Nếu Như Yêu
-
Chương 7-3
Hứa Tử Đông lái xe của chị Hứa Khả đưa tôi đến bệnh viện nơi bố đang nằm, trên đường, tôi hỏi anh ta sao lại tìm được bố. Anh ta nói: "Tôi cũng chỉ thử gọi điện đến một vài trung tâm cấp cứu, hỏi xem có tiếp nhận bệnh nhân nào có đặc điểm giống bố cô không, đúng là may mắn nên cuối cùng cũng tìm được ông ấy. Sáng sớm nay ông ấy được đưa đến đó."
"Rốt cuộc bố tôi bị làm sao?"
"Tôi cũng không rõ lắm, nghe nói ông bị ngã, đầu đập xuống đất rồi hôn mê. Đoạn đường đó lại ít người qua lại, ông nằm đó phải gần một tiếng thì có công nhân vệ sinh đi qua, ngửi thấy mùi rượu, nghĩ rằng ông là kẻ nghiện rượu nên cũng mặc kệ. Sau đó có người đi đường phát hiện ra mới gọi điện báo cảnh sát. Lúc đó, ông mới được xe cứu thương chở đến bệnh viện gần đấy. Qua kiểm tra thì đầu ông bị chấn thương nhẹ, phải khâu bốn mũi ở trán, không có gì đáng ngại cả."
Tôi lẩm bẩm: "Lúc ở nhà, bố có uống một ít rượu nhưng rất biết kiềm chế, tôi chưa hề thấy ông uống say bao giờ."
"Có lẽ tâm trạng ông ấy không tốt."
Cũng đúng, bố thực sự có lý do để mượn rượu giải sầu, nhưng uống say đến nỗi ngã trên đường là điều tôi không thể tin nổi. Nếu không có người tốt đưa bố đi cấp cứu, hậu quả sẽ thế nào đây, tôi không dám nghĩ tiếp nữa.
Đến bệnh viện dó, tôi vội vàng chạy vào trong, thấy bố đang ngồi ở bên ngoài phòng cấp cứu, trên đầu quấn băng, quần áo thì nhàu nát, bụi bẩn, còn tỏa ra mùi rượu nồng nặc, dáng vẻ vô cùng tiều tụy. Tôi lao đến, nắm lấy cánh tay ông mà lắc mạnh. "Bố muốn dọa chết con hả? Bố là đồ khốn kiếp! Khốn kiếp!"
Hứa Tử Đông đứng bên cạnh sững sờ một lúc, sau đó mới kéo tay tôi. "Ông ấy đang bị thương, cô đừng làm vậy nữa."
"Tôi mặc kệ, có bị đau cũng đáng đời."
Nói như vậy nhưng tôi vẫn buông tay bố ra. Bố cười khổ não, nói: "Bố xin lỗi."
Tôi cảm giác không còn sức lực nữa, ngồi sụp xuống, gục đầu vào đùi bố, khóc òa lên.
Bố xoa đầu tôi, thở dài, rồi lại nói: "Bố xin lỗi, Từ Hàng à."
Hứa Tử Đông chở hai bố con tôi trở lại Bệnh viện Trung tâm, bố đi rửa mặt thay quần áo, lúc trở lại ông hỏi tôi: "Sao con còn chưa đi học?"
Tôi không nói gì.
“Vẫn còn giận bố à? Thực sự xin lỗi con, Tiểu Hàng. Bố uống chút rượu, chỉ mang máng nhớ lúc qua đường thì bị một chiếc xe máy từ phía sau đâm vào, mọi chuyện sau đó thì không nhớ gì nữa, điện thoại cũng bị mất, chẳng thể gọi được cho con, chỉ nghĩ rằng đợi đến trời sáng sẽ gọi."
"Tại sao bố lại uống say như vậy?"
"Cũng không uống nhiều lắm, nhưng loại rượu này ngấm mạnh thật."
"Tại sao bố không nói cho con biết bố vẫn còn có anh trai?"
Bố nhăn mày. "Làm sao con biết chuyện này?"
"Chị Hứa Khả tìm được dì Mai, dì ấy dẫn chúng con đi tìm bố."
"Con không nên đến chỗ đó."
Tôi giận dữ nói: "Thế tại sao bố lại đi tìm ông ta? Ông ta rõ ràng là một tên khốn kiếp."
"Vừa nãy còn nói bố là đồ khốn kiếp đấy."
"Lúc đó là con đang bực, không tính. Còn ông ta là đồ khốn kiếp thật sự."
"Đừng nói bậy nữa. Dù sao ông ấy cũng là người lớn tuổi."
"Lớn tuổi gì mà lớn tuổi, ông ấy có nhận bố đâu, lại càng không có quan hệ gì với con hết. Đồ khốn kiếp thì mãi là đồ khôn kiếp, có già cũng chỉ là đồ khốn kiếp già mà thôi!"
Bố thở dài, nói: "Người ta ai cũng có lúc làm những chuyện ngốc nghếch, bố sẽ không bao giờ tìm gặp ông ấy nữa."
Tôi nhìn bố chằm chằm, đợi một lúc mới nói: "Bố không định kể cho con nghe cuộc sống ngày trước của bố à?"
Bố sa sầm nét mặt. "Cái cô Hứa Khả đó lại nói gì với con phải không?"
"Chị ấy nói gì không quan trọng, quan trọng là, bố là bố của con, thế mà con chẳng hiểu, chẳng biết một chút gì về bố cả."
"Bởi vì đó đều là chuyện quá khứ rồi, không cần phải nhắc đến làm gì. Tiểu Hàng, từ ngày con trở thành con gái của bố, bố đã hạ quyết tâm vứt bỏ tất cả mọi chuyện."
"Bố cứ nói những lời này để lảng tránh con thì ích gì chứ? Cho dù con không phải là con gái duy nhất của bố, bố cũng không phải là người bố duy nhất của con thì con cũng không muốn lúc không tìm thấy bố lại phải thông qua nguời khác để biết tung tích của bố."
"Tiểu Hàng, sau này đừng bao giờ nói những lời như thế nữa, bố chỉ có mình con là con gái thôi.
"Hà tất phải lừa mình gạt người như vậy, bố không nói câu này trước mặt chị Hứa Khả, con cũng không cần bố phải nói lời đảm bảo này với con đâu."
Nhìn vẻ mặt bố nhăn nhó vì đau đầu, tôi biết ông không muốn tiếp tục nói về chủ đề này nữa. Cứ nghĩ đến chuyện hôm qua ông bị anh ruột đuổi ra khỏi nhà, mượn rượu giải sầu, uống say đến nổi bị xe đâm, một mình nằm bất tỉnh nhân sự trên đường không biết bao lâu, rồi lại phải nằm trong phòng cấp cứu ở bệnh viện đợi đến sáng, tôi đột nhiên thấy mềm lòng, chỉ bực bội nói: "Thôi được rồi, bố không muốn thì không cần phải nói, dù sao nhũng chuyện con không biết đã quá nhiều rồi, biết nhiều hơn hay biết ít hơn cũng chẳng có gì khác nhau cả."
Lúc này, dì Mai xách hoa quả và sữa đến thăm. Bố tôi lập tức nói: "Tiểu Hàng, con mau trở về trường học đi, không lại để lỡ buổi học đây."
Tôi chào tạm biệt dì Mai, cầm túi xách ra khỏi phòng bệnh nhưng lập tức rẽ vào phòng bệnh bên cạnh. Kết cấu ở đây là hai phòng bệnh cùng có chung một ban công kín, ban công này có chức năng tiếp khách kiêm tắm nắng, ở giữa dùng hàng rào ô vuông ngăn cách. Tôi đã quen mặt những người bệnh ở phòng bên cạnh chào họ một câu xong, tôi liền kéo ghế ngồi xuống ngay sát tường, quả nhiên tuy cách một bức tường nhưng nghe thấy tiếng nói chuyện rất rõ.
"Anh và chị gái em mấy lần gọi điện giục em về, nói là sắp dỡ bỏ tập thể họ định chuyển một khoản tiền bồi thường dỡ bỏ cho em. Em từ chối không lấy nhưng họ đều không đồng ý, nói rằng em là ngưòi vất vả nhất nếu năm đó họ không quá khổ thì có lẽ emđã được ở lại thành phố, thế nên bây giờ phải bù đắp cho em một chút. Em cảm động không biết nói thế nào, luôn cảm thấy rằng sau khi bố mẹ mất, tình cảm giữa anh chị em thật đáng quý. Không ngờ anh trai của anh..." Đây là giọng nói của dì Mai.
Bố tôi cười khổ. “Trước đây, sư phụ tôi muốn dạy tôi xem bói, tôi nhất quyết không học, cũng không cho ông ấy xem bói cho tôi. Tôi luôn cảm thấy số mệnh khi đã dự đoán trước được thì chẳng còn hy vọng gì nữa. Bây giờ chỉ có thể nói rằng, mỗi người có một số mệnh, không chấp nhận không được. Có lẽ anh trai tôi nói đúng, duyên phận làm người thân giữa chúng tôi đã hết từ lâu, tôi cũng chẳng nên hoang tưởng có người còn nhớ đến mình."
"Anh đừng bi quan như vậy, con gái anh, cháu Từ Hàng rất lo lắng cho anh. Hôm qua, cô bé đã lên tiếng phản bác lại anh trai anh bằng giọng điệu sắc bén, đanh thép, đúng là anh nuôi cô bé không uổng công. Còn cả Hứa Khả..."
"Đừng nhắc đến cô ta." Bố ngắt lời dì Mai. "Nếu không phải vì sư phụ tôi nhập viện, tôi thật sự không muốn ở đây thêm một ngày nào nữa."
"Em hiểu, thành phố này là quê của chúng ta nhưng càng ngày càng trở nên xa lạ, nếu khu tập thể bị dỡ bỏ, về sau sẽ không còn cảm giác trở về quê nữa."
"Khu tập thể rộng như vậy, tôi không ngờ có thể bị dỡ bỏ."
"Công xưởng làm ăn thua lỗ, cuộc sống của mọi người ở đó cũng khá khó khăn."
"Tôi biết, anh ấy còn một người con trai và một cô con gái, nên cũng phải lo lắng rất nhiều."
Họ nói chuyện nhiều nhưng chỉ là những chuyện thường ngày, chẳng nhắc đến điều mà tôi muốn biết nhất, tôi đang cảm thấy hơi thất vọng thì bỗng nghe thấy dì Mai nói: "Nguyên Bình, em có thể cho anh mượn một số tiền trang trải viện phí."
"Sao có thể được? Cô là bác sĩ ở vùng nông thôn, cuộc sống của cô cũng đâu có dư dả gì."
"Em vừa nói rồi đấy, anh trai và chị gái em chia cho em một khoản tiên bồi thường dỡ bỏ khu tập thể, trước mắt em không cần dùng đến số tiền đó...
"Cô nghe trộm như vậy không hay đâu."
Tôi ngoảnh đầu lại, Hứa Tử Đông đang đứng cau mày nhìn tôi, rõ ràng cả đêm không ngủ nhưng trông anh ta vẫn phong độ trong bộ quần áo blouse, không nhận ra bất cứ dáng vẻ mệt mỏi nào. Tôi không hề cảm thấy ngại, chỉ cười. "Anh nói nhỏ một chút. Anh chưa bao giờ nghe trộm à? Nói cho anh biết nhé, nghe trộm có thể nghe thấy rất nhiều chuyện thú vị."
Vẻ mặt anh ta tỏ ra không tán thành chút nào. "Biết rõ là chuyện không đúng, tôi sẽ không làm như vậy đâu."
Tôi bất chợt thấp giọng hỏi anh ta: "Sao mẹ anh lại có lỗi với bố tôi?"
Nét mặt anh ta sa sầm, không trả lời, tôi cười ha ha. "Đừng căng thẳng thế chứ, thực ra, tôi không muốn nghe ngóng những chuyện quá khứ, tôi chỉ muốn nói với anh, đã là con người sẽ có những lúc bất đắc dĩ, không thể lúc nào cũng tỏ ra quang minh chính đại được."
Anh ta bị tôi nói cho không thốt nên lời, chỉ lặng lẽ quay người rời đi. Tôi rất hối hận. Thực ra, mẹ của họ có lỗi với bố tôi như thế nào, tôi cảm thấy rất hiếu kỳ, nhưng cũng chỉ là hiếu kỳ mà thôi. Người cũng đã mất rồi, còn người có tư cách quyết định hận hay không hận chỉ có bố tôi, tôi chẳng có quyền gì. Bố tôi đã được anh ta tìm thấy, tôi không cám ơn thì thôi lại còn mỉa mai anh ta mà không nể nang gì. Cái tật mồm miệng nhanh nhẩu đoảng của tôi phải sửa ngay mới được.
Tôi chẳng còn lòng dạ nào nghe lén tiếp nữa, xách cặp nhanh chóng bước xuống dưới lầu. Nhưng đúng lúc đó, tôi lại phát hiện ra chị Hứa Khả và chồng chị là Tôn Á Âu đang đứng bên ngoài khoa bệnh nhân ngoại trú. Tôn Á Âu nhìn thấy tôi trước liên gật đầu chào. Tôi định mặc kệ anh ta nhưng trong đầu bỗng lóe lên một ý.
Tôi bước đến, hỏi thẳng chị Hứa Khả: "Chị Hứa, chị đưa dì Mai đến đây à?"
Chị do dự một lát rồi gật đầu.
"Dì ấy muốn cho bố em mượn tiền, có phải là do chị đứng ra sắp xếp không?"
Chị tha thiết nói: "Từ Hàng, dì Mai rất muốn giúp đỡ bố em, nhưng khoản tiền đền bù dỡ bỏ ấy vẫn chưa đến tay dì, hơn nữa dì ấy chỉ là bác sĩ nông thôn, thu nhập ít ỏi, lại có một trai một gái, cũng phải chi tiêu nhiều. Thế nên chị nhờ dì ấy đứng ra giúp, ít nhất bố em sẽ chấp nhận. Em đã đoán đúng rồi thì đừng nói cho bố em biết, được không?"
Tôi cười khổ sở. "Em không đến nỗi không biết điều như vậy đâu, chị Hứa. Em đi học đây, coi như chị không gặp em là được chứ gì!"
Hứa Khả và Hứa Tử Đông, hai chị em họ đều biết nghĩ cho người khác, làm việc cũng hợp tình hợp lý, tính cách khoan dung, nhẹ nhàng, còn tôi lại ương bướng, luôn cho mình là đúng. Trừ phi tính cách của tôi là do di truyền mà tôi hoàn toàn không hề biết căn nguyên.
Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy vô cùng buồn tủi.
"Rốt cuộc bố tôi bị làm sao?"
"Tôi cũng không rõ lắm, nghe nói ông bị ngã, đầu đập xuống đất rồi hôn mê. Đoạn đường đó lại ít người qua lại, ông nằm đó phải gần một tiếng thì có công nhân vệ sinh đi qua, ngửi thấy mùi rượu, nghĩ rằng ông là kẻ nghiện rượu nên cũng mặc kệ. Sau đó có người đi đường phát hiện ra mới gọi điện báo cảnh sát. Lúc đó, ông mới được xe cứu thương chở đến bệnh viện gần đấy. Qua kiểm tra thì đầu ông bị chấn thương nhẹ, phải khâu bốn mũi ở trán, không có gì đáng ngại cả."
Tôi lẩm bẩm: "Lúc ở nhà, bố có uống một ít rượu nhưng rất biết kiềm chế, tôi chưa hề thấy ông uống say bao giờ."
"Có lẽ tâm trạng ông ấy không tốt."
Cũng đúng, bố thực sự có lý do để mượn rượu giải sầu, nhưng uống say đến nỗi ngã trên đường là điều tôi không thể tin nổi. Nếu không có người tốt đưa bố đi cấp cứu, hậu quả sẽ thế nào đây, tôi không dám nghĩ tiếp nữa.
Đến bệnh viện dó, tôi vội vàng chạy vào trong, thấy bố đang ngồi ở bên ngoài phòng cấp cứu, trên đầu quấn băng, quần áo thì nhàu nát, bụi bẩn, còn tỏa ra mùi rượu nồng nặc, dáng vẻ vô cùng tiều tụy. Tôi lao đến, nắm lấy cánh tay ông mà lắc mạnh. "Bố muốn dọa chết con hả? Bố là đồ khốn kiếp! Khốn kiếp!"
Hứa Tử Đông đứng bên cạnh sững sờ một lúc, sau đó mới kéo tay tôi. "Ông ấy đang bị thương, cô đừng làm vậy nữa."
"Tôi mặc kệ, có bị đau cũng đáng đời."
Nói như vậy nhưng tôi vẫn buông tay bố ra. Bố cười khổ não, nói: "Bố xin lỗi."
Tôi cảm giác không còn sức lực nữa, ngồi sụp xuống, gục đầu vào đùi bố, khóc òa lên.
Bố xoa đầu tôi, thở dài, rồi lại nói: "Bố xin lỗi, Từ Hàng à."
Hứa Tử Đông chở hai bố con tôi trở lại Bệnh viện Trung tâm, bố đi rửa mặt thay quần áo, lúc trở lại ông hỏi tôi: "Sao con còn chưa đi học?"
Tôi không nói gì.
“Vẫn còn giận bố à? Thực sự xin lỗi con, Tiểu Hàng. Bố uống chút rượu, chỉ mang máng nhớ lúc qua đường thì bị một chiếc xe máy từ phía sau đâm vào, mọi chuyện sau đó thì không nhớ gì nữa, điện thoại cũng bị mất, chẳng thể gọi được cho con, chỉ nghĩ rằng đợi đến trời sáng sẽ gọi."
"Tại sao bố lại uống say như vậy?"
"Cũng không uống nhiều lắm, nhưng loại rượu này ngấm mạnh thật."
"Tại sao bố không nói cho con biết bố vẫn còn có anh trai?"
Bố nhăn mày. "Làm sao con biết chuyện này?"
"Chị Hứa Khả tìm được dì Mai, dì ấy dẫn chúng con đi tìm bố."
"Con không nên đến chỗ đó."
Tôi giận dữ nói: "Thế tại sao bố lại đi tìm ông ta? Ông ta rõ ràng là một tên khốn kiếp."
"Vừa nãy còn nói bố là đồ khốn kiếp đấy."
"Lúc đó là con đang bực, không tính. Còn ông ta là đồ khốn kiếp thật sự."
"Đừng nói bậy nữa. Dù sao ông ấy cũng là người lớn tuổi."
"Lớn tuổi gì mà lớn tuổi, ông ấy có nhận bố đâu, lại càng không có quan hệ gì với con hết. Đồ khốn kiếp thì mãi là đồ khôn kiếp, có già cũng chỉ là đồ khốn kiếp già mà thôi!"
Bố thở dài, nói: "Người ta ai cũng có lúc làm những chuyện ngốc nghếch, bố sẽ không bao giờ tìm gặp ông ấy nữa."
Tôi nhìn bố chằm chằm, đợi một lúc mới nói: "Bố không định kể cho con nghe cuộc sống ngày trước của bố à?"
Bố sa sầm nét mặt. "Cái cô Hứa Khả đó lại nói gì với con phải không?"
"Chị ấy nói gì không quan trọng, quan trọng là, bố là bố của con, thế mà con chẳng hiểu, chẳng biết một chút gì về bố cả."
"Bởi vì đó đều là chuyện quá khứ rồi, không cần phải nhắc đến làm gì. Tiểu Hàng, từ ngày con trở thành con gái của bố, bố đã hạ quyết tâm vứt bỏ tất cả mọi chuyện."
"Bố cứ nói những lời này để lảng tránh con thì ích gì chứ? Cho dù con không phải là con gái duy nhất của bố, bố cũng không phải là người bố duy nhất của con thì con cũng không muốn lúc không tìm thấy bố lại phải thông qua nguời khác để biết tung tích của bố."
"Tiểu Hàng, sau này đừng bao giờ nói những lời như thế nữa, bố chỉ có mình con là con gái thôi.
"Hà tất phải lừa mình gạt người như vậy, bố không nói câu này trước mặt chị Hứa Khả, con cũng không cần bố phải nói lời đảm bảo này với con đâu."
Nhìn vẻ mặt bố nhăn nhó vì đau đầu, tôi biết ông không muốn tiếp tục nói về chủ đề này nữa. Cứ nghĩ đến chuyện hôm qua ông bị anh ruột đuổi ra khỏi nhà, mượn rượu giải sầu, uống say đến nổi bị xe đâm, một mình nằm bất tỉnh nhân sự trên đường không biết bao lâu, rồi lại phải nằm trong phòng cấp cứu ở bệnh viện đợi đến sáng, tôi đột nhiên thấy mềm lòng, chỉ bực bội nói: "Thôi được rồi, bố không muốn thì không cần phải nói, dù sao nhũng chuyện con không biết đã quá nhiều rồi, biết nhiều hơn hay biết ít hơn cũng chẳng có gì khác nhau cả."
Lúc này, dì Mai xách hoa quả và sữa đến thăm. Bố tôi lập tức nói: "Tiểu Hàng, con mau trở về trường học đi, không lại để lỡ buổi học đây."
Tôi chào tạm biệt dì Mai, cầm túi xách ra khỏi phòng bệnh nhưng lập tức rẽ vào phòng bệnh bên cạnh. Kết cấu ở đây là hai phòng bệnh cùng có chung một ban công kín, ban công này có chức năng tiếp khách kiêm tắm nắng, ở giữa dùng hàng rào ô vuông ngăn cách. Tôi đã quen mặt những người bệnh ở phòng bên cạnh chào họ một câu xong, tôi liền kéo ghế ngồi xuống ngay sát tường, quả nhiên tuy cách một bức tường nhưng nghe thấy tiếng nói chuyện rất rõ.
"Anh và chị gái em mấy lần gọi điện giục em về, nói là sắp dỡ bỏ tập thể họ định chuyển một khoản tiền bồi thường dỡ bỏ cho em. Em từ chối không lấy nhưng họ đều không đồng ý, nói rằng em là ngưòi vất vả nhất nếu năm đó họ không quá khổ thì có lẽ emđã được ở lại thành phố, thế nên bây giờ phải bù đắp cho em một chút. Em cảm động không biết nói thế nào, luôn cảm thấy rằng sau khi bố mẹ mất, tình cảm giữa anh chị em thật đáng quý. Không ngờ anh trai của anh..." Đây là giọng nói của dì Mai.
Bố tôi cười khổ. “Trước đây, sư phụ tôi muốn dạy tôi xem bói, tôi nhất quyết không học, cũng không cho ông ấy xem bói cho tôi. Tôi luôn cảm thấy số mệnh khi đã dự đoán trước được thì chẳng còn hy vọng gì nữa. Bây giờ chỉ có thể nói rằng, mỗi người có một số mệnh, không chấp nhận không được. Có lẽ anh trai tôi nói đúng, duyên phận làm người thân giữa chúng tôi đã hết từ lâu, tôi cũng chẳng nên hoang tưởng có người còn nhớ đến mình."
"Anh đừng bi quan như vậy, con gái anh, cháu Từ Hàng rất lo lắng cho anh. Hôm qua, cô bé đã lên tiếng phản bác lại anh trai anh bằng giọng điệu sắc bén, đanh thép, đúng là anh nuôi cô bé không uổng công. Còn cả Hứa Khả..."
"Đừng nhắc đến cô ta." Bố ngắt lời dì Mai. "Nếu không phải vì sư phụ tôi nhập viện, tôi thật sự không muốn ở đây thêm một ngày nào nữa."
"Em hiểu, thành phố này là quê của chúng ta nhưng càng ngày càng trở nên xa lạ, nếu khu tập thể bị dỡ bỏ, về sau sẽ không còn cảm giác trở về quê nữa."
"Khu tập thể rộng như vậy, tôi không ngờ có thể bị dỡ bỏ."
"Công xưởng làm ăn thua lỗ, cuộc sống của mọi người ở đó cũng khá khó khăn."
"Tôi biết, anh ấy còn một người con trai và một cô con gái, nên cũng phải lo lắng rất nhiều."
Họ nói chuyện nhiều nhưng chỉ là những chuyện thường ngày, chẳng nhắc đến điều mà tôi muốn biết nhất, tôi đang cảm thấy hơi thất vọng thì bỗng nghe thấy dì Mai nói: "Nguyên Bình, em có thể cho anh mượn một số tiền trang trải viện phí."
"Sao có thể được? Cô là bác sĩ ở vùng nông thôn, cuộc sống của cô cũng đâu có dư dả gì."
"Em vừa nói rồi đấy, anh trai và chị gái em chia cho em một khoản tiên bồi thường dỡ bỏ khu tập thể, trước mắt em không cần dùng đến số tiền đó...
"Cô nghe trộm như vậy không hay đâu."
Tôi ngoảnh đầu lại, Hứa Tử Đông đang đứng cau mày nhìn tôi, rõ ràng cả đêm không ngủ nhưng trông anh ta vẫn phong độ trong bộ quần áo blouse, không nhận ra bất cứ dáng vẻ mệt mỏi nào. Tôi không hề cảm thấy ngại, chỉ cười. "Anh nói nhỏ một chút. Anh chưa bao giờ nghe trộm à? Nói cho anh biết nhé, nghe trộm có thể nghe thấy rất nhiều chuyện thú vị."
Vẻ mặt anh ta tỏ ra không tán thành chút nào. "Biết rõ là chuyện không đúng, tôi sẽ không làm như vậy đâu."
Tôi bất chợt thấp giọng hỏi anh ta: "Sao mẹ anh lại có lỗi với bố tôi?"
Nét mặt anh ta sa sầm, không trả lời, tôi cười ha ha. "Đừng căng thẳng thế chứ, thực ra, tôi không muốn nghe ngóng những chuyện quá khứ, tôi chỉ muốn nói với anh, đã là con người sẽ có những lúc bất đắc dĩ, không thể lúc nào cũng tỏ ra quang minh chính đại được."
Anh ta bị tôi nói cho không thốt nên lời, chỉ lặng lẽ quay người rời đi. Tôi rất hối hận. Thực ra, mẹ của họ có lỗi với bố tôi như thế nào, tôi cảm thấy rất hiếu kỳ, nhưng cũng chỉ là hiếu kỳ mà thôi. Người cũng đã mất rồi, còn người có tư cách quyết định hận hay không hận chỉ có bố tôi, tôi chẳng có quyền gì. Bố tôi đã được anh ta tìm thấy, tôi không cám ơn thì thôi lại còn mỉa mai anh ta mà không nể nang gì. Cái tật mồm miệng nhanh nhẩu đoảng của tôi phải sửa ngay mới được.
Tôi chẳng còn lòng dạ nào nghe lén tiếp nữa, xách cặp nhanh chóng bước xuống dưới lầu. Nhưng đúng lúc đó, tôi lại phát hiện ra chị Hứa Khả và chồng chị là Tôn Á Âu đang đứng bên ngoài khoa bệnh nhân ngoại trú. Tôn Á Âu nhìn thấy tôi trước liên gật đầu chào. Tôi định mặc kệ anh ta nhưng trong đầu bỗng lóe lên một ý.
Tôi bước đến, hỏi thẳng chị Hứa Khả: "Chị Hứa, chị đưa dì Mai đến đây à?"
Chị do dự một lát rồi gật đầu.
"Dì ấy muốn cho bố em mượn tiền, có phải là do chị đứng ra sắp xếp không?"
Chị tha thiết nói: "Từ Hàng, dì Mai rất muốn giúp đỡ bố em, nhưng khoản tiền đền bù dỡ bỏ ấy vẫn chưa đến tay dì, hơn nữa dì ấy chỉ là bác sĩ nông thôn, thu nhập ít ỏi, lại có một trai một gái, cũng phải chi tiêu nhiều. Thế nên chị nhờ dì ấy đứng ra giúp, ít nhất bố em sẽ chấp nhận. Em đã đoán đúng rồi thì đừng nói cho bố em biết, được không?"
Tôi cười khổ sở. "Em không đến nỗi không biết điều như vậy đâu, chị Hứa. Em đi học đây, coi như chị không gặp em là được chứ gì!"
Hứa Khả và Hứa Tử Đông, hai chị em họ đều biết nghĩ cho người khác, làm việc cũng hợp tình hợp lý, tính cách khoan dung, nhẹ nhàng, còn tôi lại ương bướng, luôn cho mình là đúng. Trừ phi tính cách của tôi là do di truyền mà tôi hoàn toàn không hề biết căn nguyên.
Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy vô cùng buồn tủi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook