Lốc Xoáy Thời Gian
-
Chương 17: Thử đồ
Sáng hôm sau,
Giáo sư Thanh Kiều vẫn không đến lớp đúng giờ hẹn. Rút kinh nghiệm từ hôm qua, Dương Minh Ngọc mang theo mấy cuốn sách đọc trong lúc chờ đợi cho đỡ phí thời gian. Vũ Thiện Hùng xách nguyên một bịch đồ ăn, xôi, cơm, mì tôm đủ loại, tha hồ ăn, không sợ đói. Hoa Khôi ngồi chễm chệ trên ghế đệm, hai mắt dán sát vào cái điện thoại di động của cậu, chuyên tâm lướt mạng xã hội.
Vài tiếng sau, giáo sư Thanh Kiều khệ nệ bê một xấp sách vở chồng chất, dùng vai, từ bên ngoài đẩy cánh cữa gỗ vào phòng. Lần này đỡ hơn một chút, giáo sư Thanh Kiều chỉ đến trễ có… ba tiếng, thay vì sáu tiếng, coi như là một tiến bộ vượt bật!
“Ôi,” giáo sư Thanh Kiều ra vẻ bất ngờ khi thấy bọn họ. “Các em sao đến sớm vậy?”
Đệt… Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi cau mày, thầm chửi rủa bà giáo sư ôn dịch. Mặt trời sắp lên tới đỉnh đầu rồi bả mới chịu lết xác tới, đã vậy còn có gan hỏi bọn họ sao đến sớm vậy.
Giáo sư Thanh Kiều thấy cả ba người học trò của cô đều cau mày, cau mặt tức giận vì cô đã tới trễ, cô bèn lè lưỡi, cười hì hì cho qua chuyện.
“E hèm,” giáo sư Thanh Kiều hắng giọng, nói. “Hôm nay chúng ta bắt đầu học hành nghiêm chỉnh!”
“Ba người các em, chỉ có Minh Ngọc biết chữ Nôm, còn Thiện Hùng và Hoa Khôi, hai đứa xơi nguyên hai cái trứng ngỗng trong kỳ thi vừa rồi. Không biết đọc chữ Nôm, hai em sẽ không thể nào ra trường, trở thành sử gia thật thụ được đâu.”
“Cho nên,” giáo sư Thanh Kiều tiếp tục nói. “Cô đã vì hai em mà lao công khổ sở, đặc biệt chọn lọc một sấp tài liệu dạy chữ Nôm cho hai em.”
Giáo sư Thanh Kiều vừa nói, vừa chỉ vào chồng sách vở cao chất ngất cô ta mới bưng vào.
“Hai em lấy về chia nhau rồi tự tham khảo đi nhá! Không cần đến lớp, có gì khó hiểu thì hỏi Minh Ngọc. Khi nào cả ba rành chữ Nôm thì quay lại gặp cô, cô sẽ dạy tiếp!”
Nói xong, giáo sư Thanh Kiều xua xua tay, làm động tác đuổi khách, ý muốn Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi cầm đống sách vở rồi cuốn gói khỏi phòng ngay lập tức.
Thấy vậy, Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi đều tức tối muốn hộc máu! Có ai đi học mà giáo sư lại bảo cầm tài liệu về tự học? Bà giáo sư này chỉ để trưng làm kiểng thôi à? Có giáo sư như vậy, có cũng như không!
“Giáo sư,” Minh Ngọc là người đầu tiên mở miệng phản đối. “Em không đồng ý.”
“Giáo sư,” Hoa Khôi giọng nũng nịu, nói. “Em cũng không đồng ý. Em cần được nghe tiếng nói thanh thót như chim họa mi của giáo sư giảng giải thì em học mới vô!”
“Giáo sư,” giờ Thiện Hùng cũng chen vô. “Em thì sao cũng được!”
Nghe Thiện Hùng nói vậy, Minh Ngọc và Hoa Khôi trợn tròn cặp mắt, trừng cậu ta… Cái tên Thiện Hùng này, sao không nói gì giúp bạn bè, lại còn hùa theo bà giáo sư!
“Được rồi,” giáo sư Thanh Kiều nói. “Thật ra thì không phải cô không muốn dạy, nhưng trình độ chữ Nôm của cô cũng không cao lắm, chỉ vừa đủ để ra trường. Vả lại, mấy tháng tới, cô sẽ bận làm nghiên cứu, không có thời gian chơi với các em. Nếu như Minh Ngọc không thể giúp cô dạy Thiện Hùng và Hoa Khôi, vậy thì cô có thể giới thiệu các em đến học với thầy Siêng. Ông ta rất thông thạo chữ Nôm.”
“Thầy Siêng?” Hoa Khôi thắc mắc, lặp lại tên này. “Tên gì lại tên Siêng? Ông ta là giáo sư trong học viện?”
“Không,” giáo sư Thanh Kiều trả lời. “Ông ta ngủm củ tỏi từ bảy đời rồi.”
“Học chữ với người chết?” Thiện Hùng và Hoa Khôi ngạc nhiên thốt lên. “Hôm nay không phải là ngày Cá Tháng Tư nha giáo sư!”
“Chết đâu có nghĩa là các em không học được với ông ta.” Giáo sư Thanh Kiều nhướng mày, quỷ quyệt nói.
“Quay về quá khứ…” Minh Ngọc, tay khẽ xoa cằm, nói.
“Chính xác!” Giáo sư Thanh Kiều tươi cười, chớp mắt. “Rất thông minh! Không uổng công em đậu thủ khoa.”
Chuyện sinh viên trong học viện đi đi về về quá khứ để học tập, nhất là môn chữ Nôm, cũng không phải là chuyện gì lạ lùng, nên Minh Ngọc không quá đỗi bất ngờ. Từ sau khi các nhà truyền đạo người Pháp sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ cho Việt Nam vào khoảng thế kỷ 16, chữ Nôm đã từ từ biến thành chữ chết, người hiện đại không có ai dùng nữa. Vì vậy, nếu muốn tìm thầy dạy chữ Nôm thì tốt nhất là quay trở về quá khứ, khi chữ Nôm còn đang rất thông dụng.
“Vậy ông thầy Siêng này sống ở thời kỳ nào?” Hoa Khôi hỏi.
“Cuối thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba. Các em hãy trở về năm 938, làng Cái Bèo, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay, sẽ tìm được thầy Siêng.”
“Vào những năm đầu thế kỷ thứ 10, thầy Siêng từng đi theo gia đình nhà họ Khúc* ở Hồng Châu*, giúp bọ đánh giặc nhà Đường từ phương Bắc, và trên cơ bản, chính thức kết thúc hơn nghìn năm cai trị của chế độ phương Bắc, thành lập chế độ dân tộc Việt tự chủ.”
* Hồng Châu: bao gồm một phần tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng ngày nay
“Đến năm 930, ông xin về hưu, quay lại quê quán của ông là làng Cái Bèo, làm nghề dạy học qua ngày.”
“Cô quen biết ông ta những năm tháng ông còn theo phụ giúp nhà họ Khúc. Lúc đó, cô tham gia làm nhiệm vụ, quay về quá khứ gia nhập cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc. Cứ nói với ông ta là Phan Thanh giới thiệu các em. Cô cũng sẽ viết cho các em một lá thư cầm theo, đưa cho ông ta. Đọc được thư, ông ta sẽ đồng ý dạy các em.”
Nói xong, giáo sư Thanh Kiều loay hoay mài mực, chấm bút rồi hì hục viết một bức thư, giao cho bọn họ cất giữ.
“Trước khi đi, các em nên nên ghé qua phòng thử đồ của học viện, lựa ra vài bộ quần áo thích hợp cho thời kỳ đó rồi hãng lên đường. Các em mặc quần tây, áo thun, quay về quá khứ, người ta sẽ tưởng các em là người hành tinh mới rớt xuống đó!” Giáo sư Thanh Kiều không quên dặng dò kỹ lưỡng.
“Dạ, vậy tụi em chào giáo sư.”
Cả ba người xoay mặt, chuẩn bị bước ra khỏi phòng. Chưa kịp đi đâu xa, giáo sư Thanh Kiều chợt nhớ ra điều gì, hô to lên theo sau: “Quên nữa! Minh Ngọc! Em nhớ phải bận đồ nam, như vậy sẽ đi lại tiện lợi hơn.”
Minh Ngọc gật nhẹ đầu, tỏ ý cô đã nghe, rồi nhanh đuổi bước sau Thiện Hùng và Hoa Khôi.
…………………………….
Phòng Thử Đồ, Học Viện Sử Học Quốc Gia
Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi cót két đẩy cánh cửa gỗ, tiến vào phòng thử đồ của học viện. Trong phòng có một vị giáo sư, đầu tóc được chải chuốt thẳng tắp, vuốt keo bóng loáng, sợ rằng con ruồi đậu vào cũng phải té chỏng vó. Ông ta đang đứng vừa huýt sáo, vừa kiểm kê lại quần áo trên một giá đồ.
Vị giáo sư nghe tiếng đẩy cửa, ngoảnh đầu, nhìn các em sinh viên vừa mới bước vào rồi hớn ha hớn hở đến tiếp đón các em.
“Ối giời ơi!” Ông giáo sư đủng đa đủng đỉnh nói. “Sáng giờ thầy đang buồn chán không có ai vào phòng thử đồ, bây giờ các em lại xuất hiện, thật là đúng lúc! Đâu, đâu, các em định đi đâu? Cần thể loại đồ gì? Nói đi, thầy sẽ lựa mấy bộ bảnh trai, xinh gái cho các em.”
“Tụi em đi về thế kỷ thứ mười,” Thiện Hùng trả lời.
“Thế kỷ thứ mười, thế kỷ thứ mười,” ông giáo sư miệng lẩm bẩm, tay lẹ làng, lật lật cuốn sách hình dày cộm trên bàn, đoán chắc là một cuốn sách thời trang qua các thời đại Việt Nam. “Thế kỷ thứ mười thì người ta mặc gì ấy nhỉ… hay là người ta không mặc gì?”
Ông lật đến trang hình ảnh thế kỷ thứ mười, hô “A” thật lớn, miệng cười vui vẻ. “Tìm thấy rồi.”
Ông xoay người sang cái máy vi tính gần đấy, gõ lách cách lẹ làng vào bàn phím, và chỉ vài phút sau, hệ thống dây băng chuyền trong phòng bắt đầu di động, chuyền đến bên ông một dàng trang phục Việt Nam vào thế kỷ thứ mười.
Ông giáo sư lựa ra hai bộ rồi giơ lên, đưa trước mặt Thiện Hùng và Hoa Khôi và hỏi: “Đây, các em thích mặc áo bảo thủ, che kín toàn thân hay là các em thích kiểu phong phanh, khoe ngực hơn?”
Thiện Hùng và Hoa Khôi chưa kịp trả lời, vị giáo sư đã nói tiếp, không cho họ cơ hội lên tiếng. “Chắc là cái áo khoe ngực hợp hơn. Thầy thấy các em là dân đi trym, có bắp, có thịt, khoe chút ngực nó mới phong độ.”
Nói xong, ông ta nhét hai bộ khoe ngực gồm có chiếc áo ngắn không vạt cài và chiếc quần chùng ống rộng thùng thình vào tay Thiện Hùng và Hoa Khôi rồi thúc giục họ vào phòng thử đồ. Bọn họ vừa xoay mình hướng phòng thử đồ, vị giáo sư lại sực nhớ ra điều gì đó quan trọng, lớn tiếng hô lên: “Chít cha, quên cái tiết khố*! Các em mau quay lại lấy cái tiết khố!”
* Tiết khố: đồ lót
Ông giáo sư hô to hét lớn cái tiết khố lên như thế, làm Thiện Hùng và Hoa Khôi nghe cũng phải đỏ mặt. Trong phòng còn có Minh Ngọc, là chị em phụ nữ, ông giáo sư không thể nhỏ mồm hơm một chút được à?
Xong xuôi bọn Thiện Hùng và Hoa Khôi, ông giáo sư quay sang, ngắm nghía Minh Ngọc, tay xoa xoa, vuốt vuốt cằm, đăm chiêu suy nghĩ.
“Còn em, thầy lấy cái yếm, vải khoác với lại váy cho em là ô kê con dê!”
“Không!” Minh Ngọc phản đối. “Em muốn mặc nam trang.”
“Hả? Cái gì?” Ông giáo sư ngạc nhiên, trợn tròn mắt, thốt lên. “Em cũng muốn mặc áo khoe ngực?”
Minh Ngọc cau mày, vội lắc đầu.
“Không phải!” Minh Ngọc nhanh chóng giải thích. “Em muốn áo bảo thủ.”
“À, áo bảo thủ.” Ông giáo sư lau mồ hôi, thở phào, nhẹ nhõm. Làm ổng lúc nãy cứ tưởng Minh Ngọc thuộc loại gái hiện đại, thích khoe hàng… Mà cô nhóc Minh Ngọc chỉ mới có mười lăm tuổi, chưa trổ mã đầy đặn, cũng có hàng gì đâu để khoe!
Ông giáo sư mau lẹ lựa ra một bộ áo bảo thủ, một chiếc áo có vạt kéo từ bên trái xuống bên phải, đai lưng cột ngang hông, và một chiếc quần chùng rồi đưa cho Minh Ngọc, cũng không quên đưa thêm cho cô một miếng vải buộc ngực để giúp cô che dấu thân phận cô hơn.
Vài phút sau, cả ba người bước ra từ phòng thay đồ, đứng trước gương, xoay trước xoay sau, tỉ mỉ nhìn ngắm hình dáng bọn họ trong bộ trang phục thời phong kiến.
Hoa Khôi nhíu mày, tỏ vẻ không hài lòng với hình dạng của cậu trong bộ trang phục khoe ngực cho lắm. Cậu lên tiếng phàn nàn: “Giáo sư, chắc cho em đổi một bộ bảo thủ giống Minh Ngọc đi! Em mặc cái bộ khoe ngực này sao trông giống dân anh chị quá, thật là dọa sợ các chị em phụ nữ à!”
Ông giáo sư nhướng mày, cũng không phản đối, lấy một bộ bảo thủ đưa cho Hoa Khôi.
Sau đó, ông ta quay sang hướng Minh Ngọc, nhìn thấy mái tóc dài của cô đang xõa xuống ngang lưng, ông bèn chặc lưỡi. “Em phải cắt tóc. Thời này, đàn ông và đàn bà đều để tóc ngắn.”
Minh Ngọc cau mày, bất mãn, nhưng cũng gật đầu đồng ý, để cho ông giáo sư giúp cô hớt tóc.
Xong xuôi đâu đó, ông giáo sư đưa thêm vài ba bộ nữa cho bọn họ có đồ thay đổi hằng ngày trước khi tiễn bọn họ đi. Nhưng điều lạ là ông không đưa đôi giày, chiếc dép nào cho họ cả. Thấy vậy, Hoa Khôi tưởng ông giáo sư quên, nên mở miệng nhắc nhở: “Giáo sư, thầy chưa cho tụi em giày.”
Ông giáo sư nghe vậy cười ha hả hai tiếng. “Không cần giày. Mọi người ai cũng đi chân đất!”
Hoa Khôi trợn mắt, há mồm. Cậu là cậu ấm khét tiếng ở Việt Nam mà bây giờ lại bảo cậu đi chân đất! Có thiệt không vậy trời!
…………………………….
Chú thích:
1. Nhà họ Khúc: Cuối thế kỷ thứ chín, đầu thế kỷ thứ mười, nhà Đường (Trung Quốc) suy yếu, Khúc Thừa Dụ, còn được gọi là Khúc Tiên Chủ, được lòng dân chúng, đem quân ra chiếm đóng thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc). Trên danh nghĩa, Tĩnh Hải quân vẫn thuộc chế độ nhà Đường, nhưng thực tế, Tĩnh Hải quân đã trở thành chế độ tự chủ do người Việt quản lý, kết thúc hơn ngàn năm đô hộ phương Bắc. Lịch sử ghi danh công trạng của ông là người đầu tiên dành lại độc lập cho Việt Nam.
Giáo sư Thanh Kiều vẫn không đến lớp đúng giờ hẹn. Rút kinh nghiệm từ hôm qua, Dương Minh Ngọc mang theo mấy cuốn sách đọc trong lúc chờ đợi cho đỡ phí thời gian. Vũ Thiện Hùng xách nguyên một bịch đồ ăn, xôi, cơm, mì tôm đủ loại, tha hồ ăn, không sợ đói. Hoa Khôi ngồi chễm chệ trên ghế đệm, hai mắt dán sát vào cái điện thoại di động của cậu, chuyên tâm lướt mạng xã hội.
Vài tiếng sau, giáo sư Thanh Kiều khệ nệ bê một xấp sách vở chồng chất, dùng vai, từ bên ngoài đẩy cánh cữa gỗ vào phòng. Lần này đỡ hơn một chút, giáo sư Thanh Kiều chỉ đến trễ có… ba tiếng, thay vì sáu tiếng, coi như là một tiến bộ vượt bật!
“Ôi,” giáo sư Thanh Kiều ra vẻ bất ngờ khi thấy bọn họ. “Các em sao đến sớm vậy?”
Đệt… Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi cau mày, thầm chửi rủa bà giáo sư ôn dịch. Mặt trời sắp lên tới đỉnh đầu rồi bả mới chịu lết xác tới, đã vậy còn có gan hỏi bọn họ sao đến sớm vậy.
Giáo sư Thanh Kiều thấy cả ba người học trò của cô đều cau mày, cau mặt tức giận vì cô đã tới trễ, cô bèn lè lưỡi, cười hì hì cho qua chuyện.
“E hèm,” giáo sư Thanh Kiều hắng giọng, nói. “Hôm nay chúng ta bắt đầu học hành nghiêm chỉnh!”
“Ba người các em, chỉ có Minh Ngọc biết chữ Nôm, còn Thiện Hùng và Hoa Khôi, hai đứa xơi nguyên hai cái trứng ngỗng trong kỳ thi vừa rồi. Không biết đọc chữ Nôm, hai em sẽ không thể nào ra trường, trở thành sử gia thật thụ được đâu.”
“Cho nên,” giáo sư Thanh Kiều tiếp tục nói. “Cô đã vì hai em mà lao công khổ sở, đặc biệt chọn lọc một sấp tài liệu dạy chữ Nôm cho hai em.”
Giáo sư Thanh Kiều vừa nói, vừa chỉ vào chồng sách vở cao chất ngất cô ta mới bưng vào.
“Hai em lấy về chia nhau rồi tự tham khảo đi nhá! Không cần đến lớp, có gì khó hiểu thì hỏi Minh Ngọc. Khi nào cả ba rành chữ Nôm thì quay lại gặp cô, cô sẽ dạy tiếp!”
Nói xong, giáo sư Thanh Kiều xua xua tay, làm động tác đuổi khách, ý muốn Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi cầm đống sách vở rồi cuốn gói khỏi phòng ngay lập tức.
Thấy vậy, Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi đều tức tối muốn hộc máu! Có ai đi học mà giáo sư lại bảo cầm tài liệu về tự học? Bà giáo sư này chỉ để trưng làm kiểng thôi à? Có giáo sư như vậy, có cũng như không!
“Giáo sư,” Minh Ngọc là người đầu tiên mở miệng phản đối. “Em không đồng ý.”
“Giáo sư,” Hoa Khôi giọng nũng nịu, nói. “Em cũng không đồng ý. Em cần được nghe tiếng nói thanh thót như chim họa mi của giáo sư giảng giải thì em học mới vô!”
“Giáo sư,” giờ Thiện Hùng cũng chen vô. “Em thì sao cũng được!”
Nghe Thiện Hùng nói vậy, Minh Ngọc và Hoa Khôi trợn tròn cặp mắt, trừng cậu ta… Cái tên Thiện Hùng này, sao không nói gì giúp bạn bè, lại còn hùa theo bà giáo sư!
“Được rồi,” giáo sư Thanh Kiều nói. “Thật ra thì không phải cô không muốn dạy, nhưng trình độ chữ Nôm của cô cũng không cao lắm, chỉ vừa đủ để ra trường. Vả lại, mấy tháng tới, cô sẽ bận làm nghiên cứu, không có thời gian chơi với các em. Nếu như Minh Ngọc không thể giúp cô dạy Thiện Hùng và Hoa Khôi, vậy thì cô có thể giới thiệu các em đến học với thầy Siêng. Ông ta rất thông thạo chữ Nôm.”
“Thầy Siêng?” Hoa Khôi thắc mắc, lặp lại tên này. “Tên gì lại tên Siêng? Ông ta là giáo sư trong học viện?”
“Không,” giáo sư Thanh Kiều trả lời. “Ông ta ngủm củ tỏi từ bảy đời rồi.”
“Học chữ với người chết?” Thiện Hùng và Hoa Khôi ngạc nhiên thốt lên. “Hôm nay không phải là ngày Cá Tháng Tư nha giáo sư!”
“Chết đâu có nghĩa là các em không học được với ông ta.” Giáo sư Thanh Kiều nhướng mày, quỷ quyệt nói.
“Quay về quá khứ…” Minh Ngọc, tay khẽ xoa cằm, nói.
“Chính xác!” Giáo sư Thanh Kiều tươi cười, chớp mắt. “Rất thông minh! Không uổng công em đậu thủ khoa.”
Chuyện sinh viên trong học viện đi đi về về quá khứ để học tập, nhất là môn chữ Nôm, cũng không phải là chuyện gì lạ lùng, nên Minh Ngọc không quá đỗi bất ngờ. Từ sau khi các nhà truyền đạo người Pháp sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ cho Việt Nam vào khoảng thế kỷ 16, chữ Nôm đã từ từ biến thành chữ chết, người hiện đại không có ai dùng nữa. Vì vậy, nếu muốn tìm thầy dạy chữ Nôm thì tốt nhất là quay trở về quá khứ, khi chữ Nôm còn đang rất thông dụng.
“Vậy ông thầy Siêng này sống ở thời kỳ nào?” Hoa Khôi hỏi.
“Cuối thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba. Các em hãy trở về năm 938, làng Cái Bèo, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay, sẽ tìm được thầy Siêng.”
“Vào những năm đầu thế kỷ thứ 10, thầy Siêng từng đi theo gia đình nhà họ Khúc* ở Hồng Châu*, giúp bọ đánh giặc nhà Đường từ phương Bắc, và trên cơ bản, chính thức kết thúc hơn nghìn năm cai trị của chế độ phương Bắc, thành lập chế độ dân tộc Việt tự chủ.”
* Hồng Châu: bao gồm một phần tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng ngày nay
“Đến năm 930, ông xin về hưu, quay lại quê quán của ông là làng Cái Bèo, làm nghề dạy học qua ngày.”
“Cô quen biết ông ta những năm tháng ông còn theo phụ giúp nhà họ Khúc. Lúc đó, cô tham gia làm nhiệm vụ, quay về quá khứ gia nhập cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc. Cứ nói với ông ta là Phan Thanh giới thiệu các em. Cô cũng sẽ viết cho các em một lá thư cầm theo, đưa cho ông ta. Đọc được thư, ông ta sẽ đồng ý dạy các em.”
Nói xong, giáo sư Thanh Kiều loay hoay mài mực, chấm bút rồi hì hục viết một bức thư, giao cho bọn họ cất giữ.
“Trước khi đi, các em nên nên ghé qua phòng thử đồ của học viện, lựa ra vài bộ quần áo thích hợp cho thời kỳ đó rồi hãng lên đường. Các em mặc quần tây, áo thun, quay về quá khứ, người ta sẽ tưởng các em là người hành tinh mới rớt xuống đó!” Giáo sư Thanh Kiều không quên dặng dò kỹ lưỡng.
“Dạ, vậy tụi em chào giáo sư.”
Cả ba người xoay mặt, chuẩn bị bước ra khỏi phòng. Chưa kịp đi đâu xa, giáo sư Thanh Kiều chợt nhớ ra điều gì, hô to lên theo sau: “Quên nữa! Minh Ngọc! Em nhớ phải bận đồ nam, như vậy sẽ đi lại tiện lợi hơn.”
Minh Ngọc gật nhẹ đầu, tỏ ý cô đã nghe, rồi nhanh đuổi bước sau Thiện Hùng và Hoa Khôi.
…………………………….
Phòng Thử Đồ, Học Viện Sử Học Quốc Gia
Thiện Hùng, Minh Ngọc và Hoa Khôi cót két đẩy cánh cửa gỗ, tiến vào phòng thử đồ của học viện. Trong phòng có một vị giáo sư, đầu tóc được chải chuốt thẳng tắp, vuốt keo bóng loáng, sợ rằng con ruồi đậu vào cũng phải té chỏng vó. Ông ta đang đứng vừa huýt sáo, vừa kiểm kê lại quần áo trên một giá đồ.
Vị giáo sư nghe tiếng đẩy cửa, ngoảnh đầu, nhìn các em sinh viên vừa mới bước vào rồi hớn ha hớn hở đến tiếp đón các em.
“Ối giời ơi!” Ông giáo sư đủng đa đủng đỉnh nói. “Sáng giờ thầy đang buồn chán không có ai vào phòng thử đồ, bây giờ các em lại xuất hiện, thật là đúng lúc! Đâu, đâu, các em định đi đâu? Cần thể loại đồ gì? Nói đi, thầy sẽ lựa mấy bộ bảnh trai, xinh gái cho các em.”
“Tụi em đi về thế kỷ thứ mười,” Thiện Hùng trả lời.
“Thế kỷ thứ mười, thế kỷ thứ mười,” ông giáo sư miệng lẩm bẩm, tay lẹ làng, lật lật cuốn sách hình dày cộm trên bàn, đoán chắc là một cuốn sách thời trang qua các thời đại Việt Nam. “Thế kỷ thứ mười thì người ta mặc gì ấy nhỉ… hay là người ta không mặc gì?”
Ông lật đến trang hình ảnh thế kỷ thứ mười, hô “A” thật lớn, miệng cười vui vẻ. “Tìm thấy rồi.”
Ông xoay người sang cái máy vi tính gần đấy, gõ lách cách lẹ làng vào bàn phím, và chỉ vài phút sau, hệ thống dây băng chuyền trong phòng bắt đầu di động, chuyền đến bên ông một dàng trang phục Việt Nam vào thế kỷ thứ mười.
Ông giáo sư lựa ra hai bộ rồi giơ lên, đưa trước mặt Thiện Hùng và Hoa Khôi và hỏi: “Đây, các em thích mặc áo bảo thủ, che kín toàn thân hay là các em thích kiểu phong phanh, khoe ngực hơn?”
Thiện Hùng và Hoa Khôi chưa kịp trả lời, vị giáo sư đã nói tiếp, không cho họ cơ hội lên tiếng. “Chắc là cái áo khoe ngực hợp hơn. Thầy thấy các em là dân đi trym, có bắp, có thịt, khoe chút ngực nó mới phong độ.”
Nói xong, ông ta nhét hai bộ khoe ngực gồm có chiếc áo ngắn không vạt cài và chiếc quần chùng ống rộng thùng thình vào tay Thiện Hùng và Hoa Khôi rồi thúc giục họ vào phòng thử đồ. Bọn họ vừa xoay mình hướng phòng thử đồ, vị giáo sư lại sực nhớ ra điều gì đó quan trọng, lớn tiếng hô lên: “Chít cha, quên cái tiết khố*! Các em mau quay lại lấy cái tiết khố!”
* Tiết khố: đồ lót
Ông giáo sư hô to hét lớn cái tiết khố lên như thế, làm Thiện Hùng và Hoa Khôi nghe cũng phải đỏ mặt. Trong phòng còn có Minh Ngọc, là chị em phụ nữ, ông giáo sư không thể nhỏ mồm hơm một chút được à?
Xong xuôi bọn Thiện Hùng và Hoa Khôi, ông giáo sư quay sang, ngắm nghía Minh Ngọc, tay xoa xoa, vuốt vuốt cằm, đăm chiêu suy nghĩ.
“Còn em, thầy lấy cái yếm, vải khoác với lại váy cho em là ô kê con dê!”
“Không!” Minh Ngọc phản đối. “Em muốn mặc nam trang.”
“Hả? Cái gì?” Ông giáo sư ngạc nhiên, trợn tròn mắt, thốt lên. “Em cũng muốn mặc áo khoe ngực?”
Minh Ngọc cau mày, vội lắc đầu.
“Không phải!” Minh Ngọc nhanh chóng giải thích. “Em muốn áo bảo thủ.”
“À, áo bảo thủ.” Ông giáo sư lau mồ hôi, thở phào, nhẹ nhõm. Làm ổng lúc nãy cứ tưởng Minh Ngọc thuộc loại gái hiện đại, thích khoe hàng… Mà cô nhóc Minh Ngọc chỉ mới có mười lăm tuổi, chưa trổ mã đầy đặn, cũng có hàng gì đâu để khoe!
Ông giáo sư mau lẹ lựa ra một bộ áo bảo thủ, một chiếc áo có vạt kéo từ bên trái xuống bên phải, đai lưng cột ngang hông, và một chiếc quần chùng rồi đưa cho Minh Ngọc, cũng không quên đưa thêm cho cô một miếng vải buộc ngực để giúp cô che dấu thân phận cô hơn.
Vài phút sau, cả ba người bước ra từ phòng thay đồ, đứng trước gương, xoay trước xoay sau, tỉ mỉ nhìn ngắm hình dáng bọn họ trong bộ trang phục thời phong kiến.
Hoa Khôi nhíu mày, tỏ vẻ không hài lòng với hình dạng của cậu trong bộ trang phục khoe ngực cho lắm. Cậu lên tiếng phàn nàn: “Giáo sư, chắc cho em đổi một bộ bảo thủ giống Minh Ngọc đi! Em mặc cái bộ khoe ngực này sao trông giống dân anh chị quá, thật là dọa sợ các chị em phụ nữ à!”
Ông giáo sư nhướng mày, cũng không phản đối, lấy một bộ bảo thủ đưa cho Hoa Khôi.
Sau đó, ông ta quay sang hướng Minh Ngọc, nhìn thấy mái tóc dài của cô đang xõa xuống ngang lưng, ông bèn chặc lưỡi. “Em phải cắt tóc. Thời này, đàn ông và đàn bà đều để tóc ngắn.”
Minh Ngọc cau mày, bất mãn, nhưng cũng gật đầu đồng ý, để cho ông giáo sư giúp cô hớt tóc.
Xong xuôi đâu đó, ông giáo sư đưa thêm vài ba bộ nữa cho bọn họ có đồ thay đổi hằng ngày trước khi tiễn bọn họ đi. Nhưng điều lạ là ông không đưa đôi giày, chiếc dép nào cho họ cả. Thấy vậy, Hoa Khôi tưởng ông giáo sư quên, nên mở miệng nhắc nhở: “Giáo sư, thầy chưa cho tụi em giày.”
Ông giáo sư nghe vậy cười ha hả hai tiếng. “Không cần giày. Mọi người ai cũng đi chân đất!”
Hoa Khôi trợn mắt, há mồm. Cậu là cậu ấm khét tiếng ở Việt Nam mà bây giờ lại bảo cậu đi chân đất! Có thiệt không vậy trời!
…………………………….
Chú thích:
1. Nhà họ Khúc: Cuối thế kỷ thứ chín, đầu thế kỷ thứ mười, nhà Đường (Trung Quốc) suy yếu, Khúc Thừa Dụ, còn được gọi là Khúc Tiên Chủ, được lòng dân chúng, đem quân ra chiếm đóng thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc). Trên danh nghĩa, Tĩnh Hải quân vẫn thuộc chế độ nhà Đường, nhưng thực tế, Tĩnh Hải quân đã trở thành chế độ tự chủ do người Việt quản lý, kết thúc hơn ngàn năm đô hộ phương Bắc. Lịch sử ghi danh công trạng của ông là người đầu tiên dành lại độc lập cho Việt Nam.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook