- Tôi đồng ý gả!- Được, ta rất thích sự quả quyết của cô, Cao Bạch ạ!Đáng lẽ bà phải ngăn Cao Bạch, đáng lẽ bà phải làm như thế....Đã không biết bao nhiêu lần bà nhìn bóng lưng ấy khuất dần.

Mỗi lần như vậy bà lại có một nỗi sợ khác nhau: sợ con gặp phải khó khăn, sợ con áp lực mà không ai bên cạnh, sợ con cô đơn mà sinh ưu phiền.

Bà hiểu người mẹ nào cũng sẽ như vậy.

Nhưng lần nào cô cũng trở về với nụ cười trên môi.

Nhìn thấy nụ cười đó khiến mọi gánh nặng trong lòng bà như được trút xuống, bà hiểu rằng mình đã lo xa.

Phải! Bà đã lo xa quá rồi! Con gái của bà mạnh mẽ như vậy sao có thể gặp một chút khó khăn mà gục ngã được.

Nhưng lần này nhìn con gái nhẹ nhàng bước đi lòng bà quặn thắt từng cơn.


Bà không muốn, bà không bất lực ngồi nhìn như vậy nhưng bà có thể làm gì được chứ ....Cô biết rằng mình sẽ phải gả vào một gia đình không ra gì.

Nhìn bề ngoài có vẻ gia giáo, phép tắc nhưng toàn là lũ người vô sỉ, chỉ biết lợi dụng, đi làm việc thiện chỉ để mua danh tiếng.

"Phu quân" của cô chắc chắn cũng như họ, thậm chí là đáng khinh hơn.

Khi bà mối đến báo ngày sẽ tới đón tân nương, cô biết rằng nhà họ chỉ chọn bừa một ngày cho có.

Hôm nay là ngày đại kị, không tốt đẹp gì.

Lễ Vấn Danh(1) kia chỉ để làm bù nhìn còn lễ Nạp Cát(2), lễ Nạp Tệ(3), lễ Thịnh Kỳ(4) là do đám người họ Đặng tự biên tự diễn.

Ngay cả hôm nay là ngày đón tân nương, cô cũng chẳng thấy bóng dáng tân lang đâu.

Cao Bạch biết mình được đưa đi với danh nghĩa là con dâu nhà họ Đặng nhưng bước chân vào nhà đó rồi cô cũng sẽ trở thành một quân cờ trong tay họ hoặc là nô gia trong nhà đó.

Người cô thành thân có thể không phải con người! Nếu là con người chắc chắn sẽ không đến đưa dâu vào nửa đêm canh ba như vậy.Bước chân ra khỏi cửa cô thấy khí lạnh bao phủ khắp nơi, sương phủ trắng trời.

Thật rợn người! Đám người kia mặc trên người những bộ y phục đỏ như màu máu tươi.

Cao Bạch từ từ tiến về phía kiệu.

Cô bước chân lên.


Khi cô đã yên vị trong kiệu hoa, cả đoàn người khởi hành.

Vẫn kèn, vẫn trống, vẫn khúc nhạc ồn ào như bao lễ Thân Nghi(5) khác nhưng thật đáng sợ.

Đi trên đường phố vắng tanh, kèn trống ồn ào như vậy nhưng không lấy một tiếng phàn nàn, Cao Bạch chỉ nghe thôi tiếng xì xào, bàn tán to nhỏ.

Qua lớp màn cô thấy bóng tối bao trùm.

Lạnh quá! Tuy giờ là mùa đông nhưng cũng không thể lạnh lẽo đến mức này được.

Cao Bạch hỏi người ở bên ngoài nhưng không có tiếng đáp lại.

Cảm giác bất an khiến cô cố gắng ngồi im, ngồi thật nghiêm chỉnh.Đoàn người đã đi được một đoạn bỗng nhiên họ dừng lại:- Hạ kiệu!Cô ở yên trong kiệu bởi sự lo sợ như sợi dây thừng trói lấy cô.

Bà Đặng phát cho mỗi người một tấm khăn, bắt họ phải đeo lên, che hết khuôn mặt.

Đợi họ đeo xong, có tiếng hô:- Nâng kiệu!Đoàn người đi vào rừng tre.


Qua rừng tre này sẽ tới được thôn kế bên- nơi nhà họ Đặng sinh sống...........*Giải thích :(1)lễ Vấn Danh: là việc xem bát tự.

Bà mối sẽ thay mặt nhà trai hỏi ngày tháng năm sinh và họ tên đầy đủ của cô dâu.

Sau đó, nhà trai hoặc cũng có thể là bà mối sẽ đi xin một ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới cho cặp đôi.(2) lễ Nạp Cát: được coi là một nghi lễ báo ngày lành.

Sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ nhà trai sẽ nhờ người đến nhà gái báo tin.(3) lễ Nạp Tệ: là nghi lễ nhà trai chọn lấy một ngày lành để nhà gái tiến hành lễ đính hôn.(4) lễ Thinh Kỳ: là một nghi lễ cầu xin giờ và ngày lành để tiến hành lễ cưới.(5) lễ Thân Nghi: được xem là một nghi lễ quan trọng nhất trong 6 lễ.

Vào ngày lành tháng tốt đã chọn, tân lang sẽ đích thân đến nhà gái để đón tân nương.

Tại nghi lễ này, chú rể có thể chọn đi bộ hoặc ngồi kiệu 8 người khiêng để đến nhà cô dâu..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương