Thiên Chính Đạo Nhân
-
Chương 5: Núi Mã Đầu
Dịch: Tuyệt Hàn
***
Ông ngoại tôi vội vàng đứng lên, đáp: "Ân nhân có chuyện xin cứ việc phân phó, ta nhất định làm được."
Tra Nghiêm Vân vỗ vỗ lên đầu con chó mực ngồi cạnh, nói: "Tôi đoán hai con tiểu quỷ muốn đoạt hồn tôi trên đường đi về, đại ca tìm giúp tôi ba người đồ tể, nhớ phải bảo họ cầm theo cả dao bầu thường ngày hay dùng. Dặn họ đưa tôi về nhà, chỉ cần tôi về được đến nhà, hai con tiểu quỷ chẳng thể làm gì tôi nữa."
Đồ tể hằng ngày đều sát sinh nên sát khí rất nặng, tiểu quỷ khó có thể làm hại họ. Hơn nữa lại còn cầm theo cả dao bầu, chuyên dùng để giết heo. Tra Nghiêm Vân cần ba người đồ tể đi cùng về nhà, có thể thấy hai con tiểu quỷ này không hề đơn giản.
Những năm đó, mỗi thôn đều có một người đồ tể chuyên giết heo, cho nên tìm được ba người cũng không phải chuyện gì khó. Ông ngoại tôi đi ra ngoài, chỉ chốc lát sau đã quay lại, mỗi người cũng đều cầm theo dao.
Ông ngoại tôi kể lại đơn giản mọi chuyện cho bọn họ hiểu. Ba người đều có dáng vẻ hung thần ác sát, lưng hùm vai gấu, ngũ quan thô kệch. Họ nhận từ ông ngoại tôi chút tiền, vài bao thuốc. Ông ngoại tôi cũng nhiệt tình, bảo bà ngoại tôi làm cơm, mời họ uống mấy cốc rượu. Đến khi mười hai giờ khuya, họ bắt đầu lên đường, đưa Tra Nghiêm Vân về nhà.
Mấy người đồ tể này khi tôi lớn lên cũng đều biết họ, hai người vẫn còn sống, tuy rằng đã cao tuổi. Sau này họ kể lại, hôm đó mặc dù là mùa hè nhưng cảm giác đi trên đường giống như những ngày tháng 10 vậy, gió lạnh thổi không ngừng, đi trên đường luôn cảm giác phía sau có người đi theo. Nhưng Tra Nghiêm Vân không cho phép bọn họ quay đầu, cũng không được nói chuyện, bảo bọn họ vây chặt lấy ông, tay phải nắm chặt dao bầu, cứ thế mà đi.
Cũng may ba người này đều tuân theo lời của Nghiêm Vân, đưa ông về nhà an toàn. Về đến nhà, ông phát cho mỗi người một gói thuốc lá, một chai rượu cùng một tấm phù, rồi bảo họ quay về. Sau đó ông đóng chặt cửa, thẳng một mạch cho tới tận bảy ngày sau.
Sáng ngày hôm sau, ông ngoại và bà ngoại tôi thấy cô Tú đã bình phục, bèn dẫn cô đi gặp đạo sĩ Nghiêm Vân, nhưng ông đóng cửa không tiếp khách.
Lúc Tra Nghiêm Vân bế quan, bà ngoại tôi dẫn cô Tú đi kiểm tra, kết quả hết thảy đều bình thường. Ngay cả vị bác sĩ khuyên bà ngoại tôi lo hậu sự cho cô Tú cũng cảm thấy hết sức khó tin.
Liên tiếp bảy ngày, bà ngoại tôi đều tới nhà Tra Nghiêm Vân. Sáng ngày thứ tám thì ông mở cửa. Ông bà ngoại tôi được mời vào, sau đó ông ngoại bảo cô Tú dập đầu ba cái, coi như cảm tạ ân cứu mạng. Tra Nghiêm Vân cũng là một người sảng khoái, nhận ba cái dập đầu của cô Tú, bà ngoại tôi lần nữa đưa tiền, gắng hết sức bắt ông phải nhận. Tra Nghiêm Vân không biết làm thế nào đành nói: "Chị dâu, nếu chị thật sự muốn cảm tạ tôi, vậy có thể đưa con chó mực nhà chị cho tôi nuôi được không?"
Đừng nói là một con chó, kể cả có là một con heo mập, chỉ cần ông không ngại nhận. Bà ngoại tôi cũng sẽ không chút do dự đưa tới, ông bà liền lập tức gật đầu đáp ứng, sau đó ông ngoại tôi nhanh chóng về nhà, dắt con chó mực tới.
Tra Nghiêm Vân nói: "Không phải tôi là kẻ ham tài, muốn lấy đồ nhà anh chị. Chẳng qua là con chó này đã mở được âm dương nhãn, lại là chó mực, có thể nhận ra quỷ quái. Nếu để nhà anh chị nuôi, sớm muộn gì cũng sẽ gây ra chuyện. Để tôi nuôi còn có chút hữu dụng, chị dâu không trách tôi chứ?"
Sau đó tôi nghe bà ngoại kể lại, khi đó cậu Sáu vì không muốn ông ngoại dắt con chó mực đi còn quậy phá lung tung, khóc tới nước mắt nước mũi tùm lum. Nhưng ông tôi vẫn một mực dắt nó đi cho vị đạo sĩ, dĩ nhiên sau đó nó còn xuất hiện trong một câu chuyện khác của tôi.
Mấy ngày sau Tra Nghiêm Vân đều tới nhà bà ngoại tôi, hỏi thăm tình huống hằng ngày của cô Tú. Ông cũng tìm được nhà hai đứa trẻ chết đuối kia, hỏi thăm chỗ hai đứa trẻ được chôn, sau đó cùng cha mẹ chúng đi tế bái.
Khi đó trẻ con khi mất còn ít tuổi thường chỉ được quấn một cái chiếu, đào một cái hố nhỏ ở ven đồi, cũng không có bia mộ đàng hoàng như bây giờ.
Đi trên đường, Tra Nghiêm Vân liền hỏi người nhà hai đứa bé, sau khi an táng chúng có thường xuyên đi thăm mộ không? Cha hai đứa bé sợ vợ mình đi thăm mộ thương tâm, nên cũng không đi thăm mộ. Kể cả lúc chôn cũng là nhờ người khác chôn, bọn họ chỉ biết hai đứa bé được chôn ở một ngọn núi, những thứ khác cũng không biết. Tra Nghiêm Vân cầm la bàn, vừa đi vừa nhìn, dẫn theo đoàn người tới núi Mã Đầu.
Nói tới núi Mã Đầu, tôi cũng biết qua một chút. Nó nằm ngay đối diện với cửa nhà bà ngoại tôi, bởi vì hình dáng giống như một con ngựa nên được gọi là núi Mã Đầu. Hơn nữa quê tôi là cả một vùng bằng phẳng, núi Mã Đầu lại to lớn dị thường, hình thù cũng không giống như những ngọn núi khác, cảm giác có điểm quái dị.
Tới mặt trời đứng bóng mọi người lên tới đỉnh núi Mã Đầu, rốt cuộc cũng tìm được mộ chôn hai đứa trẻ kia. Hai nấm mồ cỏ dại mọc um tùm, nếu không phải màu đất có hơi khác biệt, thật khó nhận ra đó lại là hai ngôi mộ.
Hai gia đình khi thấy hai ngôi mộ cảm thấy thương tâm, lập tức quỳ trước mộ khóc lớn. Tra Nghiêm Vân cũng không để ý tới bọn họ, chỉ đi xung quanh đo đạc. Khoảng chừng 20 phút sau, Nghiêm Vân cảm thấy đã hiểu rõ, liền kêu người của hai nhà đứng chung một chỗ, nói phải đào hai ngôi mộ lên.
Cả hai bên đương nhiên đều không đồng ý, cha một đứa bé còn đánh ông, lúc đánh người này buột miệng mắng: "Ngươi từ đâu tới giả làm đạo sĩ, còn dám bảo chúng ta đào mộ con mình lên ư?"
Tra Nghiêm Vân cũng không giận, hỏi bọn họ: "Mấy người biết đây là núi gì không?"
Mọi người dĩ nhiên đều biết đây là núi Mã Đầu!
"Núi Mã Đầu? Ngưu Đầu Mã Diện (Đầu Trâu, Mặt Ngựa – Hai sứ giả của Âm Phủ)! Đúng, ngọn núi này chính là một trạm dừng chân của Ngưu Đầu Mã Diện, hai đứa trẻ nhà các người lại được chộn trên lưng núi, chính là cưỡi trên lưng ngựa. Vì thế chúng trở thành một cặp tiểu quỷ chuyên câu hồn đoạt phách người khác, trọn đời không được siêu sinh! Đào lên đi, tôi sẽ làm lễ, dời mộ phần của con hai nhà các người đi nơi khác. Các người cũng không muốn con mình đã mất rồi còn tạo thêm nghiệt chứ?"
Người trong thôn cũng đều biết chuyện của cô Tú mấy ngày trước, lại nghe thấy như vậy. Người của hai nhà cũng có chút sợ hãi, trong lòng nghĩ nếu quả thực như vậy thì tội nghiệt nặng lắm, sau khi chết cũng không được an bình, phải làm tay sai cho kẻ khác. Họ bèn quay qua thương lượng với nhau chốc lát, sau đó hai người cha đều đáp ứng, bắt đầu đào mộ.
Hai đứa trẻ lúc chôn cũng không sâu, không mất bao lâu sau đã đào tới góc chiếu. Khi mở hai cái chiếu ra, trong nháy mắt tất cả mọi người đều ngây dại. Hai đứa trẻ mất đã nhiều năm, xác chúng không hề phân hủy một chút nào, ngược lại nhìn rất sống động, giống như đang ngủ vậy. Người nhà hai đứa trẻ sợ tới mức không dám nhúc nhích, phải biết rằng thời điểm đào mộ là giữa tháng sáu nóng bức, xác hai đứa trẻ không hề thay đổi, tới cả một chút mùi cũng không có!
(Hình dạng cơ bản của núi Mã Đầu giống như thế này: có phần nhô ra giống như đầu ngựa, dốc thoai thoải như lưng ngựa. Trong phong thủy thế núi này không tốt, tránh làm nhà ở phía đối diện)
***
Ông ngoại tôi vội vàng đứng lên, đáp: "Ân nhân có chuyện xin cứ việc phân phó, ta nhất định làm được."
Tra Nghiêm Vân vỗ vỗ lên đầu con chó mực ngồi cạnh, nói: "Tôi đoán hai con tiểu quỷ muốn đoạt hồn tôi trên đường đi về, đại ca tìm giúp tôi ba người đồ tể, nhớ phải bảo họ cầm theo cả dao bầu thường ngày hay dùng. Dặn họ đưa tôi về nhà, chỉ cần tôi về được đến nhà, hai con tiểu quỷ chẳng thể làm gì tôi nữa."
Đồ tể hằng ngày đều sát sinh nên sát khí rất nặng, tiểu quỷ khó có thể làm hại họ. Hơn nữa lại còn cầm theo cả dao bầu, chuyên dùng để giết heo. Tra Nghiêm Vân cần ba người đồ tể đi cùng về nhà, có thể thấy hai con tiểu quỷ này không hề đơn giản.
Những năm đó, mỗi thôn đều có một người đồ tể chuyên giết heo, cho nên tìm được ba người cũng không phải chuyện gì khó. Ông ngoại tôi đi ra ngoài, chỉ chốc lát sau đã quay lại, mỗi người cũng đều cầm theo dao.
Ông ngoại tôi kể lại đơn giản mọi chuyện cho bọn họ hiểu. Ba người đều có dáng vẻ hung thần ác sát, lưng hùm vai gấu, ngũ quan thô kệch. Họ nhận từ ông ngoại tôi chút tiền, vài bao thuốc. Ông ngoại tôi cũng nhiệt tình, bảo bà ngoại tôi làm cơm, mời họ uống mấy cốc rượu. Đến khi mười hai giờ khuya, họ bắt đầu lên đường, đưa Tra Nghiêm Vân về nhà.
Mấy người đồ tể này khi tôi lớn lên cũng đều biết họ, hai người vẫn còn sống, tuy rằng đã cao tuổi. Sau này họ kể lại, hôm đó mặc dù là mùa hè nhưng cảm giác đi trên đường giống như những ngày tháng 10 vậy, gió lạnh thổi không ngừng, đi trên đường luôn cảm giác phía sau có người đi theo. Nhưng Tra Nghiêm Vân không cho phép bọn họ quay đầu, cũng không được nói chuyện, bảo bọn họ vây chặt lấy ông, tay phải nắm chặt dao bầu, cứ thế mà đi.
Cũng may ba người này đều tuân theo lời của Nghiêm Vân, đưa ông về nhà an toàn. Về đến nhà, ông phát cho mỗi người một gói thuốc lá, một chai rượu cùng một tấm phù, rồi bảo họ quay về. Sau đó ông đóng chặt cửa, thẳng một mạch cho tới tận bảy ngày sau.
Sáng ngày hôm sau, ông ngoại và bà ngoại tôi thấy cô Tú đã bình phục, bèn dẫn cô đi gặp đạo sĩ Nghiêm Vân, nhưng ông đóng cửa không tiếp khách.
Lúc Tra Nghiêm Vân bế quan, bà ngoại tôi dẫn cô Tú đi kiểm tra, kết quả hết thảy đều bình thường. Ngay cả vị bác sĩ khuyên bà ngoại tôi lo hậu sự cho cô Tú cũng cảm thấy hết sức khó tin.
Liên tiếp bảy ngày, bà ngoại tôi đều tới nhà Tra Nghiêm Vân. Sáng ngày thứ tám thì ông mở cửa. Ông bà ngoại tôi được mời vào, sau đó ông ngoại bảo cô Tú dập đầu ba cái, coi như cảm tạ ân cứu mạng. Tra Nghiêm Vân cũng là một người sảng khoái, nhận ba cái dập đầu của cô Tú, bà ngoại tôi lần nữa đưa tiền, gắng hết sức bắt ông phải nhận. Tra Nghiêm Vân không biết làm thế nào đành nói: "Chị dâu, nếu chị thật sự muốn cảm tạ tôi, vậy có thể đưa con chó mực nhà chị cho tôi nuôi được không?"
Đừng nói là một con chó, kể cả có là một con heo mập, chỉ cần ông không ngại nhận. Bà ngoại tôi cũng sẽ không chút do dự đưa tới, ông bà liền lập tức gật đầu đáp ứng, sau đó ông ngoại tôi nhanh chóng về nhà, dắt con chó mực tới.
Tra Nghiêm Vân nói: "Không phải tôi là kẻ ham tài, muốn lấy đồ nhà anh chị. Chẳng qua là con chó này đã mở được âm dương nhãn, lại là chó mực, có thể nhận ra quỷ quái. Nếu để nhà anh chị nuôi, sớm muộn gì cũng sẽ gây ra chuyện. Để tôi nuôi còn có chút hữu dụng, chị dâu không trách tôi chứ?"
Sau đó tôi nghe bà ngoại kể lại, khi đó cậu Sáu vì không muốn ông ngoại dắt con chó mực đi còn quậy phá lung tung, khóc tới nước mắt nước mũi tùm lum. Nhưng ông tôi vẫn một mực dắt nó đi cho vị đạo sĩ, dĩ nhiên sau đó nó còn xuất hiện trong một câu chuyện khác của tôi.
Mấy ngày sau Tra Nghiêm Vân đều tới nhà bà ngoại tôi, hỏi thăm tình huống hằng ngày của cô Tú. Ông cũng tìm được nhà hai đứa trẻ chết đuối kia, hỏi thăm chỗ hai đứa trẻ được chôn, sau đó cùng cha mẹ chúng đi tế bái.
Khi đó trẻ con khi mất còn ít tuổi thường chỉ được quấn một cái chiếu, đào một cái hố nhỏ ở ven đồi, cũng không có bia mộ đàng hoàng như bây giờ.
Đi trên đường, Tra Nghiêm Vân liền hỏi người nhà hai đứa bé, sau khi an táng chúng có thường xuyên đi thăm mộ không? Cha hai đứa bé sợ vợ mình đi thăm mộ thương tâm, nên cũng không đi thăm mộ. Kể cả lúc chôn cũng là nhờ người khác chôn, bọn họ chỉ biết hai đứa bé được chôn ở một ngọn núi, những thứ khác cũng không biết. Tra Nghiêm Vân cầm la bàn, vừa đi vừa nhìn, dẫn theo đoàn người tới núi Mã Đầu.
Nói tới núi Mã Đầu, tôi cũng biết qua một chút. Nó nằm ngay đối diện với cửa nhà bà ngoại tôi, bởi vì hình dáng giống như một con ngựa nên được gọi là núi Mã Đầu. Hơn nữa quê tôi là cả một vùng bằng phẳng, núi Mã Đầu lại to lớn dị thường, hình thù cũng không giống như những ngọn núi khác, cảm giác có điểm quái dị.
Tới mặt trời đứng bóng mọi người lên tới đỉnh núi Mã Đầu, rốt cuộc cũng tìm được mộ chôn hai đứa trẻ kia. Hai nấm mồ cỏ dại mọc um tùm, nếu không phải màu đất có hơi khác biệt, thật khó nhận ra đó lại là hai ngôi mộ.
Hai gia đình khi thấy hai ngôi mộ cảm thấy thương tâm, lập tức quỳ trước mộ khóc lớn. Tra Nghiêm Vân cũng không để ý tới bọn họ, chỉ đi xung quanh đo đạc. Khoảng chừng 20 phút sau, Nghiêm Vân cảm thấy đã hiểu rõ, liền kêu người của hai nhà đứng chung một chỗ, nói phải đào hai ngôi mộ lên.
Cả hai bên đương nhiên đều không đồng ý, cha một đứa bé còn đánh ông, lúc đánh người này buột miệng mắng: "Ngươi từ đâu tới giả làm đạo sĩ, còn dám bảo chúng ta đào mộ con mình lên ư?"
Tra Nghiêm Vân cũng không giận, hỏi bọn họ: "Mấy người biết đây là núi gì không?"
Mọi người dĩ nhiên đều biết đây là núi Mã Đầu!
"Núi Mã Đầu? Ngưu Đầu Mã Diện (Đầu Trâu, Mặt Ngựa – Hai sứ giả của Âm Phủ)! Đúng, ngọn núi này chính là một trạm dừng chân của Ngưu Đầu Mã Diện, hai đứa trẻ nhà các người lại được chộn trên lưng núi, chính là cưỡi trên lưng ngựa. Vì thế chúng trở thành một cặp tiểu quỷ chuyên câu hồn đoạt phách người khác, trọn đời không được siêu sinh! Đào lên đi, tôi sẽ làm lễ, dời mộ phần của con hai nhà các người đi nơi khác. Các người cũng không muốn con mình đã mất rồi còn tạo thêm nghiệt chứ?"
Người trong thôn cũng đều biết chuyện của cô Tú mấy ngày trước, lại nghe thấy như vậy. Người của hai nhà cũng có chút sợ hãi, trong lòng nghĩ nếu quả thực như vậy thì tội nghiệt nặng lắm, sau khi chết cũng không được an bình, phải làm tay sai cho kẻ khác. Họ bèn quay qua thương lượng với nhau chốc lát, sau đó hai người cha đều đáp ứng, bắt đầu đào mộ.
Hai đứa trẻ lúc chôn cũng không sâu, không mất bao lâu sau đã đào tới góc chiếu. Khi mở hai cái chiếu ra, trong nháy mắt tất cả mọi người đều ngây dại. Hai đứa trẻ mất đã nhiều năm, xác chúng không hề phân hủy một chút nào, ngược lại nhìn rất sống động, giống như đang ngủ vậy. Người nhà hai đứa trẻ sợ tới mức không dám nhúc nhích, phải biết rằng thời điểm đào mộ là giữa tháng sáu nóng bức, xác hai đứa trẻ không hề thay đổi, tới cả một chút mùi cũng không có!
(Hình dạng cơ bản của núi Mã Đầu giống như thế này: có phần nhô ra giống như đầu ngựa, dốc thoai thoải như lưng ngựa. Trong phong thủy thế núi này không tốt, tránh làm nhà ở phía đối diện)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook