Thanh Mai Không Lấy Trúc Mã (1802)
-
Quyển 6 - Chương 49: Xã trưởng ra tay lấy lương thực
Kiên về đến phủ nhà, và việc làm đầu tiên chính là vào thư phòng chào cha một tiếng. Trịnh tri phủ có nét mặt nghiêm nghị lãnh đạm, hầu như những người làm trong nhà chẳng mấy ai dám nhìn thẳng vào mắt ông. Thậm chí ngay cả Kiên cũng nhiều lần tránh né cái việc ấy. Ông vô cùng nghiêm khắc với cậu ngay từ khi còn bé.
Thấy con trai đột ngột trở về, Trịnh tri phủ liền hỏi ngay lý do. Kiên đưa bức thư của Tằm cho ông. Xem qua một lúc, ông cất giọng sang sảng:
"Đây là của vợ Triệu Tưởng viết? Nét bút lẫn ngôn từ đều rất khá, quả nhiên chẳng phải đàn bà tầm thường. Trước đó, ta cũng đã biết Tưởng trình đơn lên triều đình báo về việc hạn hán lớn ở xã Thổ, xin được trưng thu lương thực của bá hộ. Xem ra, hắn đang phải đối phó với bọn người quyền thế này."
"Cha, con xin được về lại xã Thổ để giúp Tưởng. Trong thư có viết về Thập Quý, một cường hào dựa vào mối quan hệ họ hàng với tri huyện Xuyên nên chẳng coi xã trưởng ra gì. Nếu con đứng ra cùng Tưởng thì với quyền hạn của tri phủ, hắn không thể chống đối nữa."
Trịnh tri phủ gật đầu trước lời trình bày rành mạch ấy. Ông nhẹ nhàng lấy bút ra, viết giấy trao quyền hạn cho Kiên đến xã Thổ giúp Tưởng. Trước khi con trai rời đi, ông nhắc hãy đến chỗ của tri huyện Xuyên. Tức thì, Kiên tỏ ra hiểu ý cha.
Vừa ra đến cổng phủ, Kiên nghe chất giọng quen thuộc gọi lớn. Mau chóng quay lại, cậu thấy một bóng dáng nhỏ nhắn đang chạy đến hối hả. Khi đã đứng trước mặt Kiên, cô bé thở hổn hển rồi nở nụ cười vui mừng:
"Cuối cùng cậu cũng về nhà, em chờ cậu mãi."
"Hảo đấy à, sao ta đi mới có vài tháng mà em lớn phổng thế này?"
Nghe câu hỏi đùa từ cậu chủ, Hảo cười cười. Là người làm nhỏ tuổi nhất trong Trịnh phủ và từ bé đã luôn lẽo đẽo theo Kiên, Hảo xem cậu như anh trai. Lớn thêm chút, nhỏ lúc nào cũng kề cận chăm lo cho Kiên rồi dần dần mang trong mình sự thương mến dành cho cậu chủ trẻ. Nhưng Hảo biết rõ, cô gái mà cậu Kiên luyến thương không ai khác ngoài Quyên, thanh mai trúc mã của cậu. Thế nên, nhỏ chỉ còn cách giữ chặt thứ tình cảm này trong lòng.
"Cậu vừa về mà lại sắp phải đi nữa ư?"
"Ta làm chút chuyện công, cần lên đường sớm cho kịp."
Hảo buồn bã, cứ ngỡ Kiên trở về thì sẽ ở nhà được vài hôm nào ngờ lại phải lên đường gấp như thế. Nghĩ ngợi chốc lát, nhỏ mạnh dạn nói:
"Cậu cho em đi theo với, được không?"
"Em muốn theo ta?" Kiên ngạc nhiên, "Nhưng ta đi làm việc chứ đâu phải chơi bời mà em đòi theo. Ngoan ngoãn ở nhà chờ ta đi."
"Không, ở nhà chờ cậu thì em buồn lắm! Cậu yên tâm, em theo để chăm sóc hầu hạ cậu, tuyệt đối không gây phiền hà gì cho cậu. Cậu cho phép em nhé!"
Trông vẻ mặt khẩn cầu của Hảo, Kiên liền thở ra. Cậu xem nhỏ như em gái nên nuông chiều riết thành hư mất rồi, lúc nào cũng nằng nặc làm theo ý mình. Thấy cậu chủ lưỡng lự, Hảo đành dùng chiêu cũ là giương đôi mắt rưng rưng lệ vào cậu. Kiên sợ nhất chuyện này nên đành gật đầu cho xong. Nhỏ nín khóc ngay, cười tươi như hoa.
***
Kiên lên đường được hai ngày thì sang ngày tiếp theo, ở xã Thổ diễn ra một chuyện chấn động, đó là Tưởng quyết định đến phủ nhà của những bá hộ chống đối để lấy lương thực. Họ không muốn giao nộp thì cậu sẽ tự tay lấy.
Sáng hôm ấy, Tưởng tập hợp một nhóm cai đinh trong xã lại, yêu cầu tất cả đi theo để lấy lương thực. Hầu hết, cai đinh đều có võ vì vậy giả sử những bá hộ có tỏ ra phản kháng thì họ sẽ ra tay trấn áp ngay.
Nói là làm, Tưởng cùng nhóm cai đinh mau chóng đến nhà của bá hộ đầu tiên trong danh sách chống đối, lão Chuế. Tên người làm chạy ra mở cửa thì bất ngờ thấy xã trưởng và nhóm cai đinh đi thẳng vào sân nhà. Tưởng bảo hắn gọi chủ ra đây, đúng lúc ở phòng lớn, lão Chuế ung dung bước ra. Trông cái cảnh cả đám người đứng trong sân, lão mới hỏi Tưởng:
"Chẳng hay có chuyện gì mà xã trưởng tự ý xông vào nhà lão như vậy?"
Tưởng đáp nhanh gọn, là về việc trưng thu lương thực. Lão cười vểnh mép hỏi mình không đồng ý nộp lương thực nên xã trưởng định dùng người uy hiếp hay sao.
"Không phải uy hiếp mà ta đến để lấy lương thực ngài phải nộp." Tưởng rành rọt.
Tức thì lão Chuế quắt mắt sang Tưởng. Đúng là tên xã trưởng trẻ người non dạ, không biết uy thế của lão trong xã to thế nào ư mà dám ngang nhiên xông vào nhà một hai đòi lấy lương thực cho bằng được. Đừng nghĩ lão sợ hãi quyền uy của cái chức quan nhỏ bé ấy.
"Ngài làm vậy chẳng khác nào đi cướp?"
"Việc này có nghĩa, lấy những thứ cần phải lấy, đâu được gọi là cướp. Ngài không trưng nộp lương thực đã là mang tội chống đối quan trên rồi."
"Láo xược! Ta có thế lực trong xã lại đáng bậc bề trên của ngài đấy!"
Trước thái độ hung hãn của lão Chuế, Tưởng im lặng rồi hỏi duy nhất một câu:
"Ta hỏi lần cuối, ngài có chịu giao nộp lương thực hay không?"
Lão Chuế ngoảnh mặt đi, tỏ ra khinh thường. Tưởng nói mình đã cho lão cơ hội cuối cùng nhưng nếu lão vẫn khư khư giữ thái độ không tuân thủ ấy thì đừng trách. Tức thì, cậu ra lệnh cho nhóm cai đinh vào trong kho lấy ra số lương thực lão phải nộp.
Lão Chuế trừng mắt khi nghe Tưởng ra lệnh quyết liệt. Trông cảnh đám cai đinh hầm hập xông về phía kho lương thực, lão liền quát to ngăn lại. Tưởng lập tức rút kiếm của một tên cai đinh đứng bên cạnh, nhanh chóng kề lên cổ lão. Vẻ trịch thượng biến mất, gương mặt lão chuyển qua tái xanh, lắp bắp hỏi cậu muốn làm gì.
"Đừng lo, ta không có giết ngài chỉ là ngăn ngài cản trở chuyện công thôi. Tốt nhất ngài nên ở yên đấy, đao kiếm không có mắt đâu." Tưởng nghiêm túc.
Lão mím môi, giận run. Nhưng vì cảm nhận rõ sự lạnh lẽo của lưỡi kiếm kề hờ trên cổ mà lão chỉ còn cách đứng trơ ra đấy để mặc đám cai đinh lấy những bao lương thực trong kho ra. Xong xuôi, Tưởng nhìn các bao vải chất đống bên dưới rồi chuyển hướng sang lão Chuế:
"Tích trữ lương thực nhiều thế này mà một bao cũng không nộp! Bá hộ các người quá coi thường ta rồi! Chức xã trưởng này đâu phải để không, hôm nay ta phải xử lý triệt để mới thôi!"
Tưởng lệnh đám cai đinh mang lương thực chất lên xe. Thu hồi kiếm lại, cậu lạnh lùng quay gót. Tức thì lão Chuế hét lên run người, rằng sẽ thưa kiện lên quan trên. Tưởng vẫn thản nhiên bước ra khỏi cổng, muốn thưa thì cứ việc!
Chuyện Tưởng đến từng nhà bá hộ chống đối lấy lương thực, nhanh chóng được truyền đi và chỉ một canh giờ sau ai nấy trong xã đều biết. Họ không ngờ xã trưởng lại quyết liệt như thế. Người thì khen, kẻ thì lo ngại cho xã trưởng trẻ tuổi dám đối đầu với thế lực bá hộ. Dẫu vậy, hầu hết mọi người đều hả hê trước việc Tưởng ra tay trấn áp họ nên kháo nhau đi xem.
Lão Sâm dĩ nhiên cũng nghe tin kinh động này. Từ xưa đến nay, chưa có chuyện xã trưởng xông vào nhà bá hộ hay cường hào lấy lương thực. Chuyện đó chắc chỉ mỗi Triệu Tưởng mới dám thôi. Đúng là trên đời sao lại có tên dám ăn gan hùm như vậy. Nghĩ đến cảnh Tưởng đối đầu với Thập Quý, lão nghĩ phải đi xem cho bằng được. Tự dưng nhớ đến mấy bì thư Quý hối lộ cho mình, lão trầm ngâm rồi nhét hết vào túi áo.
Chỉ trong buổi sáng, Tưởng đã lấy đủ số lương thực của những bá hộ chống đối. Cuối cùng còn lại một người. Và kẻ đó đáng gờm nhất, hắn không giống những bá hộ kia. Tưởng cố tình đến nhà hắn sau cùng vì biết việc đối phó sẽ mất nhiều thời gian. Người dân lũ lượt kéo nhau đi xem màn đối đầu kịch tính giữa xã trưởng với tên cường hào khét tiếng nhất vùng.
Khi Tưởng và đám cai đinh bước vào sân nhà đã thấy Thập Quý đứng như chờ sẵn. Xung quanh hắn, nhóm người làm công vẫn cặm cụi khuân vác các bao gạo. Dường như cố tình thách thức hay sao mà hắn lệnh người làm mang lương thực ra sân chất đống. Nghe chuyện Tưởng đi lấy lương thực, các bá hộ khác đem gạo cất kỹ vào kho còn chưa kịp trong khi Quý lại mang đi trưng cho thiên hạ thấy há chẳng phải xem thường Tưởng ư?
Thấy Tưởng, Thập Quý vờ nở nụ cười chào đón, hỏi ngài đến đây có việc gì. Đảo mắt hết một vòng cái sân chất đầy gạo, Tưởng cất tiếng:
"Không cần phải làm bộ làm tịch, ngài hiểu rõ lý do ta đến đây. Cũng may khi ta vào đúng lúc thế này, thật tiện cho cai đinh lấy lương thực."
"À, quả nhiên là thế rồi. Tôi phục ngài thật, còn dám nghĩ ra kế sách vào nhà bá hộ lấy gạo. Ngài không sợ bị thưa kiện sao?"
"Ta làm việc đúng trong quyền hành của xã trưởng, tại sao phải sợ? Họ muốn thưa, cứ việc! Ngay từ lúc bắt đầu làm điều này, ta đã chấp nhận mọi hậu quả, dù có bị trách phạt. Tất cả đều đã lấy đủ, giờ chỉ còn ngài thôi. Với số lương thực này, ta đủ sức đào thêm một cái giếng nữa đấy."
Không hề buồn cười trước lời nói đùa ấy, Quý gấp quạt lại, chậm rãi nói:
"Dòng họ tôi bao đời nay có quyền thế và tiền bạc nhiều nhất xã Thổ, thậm chí hơn cả Triệu gia. Ông cha tôi đã dựng lên cơ nghiệp này từ thuở xã Thổ chỉ là vùng đất nghèo nàn. Chẳng những thế, họ hàng tôi còn làm quan. Ngài lấy tư cách gì mà dám đối đầu với tôi?"
"Ngài nói xong chưa?" Tưởng bỏ mặc lời kể lể của hắn, "Giờ thì ta phải làm việc."
Tưởng ra dấu cho đám cai đinh. Thập Quý đâu dễ dàng chịu thua, đã thế thì hôm nay đấu thử xem ai hơn ai! Ném quạt đi, hắn rút kiếm giắt bên hông ra, lao vào đám cai đinh. Trông thế, Tưởng chụp lấy thanh lao gần đấy đánh mạnh về phía hắn hòng ngăn nhát kiếm đang vung xuống.
Thấy con trai đột ngột trở về, Trịnh tri phủ liền hỏi ngay lý do. Kiên đưa bức thư của Tằm cho ông. Xem qua một lúc, ông cất giọng sang sảng:
"Đây là của vợ Triệu Tưởng viết? Nét bút lẫn ngôn từ đều rất khá, quả nhiên chẳng phải đàn bà tầm thường. Trước đó, ta cũng đã biết Tưởng trình đơn lên triều đình báo về việc hạn hán lớn ở xã Thổ, xin được trưng thu lương thực của bá hộ. Xem ra, hắn đang phải đối phó với bọn người quyền thế này."
"Cha, con xin được về lại xã Thổ để giúp Tưởng. Trong thư có viết về Thập Quý, một cường hào dựa vào mối quan hệ họ hàng với tri huyện Xuyên nên chẳng coi xã trưởng ra gì. Nếu con đứng ra cùng Tưởng thì với quyền hạn của tri phủ, hắn không thể chống đối nữa."
Trịnh tri phủ gật đầu trước lời trình bày rành mạch ấy. Ông nhẹ nhàng lấy bút ra, viết giấy trao quyền hạn cho Kiên đến xã Thổ giúp Tưởng. Trước khi con trai rời đi, ông nhắc hãy đến chỗ của tri huyện Xuyên. Tức thì, Kiên tỏ ra hiểu ý cha.
Vừa ra đến cổng phủ, Kiên nghe chất giọng quen thuộc gọi lớn. Mau chóng quay lại, cậu thấy một bóng dáng nhỏ nhắn đang chạy đến hối hả. Khi đã đứng trước mặt Kiên, cô bé thở hổn hển rồi nở nụ cười vui mừng:
"Cuối cùng cậu cũng về nhà, em chờ cậu mãi."
"Hảo đấy à, sao ta đi mới có vài tháng mà em lớn phổng thế này?"
Nghe câu hỏi đùa từ cậu chủ, Hảo cười cười. Là người làm nhỏ tuổi nhất trong Trịnh phủ và từ bé đã luôn lẽo đẽo theo Kiên, Hảo xem cậu như anh trai. Lớn thêm chút, nhỏ lúc nào cũng kề cận chăm lo cho Kiên rồi dần dần mang trong mình sự thương mến dành cho cậu chủ trẻ. Nhưng Hảo biết rõ, cô gái mà cậu Kiên luyến thương không ai khác ngoài Quyên, thanh mai trúc mã của cậu. Thế nên, nhỏ chỉ còn cách giữ chặt thứ tình cảm này trong lòng.
"Cậu vừa về mà lại sắp phải đi nữa ư?"
"Ta làm chút chuyện công, cần lên đường sớm cho kịp."
Hảo buồn bã, cứ ngỡ Kiên trở về thì sẽ ở nhà được vài hôm nào ngờ lại phải lên đường gấp như thế. Nghĩ ngợi chốc lát, nhỏ mạnh dạn nói:
"Cậu cho em đi theo với, được không?"
"Em muốn theo ta?" Kiên ngạc nhiên, "Nhưng ta đi làm việc chứ đâu phải chơi bời mà em đòi theo. Ngoan ngoãn ở nhà chờ ta đi."
"Không, ở nhà chờ cậu thì em buồn lắm! Cậu yên tâm, em theo để chăm sóc hầu hạ cậu, tuyệt đối không gây phiền hà gì cho cậu. Cậu cho phép em nhé!"
Trông vẻ mặt khẩn cầu của Hảo, Kiên liền thở ra. Cậu xem nhỏ như em gái nên nuông chiều riết thành hư mất rồi, lúc nào cũng nằng nặc làm theo ý mình. Thấy cậu chủ lưỡng lự, Hảo đành dùng chiêu cũ là giương đôi mắt rưng rưng lệ vào cậu. Kiên sợ nhất chuyện này nên đành gật đầu cho xong. Nhỏ nín khóc ngay, cười tươi như hoa.
***
Kiên lên đường được hai ngày thì sang ngày tiếp theo, ở xã Thổ diễn ra một chuyện chấn động, đó là Tưởng quyết định đến phủ nhà của những bá hộ chống đối để lấy lương thực. Họ không muốn giao nộp thì cậu sẽ tự tay lấy.
Sáng hôm ấy, Tưởng tập hợp một nhóm cai đinh trong xã lại, yêu cầu tất cả đi theo để lấy lương thực. Hầu hết, cai đinh đều có võ vì vậy giả sử những bá hộ có tỏ ra phản kháng thì họ sẽ ra tay trấn áp ngay.
Nói là làm, Tưởng cùng nhóm cai đinh mau chóng đến nhà của bá hộ đầu tiên trong danh sách chống đối, lão Chuế. Tên người làm chạy ra mở cửa thì bất ngờ thấy xã trưởng và nhóm cai đinh đi thẳng vào sân nhà. Tưởng bảo hắn gọi chủ ra đây, đúng lúc ở phòng lớn, lão Chuế ung dung bước ra. Trông cái cảnh cả đám người đứng trong sân, lão mới hỏi Tưởng:
"Chẳng hay có chuyện gì mà xã trưởng tự ý xông vào nhà lão như vậy?"
Tưởng đáp nhanh gọn, là về việc trưng thu lương thực. Lão cười vểnh mép hỏi mình không đồng ý nộp lương thực nên xã trưởng định dùng người uy hiếp hay sao.
"Không phải uy hiếp mà ta đến để lấy lương thực ngài phải nộp." Tưởng rành rọt.
Tức thì lão Chuế quắt mắt sang Tưởng. Đúng là tên xã trưởng trẻ người non dạ, không biết uy thế của lão trong xã to thế nào ư mà dám ngang nhiên xông vào nhà một hai đòi lấy lương thực cho bằng được. Đừng nghĩ lão sợ hãi quyền uy của cái chức quan nhỏ bé ấy.
"Ngài làm vậy chẳng khác nào đi cướp?"
"Việc này có nghĩa, lấy những thứ cần phải lấy, đâu được gọi là cướp. Ngài không trưng nộp lương thực đã là mang tội chống đối quan trên rồi."
"Láo xược! Ta có thế lực trong xã lại đáng bậc bề trên của ngài đấy!"
Trước thái độ hung hãn của lão Chuế, Tưởng im lặng rồi hỏi duy nhất một câu:
"Ta hỏi lần cuối, ngài có chịu giao nộp lương thực hay không?"
Lão Chuế ngoảnh mặt đi, tỏ ra khinh thường. Tưởng nói mình đã cho lão cơ hội cuối cùng nhưng nếu lão vẫn khư khư giữ thái độ không tuân thủ ấy thì đừng trách. Tức thì, cậu ra lệnh cho nhóm cai đinh vào trong kho lấy ra số lương thực lão phải nộp.
Lão Chuế trừng mắt khi nghe Tưởng ra lệnh quyết liệt. Trông cảnh đám cai đinh hầm hập xông về phía kho lương thực, lão liền quát to ngăn lại. Tưởng lập tức rút kiếm của một tên cai đinh đứng bên cạnh, nhanh chóng kề lên cổ lão. Vẻ trịch thượng biến mất, gương mặt lão chuyển qua tái xanh, lắp bắp hỏi cậu muốn làm gì.
"Đừng lo, ta không có giết ngài chỉ là ngăn ngài cản trở chuyện công thôi. Tốt nhất ngài nên ở yên đấy, đao kiếm không có mắt đâu." Tưởng nghiêm túc.
Lão mím môi, giận run. Nhưng vì cảm nhận rõ sự lạnh lẽo của lưỡi kiếm kề hờ trên cổ mà lão chỉ còn cách đứng trơ ra đấy để mặc đám cai đinh lấy những bao lương thực trong kho ra. Xong xuôi, Tưởng nhìn các bao vải chất đống bên dưới rồi chuyển hướng sang lão Chuế:
"Tích trữ lương thực nhiều thế này mà một bao cũng không nộp! Bá hộ các người quá coi thường ta rồi! Chức xã trưởng này đâu phải để không, hôm nay ta phải xử lý triệt để mới thôi!"
Tưởng lệnh đám cai đinh mang lương thực chất lên xe. Thu hồi kiếm lại, cậu lạnh lùng quay gót. Tức thì lão Chuế hét lên run người, rằng sẽ thưa kiện lên quan trên. Tưởng vẫn thản nhiên bước ra khỏi cổng, muốn thưa thì cứ việc!
Chuyện Tưởng đến từng nhà bá hộ chống đối lấy lương thực, nhanh chóng được truyền đi và chỉ một canh giờ sau ai nấy trong xã đều biết. Họ không ngờ xã trưởng lại quyết liệt như thế. Người thì khen, kẻ thì lo ngại cho xã trưởng trẻ tuổi dám đối đầu với thế lực bá hộ. Dẫu vậy, hầu hết mọi người đều hả hê trước việc Tưởng ra tay trấn áp họ nên kháo nhau đi xem.
Lão Sâm dĩ nhiên cũng nghe tin kinh động này. Từ xưa đến nay, chưa có chuyện xã trưởng xông vào nhà bá hộ hay cường hào lấy lương thực. Chuyện đó chắc chỉ mỗi Triệu Tưởng mới dám thôi. Đúng là trên đời sao lại có tên dám ăn gan hùm như vậy. Nghĩ đến cảnh Tưởng đối đầu với Thập Quý, lão nghĩ phải đi xem cho bằng được. Tự dưng nhớ đến mấy bì thư Quý hối lộ cho mình, lão trầm ngâm rồi nhét hết vào túi áo.
Chỉ trong buổi sáng, Tưởng đã lấy đủ số lương thực của những bá hộ chống đối. Cuối cùng còn lại một người. Và kẻ đó đáng gờm nhất, hắn không giống những bá hộ kia. Tưởng cố tình đến nhà hắn sau cùng vì biết việc đối phó sẽ mất nhiều thời gian. Người dân lũ lượt kéo nhau đi xem màn đối đầu kịch tính giữa xã trưởng với tên cường hào khét tiếng nhất vùng.
Khi Tưởng và đám cai đinh bước vào sân nhà đã thấy Thập Quý đứng như chờ sẵn. Xung quanh hắn, nhóm người làm công vẫn cặm cụi khuân vác các bao gạo. Dường như cố tình thách thức hay sao mà hắn lệnh người làm mang lương thực ra sân chất đống. Nghe chuyện Tưởng đi lấy lương thực, các bá hộ khác đem gạo cất kỹ vào kho còn chưa kịp trong khi Quý lại mang đi trưng cho thiên hạ thấy há chẳng phải xem thường Tưởng ư?
Thấy Tưởng, Thập Quý vờ nở nụ cười chào đón, hỏi ngài đến đây có việc gì. Đảo mắt hết một vòng cái sân chất đầy gạo, Tưởng cất tiếng:
"Không cần phải làm bộ làm tịch, ngài hiểu rõ lý do ta đến đây. Cũng may khi ta vào đúng lúc thế này, thật tiện cho cai đinh lấy lương thực."
"À, quả nhiên là thế rồi. Tôi phục ngài thật, còn dám nghĩ ra kế sách vào nhà bá hộ lấy gạo. Ngài không sợ bị thưa kiện sao?"
"Ta làm việc đúng trong quyền hành của xã trưởng, tại sao phải sợ? Họ muốn thưa, cứ việc! Ngay từ lúc bắt đầu làm điều này, ta đã chấp nhận mọi hậu quả, dù có bị trách phạt. Tất cả đều đã lấy đủ, giờ chỉ còn ngài thôi. Với số lương thực này, ta đủ sức đào thêm một cái giếng nữa đấy."
Không hề buồn cười trước lời nói đùa ấy, Quý gấp quạt lại, chậm rãi nói:
"Dòng họ tôi bao đời nay có quyền thế và tiền bạc nhiều nhất xã Thổ, thậm chí hơn cả Triệu gia. Ông cha tôi đã dựng lên cơ nghiệp này từ thuở xã Thổ chỉ là vùng đất nghèo nàn. Chẳng những thế, họ hàng tôi còn làm quan. Ngài lấy tư cách gì mà dám đối đầu với tôi?"
"Ngài nói xong chưa?" Tưởng bỏ mặc lời kể lể của hắn, "Giờ thì ta phải làm việc."
Tưởng ra dấu cho đám cai đinh. Thập Quý đâu dễ dàng chịu thua, đã thế thì hôm nay đấu thử xem ai hơn ai! Ném quạt đi, hắn rút kiếm giắt bên hông ra, lao vào đám cai đinh. Trông thế, Tưởng chụp lấy thanh lao gần đấy đánh mạnh về phía hắn hòng ngăn nhát kiếm đang vung xuống.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook