Tokyo Hoàng Đạo Án
-
Chương 21
Khi Masako Umezawa bị
bắt, bức tranh càng thêm rối rắm hơn nữa. Bà bị buộc tội, nhưng tôi
không tin bà nói thật. Tôi ước gì có thể vào tù để thăm và nói chuyện
với bà ấy, nhưng lại không thể tìm ra một lý do chính đáng nào.
Tôi thật đen đủi khi dính vào vụ việc chết tiệt theo cách kinh khủng này và không thể giũ bỏ được cảm giác tội lỗi. Thời gian trôi đi, rồi công chúng sẽ lãng quên, ngay cả những tội ác man rợ, tày trời cũng sẽ bị quên đi. Nhưng trường hợp này thì không. Sau chiến tranh, một cuốn sách có nhan đề Tokyo hoàng đạo án được xuất bản đã giúp công chúng tiếp cận và biết đến vụ án. Giải đáp bí ẩn vụ giết người trở thành mốt thời thượng và có rất nhiều sáng kiến, gợi ý, tấp nập gửi về cơ quan điều tra. Hàng ngày, các đồng nghiệp của tôi đều đọc kỹ những bức thư kiểu này. Tôi cứ run bắn người mỗi khi họ hét lên, “Thông tin này rất đáng xem xét!” Nỗi lo sợ kéo dài cho tới khi tôi về hưu. Thậm chí đến hôm nay, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Trở lại thời gian đó, biên chế Phòng 1 của Sở Điều tra hình sự là 46 thanh tra cảnh sát, chịu trách nhiệm về các tội danh gian lận, đốt phá và bạo lực, kể cả các án giết người và cướp giật, những công việc này bây giờ được chuyển về Phòng 3 và Phòng 4. Năm 1943, tôi được chuyển sang Phòng 1 theo đề xuất của ngài Koyama, trợ lý giám đốc đồn Takanawa, người nhiệt liệt khen ngợi tôi vì sự bền bỉ và óc phán đoán logic. Tôi có nhiệm vụ chuyên xử lý các vụ gian lận. Để chở sáu xác chết, tôi phải mượn chiếc Cadillac của nghi can trong một vụ gian lận trước đó. Sau khi tôi chuyển sang Phòng 1, người đó liên tục liên lạc với tôi và xin xỏ. Lần nào tôi cũng phải đồng ý.
Chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, quân Mỹ thường xuyên đe dạo không kích Nhật Bản. Các nhân viên của Sở Cảnh sát Đô thành được sơ tán theo từng nhóm nhỏ tới các khu vực khác nhau trong thành phố. Phòng của tôi lập văn phòng tại Trường Trung học Nữ số 1ở Asakusa. Lắm lúc tôi muốn được hy sinh trong chiến trận. Nhiều đồng nghiệp của tôi tòng quân, nhưng việc nhập ngũ của tôi bị đình hoãn, khiến cho tôi càng cảm thấy có tội.
Thời điểm xảy ra các vụ án mạng, con trai tôi là Fumihiko chỉ mới vài tháng tuổi. Giờ nó đã là một thanh tra cảnh sát, con gái tôi Misako đã kết hôn với một sĩ quan cảnh sát. Mặc dù tôi cảm thấy mình như một tội nhân nhưng tôi vẫn tiếp tục thăng tiến xa hơn trên nấc thang danh vọng. Tôi tham gia các kỳ thi vì con trai tôi, luôn luôn hoàn thành xuất sắc và được thăng chức. Ngay trước lúc nghỉ hưu, cấp trên hào phóng thăng cho tôi lên bậc thanh tra cao cấp. Sự nghiệp của tôi hẳn là rất thành đạt, nhưng với tôi, nó chỉ là những năm tháng tù túng, giam hãm mà thôi. Tôi vẫn giữ kín với mọi người về căn bệnh ung thư của mình. Năm 1962, sau ba mươi tư năm cống hiến trong ngành cảnh sát, tôi về hưu một cách nhanh nhất có thể ở tuổi 57. Hai năm sau cái chết của Masako Umezawa, người bị kết án tử hình vì tội giết chồng và sáu cô gái, mối quan tâm của công chúng đến các vụ án mạng chiêm tinh vẫn còn rất mạnh. Bản thân tôi vẫn đọc tất cả mọi tài liệu mà tôi có thể thu thập, nhưng chẳng phát hiện thêm gì ngoại trừ những điều tôi đã biết. Sau một năm nghỉ hưu, tôi thấy mình dần lấy lại được nhiệt huyết. Thế rồi, cuối mùa hè năm 1964, tôi quyết định dành nốt quãng đời còn lại giải quyết bí ẩn này. Tôi cố gắng phỏng vấn tất cả những người còn sống và có liên quan đến vụ việc bằng bất kỳ hình thức nào.
Ayako Umezawa, khi đó đã 75 tuổi, là thành viên duy nhất còn sống trong gia đình này. Bà đã xây một khu chung cư và sống tại đó. Ayako cho biết Yoshio chồng bà vừa mới qua đời chưa lâu. Cả hai cô con gái đều bị sát hại và không còn ai thân thích, bà cảm thấy rất cô độc.
Yasue Tomita đã 78 tuổi. Bà sống một mình trong căn hộ ở Denenchofu, một đặc khu của Tokyo khá giống Beverly Hills. Sau chiến tranh, bà đã bán phòng tranh cũ và mở một phòng tranh mới ở Shibuya có cùng tên gọi là “de Médicis”. Sau khi Heitaro con trai bà hy sinh trong chiến tranh, Yasue nhận nuôi con trai của một người họ hàng, và giờ anh này điều hành phòng tranh thay bà. Thỉnh thoảng, cậu con nuôi cũng đến thăm Yasue, nhưng bà vẫn rất cô đơn.
Cả Ayako và Yasue đều không phải là nghi can, nhưng không còn lại ai khác trong số những người trong cuộc. Vợ cũ của Heikichi, bà Tae, đã chết, nhưng chồng cũ của Masako, ông Satochi Murakami, thì vẫn còn sống và đã 82 tuổi. Người ta chưa bao giờ thẩm vấn Murakami - có lẽ vì cảnh sát thời tiền chiến rất phân biệt giai cấp trong khi ông ấy lại là người giàu có và danh giá. Tôi nghi ngờ Murakami có động cơ phạm tội: đó là trả thù. Masako đã ngoại tình và sau đó ly hôn Murakami để lấy Heikichi. Với tư cách một cựu thanh tra cảnh sát cao cấp, tôi tới gặp Murakami. Ông đã về hưu, sống một cuộc sống bình lặng quẩn quanh trong khu vườn của mình. Ông ấy còng gập, cái đầu hói có vẻ hợp với tuổi của mình. Thỉnh thoảng đôi mắt của Murakami lại toát lên vẻ tinh anh, mạnh khỏe và tôi có thể hình dung ra ông ấy khi còn trai tráng trông như thế nào.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi chẳng đâu vào đâu. Trái với những gì tôi nghĩ, Murakami nói rằng ông đã từng bị thẩm vấn không rõ lý do, rằng thái độ của cảnh sát rất hung hăng. Ông tiếp tục kể lể dông dài về việc bị đối xử như một nghi can. Tôi xin lỗi và ra về. Phòng Điều tra Hình sự đã chu đáo hơn tôi tưởng rất nhiều.
Người ta vẫn rất nhiệt tình với Azoth, nhưng giờ tôi cảm thấy nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Mặc dù vậy, tôi vẫn tới mộ của Heikichi để xem liệu có khả năng Azoth ở đâu đó gần mộ không. Nghĩa trang chật kín. Mộ ông ấy gần như bị che khuất bởi các ngôi mộ an táng theo gia tộc ở gần bên. Tôi ngờ rằng Azoth có thể ở trong số đó.
Liệu Heikichi có đệ tử nào không? Hay bạn bè? Hoặc những người quen biết tình cờ? Ông ấy vốn không phải là người quảng giao, chỉ ra ngoài để tới phòng tranh de Médicis và quán rượu Kakinoki.
Tại Kakinoki, chủ quán Satoko là người giới thiệu Heikichi với Genzo Ogata, chủ một nhà máy sản xuất ma-nơ-canh… Khi đó, Ogata 46 tuổi còn Satoko là góa phụ chỉ mới 34. Có vẻ Heikichi rất thích nhà máy của Ogata, mặc dù công việc của họ khác hẳn nhau. Cảnh sát đã tiếp xúc Ogata và loại ông này ra khỏi diện nghi vấn. Tôi thấy Tamio Yasukawa, công nhân ở nhà máy Ogata mới có vẻ là người cần phải điều tra thêm. Heikichi cũng đã gặp Yasukawa tại Kakinoki, và vì Yasukawa làm công việc sản xuất ma-nơ-canh, cả hai có thể có cùng mối quan tâm đến nghệ thuật tạo hình. Yasukawa 28 tuổi vào thời điểm xảy ra các vụ án mạng. Anh ta là một trong số rất ít nghi can vẫn còn sống. Anh ta từng có thời phục vụ trong quân ngũ và hiện tại vẫn sống ở Kyoto. Tôi phải tới gặp anh ta trước khi anh ta chết - hoặc trước khi tôi chết.
Trong số ngững người quen khác của Heikichi ở Kakinoki, người duy nhất tôi đã gặp là Toshinobu Ishibashi, một họa sĩ sống gần quán rượu. Anh ta 30 tuổi vào thời điểm xảy ra án mạng - ngẫu nhiên sao lại cùng tuổi với tôi. Gia đình anh ta có một quán trà, vẽ vời chỉ là nghề tay trái. Có lẽ Ishibashi phụ giúp công việc kinh doanh của gia đình và bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật thông qua các cuộc thi. Vì mong ước được tới Paris, điều rất ít người khi đó có thể làm nổi, nên Toshinobu rất thích nói chuyện với Heikichi về những chuyến phiêu lưu bên Pháp. Tôi đã tới gặp Ishibashi tại quán trà ở Kakinokizaka, hiện vẫn do gia đình anh ta quản lý. Anh ta kể chuyện chiến đấu trong chiến tranh, thoát chết trong gang tấc. Toshinobu đã thôi vẽ vời, nhưng con gái anh là tốt nghiệp sinh của trường nghệ thuật. Ishibashi hào hứng tiếp chuyện tôi, kể rằng trong chuyến đi tới Paris mới đây, anh phấn khởi vì đã tìm được một nhà hàng mà Heikichi đã kể lúc trước. Vợ Toshinobu lịch thiệp và tử tế, còn cô nhân viên thì rất thân thiện. Ishibashi cũng có chứng cứ ngoại phạm, đương nhiên chẳng có lý do gì khiến anh ta phạm tội giết người cả. Khi tôi chuẩn bị ra về, Ishibashi mời tôi trở lại quán trà bất kỳ lúc nào. Lời mời chân thành và tôi nghĩ tôi sẽ quay lại.
Quán rượu Kakinoki không còn nữa. Satoko, người đã được loại trừ khỏi diện nghi vấn, đóng cửa quán khi trở thành tình nhân của Ogata. Ogata đã có vợ và gia đình, vì vậy mọi việc trở nên rất phức tạp. Con trai ông tiếp tục công việc sản xuất kinh doanh ma-nơ-canh, nhưng đã chuyển nhà máy tới Kanakoganei.
Nhờ các kỹ năng xã hội của Yasue, phòng tranh de Médicis là một nơi quen thuộc với các nghệ sĩ trung niên: các họa sĩ, nhà điêu khắc, người mẫu, thi sĩ, nhà viết kịch, nhà viết tiểu thuyết và cả giới làm phim. Họ tụ họp ở đó và thảo luận sôi nổi về nghệ thuật. Cho dù là một vị khách thường xuyên nhưng Heikichi cũng không giao du nhiều với những nghệ sĩ này, ông nghĩ rằng họ là những kẻ hợm hĩnh.
Tuy nhiên, Heikichi có duy trì tình bạn với một nhà điều hành tên là Motonari Tokuda. Tokuda là một trí thức tinh tường sở hữu một xưởng nghệ thuật ở Mitaka. Ở tuổi 40, ông đã rất nổi tiếng. Heikichi mê mẩn những tác phẩm điêu khắc của Tokuda, nên các điều tra viên ngờ rằng Tokuda có ảnh hưởng đến những ý niệm của Heikichi về Azoth. Tôi đã gặp Tokuda khi ông ấy bị cảnh sát thẩm vấn. Ông ta có mái tóc dài, rối bù, hai gò má hõm sâu, trông như một nghệ sĩ gàn dở. Tuy nhiên, Tokuda có chứng cứ ngoại phạm và được thả. Lý lẽ bào chữa của ông là ông không có khái niệm gì về cách điều khiển một chiếc xe hơi. Hơn nữa, ông chưa bao giờ tới xưởng vẽ của Heikichi, cũng chẳng hề biết Kazue. Nếu ai đó từng xem các tác phẩm của Tokuda thì sẽ thấy rõ ràng rằng nghệ thuật như thế không thể xuất phát từ tâm hồn một kẻ sát nhân. Ông đột ngột qua đời vào đầu năm 1965, xưởng nghệ thuật được cải tạo thành Bảo tàng Motonari Tokuda.
Qua Tokuda, Heikichi làm quen với một họa sĩ là Gozo Abe. Anh chàng này là người theo chủ nghĩa hòa bình: các tác phẩm của anh ta truyền tải thông điệp phản chiến từ năm 1936, do vậy mà anh ta bị các nghệ sĩ cùng thời tẩy chay - cảnh ngộ mà cả anh ta và Heikichi có thể cùng chịu chung. Abe khi đó mới ngoài 20, trẻ hơn Heikichi một thế hệ nên không chắc là họ biết rõ về nhau. Họa sĩ trẻ sống ở Kichijoji, cách xa Meguro. Anh chàng chưa bao giờ tới xưởng vẽ của Heikichi. Mặc dù không có chứng cứ ngoại phạm thuyết phục nhưng anh ta chẳng có lý do gì để phạm tội cả. Thời chiến tranh, Abe bị đẩy sang Trung Quốc. Các sĩ quan quân đội đối xử rất tệ và gán cho anh chàng họa sĩ danh hiệu “tư tưởng gia bất lợi”. Suốt thời gian quân ngũ anh chàng cũng chỉ là gã lính trơn. Trở về Nhật Bản, Abe ly dị vợ, cưới một phụ nữ trẻ hơn và chuyển sang Nam Mỹ. Anh ta mất ở Nhật năm 1955, cũng có được một chút tiếng tăm trong giới nghệ sĩ. Bà vợ hiện quản lý cà phê “Grell” cũng dành cho giới nghệ sĩ. Các bức vẽ của Abe được treo khắp tường trong quán cà phê.
Tại de Médicis, Heikichi còn quen biết họa sĩ Yasuchi Yamada. Yamada có tính cách nhẹ nhàng và Heikichi làm thân với người này một cách dễ dàng. Thực tế, Heikichi đã tới nhà Yamada hai lần, có lẽ vì bị cuốn hút bởi Kinue vợ của Yamada. Không những từng là người mẫu, Kinue còn là một nhà thơ. Heikichi rất thích Rimbaud[1], Baudelaire[2] và Hầu tước xứ Sade[3], và có vẻ như hai người cùng chung sở thích. Dường như Kinue cũng rất hâm mộ các tác phẩm của Andre Milhaud, nghệ sĩ mà Heikichi lấy cảm hứng. Yasushi và Kinue đều mất vào giữa những năm 1950. Họ đều có chứng cứ ngoại phạm, chưa bao giờ tới xưởng vẽ của Heikichi và cũng không có động cơ sát hại ông.
[1] Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854-1891) - nhà thơ Pháp, một trong những người sáng lập trường phái thơ tượng trưng.
[2] Charles Pierre Baudelaire (1821 - 1867) nhà thơ lớn của Pháp thế kỷ 19, thuộc trường phái tượng trưng chủ nghĩa.
[3] Tên thật là Donatien Alphonse Francois (1740 - 1814), nhà văn và nhà cách mạng người Pháp. Ông nổi tiếng nhất với những tiểu thuyết mang tính khổ dâm và bạo dâm, mô tả những cảnh tình dục mang tính tàn bạo trong đó nhân vật bị tra tấn, hành hạ đau đớn; đặc biệt lồng ghép nội dung khiêu dâm với các chủ đề triết lý, xã hội, đả kích nhà thờ…
Trong số tất cả những người này, người duy nhất nổi lên là Tamio Yasukawa, công nhân tại xưởng sản xuất ma-nơ-canh. Tuy nhiên, thật khó tin được rằng các điều tra viên lại không đưa anh ta vào diện nghi vấn. Yasukawa sống trong một khu tập thể chỉ cách nơi làm việc khoảng mười phút đi bộ. Phần lớn thời gian rảnh anh ta bù khú với cánh đồng nghiệp. Chứng cứ ngoại phạm của anh ta không vững vàng: Yasukawa nói rằng anh ta đi xem phim. Tuy nhiên anh ta mới chỉ biết Heikichi ba tháng trước khi xảy ra vụ Azoth, ai lại thực hiện giết người hàng loạt vì một kẻ điên mới quen được ba tháng? Và nếu đúng là anh ta làm như vậy thì anh ta thực hiện việc đó ở đâu, khi nào? Có vẻ như không thể.
Ở đây có ba vụ án tách biệt - vụ giết Heikichi Umezawa, vụ sát hại Kazue Kanemoto, và vụ án Azoth. Sau quá nhiều năm, bí ẩn này có thể chôn vùi theo hung thủ rồi. Tôi rất tiếc vì không thể tiến xa hơn được nữa. Đúng như Phòng Điều tra Hình sự kết luận, tất cả các nghi can dường như đều vô tội.
Kể từ khi về hưu, hàng ngày tôi đều nghĩ về vụ án này. Giờ đây, tôi thấy suy nghĩ của mình luẩn quẩn và chẳng đi tới đâu cả. Tôi càng ngày càng già, cảm thấy mình đang dần suy giảm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Những ngày tháng sống trong lo âu căng thẳng đã khiến tôi mắc bệnh ung thư. Tôi không còn sống được lâu và sẽ chết mà không được biết sự thật.
Quan điểm sống của tôi quá ư ôn hòa, chẳng bao giờ đi ngược với xu hướng chung. Là một người bình thường, tôi muốn kết thúc cuộc đời của mình như một người bình thường, nhưng thật xấu hổ là tôi đã không làm được như vậy. Tôi rất mong ai đó sẽ giải đáp được bí ẩn này. Không chỉ cho tôi và công việc mà tôi bị buộc phải can dự vào, mà còn cho công lý. Tất cả những gì tôi có thể làm lúc này là cầu nguyện. Thật xấu hổ là tôi vẫn không có đủ can đảm để kể mọi chuyện với con trai tôi.
Tôi đốt phần ghi chép này hay giữ nó sẽ là quyết định cuối cùng của đời tôi. Nếu có bất kỳ ai đọc được nó sau khi tôi chết, tôi tự hỏi liệu người đó có thấy thú vị không, băn khoăn trăn trở của tôi ấy… liệu có giống như chàng Hamlet[4]?
Bunjiro Takegoshi
[4] Tên nhân vật chính trong bi kịch cùng tên của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare (1564 - 1616). Thời cuộc và nghịch cảnh của bản thân đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be), những phút “chịu đựng hay vùng lên chống lại”.
Tôi thật đen đủi khi dính vào vụ việc chết tiệt theo cách kinh khủng này và không thể giũ bỏ được cảm giác tội lỗi. Thời gian trôi đi, rồi công chúng sẽ lãng quên, ngay cả những tội ác man rợ, tày trời cũng sẽ bị quên đi. Nhưng trường hợp này thì không. Sau chiến tranh, một cuốn sách có nhan đề Tokyo hoàng đạo án được xuất bản đã giúp công chúng tiếp cận và biết đến vụ án. Giải đáp bí ẩn vụ giết người trở thành mốt thời thượng và có rất nhiều sáng kiến, gợi ý, tấp nập gửi về cơ quan điều tra. Hàng ngày, các đồng nghiệp của tôi đều đọc kỹ những bức thư kiểu này. Tôi cứ run bắn người mỗi khi họ hét lên, “Thông tin này rất đáng xem xét!” Nỗi lo sợ kéo dài cho tới khi tôi về hưu. Thậm chí đến hôm nay, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Trở lại thời gian đó, biên chế Phòng 1 của Sở Điều tra hình sự là 46 thanh tra cảnh sát, chịu trách nhiệm về các tội danh gian lận, đốt phá và bạo lực, kể cả các án giết người và cướp giật, những công việc này bây giờ được chuyển về Phòng 3 và Phòng 4. Năm 1943, tôi được chuyển sang Phòng 1 theo đề xuất của ngài Koyama, trợ lý giám đốc đồn Takanawa, người nhiệt liệt khen ngợi tôi vì sự bền bỉ và óc phán đoán logic. Tôi có nhiệm vụ chuyên xử lý các vụ gian lận. Để chở sáu xác chết, tôi phải mượn chiếc Cadillac của nghi can trong một vụ gian lận trước đó. Sau khi tôi chuyển sang Phòng 1, người đó liên tục liên lạc với tôi và xin xỏ. Lần nào tôi cũng phải đồng ý.
Chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, quân Mỹ thường xuyên đe dạo không kích Nhật Bản. Các nhân viên của Sở Cảnh sát Đô thành được sơ tán theo từng nhóm nhỏ tới các khu vực khác nhau trong thành phố. Phòng của tôi lập văn phòng tại Trường Trung học Nữ số 1ở Asakusa. Lắm lúc tôi muốn được hy sinh trong chiến trận. Nhiều đồng nghiệp của tôi tòng quân, nhưng việc nhập ngũ của tôi bị đình hoãn, khiến cho tôi càng cảm thấy có tội.
Thời điểm xảy ra các vụ án mạng, con trai tôi là Fumihiko chỉ mới vài tháng tuổi. Giờ nó đã là một thanh tra cảnh sát, con gái tôi Misako đã kết hôn với một sĩ quan cảnh sát. Mặc dù tôi cảm thấy mình như một tội nhân nhưng tôi vẫn tiếp tục thăng tiến xa hơn trên nấc thang danh vọng. Tôi tham gia các kỳ thi vì con trai tôi, luôn luôn hoàn thành xuất sắc và được thăng chức. Ngay trước lúc nghỉ hưu, cấp trên hào phóng thăng cho tôi lên bậc thanh tra cao cấp. Sự nghiệp của tôi hẳn là rất thành đạt, nhưng với tôi, nó chỉ là những năm tháng tù túng, giam hãm mà thôi. Tôi vẫn giữ kín với mọi người về căn bệnh ung thư của mình. Năm 1962, sau ba mươi tư năm cống hiến trong ngành cảnh sát, tôi về hưu một cách nhanh nhất có thể ở tuổi 57. Hai năm sau cái chết của Masako Umezawa, người bị kết án tử hình vì tội giết chồng và sáu cô gái, mối quan tâm của công chúng đến các vụ án mạng chiêm tinh vẫn còn rất mạnh. Bản thân tôi vẫn đọc tất cả mọi tài liệu mà tôi có thể thu thập, nhưng chẳng phát hiện thêm gì ngoại trừ những điều tôi đã biết. Sau một năm nghỉ hưu, tôi thấy mình dần lấy lại được nhiệt huyết. Thế rồi, cuối mùa hè năm 1964, tôi quyết định dành nốt quãng đời còn lại giải quyết bí ẩn này. Tôi cố gắng phỏng vấn tất cả những người còn sống và có liên quan đến vụ việc bằng bất kỳ hình thức nào.
Ayako Umezawa, khi đó đã 75 tuổi, là thành viên duy nhất còn sống trong gia đình này. Bà đã xây một khu chung cư và sống tại đó. Ayako cho biết Yoshio chồng bà vừa mới qua đời chưa lâu. Cả hai cô con gái đều bị sát hại và không còn ai thân thích, bà cảm thấy rất cô độc.
Yasue Tomita đã 78 tuổi. Bà sống một mình trong căn hộ ở Denenchofu, một đặc khu của Tokyo khá giống Beverly Hills. Sau chiến tranh, bà đã bán phòng tranh cũ và mở một phòng tranh mới ở Shibuya có cùng tên gọi là “de Médicis”. Sau khi Heitaro con trai bà hy sinh trong chiến tranh, Yasue nhận nuôi con trai của một người họ hàng, và giờ anh này điều hành phòng tranh thay bà. Thỉnh thoảng, cậu con nuôi cũng đến thăm Yasue, nhưng bà vẫn rất cô đơn.
Cả Ayako và Yasue đều không phải là nghi can, nhưng không còn lại ai khác trong số những người trong cuộc. Vợ cũ của Heikichi, bà Tae, đã chết, nhưng chồng cũ của Masako, ông Satochi Murakami, thì vẫn còn sống và đã 82 tuổi. Người ta chưa bao giờ thẩm vấn Murakami - có lẽ vì cảnh sát thời tiền chiến rất phân biệt giai cấp trong khi ông ấy lại là người giàu có và danh giá. Tôi nghi ngờ Murakami có động cơ phạm tội: đó là trả thù. Masako đã ngoại tình và sau đó ly hôn Murakami để lấy Heikichi. Với tư cách một cựu thanh tra cảnh sát cao cấp, tôi tới gặp Murakami. Ông đã về hưu, sống một cuộc sống bình lặng quẩn quanh trong khu vườn của mình. Ông ấy còng gập, cái đầu hói có vẻ hợp với tuổi của mình. Thỉnh thoảng đôi mắt của Murakami lại toát lên vẻ tinh anh, mạnh khỏe và tôi có thể hình dung ra ông ấy khi còn trai tráng trông như thế nào.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi chẳng đâu vào đâu. Trái với những gì tôi nghĩ, Murakami nói rằng ông đã từng bị thẩm vấn không rõ lý do, rằng thái độ của cảnh sát rất hung hăng. Ông tiếp tục kể lể dông dài về việc bị đối xử như một nghi can. Tôi xin lỗi và ra về. Phòng Điều tra Hình sự đã chu đáo hơn tôi tưởng rất nhiều.
Người ta vẫn rất nhiệt tình với Azoth, nhưng giờ tôi cảm thấy nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Mặc dù vậy, tôi vẫn tới mộ của Heikichi để xem liệu có khả năng Azoth ở đâu đó gần mộ không. Nghĩa trang chật kín. Mộ ông ấy gần như bị che khuất bởi các ngôi mộ an táng theo gia tộc ở gần bên. Tôi ngờ rằng Azoth có thể ở trong số đó.
Liệu Heikichi có đệ tử nào không? Hay bạn bè? Hoặc những người quen biết tình cờ? Ông ấy vốn không phải là người quảng giao, chỉ ra ngoài để tới phòng tranh de Médicis và quán rượu Kakinoki.
Tại Kakinoki, chủ quán Satoko là người giới thiệu Heikichi với Genzo Ogata, chủ một nhà máy sản xuất ma-nơ-canh… Khi đó, Ogata 46 tuổi còn Satoko là góa phụ chỉ mới 34. Có vẻ Heikichi rất thích nhà máy của Ogata, mặc dù công việc của họ khác hẳn nhau. Cảnh sát đã tiếp xúc Ogata và loại ông này ra khỏi diện nghi vấn. Tôi thấy Tamio Yasukawa, công nhân ở nhà máy Ogata mới có vẻ là người cần phải điều tra thêm. Heikichi cũng đã gặp Yasukawa tại Kakinoki, và vì Yasukawa làm công việc sản xuất ma-nơ-canh, cả hai có thể có cùng mối quan tâm đến nghệ thuật tạo hình. Yasukawa 28 tuổi vào thời điểm xảy ra các vụ án mạng. Anh ta là một trong số rất ít nghi can vẫn còn sống. Anh ta từng có thời phục vụ trong quân ngũ và hiện tại vẫn sống ở Kyoto. Tôi phải tới gặp anh ta trước khi anh ta chết - hoặc trước khi tôi chết.
Trong số ngững người quen khác của Heikichi ở Kakinoki, người duy nhất tôi đã gặp là Toshinobu Ishibashi, một họa sĩ sống gần quán rượu. Anh ta 30 tuổi vào thời điểm xảy ra án mạng - ngẫu nhiên sao lại cùng tuổi với tôi. Gia đình anh ta có một quán trà, vẽ vời chỉ là nghề tay trái. Có lẽ Ishibashi phụ giúp công việc kinh doanh của gia đình và bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật thông qua các cuộc thi. Vì mong ước được tới Paris, điều rất ít người khi đó có thể làm nổi, nên Toshinobu rất thích nói chuyện với Heikichi về những chuyến phiêu lưu bên Pháp. Tôi đã tới gặp Ishibashi tại quán trà ở Kakinokizaka, hiện vẫn do gia đình anh ta quản lý. Anh ta kể chuyện chiến đấu trong chiến tranh, thoát chết trong gang tấc. Toshinobu đã thôi vẽ vời, nhưng con gái anh là tốt nghiệp sinh của trường nghệ thuật. Ishibashi hào hứng tiếp chuyện tôi, kể rằng trong chuyến đi tới Paris mới đây, anh phấn khởi vì đã tìm được một nhà hàng mà Heikichi đã kể lúc trước. Vợ Toshinobu lịch thiệp và tử tế, còn cô nhân viên thì rất thân thiện. Ishibashi cũng có chứng cứ ngoại phạm, đương nhiên chẳng có lý do gì khiến anh ta phạm tội giết người cả. Khi tôi chuẩn bị ra về, Ishibashi mời tôi trở lại quán trà bất kỳ lúc nào. Lời mời chân thành và tôi nghĩ tôi sẽ quay lại.
Quán rượu Kakinoki không còn nữa. Satoko, người đã được loại trừ khỏi diện nghi vấn, đóng cửa quán khi trở thành tình nhân của Ogata. Ogata đã có vợ và gia đình, vì vậy mọi việc trở nên rất phức tạp. Con trai ông tiếp tục công việc sản xuất kinh doanh ma-nơ-canh, nhưng đã chuyển nhà máy tới Kanakoganei.
Nhờ các kỹ năng xã hội của Yasue, phòng tranh de Médicis là một nơi quen thuộc với các nghệ sĩ trung niên: các họa sĩ, nhà điêu khắc, người mẫu, thi sĩ, nhà viết kịch, nhà viết tiểu thuyết và cả giới làm phim. Họ tụ họp ở đó và thảo luận sôi nổi về nghệ thuật. Cho dù là một vị khách thường xuyên nhưng Heikichi cũng không giao du nhiều với những nghệ sĩ này, ông nghĩ rằng họ là những kẻ hợm hĩnh.
Tuy nhiên, Heikichi có duy trì tình bạn với một nhà điều hành tên là Motonari Tokuda. Tokuda là một trí thức tinh tường sở hữu một xưởng nghệ thuật ở Mitaka. Ở tuổi 40, ông đã rất nổi tiếng. Heikichi mê mẩn những tác phẩm điêu khắc của Tokuda, nên các điều tra viên ngờ rằng Tokuda có ảnh hưởng đến những ý niệm của Heikichi về Azoth. Tôi đã gặp Tokuda khi ông ấy bị cảnh sát thẩm vấn. Ông ta có mái tóc dài, rối bù, hai gò má hõm sâu, trông như một nghệ sĩ gàn dở. Tuy nhiên, Tokuda có chứng cứ ngoại phạm và được thả. Lý lẽ bào chữa của ông là ông không có khái niệm gì về cách điều khiển một chiếc xe hơi. Hơn nữa, ông chưa bao giờ tới xưởng vẽ của Heikichi, cũng chẳng hề biết Kazue. Nếu ai đó từng xem các tác phẩm của Tokuda thì sẽ thấy rõ ràng rằng nghệ thuật như thế không thể xuất phát từ tâm hồn một kẻ sát nhân. Ông đột ngột qua đời vào đầu năm 1965, xưởng nghệ thuật được cải tạo thành Bảo tàng Motonari Tokuda.
Qua Tokuda, Heikichi làm quen với một họa sĩ là Gozo Abe. Anh chàng này là người theo chủ nghĩa hòa bình: các tác phẩm của anh ta truyền tải thông điệp phản chiến từ năm 1936, do vậy mà anh ta bị các nghệ sĩ cùng thời tẩy chay - cảnh ngộ mà cả anh ta và Heikichi có thể cùng chịu chung. Abe khi đó mới ngoài 20, trẻ hơn Heikichi một thế hệ nên không chắc là họ biết rõ về nhau. Họa sĩ trẻ sống ở Kichijoji, cách xa Meguro. Anh chàng chưa bao giờ tới xưởng vẽ của Heikichi. Mặc dù không có chứng cứ ngoại phạm thuyết phục nhưng anh ta chẳng có lý do gì để phạm tội cả. Thời chiến tranh, Abe bị đẩy sang Trung Quốc. Các sĩ quan quân đội đối xử rất tệ và gán cho anh chàng họa sĩ danh hiệu “tư tưởng gia bất lợi”. Suốt thời gian quân ngũ anh chàng cũng chỉ là gã lính trơn. Trở về Nhật Bản, Abe ly dị vợ, cưới một phụ nữ trẻ hơn và chuyển sang Nam Mỹ. Anh ta mất ở Nhật năm 1955, cũng có được một chút tiếng tăm trong giới nghệ sĩ. Bà vợ hiện quản lý cà phê “Grell” cũng dành cho giới nghệ sĩ. Các bức vẽ của Abe được treo khắp tường trong quán cà phê.
Tại de Médicis, Heikichi còn quen biết họa sĩ Yasuchi Yamada. Yamada có tính cách nhẹ nhàng và Heikichi làm thân với người này một cách dễ dàng. Thực tế, Heikichi đã tới nhà Yamada hai lần, có lẽ vì bị cuốn hút bởi Kinue vợ của Yamada. Không những từng là người mẫu, Kinue còn là một nhà thơ. Heikichi rất thích Rimbaud[1], Baudelaire[2] và Hầu tước xứ Sade[3], và có vẻ như hai người cùng chung sở thích. Dường như Kinue cũng rất hâm mộ các tác phẩm của Andre Milhaud, nghệ sĩ mà Heikichi lấy cảm hứng. Yasushi và Kinue đều mất vào giữa những năm 1950. Họ đều có chứng cứ ngoại phạm, chưa bao giờ tới xưởng vẽ của Heikichi và cũng không có động cơ sát hại ông.
[1] Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854-1891) - nhà thơ Pháp, một trong những người sáng lập trường phái thơ tượng trưng.
[2] Charles Pierre Baudelaire (1821 - 1867) nhà thơ lớn của Pháp thế kỷ 19, thuộc trường phái tượng trưng chủ nghĩa.
[3] Tên thật là Donatien Alphonse Francois (1740 - 1814), nhà văn và nhà cách mạng người Pháp. Ông nổi tiếng nhất với những tiểu thuyết mang tính khổ dâm và bạo dâm, mô tả những cảnh tình dục mang tính tàn bạo trong đó nhân vật bị tra tấn, hành hạ đau đớn; đặc biệt lồng ghép nội dung khiêu dâm với các chủ đề triết lý, xã hội, đả kích nhà thờ…
Trong số tất cả những người này, người duy nhất nổi lên là Tamio Yasukawa, công nhân tại xưởng sản xuất ma-nơ-canh. Tuy nhiên, thật khó tin được rằng các điều tra viên lại không đưa anh ta vào diện nghi vấn. Yasukawa sống trong một khu tập thể chỉ cách nơi làm việc khoảng mười phút đi bộ. Phần lớn thời gian rảnh anh ta bù khú với cánh đồng nghiệp. Chứng cứ ngoại phạm của anh ta không vững vàng: Yasukawa nói rằng anh ta đi xem phim. Tuy nhiên anh ta mới chỉ biết Heikichi ba tháng trước khi xảy ra vụ Azoth, ai lại thực hiện giết người hàng loạt vì một kẻ điên mới quen được ba tháng? Và nếu đúng là anh ta làm như vậy thì anh ta thực hiện việc đó ở đâu, khi nào? Có vẻ như không thể.
Ở đây có ba vụ án tách biệt - vụ giết Heikichi Umezawa, vụ sát hại Kazue Kanemoto, và vụ án Azoth. Sau quá nhiều năm, bí ẩn này có thể chôn vùi theo hung thủ rồi. Tôi rất tiếc vì không thể tiến xa hơn được nữa. Đúng như Phòng Điều tra Hình sự kết luận, tất cả các nghi can dường như đều vô tội.
Kể từ khi về hưu, hàng ngày tôi đều nghĩ về vụ án này. Giờ đây, tôi thấy suy nghĩ của mình luẩn quẩn và chẳng đi tới đâu cả. Tôi càng ngày càng già, cảm thấy mình đang dần suy giảm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Những ngày tháng sống trong lo âu căng thẳng đã khiến tôi mắc bệnh ung thư. Tôi không còn sống được lâu và sẽ chết mà không được biết sự thật.
Quan điểm sống của tôi quá ư ôn hòa, chẳng bao giờ đi ngược với xu hướng chung. Là một người bình thường, tôi muốn kết thúc cuộc đời của mình như một người bình thường, nhưng thật xấu hổ là tôi đã không làm được như vậy. Tôi rất mong ai đó sẽ giải đáp được bí ẩn này. Không chỉ cho tôi và công việc mà tôi bị buộc phải can dự vào, mà còn cho công lý. Tất cả những gì tôi có thể làm lúc này là cầu nguyện. Thật xấu hổ là tôi vẫn không có đủ can đảm để kể mọi chuyện với con trai tôi.
Tôi đốt phần ghi chép này hay giữ nó sẽ là quyết định cuối cùng của đời tôi. Nếu có bất kỳ ai đọc được nó sau khi tôi chết, tôi tự hỏi liệu người đó có thấy thú vị không, băn khoăn trăn trở của tôi ấy… liệu có giống như chàng Hamlet[4]?
Bunjiro Takegoshi
[4] Tên nhân vật chính trong bi kịch cùng tên của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare (1564 - 1616). Thời cuộc và nghịch cảnh của bản thân đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be), những phút “chịu đựng hay vùng lên chống lại”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook