Lốc Xoáy Thời Gian
-
Chương 18: Miếng trầu là đầu câu chuyện
Năm Mậu Tuất 938,
Làng Cái Bèo, Quảng Yên, Lục Châu
Sau khi Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi chuẩn bị xong xuôi, bọn họ xoay nhẫn, bước vào không gian bến tàu, leo lên con thuyền buồm đang bập bềnh chờ đợi họ ở bến, họ khởi hành, lên đường, trở về năm 938 tại làng Cái Bèo.
Khoảng vài tiếng sau, con thuyền báo hiệu bọn họ đã đến nơi. Cả ba người xoay nhẫn một lần nữa, rời khỏi không gian đặc biệt, bước chân vào Việt Nam thời phong kiến.
Bọn họ sững sờ, xoay mình, ngắm nhìn cảnh đất trời thiên nhiên đẹp tựa một bức tranh. Trước mặt bọn họ là một dòng sông nước trong veo, uyển chuyển uốn lượn như con rồng thướt tha lướt qua một cánh đồng lúa xanh pha vàng thơm bát ngát.
Đằng sau là một rừng tre rậm rạp xanh tươi, lá tre khẽ đung đưa xào xạc theo chiều gió thổi, như đang vẫy tay, chào mừng ba người khách lạ từ phương xa mới tới. Phong cảnh đẹp tuyệt vời làm người nhìn thẩn thờ ngẩn ngơ, ngỡ rằng họ đang lạc vào bồng lai tiên giới.
Minh Ngọc chậm rãi hít một hơi thật sâu, khoan khoái thưởng thức bầu không khí trong lành mà những người dân thành thị như cô đã lâu chưa từng cảm nhận được. Đang mê say chìm đắm trong cảnh thần tiên, Minh Ngọc bỗng nghe tiếng la oai oái của Hoa Khôi bên tai cô.
“Ối giời ơi! Nóng cháy cả chân mà bắt người ta đi chân đất. Cái này là muốn giết người mà!”
Hoa Khôi vừa nói, vừa nhảy tưng tửng, chạy đến bãi cỏ ven đường, ngồi bệt xuống đất, xuýt xoa thổi thổi bàn chân đã đỏ rạm. Cậu vội vàng lục lọi trong tay nải*, lấy ra hai chiếc áo rồi buộc chúng quanh bàn chân, làm thành vật liệu cách nhiệt với mặt đất.
* Tay nải: túi xách bằng vải thời xưa, có dạng như một cái bọc, có quai đeo, dùng đựng đồ mang đi đường.
Còn Thiện Hùng và Minh Ngọc thì không ngại cái nóng. Thiện Hùng tập võ từ nhỏ, tay chân đều chai cả, cậu đi chân trần cũng không xi nhê* gì. Minh Ngọc được gia đình đặc biệt huấn luyện nên cô cũng không phải loại liễu yếu đào tơ. Cho nên trước mặt Minh Ngọc, hành động vừa rồi của Hoa Khôi thật làm mất mặt đấng mài râu.
* Không xi nhê: không hề hấn, không ảnh hưởng – xi nhê là từ gốc Pháp (signifier), tiếng Việt đọc nôm na là (xi nhi phi ê), có nghĩa là có ý nghĩa hoặc dấu hiệu cho gì đó quan trọng.
Sau khi Hoa Khôi chăm sóc chân xong, cả ba bắt đầu bước đi trên con đường mòn, hướng cổng làng tiến tới. Một chiếc cổng làng sừng sững lớn dần trước mắt họ.
Đó là một chiếc cổng làng bằng đá, rêu xanh đã quấn quýt bên chân. Kiến trúc của nó đơn sơ khiêm tốn, hài đồng hòa hợp với cảnh trời đất thiên nhiên. Bầu bạn với chiếc cổng làng là một cây đa cổ thụ to lớn, cành lá xum xuê, xoe tán, bám víu lên mái cổng, tỏa xuống bóng râm đen mát, bao quanh cổng làng. Phía trên cổng được điêu khắc tên làng bằng chữ Nôm Làng Cái Bèo, bút tích của người viết như rồng bay phượng múa, một nét đẹp khó tả.
“Lũy tre thấp thoáng đàng xa,
Mấy mươi bước nữa về qua cổng làng.
Trong lòng bỗng thấy xốn xang,
Quê hương hai tiếng nặng mang suốt đời.”
Đứng trước cổng làng, Minh Ngọc chợt nếm được một hương vị yên bình, thân thương làm lòng cô xao xuyến. Cô như người con xa quê nhà đã lâu, bây giờ trở về, không kiềm được mà thốt lên bốn câu thơ thân quen gắng liền với hình ảnh chiếc cổng làng Việt Nam.
“Nói rất hay!”
Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi chợt nghe tiếng ai đó bất ngờ đằng sau, cả bả liền xoay mình, hướng về phía sau. Người này xuất hiện gần kề, thần không hay, quỷ không biết, làm cho Thiện Hùng chảy mồ hôi tráng sợ hãi. Cậu nhanh chóng lấy tư thế phòng bị, giang tay che chở hai người bạn của cậu.
Trước mặt bọn họ là một người đàn ông trung niên đầu được hớt sát với chòm râu ngắn, mặt mày có vài vết sẹo như một người từng trải, từng nhìn thấy những việc bi ai. Ông ta bận một bộ đồ nâu dản dị, đai lưng đen, chân đất, một tay cầm nỏ, một tay xách vài con mồi vừa mới săn được.
“Các cậu không cần phải sợ.” Ông ta nhanh nhảu lên tiếng trấn an ba cậu sinh viên sau khi ông thấy Thiện Hùng lấy tư thế phòng bị, nhìn ông với ánh mắt e dè đầy cảnh giác.
Đoán chừng ông ta là người làng, Hoa Khôi tiến lên, thay mặt mọi người, lễ phép chào.
“Chúng cháu chào chú ạ.” Hoa Khôi cung kính khoanh tay cúi người, Thiện Hùng và Minh Ngọc cũng làm theo.
Người đàn ông trung niên gật đầu chào lại rồi mở lời: “Tôi chưa từng thấy các cậu trong làng. Các cậu từ xa mới đến à?”
“Chúng cháu lặn lội đường xa,” Hoa Khôi đáp lại. “Đến đây tìm thầy Siêng để học chữ.”
“Vậy thì mời vào làng.” Người đàn ông trung niên thân thiện đón tiếp, làm cử chỉ mời vào. “Tôi sẽ giúp dẫn đường các cậu đến nhà ông đồ Siêng.”
Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi nhận lời mời, bước đi theo sau người đàn ông trung niên vào làng. Người đàn ông trung niên vừa đi, vừa nở một nụ cười, tự giới thiệu:
“Tôi là Năm Sẹo, ở làng ai cũng gọi tôi như vậy, còn các cậu tên gì?”
“Cháu là Hoa Khôi. Còn đây là Vũ Thiện Hùng và Dương Minh… á! Ui da!” Hoa Khôi đang định nói Dương Minh Ngọc thì bị Minh Ngọc nhéo mạnh một cái vào hông, làm cậu đau điếng la lên, trừng mắt, tức giận nhìn Minh Ngọc.
Minh Ngọc mở mắt trừng lại Hoa Khôi, ra hiệu cậu ta không được nói tên thật của cô, vì bây giờ cô đang giả trai, mà Minh Ngọc lại là tên con gái, nói ra sẽ bị lộ tẩy.
Hoa Khôi nhìn Minh Ngọc rồi tự hiểu, im miệng không nói nữa.
“Cậu Hoa Khôi,” Năm Sẹo lên tiếng. “Chân cậu bị gì mà băng bó thấy ghê vậy?”
Năm Sẹo nhìn chằm chằm vào bàn chân Hoa Khôi, được cậu cột áo bao bọc vì cậu không quen đi chân đất.
“Cháu bị đau chân, không quen đi chân đất.” Hoa Khôi nói cũng hơi bị nhục mặt. Minh Ngọc là con gái, đi chân đất không sao, trong khi cậu là đàn ông con trai lại phải bọc chân. Thôi kệ, thà nhục còn hơn ăn đau.
“Vào làng tôi làm đôi guốc xuồng cho đi.” Năm Sẹo đề nghị.
“Vậy thì cảm ơn chú!”
“Không có gì! Làng các cháu không có thầy đồ à? Tại sao phải chạy sang làng này để học chữ?” Năm Sẹo thắc mắc hỏi.
“Có, nhưng mà thầy đồ bỏ nghề, không dạy nữa.” Hoa Khôi nửa giải thích, nửa nói móc nói méo bà giáo sư của bọn họ, vô trách nhiệm, không chịu dạy bọn họ, bỏ của chạy lấy người! Bà cô Lười đùn đẩy bọn họ cho ông thầy Siêng!
…………………………….
Ở học viện,
Giáo Sư Thanh Kiều đang ngồi trong văn phòng làm việc, bỗng hắt xì một cái khi Hoa Khôi nhắc tới cô. Cô lấy tay chùi chùi mũi, thầm nghĩ không biết có phải là bị cảm lạnh hay không.
…………………………….
Trở lại quá khứ,
Năm Sẹo dẫn bọn họ tới trước một căn nhà tranh lợp lá, đẩy tấm liếp* che rồi hô to vào trong.
* Tấm liếp: cửa liếp đan bằng tre, nứa, dùng để che chắn trong nhà.
“Ông đồ Siêng, tôi là Năm Sẹo nè! Có người ngoài làng tới tìm ông!”
“Ờ, ờ.” Từ trong nhà, giọng một cụ già cao tuổi, khàn khàn vọng lại. “Ai vậy? Mời vào, mời vào!”
Bốn người tiến vào trong nhà. Căn nhà mộc mạc được ngăn làm hai gian bằng một tấm tre – gian ngoài làm chỗ dạy học, được đặt một cái bàn trệt làm bằng tre như bục giảng, trên rải rác sách vở, giấy viết, dưới sàn nhà thì đặt mấy chiếc bàn cỏn con và lót vài tấm chiếu lát để ngồi.
Ông cụ già tay run rẩy, từ gian nhà trong, bưng ra một mâm đồng đựng trầu cau, cẩn thận đặt nó lên chính giữa cái bục trệt rồi ngồi bệt xuống. Ông ta nhanh chóng dọn dẹp đống sách vở bề bộn rồi làm một động tác tay, mời mọi người cùng ông, quay quần bên mâm trầu câu.
Mọi người ngồi bệt xung quanh mâm trầu cau, thầy đồ và Năm Sẹo cầm mấy miếng lá trầu rồi bắt đầu quét vôi, gói cau nhai. Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi thì nhìn cái mâm còn không biết đó là mâm trầu cau, cầm chiếc lá trầu, quả cau, bỏ trong lòng bàn tay, săm soi không hiểu ăn làm sao.
“Cái gì đây?” Thiện Hùng ngơ ngác nhìn vào miếng trầu cau, đưa lên mũi hửi.
Cậu ấm Hoa Khôi thì dùng đầu lưỡi khẽ liếm lá trầu, không dám ăn, sợ bị ngộ độc thực phẩm. Trước giờ cậu toàn ăn sơn hào hải vị, giờ bảo đi ngậm lá cây, làm sao cậu có thể tự nhiên biến thành con sâu lá, thoải mái bỏ vào miệng được!
Thầy đồ Siêng trông thấy bộ dạng ngớ ngẩn của bọn họ, cười ha hả hai tiếng thật lớn.
“Các cậu từ đâu đến mà lại không biết ăn trầu thế này? Đây, để tôi làm một miếng cho các cậu xem rồi bắt chước!”
Thầy đồ từ tốn quét vôi lên lá, gói miếng cau và vỏ chay vào rồi đưa cho Hoa Khôi. Cậu ta cắn cắn, cố ý chỉ muốn thử một miếng nhỏ trước cho an toàn.
“Làm gì vậy? Bỏ hết vào mồm!” Thầy đồ quát Hoa Khôi.
Hoa Khôi đành phải nhăn mặt nhét nguyên miếng trầu vào mồm, nhăn nhó nhai nhai.
Thầy đồ cũng không quên Thiện Hùng và Minh Ngọc, gói miếng cau rồi đưa cho hai người nhai. Cả hai cũng ăn nguyên miếng, nhai nhai một hồi, hơi cay từ lá trầu xông lên tận mũi rồi trôi chảy xuống cổ họng, làm bọn họ chịu không được, rơm rớm nước mắt. Minh Ngọc dùng tay bịt miệng, cố gắng không ói ra ngay lập tức.
“Khi nào mới nhổ ra được?” Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi mếu máo hỏi.
Thấy vẻ mặt bi thương của bọn họ, thầy đồ Siêng và Năm Sẹo không nhịn được, cười sặc sụa. Hồi lâu sau, khi nuốt được cơn cười, thầy đồ mới đưa một cái bát cho bọn họ nhổ ra miếng trầu cau.
Cả ba mừng húm, lập tức khạc ra.
Lúc đang ăn thấy khó chịu, bây giờ nhổ ra, tự nhiên cả người bọn họ bắt đầu cảm thấy say say, lâng lâng như đang bay bổng trên bầu trời. Hoa Khôi ngồi chống tay sau lưng, ngẩn đầu, phê phê nhìn lên trần nhà.
Trời ơi, chẳng lẽ mình vừa ăn thuốc phiện của các cụ thời xưa? Không biết có nghiền hay không? Hoa Khôi lo sợ, mặt mày tái mét, thầm nghĩ bụng.
“Miếng trầu là đầu câu chuyện.” Thầy Siêng miệng chóp chép nhai trầu, chậm rãi nói. “Bây giờ chúng ta vào vấn đề. Các cậu là ai? Tìm tôi có việc gì?
“Bẩm thầy,” Hoa Khôi trả lời. “Con tên là Hoa Khôi, còn hai người bạn này là Vũ Thiện Hùng và Dương Minh. Tụi con được anh Phan Thanh chỉ bảo, tìm thầy để học chữ.”
Dứt lời, Hoa Khôi lấy ra trong tay nải bức thư rồi lễ phép, hai tay dâng lên cho thầy Siêng.
Thầy Siêng mở thư. Đọc xong, ông ta lại cười ha hả, tay vuốt râu, vỗ lên đùi rồi nói: “A, thì ra là Phan Thanh. Cái thằng quỷ quái đó cũng ngu ngốc, không biết ăn trầu lúc tôi mới gặp nó. Hèn gì nhìn các cậu làm tôi mang máng nhớ tới thằng quỷ này!”
Nghe thầy Siêng nói vậy, cả ba cô cậu sinh viên ngơ ngác, liếc mắt nhìn nhau. Không biết giáo sư Thanh Kiều hồi đó làm gì mà giờ bị một ông cụ già chửi là thằng quỷ. Bó tay…
“Được rồi,” thầy Siêng cẩn thẩn cất lại lá thư. “Muốn học thì tôi sẽ dạy. Các cậu tạm thời nghỉ lại nhà tôi. Mai tôi nhờ mấy cậu trai trẻ trong làng giúp các cậu dựng nhà, khi nào xong thì chuyển sang đó.”
“Vậy thì cám ơn thầy!” Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi miệng tươi cười, khoanh tay cúi đầu, đồng thanh cảm tạ.
Làng Cái Bèo, Quảng Yên, Lục Châu
Sau khi Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi chuẩn bị xong xuôi, bọn họ xoay nhẫn, bước vào không gian bến tàu, leo lên con thuyền buồm đang bập bềnh chờ đợi họ ở bến, họ khởi hành, lên đường, trở về năm 938 tại làng Cái Bèo.
Khoảng vài tiếng sau, con thuyền báo hiệu bọn họ đã đến nơi. Cả ba người xoay nhẫn một lần nữa, rời khỏi không gian đặc biệt, bước chân vào Việt Nam thời phong kiến.
Bọn họ sững sờ, xoay mình, ngắm nhìn cảnh đất trời thiên nhiên đẹp tựa một bức tranh. Trước mặt bọn họ là một dòng sông nước trong veo, uyển chuyển uốn lượn như con rồng thướt tha lướt qua một cánh đồng lúa xanh pha vàng thơm bát ngát.
Đằng sau là một rừng tre rậm rạp xanh tươi, lá tre khẽ đung đưa xào xạc theo chiều gió thổi, như đang vẫy tay, chào mừng ba người khách lạ từ phương xa mới tới. Phong cảnh đẹp tuyệt vời làm người nhìn thẩn thờ ngẩn ngơ, ngỡ rằng họ đang lạc vào bồng lai tiên giới.
Minh Ngọc chậm rãi hít một hơi thật sâu, khoan khoái thưởng thức bầu không khí trong lành mà những người dân thành thị như cô đã lâu chưa từng cảm nhận được. Đang mê say chìm đắm trong cảnh thần tiên, Minh Ngọc bỗng nghe tiếng la oai oái của Hoa Khôi bên tai cô.
“Ối giời ơi! Nóng cháy cả chân mà bắt người ta đi chân đất. Cái này là muốn giết người mà!”
Hoa Khôi vừa nói, vừa nhảy tưng tửng, chạy đến bãi cỏ ven đường, ngồi bệt xuống đất, xuýt xoa thổi thổi bàn chân đã đỏ rạm. Cậu vội vàng lục lọi trong tay nải*, lấy ra hai chiếc áo rồi buộc chúng quanh bàn chân, làm thành vật liệu cách nhiệt với mặt đất.
* Tay nải: túi xách bằng vải thời xưa, có dạng như một cái bọc, có quai đeo, dùng đựng đồ mang đi đường.
Còn Thiện Hùng và Minh Ngọc thì không ngại cái nóng. Thiện Hùng tập võ từ nhỏ, tay chân đều chai cả, cậu đi chân trần cũng không xi nhê* gì. Minh Ngọc được gia đình đặc biệt huấn luyện nên cô cũng không phải loại liễu yếu đào tơ. Cho nên trước mặt Minh Ngọc, hành động vừa rồi của Hoa Khôi thật làm mất mặt đấng mài râu.
* Không xi nhê: không hề hấn, không ảnh hưởng – xi nhê là từ gốc Pháp (signifier), tiếng Việt đọc nôm na là (xi nhi phi ê), có nghĩa là có ý nghĩa hoặc dấu hiệu cho gì đó quan trọng.
Sau khi Hoa Khôi chăm sóc chân xong, cả ba bắt đầu bước đi trên con đường mòn, hướng cổng làng tiến tới. Một chiếc cổng làng sừng sững lớn dần trước mắt họ.
Đó là một chiếc cổng làng bằng đá, rêu xanh đã quấn quýt bên chân. Kiến trúc của nó đơn sơ khiêm tốn, hài đồng hòa hợp với cảnh trời đất thiên nhiên. Bầu bạn với chiếc cổng làng là một cây đa cổ thụ to lớn, cành lá xum xuê, xoe tán, bám víu lên mái cổng, tỏa xuống bóng râm đen mát, bao quanh cổng làng. Phía trên cổng được điêu khắc tên làng bằng chữ Nôm Làng Cái Bèo, bút tích của người viết như rồng bay phượng múa, một nét đẹp khó tả.
“Lũy tre thấp thoáng đàng xa,
Mấy mươi bước nữa về qua cổng làng.
Trong lòng bỗng thấy xốn xang,
Quê hương hai tiếng nặng mang suốt đời.”
Đứng trước cổng làng, Minh Ngọc chợt nếm được một hương vị yên bình, thân thương làm lòng cô xao xuyến. Cô như người con xa quê nhà đã lâu, bây giờ trở về, không kiềm được mà thốt lên bốn câu thơ thân quen gắng liền với hình ảnh chiếc cổng làng Việt Nam.
“Nói rất hay!”
Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi chợt nghe tiếng ai đó bất ngờ đằng sau, cả bả liền xoay mình, hướng về phía sau. Người này xuất hiện gần kề, thần không hay, quỷ không biết, làm cho Thiện Hùng chảy mồ hôi tráng sợ hãi. Cậu nhanh chóng lấy tư thế phòng bị, giang tay che chở hai người bạn của cậu.
Trước mặt bọn họ là một người đàn ông trung niên đầu được hớt sát với chòm râu ngắn, mặt mày có vài vết sẹo như một người từng trải, từng nhìn thấy những việc bi ai. Ông ta bận một bộ đồ nâu dản dị, đai lưng đen, chân đất, một tay cầm nỏ, một tay xách vài con mồi vừa mới săn được.
“Các cậu không cần phải sợ.” Ông ta nhanh nhảu lên tiếng trấn an ba cậu sinh viên sau khi ông thấy Thiện Hùng lấy tư thế phòng bị, nhìn ông với ánh mắt e dè đầy cảnh giác.
Đoán chừng ông ta là người làng, Hoa Khôi tiến lên, thay mặt mọi người, lễ phép chào.
“Chúng cháu chào chú ạ.” Hoa Khôi cung kính khoanh tay cúi người, Thiện Hùng và Minh Ngọc cũng làm theo.
Người đàn ông trung niên gật đầu chào lại rồi mở lời: “Tôi chưa từng thấy các cậu trong làng. Các cậu từ xa mới đến à?”
“Chúng cháu lặn lội đường xa,” Hoa Khôi đáp lại. “Đến đây tìm thầy Siêng để học chữ.”
“Vậy thì mời vào làng.” Người đàn ông trung niên thân thiện đón tiếp, làm cử chỉ mời vào. “Tôi sẽ giúp dẫn đường các cậu đến nhà ông đồ Siêng.”
Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi nhận lời mời, bước đi theo sau người đàn ông trung niên vào làng. Người đàn ông trung niên vừa đi, vừa nở một nụ cười, tự giới thiệu:
“Tôi là Năm Sẹo, ở làng ai cũng gọi tôi như vậy, còn các cậu tên gì?”
“Cháu là Hoa Khôi. Còn đây là Vũ Thiện Hùng và Dương Minh… á! Ui da!” Hoa Khôi đang định nói Dương Minh Ngọc thì bị Minh Ngọc nhéo mạnh một cái vào hông, làm cậu đau điếng la lên, trừng mắt, tức giận nhìn Minh Ngọc.
Minh Ngọc mở mắt trừng lại Hoa Khôi, ra hiệu cậu ta không được nói tên thật của cô, vì bây giờ cô đang giả trai, mà Minh Ngọc lại là tên con gái, nói ra sẽ bị lộ tẩy.
Hoa Khôi nhìn Minh Ngọc rồi tự hiểu, im miệng không nói nữa.
“Cậu Hoa Khôi,” Năm Sẹo lên tiếng. “Chân cậu bị gì mà băng bó thấy ghê vậy?”
Năm Sẹo nhìn chằm chằm vào bàn chân Hoa Khôi, được cậu cột áo bao bọc vì cậu không quen đi chân đất.
“Cháu bị đau chân, không quen đi chân đất.” Hoa Khôi nói cũng hơi bị nhục mặt. Minh Ngọc là con gái, đi chân đất không sao, trong khi cậu là đàn ông con trai lại phải bọc chân. Thôi kệ, thà nhục còn hơn ăn đau.
“Vào làng tôi làm đôi guốc xuồng cho đi.” Năm Sẹo đề nghị.
“Vậy thì cảm ơn chú!”
“Không có gì! Làng các cháu không có thầy đồ à? Tại sao phải chạy sang làng này để học chữ?” Năm Sẹo thắc mắc hỏi.
“Có, nhưng mà thầy đồ bỏ nghề, không dạy nữa.” Hoa Khôi nửa giải thích, nửa nói móc nói méo bà giáo sư của bọn họ, vô trách nhiệm, không chịu dạy bọn họ, bỏ của chạy lấy người! Bà cô Lười đùn đẩy bọn họ cho ông thầy Siêng!
…………………………….
Ở học viện,
Giáo Sư Thanh Kiều đang ngồi trong văn phòng làm việc, bỗng hắt xì một cái khi Hoa Khôi nhắc tới cô. Cô lấy tay chùi chùi mũi, thầm nghĩ không biết có phải là bị cảm lạnh hay không.
…………………………….
Trở lại quá khứ,
Năm Sẹo dẫn bọn họ tới trước một căn nhà tranh lợp lá, đẩy tấm liếp* che rồi hô to vào trong.
* Tấm liếp: cửa liếp đan bằng tre, nứa, dùng để che chắn trong nhà.
“Ông đồ Siêng, tôi là Năm Sẹo nè! Có người ngoài làng tới tìm ông!”
“Ờ, ờ.” Từ trong nhà, giọng một cụ già cao tuổi, khàn khàn vọng lại. “Ai vậy? Mời vào, mời vào!”
Bốn người tiến vào trong nhà. Căn nhà mộc mạc được ngăn làm hai gian bằng một tấm tre – gian ngoài làm chỗ dạy học, được đặt một cái bàn trệt làm bằng tre như bục giảng, trên rải rác sách vở, giấy viết, dưới sàn nhà thì đặt mấy chiếc bàn cỏn con và lót vài tấm chiếu lát để ngồi.
Ông cụ già tay run rẩy, từ gian nhà trong, bưng ra một mâm đồng đựng trầu cau, cẩn thận đặt nó lên chính giữa cái bục trệt rồi ngồi bệt xuống. Ông ta nhanh chóng dọn dẹp đống sách vở bề bộn rồi làm một động tác tay, mời mọi người cùng ông, quay quần bên mâm trầu câu.
Mọi người ngồi bệt xung quanh mâm trầu cau, thầy đồ và Năm Sẹo cầm mấy miếng lá trầu rồi bắt đầu quét vôi, gói cau nhai. Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi thì nhìn cái mâm còn không biết đó là mâm trầu cau, cầm chiếc lá trầu, quả cau, bỏ trong lòng bàn tay, săm soi không hiểu ăn làm sao.
“Cái gì đây?” Thiện Hùng ngơ ngác nhìn vào miếng trầu cau, đưa lên mũi hửi.
Cậu ấm Hoa Khôi thì dùng đầu lưỡi khẽ liếm lá trầu, không dám ăn, sợ bị ngộ độc thực phẩm. Trước giờ cậu toàn ăn sơn hào hải vị, giờ bảo đi ngậm lá cây, làm sao cậu có thể tự nhiên biến thành con sâu lá, thoải mái bỏ vào miệng được!
Thầy đồ Siêng trông thấy bộ dạng ngớ ngẩn của bọn họ, cười ha hả hai tiếng thật lớn.
“Các cậu từ đâu đến mà lại không biết ăn trầu thế này? Đây, để tôi làm một miếng cho các cậu xem rồi bắt chước!”
Thầy đồ từ tốn quét vôi lên lá, gói miếng cau và vỏ chay vào rồi đưa cho Hoa Khôi. Cậu ta cắn cắn, cố ý chỉ muốn thử một miếng nhỏ trước cho an toàn.
“Làm gì vậy? Bỏ hết vào mồm!” Thầy đồ quát Hoa Khôi.
Hoa Khôi đành phải nhăn mặt nhét nguyên miếng trầu vào mồm, nhăn nhó nhai nhai.
Thầy đồ cũng không quên Thiện Hùng và Minh Ngọc, gói miếng cau rồi đưa cho hai người nhai. Cả hai cũng ăn nguyên miếng, nhai nhai một hồi, hơi cay từ lá trầu xông lên tận mũi rồi trôi chảy xuống cổ họng, làm bọn họ chịu không được, rơm rớm nước mắt. Minh Ngọc dùng tay bịt miệng, cố gắng không ói ra ngay lập tức.
“Khi nào mới nhổ ra được?” Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi mếu máo hỏi.
Thấy vẻ mặt bi thương của bọn họ, thầy đồ Siêng và Năm Sẹo không nhịn được, cười sặc sụa. Hồi lâu sau, khi nuốt được cơn cười, thầy đồ mới đưa một cái bát cho bọn họ nhổ ra miếng trầu cau.
Cả ba mừng húm, lập tức khạc ra.
Lúc đang ăn thấy khó chịu, bây giờ nhổ ra, tự nhiên cả người bọn họ bắt đầu cảm thấy say say, lâng lâng như đang bay bổng trên bầu trời. Hoa Khôi ngồi chống tay sau lưng, ngẩn đầu, phê phê nhìn lên trần nhà.
Trời ơi, chẳng lẽ mình vừa ăn thuốc phiện của các cụ thời xưa? Không biết có nghiền hay không? Hoa Khôi lo sợ, mặt mày tái mét, thầm nghĩ bụng.
“Miếng trầu là đầu câu chuyện.” Thầy Siêng miệng chóp chép nhai trầu, chậm rãi nói. “Bây giờ chúng ta vào vấn đề. Các cậu là ai? Tìm tôi có việc gì?
“Bẩm thầy,” Hoa Khôi trả lời. “Con tên là Hoa Khôi, còn hai người bạn này là Vũ Thiện Hùng và Dương Minh. Tụi con được anh Phan Thanh chỉ bảo, tìm thầy để học chữ.”
Dứt lời, Hoa Khôi lấy ra trong tay nải bức thư rồi lễ phép, hai tay dâng lên cho thầy Siêng.
Thầy Siêng mở thư. Đọc xong, ông ta lại cười ha hả, tay vuốt râu, vỗ lên đùi rồi nói: “A, thì ra là Phan Thanh. Cái thằng quỷ quái đó cũng ngu ngốc, không biết ăn trầu lúc tôi mới gặp nó. Hèn gì nhìn các cậu làm tôi mang máng nhớ tới thằng quỷ này!”
Nghe thầy Siêng nói vậy, cả ba cô cậu sinh viên ngơ ngác, liếc mắt nhìn nhau. Không biết giáo sư Thanh Kiều hồi đó làm gì mà giờ bị một ông cụ già chửi là thằng quỷ. Bó tay…
“Được rồi,” thầy Siêng cẩn thẩn cất lại lá thư. “Muốn học thì tôi sẽ dạy. Các cậu tạm thời nghỉ lại nhà tôi. Mai tôi nhờ mấy cậu trai trẻ trong làng giúp các cậu dựng nhà, khi nào xong thì chuyển sang đó.”
“Vậy thì cám ơn thầy!” Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi miệng tươi cười, khoanh tay cúi đầu, đồng thanh cảm tạ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook