cuối cùng rút đi, ngoài cửa sổ không biết bao thuở, mưa đã tạnh, trăng nhô ra. Sau cơn mưa tẩy sạch, ánh trăng càng sâu. Công tử thấy đôi ngươi đen nhánh của tiểu hàng rong lấp lánh ánh sáng, bất động nhìn mình, trong suốt sạch sẽ, phảng phất như thủy tinh vậy, lộ ra tính trẻ con ngây thơ ngu ngốc, khóe mắt còn treo giọt lệ chưa kịp lau, lòng không khỏi tê rần, cúi đầu, hôn lên đôi mắt ấy.
Kế, lại ôm tiểu hàng rong và quần áo vào sương phòng, nhẹ nhàng đặt lên giường. Siết lấy thân thể mềm mại tuổi trẻ kia, say giấc.
Ngày thứ hai, công tử nghe tiếng chim kêu ngoài cửa sổ, mở mắt. Phát hiện mình vẫn ôm người bên cạnh. Công tử nghiêng đầu, nhìn tiểu hàng rong còn ngủ, da thịt trắng nõn lộ ra điểm điểm đỏ sẫm. Công tử chỉ đoán y chưa tỉnh, nhẹ nhàng ngồi dậy, kéo chăn cho y, ra sương phòng. Tiểu hàng rong trên giường sớm đã tỉnh, chỉ là thấy người bên cạnh ngủ rất ngon, đành phải bất động mặc hắn ôm, thở mạnh cũng không dám, chỉ sợ đánh thức hắn.
Công tử chuẩn bị rửa mặt, ngẩng đầu lại thấy tiểu hàng rong quần áo chỉnh tề đứng ở cửa, xấu hổ đỏ bừng, nói: "Ta phải về."
Nói xong xoay người chuẩn bị lên nhà chính lấy đòn gánh.
Công tử nhìn dáng đi của tiểu hàng rong, biết tối qua mình càn rỡ.
Nhìn y cố chấp gánh đòn, lại chỉ phí công, lòng hắn tê rần, vội chạy tới, đỡ đòn gánh trên người tiểu hàng rong xuống.
Tiểu hàng rong quay đầu, không chịu nhìn công tử. Công tử nghe y nức nở, xoay người y lại, y đang rơi lệ.
Không nói hai lời ôm lấy tiểu hàng rong: "Ta là thật tâm."
Tiểu hàng rong không nói lời nào, chỉ mở đôi mắt như mã não nhìn công tử, nửa ngày mới nói: "Công tử, cũng là ta tình nguyện."
Đợi đến buổi trưa, Hoàng bá về, nói nội thành buổi sáng mưa mới tạnh. Diệp công tử nói với lão, tiểu hàng rong trật chân, ngươi gọi người giúp y gánh đòn về.
Hoàng bá thấy là ý chủ tử, không hỏi nhiều, cũng không kỳ quái, chủ tử bình thường thích thiện tâm.
Lão nhờ người tiễn tiểu hàng rong về.
...
Chừng mười mấy ngày sau, công tử đang đọc sách, nghe có người gõ cửa, tiếng vang không lớn, người kia trái lại gõ rất cẩn thận. Hoàng bá ra ngoài mua đồ, công tử buông sách, tới tiểu viện, mở cửa gỗ, phát hiện đứng ở cửa là tiểu hàng rong.
Tiểu hàng rong thấy công tử, xấu hổ, vội lấy món đồ dùng vải gói kỹ trong lòng ra. Vật ấy thoạt nhìn tứ cạnh vuông vức. Công tử định nói gì, tiểu hàng rong đã nhét nó vào tay hắn, cúi đầu xoay người gánh đòn đi, vội vội vàng vàng. Công tử mở ra xem, phát hiện là một chiếc hộp chạm trổ cầu kỳ, lại mở ra nữa, là một khối mực Hấp tốt nhất Huy Châu. Mực kia ẩn ẩn có mùi thơm, phía trên mạ vàng cực kỳ tinh tế, khắc ra mấy chữ tiểu triện —— Hấp Huyền Trình Quân Phòng chế. (chế tạo từ xưởng Trình Quân của huyện Hấp)
...
Lại một ngày, giờ cơm đến, Hoàng bá bới cho Diệp công tử, chờ công tử ăn xong, dọn đi, lại bưng lên mấy đĩa mứt hoa quả, táo bỏ hạch tẩm mật đường phơi khô bày ra màu sáng mê người, còn có sung sấy cắt dọc, sơn tra Trần no đủ màu đỏ sẫm.
Công tử ngạc nhiên, Hoàng bá nói: "Công tử, đây là tiểu hàng rong tặng, nói là chúng ta chiếu cố sinh ý của y, tặng mấy đĩa cho công tử đổi khẩu vị."
Diệp công tử hiểu rõ, bật cười.
Hoàng bá bên cạnh nhìn ngốc, công tử tuy trắng trẻo phong lưu, nhã hiên tuấn tú, nhưng rất hiếm khi cười, nụ cười này, tuy nói không mấy ai trên đời so được, thế nhưng là vì mấy đĩa mứt hoa quả, thật quái tai!
Sau tiểu hàng rong tới mấy lần, nghe Hoàng bá nói công tử chuẩn bị thi Hương, tuy rất muốn gặp hắn, nhưng không định quấy rầy hắn ôn bài, nên mỗi lần tới y chỉ xa xa nhìn thư phòng của công tử.
...
Sáng ngày này tiểu hàng rong tới, trên chân bị sương dính ướt, đứng ở cửa trò chuyện với Hoàng bá, đôi mắt lại không ngừng nhìn về phía sau, Hoàng bá nói: "Rất cảm ơn ngươi, mỗi lần xong chợ đã chạy tới đây, bất quá sau này không tất. Công tử chúng ta qua năm sẽ đi thi, yết bảng xong trực tiếp lên kinh thành thi Hội, ngươi không cần tới nữa."
Ngụ ý, công tử định có thể trúng cử.
Tiểu hàng rong tuy một lòng nhớ mong người trong sân, nhưng lời này nghe rất rõ, thầm hoảng hốt, đã không lựa lời mà nói: "Vậy ta không thể gặp lại công tử nhà ngươi sao?"
Hoàng bá sửng sốt, bật cười, chỉ cho tiểu hàng rong kính sùng người đọc sách như những người khác, trông chờ công tử đỗ đạt.
Nên nói: "Yên tâm, công tử nhà ta một ngày đỗ sẽ không quên hương thân."
Tiểu hàng rong si ngốc, chất phác gật đầu, xoay người chuẩn bị gánh đòn đi, Hoàng bá vội nói: "Tiền chưa trả."
Tiểu hàng rong quay đầu, trên mặt đánh phấn hồng, nói: "Chỗ hoa quả ấy tặng cho công tử các ngươi!"
Tới trưa, nhà Lý đại thúc đầu thôn giữ tiểu hàng rong lại ăn cơm. Nông gia không có món ngon gì, cộng thêm hàng rong vốn là ăn cơm trăm nhà, không xem như tân khách, Lý đại thẩm cầm hai cái bánh ngô cho tiểu hàng rong. Tiểu hàng rong bị Hoàng bá nói công tử sắp lên kinh đi thi khiến cho không khẩu vị, thế nhưng gánh đòn nặng trịch đi khắp hang cùng ngõ hẻm cả buổi sáng, không tránh khỏi mệt nhọc, cảm ơn Lý đại thúc đại thẩm, để đòn gánh xuống, y ngồi bên cạnh gặm bánh ngô.
Vừa ăn xong cái thứ nhất, đã thấy Hoàng bá thở hồng hộc chạy tới.
Lý đại thúc vừa thấy là Hoàng bá của Diệp gia, vội chào hỏi, Lý đại thẩm cũng đi nấu nước chuẩn bị phao trà.
Lại không ngờ Hoàng bá chạy về phía tiểu hàng rong, hổn hển nói: "Cuối cùng tìm được ngươi... công tử nhà ta nói, đại hậu nhật mời ngươi đến, đến nhà một chuyến."
...
Bốn ngày sau, Diệp phủ.
Diệp công tử vẫn phong thần tuấn lãng, tiểu hàng rong nhìn người trong lòng như tiên nhân, không nhúc nhích.
Công tử buông chén trà hoa sen mát lạnh, đi tới, hỏi: "Ngày mai ta phải đi rồi, ngươi có gì muốn nói với ta?"
Tiểu hàng rong suy nghĩ một chút, cắn môi, cuối cùng hỏi: "Công tử có còn trở về?"
Công tử cười, nói với tiểu hàng rong: "Không quản đỗ hay không, cũng phải về một chuyến. Bất quá ngươi yên tâm, ta định là áo gấm về nhà."
Tiểu hàng rong cúi đầu, không nói. Công tử cũng không gấp, nhìn bé con trước mắt, đợi lời kế của y.
Quả nhiên, tiểu hàng rong ngẩng đầu, lại nói: "Tên công tử có thể viết cho ta không?"
Công tử nghe xong, tới bàn học, rót tí nước trà vào nghiên mực đã đọng lại, mài, đề bút viết ba chữ to trên giấy Tuyên Thành tuyết trắng, ở phía dưới cộng thêm hai chữ nhỏ hơn. Rồng bay phượng múa, nghĩ là cực đẹp.
Tiểu hàng rong nhìn, nói với công tử: "Ta không biết chữ." Thanh âm nhỏ đi rất nhiều.
Công tử cười, bên trong không tí hèn mọn, hắn khẽ mở môi hồng, đọc ra: "Đây là Diệp Hiên Ly, là tên của ta, đây là Tử Ương, là tự của ta."
Tiểu hàng rong biết người đọc sách có mấy cái tên, người nhà giàu cũng vậy, nghe người ta nói bình thường chỉ có thể gọi tự.
Tiểu hàng rong rất sợ công tử chê cười, vội nói: "Ta biết, gọi tự không gọi tên."
Công tử cười càng thoải mái, nói: "Là lý này, nhưng cũng không tuyệt đối. —— Đúng rồi, ta nghe bọn họ gọi ngươi Cố Tiểu Cửu, Tiểu Cửu là tên của ngươi?"
Tiểu hàng rong gật đầu đáp: "Ta cha họ Cố, ta gọi Tiểu Cửu."
Công tử hỏi: "Sinh nhật của ngươi lúc nào?"
Tiểu Cửu nói: "Cha nói là mùng bảy tháng bảy."
Công tử xuất thần nói: "Mùng bảy tháng bảy, Ngưu Lang chức nữ, khất xảo chi nhật..."
Tiểu hàng rong nghe xong mặt đỏ bừng.
Sau đó thấy công tử chậm rãi lại gần, đôi môi mềm mại phủ lên mình, ẩn ẩn để lộ hương hoa sen...
...
Diệp công tử và Hoàng bá đi vào buổi sáng, khi định chuẩn bị lên thuyền, nhà đò hỏi: "Khách quan, đó là thân thích của ngài?" Quay đầu đã thấy xa xa có bóng người chạy tới, tập trung nhìn, là tiểu hàng rong.
Công tử giao bọc đồ cho Hoàng bá, nói: "Ngươi lên thuyền trước đi!"
Tiểu hàng rong chạy đến mặt mày đỏ bừng, vội vàng đưa cho Diệp Hiên Ly một bao đồ.
Diệp Hiên Ly nhận lấy, không mở, chỉ là ôn nhu hỏi người trước mắt: "Là gì?"
Tiểu hàng rong nói: "Là chút đồ ăn vặt để ngươi dùng trên thuyền, đọc sách đọc mệt rồi cũng có thể đỡ đói, còn có chút thuốc mỡ và hoa lộ nâng cao tinh thần... còn có, còn có..."
Diệp Hiên Ly cười rất ôn nhu, hỏi: "Còn có gì?"
Tiểu hàng rong ngẩng đầu nói: "Bùa ta lên miếu cầu. Bảo bình an."
"Sao không cầu đỗ đạt?"
"Ta chỉ mong công tử bình an."
Diệp Hiên Ly sững sờ, một lúc lâu sau nhìn người trước mắt, nói: "Ta sẽ trở về."
Nói xong xoay người đi.
...
Tiểu hàng rong vẫn gánh đòn qua lại nông thôn sơn vịnh. Trong lòng lại như thiếu gì.
Mỗi lần ngang qua Vân Trang, y ngây ngốc nhìn Diệp phủ đóng chặt, hiểu rõ mình chờ ai.
Mùa thu năm nay, thời tiết ngày càng lạnh, bệnh Cố lão cha nặng thêm, tiểu hàng rong thêm cho lão hai lớp chăn, nhà cũng đốt than củi, mời đại phu nội thành sắc thuốc, thang này hết thang kia, vẫn không hữu hiệu.
Cố lão cha chung quy không chống qua.
Trước khi đi, Cố lão cha nói với tiểu hàng rong, có thể có nhi tử hiếu thuận chăm sóc cho lão trước lúc lâm chung như vậy đã là phúc khí, nói Thiên Nam hải bắc đi cả đời, có một nơi yên ổn mới tốt. Nói Tiểu Cửu ngươi nhớ cưới lão bà, sinh hài tử dưỡng lão.
Hàng rong hàng rong, sợ nhất là chết rồi cả một người đốt vàng mã cho cũng không có.
Tiểu hàng rong khóc rất lâu, mời người làm pháp sự, cầu thân hào nông thôn thiện tâm san sẻ mảnh đất hoang để chôn Cố lão cha. Tiểu hàng rong nghĩ, cha, ta không tìm lão bà.
Tiểu Cửu bất hiếu, nhưng Tiểu Cửu thật thích công tử, thầm nghĩ cả đời làm bạn với công tử...
Sau đó tiểu hàng rong nhìn về phía Bắc, si ngốc, ta không xem như cô độc đi.
Tháng tám công bố bảng thi Hương, tiểu hàng rong qua xem, khi thấy cái tên giống trên tờ giấy trắng như đúc, y trong lòng nhảy lên, sau đó ngọt ngào cười.
Công tử hắn, đã từ tú tài đến cử nhân.
Đáng tiếc công tử không về, trực tiếp lên kinh chuẩn bị thi Hội.
Tiểu hàng rong ngày đó nhận được thư, lòng cao hứng cực, đó là lần đầu tiên y có thư, trên giấy chỉ viết bốn chữ, y biết chúng —— "Tử Ương, Tiểu Cửu."
Tháng tư năm thứ hai, hoa hạnh nở. Bảng thi Hội cũng công bố.
Ngày đó nghe nói tỉnh thành yết bảng, sĩ tử đi thi lần này năm cái đỗ tiến sĩ.
Trái tim tiểu hàng rong đập rất mạnh, y đợi đã lâu chờ đã lâu, cũng không dám biết kết quả.
Công tử nếu đỗ, hắn sẽ về sao? Lời kịch thường hát kinh thành đại quan sẽ gả nữ nhi cho tài tử, công tử xinh đẹp như vậy, không biết khi về sẽ dẫn theo ai?
Kỳ thực chênh lệch như hồng câu, biết rõ, lại vẫn nhảy xuống.
Tiểu hàng rong đã mười sáu tuổi, công tử cũng có mười chín.
Tiểu hàng rong không dám nhìn bảng. Mỗi ngày làm ăn, lại như mất hồn.
Mấy tháng sau, trong thôn khua chiêng gõ trống vui mừng cực kỳ.
Vân Trang sôi trào.
Sau đó có người nói cho tiểu hàng rong, Diệp gia công tử đỗ nhị giáp truyền lư.
Đó là tên thứ tư trên Kim Loan Điện, hoàng đế khâm điểm. Là phải lên kinh nhậm chức.
Tiểu hàng rong ngày đó không gánh đòn, ngây ngốc nhìn tờ giấy "Tử Ương Tiểu Cửu", cả đêm không ngủ.
Trời sáng nghe có người nhẹ nhàng gõ cánh cửa gỗ sơ sài. Tiểu hàng rong tựa hồ không ngờ được sẽ có người tìm mình, hồ nghi chạy ra mở.
Kết quả ở cửa là Diệp công tử. Hắn cởi quan bào, đổi lại sam tử màu thủy lam, như lần đầu tiên ở năm đó thấy tiểu hàng rong.
Đôi mắt tiểu hàng rong ướt át, nhìn công tử, không, đã là truyền lư, nhẹ nhàng lau nước mắt cho mình. Truyền lư nói: "Ta tìm ngươi trong đám người rất lâu cũng tìm không thấy, đoán chừng là ngươi đang trốn ta..."
Tiểu hàng rong nửa ngày nghẹn ngào nói: "Ta cho rằng công tử sẽ đi..."
Công tử sửng sốt, nhẹ nhàng ôm lấy tiểu hàng rong, dùng chất giọng nhu hòa khẽ nói: "Văn chương của ta vốn có thể là trạng nguyên, nhưng ở Kim Loan Điện ta cuối cùng nhớ tới một người, cảm thấy y nhất định đang đợi ta. Kết quả ta đỗ truyền lư. Nếu tiền tam giáp đã lưu lại kinh, vậy ta thỉnh chỉ với thánh thượng, nói không thể quên hương thân quê cũ, thánh thượng ân chuẩn, cho ta về làm quan."
Tiểu hàng rong ngẩng đầu hai mắt đẫm lệ mông lung nhìn công tử.
Công tử hôn đôi mắt y, nhẹ nhàng nói: "Ta không đi, cũng đi không được..."
Đất trời mờ mịt, kẻ như ta bất quá là giọt nước trong biển cả, nhưng nếu có ngươi làm bạn, trái tim này đâu còn có thể đi?
...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook