Thiên Chính Đạo Nhân
-
Chương 4: Đuổi tiểu quỷ
Dịch: Tuyệt Hàn
***
Sau khi tất cả đi ra ngoài, mọi người trong nhà nhìn Nghiêm Vân mệt mỏi, cũng không ai dám lên tiếng.
Nghiêm Vân nhìn cả một gia đình đang nhìn mình với ánh mắt mong chờ, lắc đầu một cái nói: "Hôm nay sợ là có phiền toái."
Lời người dịch: Để cho tiện thì từ sau sẽ gọi thẳng là Nghiêm Vân hoặc Tra Nghiêm Vân.
Bà ngoại tôi nghe ông ấy nói như vậy, lập tức quỳ sụp xuống trước mặt vị đạo sĩ. Tiếp theo cô Năm và cậu Sáu cũng quỳ xuống, bà ngoại tôi khóc lớn: "Đạo trưởng cứu giúp, năm đó chúng tôi có mắt không thấy núi Thái Sơn, đuổi sư phụ của đạo trưởng đi, mong đạo trưởng ngàn vạn lần đừng trách tội chúng tôi. Tôi xin đạo trưởng cứu lấy con gái của tôi, bác sĩ cũng đã bảo nhà tôi nên chuẩn bị hậu sự cho cháu nó, chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác, chỉ có thể cầu xin ngài, cứu lấy con bé. Cả nhà họ Từ chúng tôi làm quan tài, chưa từng ăn bớt của ai, cũng không bán quan tài giá đắt, nhiều khi gặp người nghèo không mua nổi quan tài gia đình tôi còn giúp họ chuẩn bị một cái quan tài mỏng. Dù gì cũng coi là tích tụ được không ít âm đức, sao lại khổ như vậy cơ chứ!"
Nghiêm Vân vội vàng kéo bà ngoại tôi dậy, nói: "Chị đừng lo, sư phụ tôi lúc còn sống thường hành sự kỳ quái. Đừng nói mọi người, tới nhiều khi tôi cũng không hiểu nổi ông ấy, không thể trách được. Chẳng qua là con gái chị sinh ra có bát tự là âm dương điên đảo, trong năm nay chắc chắn sẽ gặp phải tai kiếp. Cộng thêm thời điểm hôm trước khi đi qua con đập, con bé có mệnh ngũ hành khuyết thủy, vừa vặn lại gặp phải tiểu quỷ. Nếu đúng như tôi suy tính, hẳn là con bé không qua nổi mười lăm tháng này, hôm nay đã là mười bốn rồi. Bây giờ tiểu quỷ kia vẫn còn trong người con bé, chẳng qua là tôi đã dùng phép Khốn Tiên Thằng trói chặt hồn phách, lại dùng phù phong bế nhà cửa. Tôi đoán chừng tiểu quỷ kia chỉ chờ thời cơ là cướp đi hồn phách của con gái anh chị."
Bà ngoại tôi vừa nghe thấy vậy lập tức sợ hãi, chuyện quỷ cướp mất hồn phách người sống trước kia bà cũng được nghe nói qua từ mấy người già trong thôn. Nhưng hôm nay chuyện như vậy lại phát sinh trên người con mình, bà lấy hết can đảm hỏi đạo sĩ Nghiêm Vân: "Có mấy tiểu quỷ?"
Nghiêm Vân giơ lên hai ngón tay: "Hai, một nam một nữ, là hai đứa bé biến thành."
Nghe xong, ông ngoại tôi mới nhớ ra vài năm trước có hai đứa trẻ chết đuối trong cái đập đó. Sau đó người lớn trong thôn không cho trẻ con chơi gần cái đập đó nữa.
Nghiêm Vân nói tiếp: "Hai đứa bé đó bị chết oan, cho nên luôn muốn kéo đứa bé khác đi cùng, nói không chừng vào ngày 30 tháng này, trong thôn chỉ sợ sẽ xảy ra chuyện, hơn nữa còn là một đứa bé trai."
Bà ngoại tôi liền hỏi biện pháp.
Nghiêm Vân nói: "Biện pháp thì có, nhưng mà..."
Bà ngoại tôi cho rằng ông ta đang vòi tiền, liền lập tức lấy ra mấy tờ "đại đoàn kết dân tộc”, đưa cho Nghiêm Vân.
Nhưng Nghiêm Vân đạo sĩ khoát khoát tay: "Chị đừng làm vậy, giờ phải đi chuẩn bị hai tờ giấy màu xanh đỏ, sau đó làm một chút thức ăn cho tôi."
Cô Năm bình thường hay thích cắt giấy nên giấy màu thì nhà bà ngoại tôi cũng có nhiều. Chỉ chốc lát sau, một xấp giấy xanh đỏ đã được đặt trên bàn.
Nghiêm Vân quay qua nói với cô Năm: "Cháu cầm lấy kéo, cắt lấy hai bộ quần áo, mỗi loại màu một bộ. Hình dáng thì tùy cháu, chỉ cần giống như quần áo cho trẻ con mặc thường ngày là được."
Cô Năm tôi tuy nhát gan nhưng lại có đôi bàn tay rất khéo, chỉ chốc lát sau thì hai bộ quần áo nhỏ đã được đưa tới cho vị đạo sĩ. Đạo sĩ Nghiêm Vân cầm lấy quần áo giấy, sau đó đặt lên một mảnh trúc trên bàn. Lại dặn dò bà ngoại làm sáu đĩa thức ăn, ba chay ba mặn, cộng thêm hai ly rượu, hai cái chén không, trên chén bày hai đôi đũa, toàn bộ được đặt trên mảnh trúc.
Khoảng nửa tiếng sau mọi thứ được chuẩn bị xong, Nghiêm Vân đem những thứ này đặt ở trước cửa chính nhà bà ngoại tôi, sau đó đốt ba nén nhang và hai cây nến.
Chờ tới khi đốt xong hai nén hương, đột nhiên từ trong chuồng gà vang lên tiếng gà gáy, đạo sĩ Nghiêm Vân lập tức hô lên một tiếng không tốt. Nhanh chóng chạy vào phòng của cô Tú, cắn ngón giữa, trực tiếp đặt lên mi tâm cô Tú. Sau đó bảo ông ngoại tôi mang con gà trống vừa gáy tới.
Ông ngoại cũng không dám thờ ơ, vội vàng chạy đi bắt con gà trống kia. Đạo sĩ Nghiêm Vân cầm lấy con gà trống, dùng dao cắt tiết nó, vẩy một vòng xung quanh giường cô Tú. Sau đó ông lại lùi ra khỏi phòng, đi tới cái bàn đặt cơm cúng lúc trước, nhắm mắt, hét lớn một tiếng: "Thái!"
Tiếp theo ông lại lấy từ túi càn khôn ra một thanh bảo kiếm, một cái pháp ấn cổ. Thân kiếm màu ngọc bích, khí tức có chút u hàn, nhìn bên ngoài có phong cách tao nhã, cổ phác, thân kiếm và chuôi kiếm được đúc liền mạch, trên kiếm cách (phần ngăn cách giữa chuôi kiếm và thân kiếm) có một cái bát quái đồ. Còn về phần cái ấn thì được đúc bằng đồng xanh, kích cỡ ước chừng bằng bàn tay người lớn, phía trên có khắc chữ: Đạo Kinh Sư Bảo.
Đạo sĩ Nghiêm Vân tay phải cầm kiếm, tay trái cầm ấn, bắt đầu miệng niệm chú ngữ, giống như Thái Thượng Lão Quân hạ phàm vậy. Ông niệm chú liên tục, đột nhiên tay cầm kiếm ông rung lên, dùng mũi kiếm nhấc một tấm phù lên, chỉ thẳng về phía giường cô Tú. Một tiếng "Tách" vang lên, lá bùa lập tức bốc cháy, tiếp theo là đạo phù thứ hai. Hai lá phù cháy hết, Nghiêm Vân lấy ra một tờ giấy thấm mực đen, gắng sức vẽ ra một đạo phù, sau đó ông dùng pháp ấn đè lên tờ giấy, dán vào trong phòng cô tú. Lần này ông cũng dán tám lá phù, sát với những lá phù dán lúc trước, sau đó đóng cửa phòng đi ra.
Nghiêm Vân bảo ông bà ngoại tôi mang theo cả cậu Sáu và cô Năm, nhanh chóng đi tới bên cạnh con đập, đem theo hai bộ quần áo giấy và cả đồ cúng, dắt theo cả con chó mực của cậu Sáu, đến khi trời sáng thì trở lại. Từ lúc đi cho tới khi quay lại không được nói một câu, còn phải quay lưng về phía phòng cô Tú nữa.
Bà ngoại cùng ông ngoại tôi mang theo cô Năm và cậu Sáu, bưng mảnh trúc đặt đồ cúng theo. Thời đó đường đất nên đi lại khó khăn, ông ngoại tôi bưng mảnh trúc đi phía trước, bà ngoại tôi dắt cô Năm và cậu Sáu theo sau, lưng quay về phía phòng cô Tú. Dựa theo phân phó của đạo sĩ Nghiêm Vân cứ như vậy đi tới gần con đập, đốt nhang đèn, bày chén đũa, chờ ở con đập từ tối tới khi trời sáng.
Sau khi trời sáng, cả nhà bà ngoại tôi nhanh chóng quay về, lúc đến nhà thì cửa chính mở toang. Bà ngoại tôi thấy vậy, sải bước nhanh vào nhà, chỉ thấy đạo sĩ Nghiêm Vân nằm hôn mê trước cửa phòng cô Tú, ông ngoại tôi thì chạy vào phòng xem cô Tú.
Cô Tú lúc này đang ngủ say trên giường, không có bất kỳ khác thường. Ông bà tôi nhìn nhau, vội dìu đạo sĩ Nghiêm Vân vào phòng nghỉ ngơi. Chỉ một chốc sau ông đã tỉnh lại, nhưng rất yếu ớt, nói với bà ngoại tôi: "Không sao nữa rồi, để con bé nghỉ ngơi cho khỏe."
Hai người ngủ li bì tới ngày thứ hai thì đồng thời tỉnh lại. Cô Tú sau khi tỉnh lại lập tức kêu đói, bà ngoại tôi đi làm cho cô một bát mỳ trứng gà, lần này cô ăn hết sạch, không bỏ ăn như mấy hôm trước.
Nghiêm Vân cũng thức dậy ăn cơm. Lúc ăn cơm trưa, bà ngoại tôi hỏi đêm qua đã xảy ra chuyện gì. Nghiêm Vân nói: "Hai con tiểu quỷ nghe thấy tiếng gà gáy, chúng đoán là trời đã sáng, chuẩn bị động thủ đoạt hồn con gái anh chị."
Ông vừa nói vừa nhìn đại ấn và bảo kiếm, cười khổ một tiếng: "Nếu không phải có hai thứ này, sợ rằng bọn nó đã thành công đoạt hồn con bé rồi, nhưng cũng may tôi đã đuổi được chúng đi rồi."
Nghiêm Vân nghỉ lại một đêm tại nhà chúng tôi, để phòng ngừa bất trắc. Bà ngoại tôi sau khi hiểu rõ mọi chuyện rất cung kính với vị đạo sĩ này, lúc ngồi uống trà, bà lấy ra một tờ tiền, dúi vào tay đạo sĩ Nghiêm Vân. Thời đó ở nông thôn, mỗi khi muốn mời người ta cúng bái, làm phép gì gì đó, sau khi làm xong đều phải chuẩn bị một túi tiền lì xì. Huống chi lần này đạo sĩ Nghiêm Vân lại cứu cô Tú một mạng, cho nên đưa một chút tiền lì xì cũng là phải lẽ.
Tra Nghiêm Vân cười, khoát tay một cái: "Chị dâu, tôi làm việc thiện cứu người không phải vì tiền tài, tiền của chị tôi không thể nhận. Người tu đạo vốn nên cứu nguy phò nan, đây chính là bổn phận của tôi. Hơn nữa gia sư và đứa nhỏ này cũng coi như là hữu duyên, chuyện tiền tài tôi không thể nhận, nếu là tổ sư gia biết, cũng sẽ trách tội."
Bà ngoại tôi cảm thấy khó xử, ơn cứu con gái mà không thể đáp tạ, không biết sao cho phải.
Tra Nghiêm Vân hớp một ngụm trà, lại tiếp tục nói: "Con gái anh chị đã không sao rồi, chỉ sợ buổi tối tôi sẽ gặp chuyện, không thể về nhà an toàn. Hai đứa bé kia vốn chết oan, lại bị tôi đánh cho bị thương. Tối nay là đêm trăng tròn, oán khí của chúng rất nặng, chắc chắn tối nay sẽ tìm tôi trả thù. Nếu như sư phụ của tôi còn tại thế, diệt hai con tiểu quỷ này chẳng phải là chuyện gì lớn, nhưng giờ tôi đạo hạnh có hạn, đến lúc đó còn phải mời đại ca giúp tôi một chuyện."
***
Sau khi tất cả đi ra ngoài, mọi người trong nhà nhìn Nghiêm Vân mệt mỏi, cũng không ai dám lên tiếng.
Nghiêm Vân nhìn cả một gia đình đang nhìn mình với ánh mắt mong chờ, lắc đầu một cái nói: "Hôm nay sợ là có phiền toái."
Lời người dịch: Để cho tiện thì từ sau sẽ gọi thẳng là Nghiêm Vân hoặc Tra Nghiêm Vân.
Bà ngoại tôi nghe ông ấy nói như vậy, lập tức quỳ sụp xuống trước mặt vị đạo sĩ. Tiếp theo cô Năm và cậu Sáu cũng quỳ xuống, bà ngoại tôi khóc lớn: "Đạo trưởng cứu giúp, năm đó chúng tôi có mắt không thấy núi Thái Sơn, đuổi sư phụ của đạo trưởng đi, mong đạo trưởng ngàn vạn lần đừng trách tội chúng tôi. Tôi xin đạo trưởng cứu lấy con gái của tôi, bác sĩ cũng đã bảo nhà tôi nên chuẩn bị hậu sự cho cháu nó, chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác, chỉ có thể cầu xin ngài, cứu lấy con bé. Cả nhà họ Từ chúng tôi làm quan tài, chưa từng ăn bớt của ai, cũng không bán quan tài giá đắt, nhiều khi gặp người nghèo không mua nổi quan tài gia đình tôi còn giúp họ chuẩn bị một cái quan tài mỏng. Dù gì cũng coi là tích tụ được không ít âm đức, sao lại khổ như vậy cơ chứ!"
Nghiêm Vân vội vàng kéo bà ngoại tôi dậy, nói: "Chị đừng lo, sư phụ tôi lúc còn sống thường hành sự kỳ quái. Đừng nói mọi người, tới nhiều khi tôi cũng không hiểu nổi ông ấy, không thể trách được. Chẳng qua là con gái chị sinh ra có bát tự là âm dương điên đảo, trong năm nay chắc chắn sẽ gặp phải tai kiếp. Cộng thêm thời điểm hôm trước khi đi qua con đập, con bé có mệnh ngũ hành khuyết thủy, vừa vặn lại gặp phải tiểu quỷ. Nếu đúng như tôi suy tính, hẳn là con bé không qua nổi mười lăm tháng này, hôm nay đã là mười bốn rồi. Bây giờ tiểu quỷ kia vẫn còn trong người con bé, chẳng qua là tôi đã dùng phép Khốn Tiên Thằng trói chặt hồn phách, lại dùng phù phong bế nhà cửa. Tôi đoán chừng tiểu quỷ kia chỉ chờ thời cơ là cướp đi hồn phách của con gái anh chị."
Bà ngoại tôi vừa nghe thấy vậy lập tức sợ hãi, chuyện quỷ cướp mất hồn phách người sống trước kia bà cũng được nghe nói qua từ mấy người già trong thôn. Nhưng hôm nay chuyện như vậy lại phát sinh trên người con mình, bà lấy hết can đảm hỏi đạo sĩ Nghiêm Vân: "Có mấy tiểu quỷ?"
Nghiêm Vân giơ lên hai ngón tay: "Hai, một nam một nữ, là hai đứa bé biến thành."
Nghe xong, ông ngoại tôi mới nhớ ra vài năm trước có hai đứa trẻ chết đuối trong cái đập đó. Sau đó người lớn trong thôn không cho trẻ con chơi gần cái đập đó nữa.
Nghiêm Vân nói tiếp: "Hai đứa bé đó bị chết oan, cho nên luôn muốn kéo đứa bé khác đi cùng, nói không chừng vào ngày 30 tháng này, trong thôn chỉ sợ sẽ xảy ra chuyện, hơn nữa còn là một đứa bé trai."
Bà ngoại tôi liền hỏi biện pháp.
Nghiêm Vân nói: "Biện pháp thì có, nhưng mà..."
Bà ngoại tôi cho rằng ông ta đang vòi tiền, liền lập tức lấy ra mấy tờ "đại đoàn kết dân tộc”, đưa cho Nghiêm Vân.
Nhưng Nghiêm Vân đạo sĩ khoát khoát tay: "Chị đừng làm vậy, giờ phải đi chuẩn bị hai tờ giấy màu xanh đỏ, sau đó làm một chút thức ăn cho tôi."
Cô Năm bình thường hay thích cắt giấy nên giấy màu thì nhà bà ngoại tôi cũng có nhiều. Chỉ chốc lát sau, một xấp giấy xanh đỏ đã được đặt trên bàn.
Nghiêm Vân quay qua nói với cô Năm: "Cháu cầm lấy kéo, cắt lấy hai bộ quần áo, mỗi loại màu một bộ. Hình dáng thì tùy cháu, chỉ cần giống như quần áo cho trẻ con mặc thường ngày là được."
Cô Năm tôi tuy nhát gan nhưng lại có đôi bàn tay rất khéo, chỉ chốc lát sau thì hai bộ quần áo nhỏ đã được đưa tới cho vị đạo sĩ. Đạo sĩ Nghiêm Vân cầm lấy quần áo giấy, sau đó đặt lên một mảnh trúc trên bàn. Lại dặn dò bà ngoại làm sáu đĩa thức ăn, ba chay ba mặn, cộng thêm hai ly rượu, hai cái chén không, trên chén bày hai đôi đũa, toàn bộ được đặt trên mảnh trúc.
Khoảng nửa tiếng sau mọi thứ được chuẩn bị xong, Nghiêm Vân đem những thứ này đặt ở trước cửa chính nhà bà ngoại tôi, sau đó đốt ba nén nhang và hai cây nến.
Chờ tới khi đốt xong hai nén hương, đột nhiên từ trong chuồng gà vang lên tiếng gà gáy, đạo sĩ Nghiêm Vân lập tức hô lên một tiếng không tốt. Nhanh chóng chạy vào phòng của cô Tú, cắn ngón giữa, trực tiếp đặt lên mi tâm cô Tú. Sau đó bảo ông ngoại tôi mang con gà trống vừa gáy tới.
Ông ngoại cũng không dám thờ ơ, vội vàng chạy đi bắt con gà trống kia. Đạo sĩ Nghiêm Vân cầm lấy con gà trống, dùng dao cắt tiết nó, vẩy một vòng xung quanh giường cô Tú. Sau đó ông lại lùi ra khỏi phòng, đi tới cái bàn đặt cơm cúng lúc trước, nhắm mắt, hét lớn một tiếng: "Thái!"
Tiếp theo ông lại lấy từ túi càn khôn ra một thanh bảo kiếm, một cái pháp ấn cổ. Thân kiếm màu ngọc bích, khí tức có chút u hàn, nhìn bên ngoài có phong cách tao nhã, cổ phác, thân kiếm và chuôi kiếm được đúc liền mạch, trên kiếm cách (phần ngăn cách giữa chuôi kiếm và thân kiếm) có một cái bát quái đồ. Còn về phần cái ấn thì được đúc bằng đồng xanh, kích cỡ ước chừng bằng bàn tay người lớn, phía trên có khắc chữ: Đạo Kinh Sư Bảo.
Đạo sĩ Nghiêm Vân tay phải cầm kiếm, tay trái cầm ấn, bắt đầu miệng niệm chú ngữ, giống như Thái Thượng Lão Quân hạ phàm vậy. Ông niệm chú liên tục, đột nhiên tay cầm kiếm ông rung lên, dùng mũi kiếm nhấc một tấm phù lên, chỉ thẳng về phía giường cô Tú. Một tiếng "Tách" vang lên, lá bùa lập tức bốc cháy, tiếp theo là đạo phù thứ hai. Hai lá phù cháy hết, Nghiêm Vân lấy ra một tờ giấy thấm mực đen, gắng sức vẽ ra một đạo phù, sau đó ông dùng pháp ấn đè lên tờ giấy, dán vào trong phòng cô tú. Lần này ông cũng dán tám lá phù, sát với những lá phù dán lúc trước, sau đó đóng cửa phòng đi ra.
Nghiêm Vân bảo ông bà ngoại tôi mang theo cả cậu Sáu và cô Năm, nhanh chóng đi tới bên cạnh con đập, đem theo hai bộ quần áo giấy và cả đồ cúng, dắt theo cả con chó mực của cậu Sáu, đến khi trời sáng thì trở lại. Từ lúc đi cho tới khi quay lại không được nói một câu, còn phải quay lưng về phía phòng cô Tú nữa.
Bà ngoại cùng ông ngoại tôi mang theo cô Năm và cậu Sáu, bưng mảnh trúc đặt đồ cúng theo. Thời đó đường đất nên đi lại khó khăn, ông ngoại tôi bưng mảnh trúc đi phía trước, bà ngoại tôi dắt cô Năm và cậu Sáu theo sau, lưng quay về phía phòng cô Tú. Dựa theo phân phó của đạo sĩ Nghiêm Vân cứ như vậy đi tới gần con đập, đốt nhang đèn, bày chén đũa, chờ ở con đập từ tối tới khi trời sáng.
Sau khi trời sáng, cả nhà bà ngoại tôi nhanh chóng quay về, lúc đến nhà thì cửa chính mở toang. Bà ngoại tôi thấy vậy, sải bước nhanh vào nhà, chỉ thấy đạo sĩ Nghiêm Vân nằm hôn mê trước cửa phòng cô Tú, ông ngoại tôi thì chạy vào phòng xem cô Tú.
Cô Tú lúc này đang ngủ say trên giường, không có bất kỳ khác thường. Ông bà tôi nhìn nhau, vội dìu đạo sĩ Nghiêm Vân vào phòng nghỉ ngơi. Chỉ một chốc sau ông đã tỉnh lại, nhưng rất yếu ớt, nói với bà ngoại tôi: "Không sao nữa rồi, để con bé nghỉ ngơi cho khỏe."
Hai người ngủ li bì tới ngày thứ hai thì đồng thời tỉnh lại. Cô Tú sau khi tỉnh lại lập tức kêu đói, bà ngoại tôi đi làm cho cô một bát mỳ trứng gà, lần này cô ăn hết sạch, không bỏ ăn như mấy hôm trước.
Nghiêm Vân cũng thức dậy ăn cơm. Lúc ăn cơm trưa, bà ngoại tôi hỏi đêm qua đã xảy ra chuyện gì. Nghiêm Vân nói: "Hai con tiểu quỷ nghe thấy tiếng gà gáy, chúng đoán là trời đã sáng, chuẩn bị động thủ đoạt hồn con gái anh chị."
Ông vừa nói vừa nhìn đại ấn và bảo kiếm, cười khổ một tiếng: "Nếu không phải có hai thứ này, sợ rằng bọn nó đã thành công đoạt hồn con bé rồi, nhưng cũng may tôi đã đuổi được chúng đi rồi."
Nghiêm Vân nghỉ lại một đêm tại nhà chúng tôi, để phòng ngừa bất trắc. Bà ngoại tôi sau khi hiểu rõ mọi chuyện rất cung kính với vị đạo sĩ này, lúc ngồi uống trà, bà lấy ra một tờ tiền, dúi vào tay đạo sĩ Nghiêm Vân. Thời đó ở nông thôn, mỗi khi muốn mời người ta cúng bái, làm phép gì gì đó, sau khi làm xong đều phải chuẩn bị một túi tiền lì xì. Huống chi lần này đạo sĩ Nghiêm Vân lại cứu cô Tú một mạng, cho nên đưa một chút tiền lì xì cũng là phải lẽ.
Tra Nghiêm Vân cười, khoát tay một cái: "Chị dâu, tôi làm việc thiện cứu người không phải vì tiền tài, tiền của chị tôi không thể nhận. Người tu đạo vốn nên cứu nguy phò nan, đây chính là bổn phận của tôi. Hơn nữa gia sư và đứa nhỏ này cũng coi như là hữu duyên, chuyện tiền tài tôi không thể nhận, nếu là tổ sư gia biết, cũng sẽ trách tội."
Bà ngoại tôi cảm thấy khó xử, ơn cứu con gái mà không thể đáp tạ, không biết sao cho phải.
Tra Nghiêm Vân hớp một ngụm trà, lại tiếp tục nói: "Con gái anh chị đã không sao rồi, chỉ sợ buổi tối tôi sẽ gặp chuyện, không thể về nhà an toàn. Hai đứa bé kia vốn chết oan, lại bị tôi đánh cho bị thương. Tối nay là đêm trăng tròn, oán khí của chúng rất nặng, chắc chắn tối nay sẽ tìm tôi trả thù. Nếu như sư phụ của tôi còn tại thế, diệt hai con tiểu quỷ này chẳng phải là chuyện gì lớn, nhưng giờ tôi đạo hạnh có hạn, đến lúc đó còn phải mời đại ca giúp tôi một chuyện."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook