Khúc Ca Biệt Ly
-
Quyển 1 - Chương 5
Thành Đô cũng đổ mưa rồi.
Nhưng mưa ở đây không giống với mưa Nhã An. Mưa của Nhã An, tựa một tấm màn như có như không, nhè nhẹ, mỏng manh, dường như xưa giờ luôn không mang chút âm thanh. Lặng lẽ rơi, rồi sau đó lặng lẽ ngừng. Trong khi mưa của Thành Đô, tựa như mang theo một sức sống mãnh liệt, từng hạt từng hạt nặng nề, quất phần phật xuống mặt kính, có lúc sẽ vang lên kinh thiên động địa hồi lâu. Tôi bò dậy từ dưới đất, kéo một góc rèm cửa ra, nhìn từng giọt từng giọt nước mưa lớn dán lên mặt kính cửa sổ, nhìn khuôn mặt của mình phản chiếu mơ hồ trong mặt kính, mưa làm tôi nhớ đến một số thứ, trong lòng phát hoảng, tựa như có thể ngạt thở bất cứ lúc nào.
Tôi nhớ đến Nhã An, cũng nhớ đến nội. Tôi của chín tuổi còn chưa thể nào hiểu rõ dư vị của nhớ nhung, tôi chỉ bỗng dưng cảm thấy bất an, tim lúc đập nhanh, lúc đập chậm, nhất là khi nhìn mưa quá lâu, trước mắt sẽ bắt đầu xuất hiện ảo giác, là nội tôi, nội mặc chiếc áo khoác vải sợi màu đen với hàng khuy trước ngực, vươn tay nắm lấy tôi, nói: “Mã Trác, sắp mưa rồi, qua đây với bà.”
Tôi lùi ra sau một bước, dùng tay liều mạng bịt lấy đôi mắt đã nhắm chặt, mãi đến khi cảm thấy đau.
Chốc sau, tôi cuối cùng hoàn hồn. Đi đến bên giường, dưới tầm nhìn không đủ ánh sáng của hoàng hôn, ngắm khuôn mặt đang say ngủ của mẹ. Trên mặt bà ấy không mang chút biểu cảm nào, cũng không có hơi thở đàng mũi, tôi bước lại gần, trông thấy mí mắt hơi lay động của bà. Ồ, cảm ơn trời phật, bà ấy còn sống.
Tôi đã không còn nhớ là tôi đã ngây người trong căn phòng này bao lâu rồi. Có lẽ là ba ngày, có lẽ là năm ngày, hoặc có lẽ lâu hơn nữa. Căn phòng nhỏ vẫn còn đầy rượu chưa được thanh lý, cho nên tôi chỉ có thể tạm thời ngủ cùng một phòng với mẹ, cùng một chiếc giường. Mỗi ngày chỉ có người đưa thức ăn ngoài ghé qua, quãng thời gian còn lại, chỉ có hai người tôi và bà ấy. Thức ăn ngoài là gọi tới cho tôi ăn, bản thân bà ấy ăn rất ít, có khi bảo tôi rót cho bà ấy một ly sữa, có khi nằm đấy nhai lạo rạo một hai chiếc bánh quy. Phần lớn thời gian, bà đều nhíu mày, mặt và môi tái nhợt, nằm im ở đó không phát ra tiếng nào.
Tôi đoán là bà đang rất đau, nhưng tôi không dám hỏi bà, tôi sợ một khi hỏi, bà sẽ nổi cáu. Coi kìa, tôi luôn luôn là một đứa trẻ cẩn thật dè dặt như thế, cẩn thật dè dặt đến độ tự bản thân tôi cảm thấy xót xa cho mình.
Lúc còn chưa có mẹ, tôi đã từng tưởng tượng vô số lần, nếu như có một ngày, có thể cùng sống chung với mẹ, thì sẽ như thế nào. Mẹ có để tôi nằm ngủ trong lòng mẹ hay không? Tóc mẹ có mùi thơm dễ chịu hay không? Hoặc có lẽ tôi sẽ không nỡ rời xa mùi hương ấy của tóc mẹ, khóc lóc ầm ĩ đòi mỗi ngày đều được ngủ với mẹ. Mẹ sẽ chìu tôi, cái gì cũng chìu tôi.
Trong căn phòng trọ ẩm ướt kia, tôi đã quên ngửi mùi tóc của bà ấy xem rốt cuộc có thơm hay không, sau đó, càng không có cơ hội nữa. Hiện thực sẽ luôn đập nát những ảo tưởng không chừa một chỗ nào, may sao tôi của chín tuổi hoàn toàn không có khả năng am hiểu ý nghĩa sâu xa trong đấy, trái lại có thể không cảm thấy đau khổ quá nhiều.
“Mã Trác?” Bà ấy chợt mở mắt, nhìn tôi hỏi, “Con sao thế? Có phải đói rồi hay không?”
Tôi lắc đầu.
“Mẹ sắp sửa khá lên rồi.” Bà mỉm cười, gắng gượng chống mình ngồi dậy nói, “À đúng rồi, con biết mua đồ không, xuống siêu thị dưới lầu mua cho mẹ ít trứng gà, được không? Mẹ hơi thèm ăn trứng chiên.”
Tôi gật đầu.
Bà với tay kéo một ngăn kéo của chiếc tủ đầu giường ra. Tôi thấy bên trong có một xấp tiền rất dày, trước tới giờ tôi chưa từng trông thấy nhiều tiền như thế. Bà rút ra một tờ một trăm đưa tôi bảo: “Muốn ăn gì khác, tự mình mua. Xuống lầu quẹo trái, chưa tới cổng tiểu khu sẽ có một siêu thị. Cửa không cần đóng, khép lại là được, mẹ không muốn phải dậy đi mở cửa cho con. “
Vì sao bà ấy lại bỏ hết tiền vào trong ngăn tủ, hơn nữa ngăn tủ ấy không có khoá? Tôi nhớ bà nội luôn bỏ những tờ một trăm thế này vào trong một chiếc rương sắt nhỏ có khoá, dấu trong một chiếc hộp giày, rồi bỏ chiếc hộp giày đó vào nơi sâu nhất của tủ quần áo.
Mẹ có rất nhiều tiền, điều này là sự thật.
“Dạ.” Tôi đáp lời bà, đứng dậy, cầm tiền ra khỏi cửa. Vừa mở cửa ra, liền trông thấy một đứa bé chạc tuổi tôi đứng ngay trước cửa căn hộ đối diện, da dẻ trắng bóc, đang ngó tôi từ trên xuống dưới. Trong tay của nó cầm một cây kem năm, sáu sắc màu, một tay chắp sau đít, nó mặc một chiếc váy màu xanh lá, và giày xăng-đan màu xanh lá, móng chân còn được phết sơn màu đỏ hoa hồng, tôi không thích màu đó chút nào.
Tôi nhìn lại vào mắt nó, rồi xuống lầu một mình.
“Ê!” Nó gọi tôi từ phía sau, “Ê, cậu quên khoá cửa rồi.”
Tôi ngoái đầu nhìn nó: “Không cần khoá, mình sẽ quay về liền.”
“Gần đây trộm cướp rất dữ.” Nó nuốt xuống một miếng kem bự, miệng lúng búng nói với tôi, “Cậu là gì của Lâm Quả Quả, cậu trông rất giống bả đấy!”
Tôi đã chạy như bay xuống nhà.
Tôi phải mất đôi chút thời gian đi tìm cái siêu thị, đợi người trong siêu thị đưa trứng gà cho tôi lại mất thêm ít phút nữa. Mười mấy phút sau, tôi xách hai cân trứng gà về đến trước cửa nhà, phát hiện cửa đã bị đóng mất lại. Cây kem trong tay của Váy Xanh đã không còn, nhưng bên mép vẫn còn dính một mảng sữa kem. Nó chắp tay sau đít, đứng ngay trước cửa nhà tôi lắc lư bím tóc bảo tôi: “Gió, thổi xập cửa lại mất, ha ha, tớ cản không kịp.”
“À.” Tôi nói.
“Cậu tên gì?” Nó liếm liếm mép, hỏi tôi.
“Mã Trác.” Tôi vừa gõ cửa vừa trả lời nó.
“Tớ tên là Lam Đồ.” Nó nhón chân nhìn vào trong mắt mèo của cửa nói, “Cậu có chắc là có người trong nhà không? Lâm Quả Quả giờ này vẫn thường không có nhà, có phải là cậu không có chìa khoá, bằng không thì cậu qua nhà tớ ngồi tí, tớ rất quen với Lâm Quả Quả, mỗi lần bả không có cơm ăn thường hay qua nhà tớ ăn chực uống chực.”
Tôi đã lớn nhiêu đây, xưa giờ chưa gặp đứa trẻ nào nói nhiều như nhỏ này. Thật là khiến cho người ta ghét.
Tôi để mặc nó, chỉ tiếp tục gõ cửa.
Vẫn không có ai tới mở.
Đương nhiên bà ấy nhất định có nhà, tôi bỗng cảm thấy kỳ lạ. Sự bất an trong lòng càng thêm nặng nề, chỉ có thể dùng cả chân lẫn tay ra sức đập cửa ầm ầm.
Ngay lúc ấy, sau lưng tôi vang lên một giọng đàn ông: “Sao vậy?”
Tôi ngoái đầu, đó là lần đầu tiên tôi gặp A Nam. Một người đàn ông vóc dáng không cao, cười rất hiền hoà, tôi không biết tôi có nên dùng cái từ hiền hoà này hay không, trong tay của ông cầm một cà men giữ nhiệt to tướng, giống như là loại đem vào bệnh viện thăm nuôi người bệnh. Khoảnh khắc tôi trông thấy ông, tôi bỗng dưng nhớ đến ông hiệu trưởng già của tôi. Năm lớp một, ông ấy dạy chúng tôi môn ngữ văn. Nhưng đến năm tôi lên lớp hai, ông ấy đã chết. Tôi còn nhớ, có lần ông ấy cho tôi một viên kẹo. Bởi vì tôi thi được 100 điểm, tôi là người duy nhất đạt 100 điểm trong lớp, ông ấy nói với tôi, đấy là kẹo ngoại quốc, không dễ dàng mua được. Lúc đám ma của ông ấy đi ngang qua cửa nhà tôi, tôi mở chiếc kẹo đã sớm bị chảy ra, nước kẹo chảy đầy tay tôi, tôi phải liếm ngón tay mới coi như ăn xong chiếc kẹo ấy. Lúc giấy kẹo rớt xuống mặt đường đá trước cửa nhà, tôi trốn vào trong phòng, oà khóc.
Tôi không kìm được nước mắt. Đấy là vì ông hiệu trưởng già ấy đối với tôi quá tốt, lúc ở Nhã An, trừ nội tôi, chỉ có ông ấy là tốt nhất với tôi. Vừa nghĩ đến đây, mũi tôi đã bắt đầu cay cay, ánh mắt nhìn người đàn ông cũng trở nên chăm chú.
“Không có người ở nhà sao?” Âm thanh của ông ấy gọi tôi trở lại với hiện thực.
“Lâm Quả Quả không có nhà, bạn ấy quên mang chìa khoá, gió thổi xập cửa mất. Đây là khách của nhà bà ấy, không vào trong được nữa.” Tôi vẫn không nói gì, người trả lời vẫn là cái váy xanh lắm mồm kia, nó tên là gì nhỉ, Lam Đồ?
Đây đúng là một cái tên quái quỷ gì đâu.
“Cháu là ai?” Người đàn ông khom người hỏi tôi.
“Bà ấy có nhà.” Tôi bị hỏi một đàng đáp một nẻo, “Mười phút trước lúc cháu ra khỏi cửa mua trứng gà, vẫn còn ở nhà.”
“Vậy à?” Người đàn ông nhíu mày, tiến lên một bước gõ cửa, cả mấy phút nữa trôi qua, vẫn không có ai ra mở cửa.
“Lâm Quả Quả nhất định đang ngủ rồi, bà ấy mà ngủ một cái là y như chết, gọi không dậy được. Hay là, “ Lam Đồ đảo mắt vòng quanh, nói, “bọn chú leo từ bên ban công nhà cháu qua, nơi này là lầu 2, không đáng sợ.” Nói xong, nó xoay người, giơ tay ra đàng trước làm động tác giống y như một tướng quân, dẫn đường cho người đàn ông kia bước vào trong nhà của nó.
Tôi đứng trước cửa đợi.
Rất nhanh, cửa đã được mở ra, người mở cửa chính là người đàn ông mới rồi, ông ấy đưa một tay ra, tóm tôi như tóm một chú gà con, kéo vào trong. Tôi giãy ra khỏi tay ông ấy, chạy vào phòng ngủ. Bà ấy vẫn nằm đó, mặt không giọt máu, giống như đã ngất đi. Tôi nghe thấy người đàn ông kia đang nói với Lam Đồ ở bên ngoài: “Không sao rồi, cháu về nhà cháu trước đi.”
Cửa nhà đóng lại.
Tôi lo lắng nhìn mẹ đang nằm đấy, cảm thấy hai chân muốn đứng cũng đứng không vững, giờ phút này, điều tôi muốn hỏi chỉ có một: nếu như bà ấy xảy ra chuyện gì, tôi sẽ sống như thế nào. Người đàn ông rất mau chóng tiến vào phòng, đến bên bà ấy, nhìn vết thương trên tay bà, sờ sờ má của bà ấy, nói với tôi: “Tôi phải đưa cô ấy đi bệnh viện.”
“Vâng.” Tôi nói.
“Cháu là ai?” Ông ấy hỏi tôi lần thứ hai.
“Mã Trác.” Tôi đáp.
Ông ấy ra sức cõng bà ấy lên, tôi đến gần, chỉnh lại đôi vớ da ngắn đã bị tuột xuống đến mắt cá chân của bà. Nhưng ông ấy vừa đặt mẹ lên lưng, bà ấy thế mà tỉnh lại, mở mắt, yếu ớt rên một câu: “Em muốn uống nước.” Thế là lại được đặt từ trên lưng của ông ấy xuống giường.
Tôi chạy vào bếp rót nước cho bà. Mấy ngày qua, tôi đã biết dùng cái gọi là máy nước nóng lạnh, nhưng vì nước nóng không ra ngay, tôi phải đứng đợi cả nửa buổi mới được một ly nước ấm. Lúc tôi quay vào lại trong phòng, bà ấy đã nằm trong lòng người đàn ông kia, tôi nghe bà nói với ông ấy “A Nam, đây là con gái em, nó đẹp hay là em đẹp?”
Bà ấy thế mà vẫn còn có tâm tình đi hỏi loại câu hỏi này.
Cái người đàn ông tên là A Nam kia nghiêm túc nhìn tôi, sau đó nghiêm túc trả lời bà ấy: “Đều đẹp.” Sau đó, ông ấy đón lấy ly nước từ tôi một cách cẩn thận, chậm rãi cho bà ấy uống.
Một ngụm nước xuống bụng, bà ấy dường như khôi phục lại sức lực ngay sau đó, sắc mặt cũng khá hơn nhiều.
“Con em.” Bà ấy lấy một ngón tay để ngay trước miệng, “A Nam, đừng nói với bất cứ ai nhé.”
Tôi lui ra.
Bà ấy chịu nói ra chân tướng, bà ấy thế mà chịu. Thế thì, A Nam này rốt cuộc là ai nhỉ?
Bỗng nhiên, tôi lại nhớ là bà ấy nói muốn ăn trứng chiên. Tôi nghĩ chắc tôi nên làm trứng chiên cho bà ấy ăn. Tôi gắng sức nhớ lại cách thức nội tôi hay làm, chắc rất đơn giản, chỉ cần một chút nước, một chút đường mà thôi. Tôi lại vào bếp lần nữa, mở ngăn tủ trong phòng bếp ra, bên trong chợt có một con nhện đen thùi to tướng bò ra. Tôi sợ hết hồn, ngồi thụp xuống đất thở hổn hển.
Tôi hoàn toàn không phải là một đứa trẻ nhát gan, chỉ là hoàn cảnh xa lạ khiến cho tôi mất đi một chút dũng khí ngày thường.
Tôi yếu ớt quỳ ở đó, tiếng mưa rơi bên ngoài càng lúc càng nặng hạt, đè khiến cho tôi sắp sửa thở không ra hơi. Tôi đến bên cửa sổ, đẩy cánh cửa sổ ra một khoảng cách lớn, để cho nước mưa hắt hết lên mặt tôi. Tôi nhắm mắt, hưởng thụ nước mưa mát lạnh, giống như có một đôi tay đang giúp tôi tỉ mỉ rửa mặt.
Tôi cảm thấy tôi phải tỉnh táo một chút.
Tuy rằng tôi không biết cái gì mới gọi là tỉnh táo, nhưng tôi cũng biết, nếu tiếp tục để mặc, tôi sẽ khóc. Tôi không thể nào để cho mình khóc được, tuyệt đối không thể.
Tôi để yên cho bản thân bình tĩnh lại một hồi lâu, mưa rơi ướt tóc và cổ của tôi, tôi lấy chiếc khăn không biết dùng để làm gì ở trong nhà bếp lau khô chúng. Sau đó, tôi mở bếp, làm hai chén trứng chiên không bỏ đường, mỗi chén có ba trái trứng lòng đỏ bị vỡ. Không phải là tôi không muốn bỏ đường, mà là tôi lục tung cả một căn bếp lên, cũng không biết nó nằm đâu, hoặc có lẽ bản thân bà ấy xưa giờ chưa từng làm bếp, thật sự giống như Lam Đồ nói, khi nào muốn ăn thì qua nhà người ta ăn chầu uống chực.
Lúc tôi bưng hai chén trứng bước ra, phát hiện cửa phòng ngủ của bà ấy đã đóng lại, tôi nhìn cánh cửa đóng chặt, không biết có nên hay không nên bưng vào. Do dự một hồi, tôi ngồi bên bàn trà trong phòng khách, đặt chén xuống, bản thân bắt đầu ăn ngấu nghiến.
Tôi nghĩ chắc là tôi đã đói, tôi ăn sạch bách một chén trứng. Ngay lúc này, từ trong phòng truyền lại một tiếng “choảng!” tựa như bà ấy làm vỡ một thứ gì đó. Cửa rất nhanh chóng bị mở ra. Cái người đàn ông tên là A Nam kia rũ đầu bước ra, ông ấy vào trong buồng tắm, lấy một cái cây lau nhà, rồi lại quay trở vào trong phòng của bà ấy. Tôi bưng chén, trong lòng đầy hiếu kỳ bước vào theo, phát hiện thứ bị bể ở dưới đất là một chai rượu.
Mùi rượu bay nồng nặc trong phòng. A Nam chống cây lau nhà vào tường, ngồi xổm xuống, chậm rãi lượm từng mảnh thuỷ tinh bị vỡ trong suốt lên, nhẹ nhàng đặt vào trong một bao rác.
Tôi nhìn thấy rõ ràng trên trán của ông có một mảng màu nâu, máu từ chỗ đó rỉ ra, chảy xuống mũi của ông, miệng của ông, nhưng ông lại làm như chưa có chuyện gì xảy ra, chẳng buồn chùi, thậm chí mắt cũng không chớp. Tôi chợt có một cảm giác kỳ lạ, toàn thân run lên, tựa như chính bản thân mình cũng bị lủng một lỗ, đau đến không khỏi nhắm chặt hai mắt lại. Tay buông lơi, chén trong tay rớt xuống đất.
Ông ấy nhanh nhẹn đứng dậy, vừa nói: cẩn thận, vừa sải bước đến gần, nhấc bổng tôi lên từ sau lưng, nâng tôi cao thật cao.
Lần đầu tiên tôi được người ta nhấc lên cao như vậy, thót cả tim.
Ông nhanh chóng đặt tôi xuống một mảng sàn nhà sạch sẽ, xoay người tiếp tục đối phó với những thứ dơ trên sàn nhà.
Ông dùng mu bàn tay hờ hững chùi mặt mình một cái, nói với người mẹ đang dùng chăn trùm kín mặt lại của tôi: “Không muốn ăn thì cũng không sao, nhưng rượu nhất định không được uống.”
“Để tôi uống!” Bà ấy thò đầu ra khỏi chăn, rất hung dữ hét: “Anh xía vào làm cái đếch gì!”
“Tôi đã làm canh gà đem tới, còn có món cháo đậu xanh em thích ăn.” Người đàn ông không buông tha cũng không khuất phục nói, “Em và Mã Trác đều có thể ăn chút đỉnh.”
Bà lơ ông ấy, chỉ nhanh như chớp lấy chăn trùm kín đầu trở lại.
Đêm ấy tôi sung sướng húp đến mấy bát canh gà. Lúc còn nhỏ bị bịnh, nội tôi luôn hầm canh gà cho tôi ăn, tôi tưởng rằng toàn thiên hạ chỉ có mỗi nội tôi là có thể hầm canh gà thơm ngon như thế, không ngờ lại có người tay nghề nấu nướng còn giỏi hơn cả nội. Ông ấy nói với tôi lúc đang đổ nốt phần canh gà cuối cùng trong cà men giữ nhiệt vào chén cho tôi: “Mã Trác, cháu có thể kêu tôi là A Nam.”
Tôi gật đầu.
“Cô ấy không chịu đi nhà thương, tôi phải đi tìm một người tới nhà khám cho cô ấy.”
“Cảm ơn.” Tôi nói.
Ông nhẹ nhàng thở dài một tiếng, vươn tay, tựa như muốn vuốt ve mặt tôi một cái, nhưng rồi chợt khựng lại ở giữa không trung, sau chót thì chậm rãi thu tay về.
Trong lòng tôi chính vì động tác không được hoàn thành này mà đạt được một cảm giác an toàn trước nay chưa từng có.
Nhưng mưa ở đây không giống với mưa Nhã An. Mưa của Nhã An, tựa một tấm màn như có như không, nhè nhẹ, mỏng manh, dường như xưa giờ luôn không mang chút âm thanh. Lặng lẽ rơi, rồi sau đó lặng lẽ ngừng. Trong khi mưa của Thành Đô, tựa như mang theo một sức sống mãnh liệt, từng hạt từng hạt nặng nề, quất phần phật xuống mặt kính, có lúc sẽ vang lên kinh thiên động địa hồi lâu. Tôi bò dậy từ dưới đất, kéo một góc rèm cửa ra, nhìn từng giọt từng giọt nước mưa lớn dán lên mặt kính cửa sổ, nhìn khuôn mặt của mình phản chiếu mơ hồ trong mặt kính, mưa làm tôi nhớ đến một số thứ, trong lòng phát hoảng, tựa như có thể ngạt thở bất cứ lúc nào.
Tôi nhớ đến Nhã An, cũng nhớ đến nội. Tôi của chín tuổi còn chưa thể nào hiểu rõ dư vị của nhớ nhung, tôi chỉ bỗng dưng cảm thấy bất an, tim lúc đập nhanh, lúc đập chậm, nhất là khi nhìn mưa quá lâu, trước mắt sẽ bắt đầu xuất hiện ảo giác, là nội tôi, nội mặc chiếc áo khoác vải sợi màu đen với hàng khuy trước ngực, vươn tay nắm lấy tôi, nói: “Mã Trác, sắp mưa rồi, qua đây với bà.”
Tôi lùi ra sau một bước, dùng tay liều mạng bịt lấy đôi mắt đã nhắm chặt, mãi đến khi cảm thấy đau.
Chốc sau, tôi cuối cùng hoàn hồn. Đi đến bên giường, dưới tầm nhìn không đủ ánh sáng của hoàng hôn, ngắm khuôn mặt đang say ngủ của mẹ. Trên mặt bà ấy không mang chút biểu cảm nào, cũng không có hơi thở đàng mũi, tôi bước lại gần, trông thấy mí mắt hơi lay động của bà. Ồ, cảm ơn trời phật, bà ấy còn sống.
Tôi đã không còn nhớ là tôi đã ngây người trong căn phòng này bao lâu rồi. Có lẽ là ba ngày, có lẽ là năm ngày, hoặc có lẽ lâu hơn nữa. Căn phòng nhỏ vẫn còn đầy rượu chưa được thanh lý, cho nên tôi chỉ có thể tạm thời ngủ cùng một phòng với mẹ, cùng một chiếc giường. Mỗi ngày chỉ có người đưa thức ăn ngoài ghé qua, quãng thời gian còn lại, chỉ có hai người tôi và bà ấy. Thức ăn ngoài là gọi tới cho tôi ăn, bản thân bà ấy ăn rất ít, có khi bảo tôi rót cho bà ấy một ly sữa, có khi nằm đấy nhai lạo rạo một hai chiếc bánh quy. Phần lớn thời gian, bà đều nhíu mày, mặt và môi tái nhợt, nằm im ở đó không phát ra tiếng nào.
Tôi đoán là bà đang rất đau, nhưng tôi không dám hỏi bà, tôi sợ một khi hỏi, bà sẽ nổi cáu. Coi kìa, tôi luôn luôn là một đứa trẻ cẩn thật dè dặt như thế, cẩn thật dè dặt đến độ tự bản thân tôi cảm thấy xót xa cho mình.
Lúc còn chưa có mẹ, tôi đã từng tưởng tượng vô số lần, nếu như có một ngày, có thể cùng sống chung với mẹ, thì sẽ như thế nào. Mẹ có để tôi nằm ngủ trong lòng mẹ hay không? Tóc mẹ có mùi thơm dễ chịu hay không? Hoặc có lẽ tôi sẽ không nỡ rời xa mùi hương ấy của tóc mẹ, khóc lóc ầm ĩ đòi mỗi ngày đều được ngủ với mẹ. Mẹ sẽ chìu tôi, cái gì cũng chìu tôi.
Trong căn phòng trọ ẩm ướt kia, tôi đã quên ngửi mùi tóc của bà ấy xem rốt cuộc có thơm hay không, sau đó, càng không có cơ hội nữa. Hiện thực sẽ luôn đập nát những ảo tưởng không chừa một chỗ nào, may sao tôi của chín tuổi hoàn toàn không có khả năng am hiểu ý nghĩa sâu xa trong đấy, trái lại có thể không cảm thấy đau khổ quá nhiều.
“Mã Trác?” Bà ấy chợt mở mắt, nhìn tôi hỏi, “Con sao thế? Có phải đói rồi hay không?”
Tôi lắc đầu.
“Mẹ sắp sửa khá lên rồi.” Bà mỉm cười, gắng gượng chống mình ngồi dậy nói, “À đúng rồi, con biết mua đồ không, xuống siêu thị dưới lầu mua cho mẹ ít trứng gà, được không? Mẹ hơi thèm ăn trứng chiên.”
Tôi gật đầu.
Bà với tay kéo một ngăn kéo của chiếc tủ đầu giường ra. Tôi thấy bên trong có một xấp tiền rất dày, trước tới giờ tôi chưa từng trông thấy nhiều tiền như thế. Bà rút ra một tờ một trăm đưa tôi bảo: “Muốn ăn gì khác, tự mình mua. Xuống lầu quẹo trái, chưa tới cổng tiểu khu sẽ có một siêu thị. Cửa không cần đóng, khép lại là được, mẹ không muốn phải dậy đi mở cửa cho con. “
Vì sao bà ấy lại bỏ hết tiền vào trong ngăn tủ, hơn nữa ngăn tủ ấy không có khoá? Tôi nhớ bà nội luôn bỏ những tờ một trăm thế này vào trong một chiếc rương sắt nhỏ có khoá, dấu trong một chiếc hộp giày, rồi bỏ chiếc hộp giày đó vào nơi sâu nhất của tủ quần áo.
Mẹ có rất nhiều tiền, điều này là sự thật.
“Dạ.” Tôi đáp lời bà, đứng dậy, cầm tiền ra khỏi cửa. Vừa mở cửa ra, liền trông thấy một đứa bé chạc tuổi tôi đứng ngay trước cửa căn hộ đối diện, da dẻ trắng bóc, đang ngó tôi từ trên xuống dưới. Trong tay của nó cầm một cây kem năm, sáu sắc màu, một tay chắp sau đít, nó mặc một chiếc váy màu xanh lá, và giày xăng-đan màu xanh lá, móng chân còn được phết sơn màu đỏ hoa hồng, tôi không thích màu đó chút nào.
Tôi nhìn lại vào mắt nó, rồi xuống lầu một mình.
“Ê!” Nó gọi tôi từ phía sau, “Ê, cậu quên khoá cửa rồi.”
Tôi ngoái đầu nhìn nó: “Không cần khoá, mình sẽ quay về liền.”
“Gần đây trộm cướp rất dữ.” Nó nuốt xuống một miếng kem bự, miệng lúng búng nói với tôi, “Cậu là gì của Lâm Quả Quả, cậu trông rất giống bả đấy!”
Tôi đã chạy như bay xuống nhà.
Tôi phải mất đôi chút thời gian đi tìm cái siêu thị, đợi người trong siêu thị đưa trứng gà cho tôi lại mất thêm ít phút nữa. Mười mấy phút sau, tôi xách hai cân trứng gà về đến trước cửa nhà, phát hiện cửa đã bị đóng mất lại. Cây kem trong tay của Váy Xanh đã không còn, nhưng bên mép vẫn còn dính một mảng sữa kem. Nó chắp tay sau đít, đứng ngay trước cửa nhà tôi lắc lư bím tóc bảo tôi: “Gió, thổi xập cửa lại mất, ha ha, tớ cản không kịp.”
“À.” Tôi nói.
“Cậu tên gì?” Nó liếm liếm mép, hỏi tôi.
“Mã Trác.” Tôi vừa gõ cửa vừa trả lời nó.
“Tớ tên là Lam Đồ.” Nó nhón chân nhìn vào trong mắt mèo của cửa nói, “Cậu có chắc là có người trong nhà không? Lâm Quả Quả giờ này vẫn thường không có nhà, có phải là cậu không có chìa khoá, bằng không thì cậu qua nhà tớ ngồi tí, tớ rất quen với Lâm Quả Quả, mỗi lần bả không có cơm ăn thường hay qua nhà tớ ăn chực uống chực.”
Tôi đã lớn nhiêu đây, xưa giờ chưa gặp đứa trẻ nào nói nhiều như nhỏ này. Thật là khiến cho người ta ghét.
Tôi để mặc nó, chỉ tiếp tục gõ cửa.
Vẫn không có ai tới mở.
Đương nhiên bà ấy nhất định có nhà, tôi bỗng cảm thấy kỳ lạ. Sự bất an trong lòng càng thêm nặng nề, chỉ có thể dùng cả chân lẫn tay ra sức đập cửa ầm ầm.
Ngay lúc ấy, sau lưng tôi vang lên một giọng đàn ông: “Sao vậy?”
Tôi ngoái đầu, đó là lần đầu tiên tôi gặp A Nam. Một người đàn ông vóc dáng không cao, cười rất hiền hoà, tôi không biết tôi có nên dùng cái từ hiền hoà này hay không, trong tay của ông cầm một cà men giữ nhiệt to tướng, giống như là loại đem vào bệnh viện thăm nuôi người bệnh. Khoảnh khắc tôi trông thấy ông, tôi bỗng dưng nhớ đến ông hiệu trưởng già của tôi. Năm lớp một, ông ấy dạy chúng tôi môn ngữ văn. Nhưng đến năm tôi lên lớp hai, ông ấy đã chết. Tôi còn nhớ, có lần ông ấy cho tôi một viên kẹo. Bởi vì tôi thi được 100 điểm, tôi là người duy nhất đạt 100 điểm trong lớp, ông ấy nói với tôi, đấy là kẹo ngoại quốc, không dễ dàng mua được. Lúc đám ma của ông ấy đi ngang qua cửa nhà tôi, tôi mở chiếc kẹo đã sớm bị chảy ra, nước kẹo chảy đầy tay tôi, tôi phải liếm ngón tay mới coi như ăn xong chiếc kẹo ấy. Lúc giấy kẹo rớt xuống mặt đường đá trước cửa nhà, tôi trốn vào trong phòng, oà khóc.
Tôi không kìm được nước mắt. Đấy là vì ông hiệu trưởng già ấy đối với tôi quá tốt, lúc ở Nhã An, trừ nội tôi, chỉ có ông ấy là tốt nhất với tôi. Vừa nghĩ đến đây, mũi tôi đã bắt đầu cay cay, ánh mắt nhìn người đàn ông cũng trở nên chăm chú.
“Không có người ở nhà sao?” Âm thanh của ông ấy gọi tôi trở lại với hiện thực.
“Lâm Quả Quả không có nhà, bạn ấy quên mang chìa khoá, gió thổi xập cửa mất. Đây là khách của nhà bà ấy, không vào trong được nữa.” Tôi vẫn không nói gì, người trả lời vẫn là cái váy xanh lắm mồm kia, nó tên là gì nhỉ, Lam Đồ?
Đây đúng là một cái tên quái quỷ gì đâu.
“Cháu là ai?” Người đàn ông khom người hỏi tôi.
“Bà ấy có nhà.” Tôi bị hỏi một đàng đáp một nẻo, “Mười phút trước lúc cháu ra khỏi cửa mua trứng gà, vẫn còn ở nhà.”
“Vậy à?” Người đàn ông nhíu mày, tiến lên một bước gõ cửa, cả mấy phút nữa trôi qua, vẫn không có ai ra mở cửa.
“Lâm Quả Quả nhất định đang ngủ rồi, bà ấy mà ngủ một cái là y như chết, gọi không dậy được. Hay là, “ Lam Đồ đảo mắt vòng quanh, nói, “bọn chú leo từ bên ban công nhà cháu qua, nơi này là lầu 2, không đáng sợ.” Nói xong, nó xoay người, giơ tay ra đàng trước làm động tác giống y như một tướng quân, dẫn đường cho người đàn ông kia bước vào trong nhà của nó.
Tôi đứng trước cửa đợi.
Rất nhanh, cửa đã được mở ra, người mở cửa chính là người đàn ông mới rồi, ông ấy đưa một tay ra, tóm tôi như tóm một chú gà con, kéo vào trong. Tôi giãy ra khỏi tay ông ấy, chạy vào phòng ngủ. Bà ấy vẫn nằm đó, mặt không giọt máu, giống như đã ngất đi. Tôi nghe thấy người đàn ông kia đang nói với Lam Đồ ở bên ngoài: “Không sao rồi, cháu về nhà cháu trước đi.”
Cửa nhà đóng lại.
Tôi lo lắng nhìn mẹ đang nằm đấy, cảm thấy hai chân muốn đứng cũng đứng không vững, giờ phút này, điều tôi muốn hỏi chỉ có một: nếu như bà ấy xảy ra chuyện gì, tôi sẽ sống như thế nào. Người đàn ông rất mau chóng tiến vào phòng, đến bên bà ấy, nhìn vết thương trên tay bà, sờ sờ má của bà ấy, nói với tôi: “Tôi phải đưa cô ấy đi bệnh viện.”
“Vâng.” Tôi nói.
“Cháu là ai?” Ông ấy hỏi tôi lần thứ hai.
“Mã Trác.” Tôi đáp.
Ông ấy ra sức cõng bà ấy lên, tôi đến gần, chỉnh lại đôi vớ da ngắn đã bị tuột xuống đến mắt cá chân của bà. Nhưng ông ấy vừa đặt mẹ lên lưng, bà ấy thế mà tỉnh lại, mở mắt, yếu ớt rên một câu: “Em muốn uống nước.” Thế là lại được đặt từ trên lưng của ông ấy xuống giường.
Tôi chạy vào bếp rót nước cho bà. Mấy ngày qua, tôi đã biết dùng cái gọi là máy nước nóng lạnh, nhưng vì nước nóng không ra ngay, tôi phải đứng đợi cả nửa buổi mới được một ly nước ấm. Lúc tôi quay vào lại trong phòng, bà ấy đã nằm trong lòng người đàn ông kia, tôi nghe bà nói với ông ấy “A Nam, đây là con gái em, nó đẹp hay là em đẹp?”
Bà ấy thế mà vẫn còn có tâm tình đi hỏi loại câu hỏi này.
Cái người đàn ông tên là A Nam kia nghiêm túc nhìn tôi, sau đó nghiêm túc trả lời bà ấy: “Đều đẹp.” Sau đó, ông ấy đón lấy ly nước từ tôi một cách cẩn thận, chậm rãi cho bà ấy uống.
Một ngụm nước xuống bụng, bà ấy dường như khôi phục lại sức lực ngay sau đó, sắc mặt cũng khá hơn nhiều.
“Con em.” Bà ấy lấy một ngón tay để ngay trước miệng, “A Nam, đừng nói với bất cứ ai nhé.”
Tôi lui ra.
Bà ấy chịu nói ra chân tướng, bà ấy thế mà chịu. Thế thì, A Nam này rốt cuộc là ai nhỉ?
Bỗng nhiên, tôi lại nhớ là bà ấy nói muốn ăn trứng chiên. Tôi nghĩ chắc tôi nên làm trứng chiên cho bà ấy ăn. Tôi gắng sức nhớ lại cách thức nội tôi hay làm, chắc rất đơn giản, chỉ cần một chút nước, một chút đường mà thôi. Tôi lại vào bếp lần nữa, mở ngăn tủ trong phòng bếp ra, bên trong chợt có một con nhện đen thùi to tướng bò ra. Tôi sợ hết hồn, ngồi thụp xuống đất thở hổn hển.
Tôi hoàn toàn không phải là một đứa trẻ nhát gan, chỉ là hoàn cảnh xa lạ khiến cho tôi mất đi một chút dũng khí ngày thường.
Tôi yếu ớt quỳ ở đó, tiếng mưa rơi bên ngoài càng lúc càng nặng hạt, đè khiến cho tôi sắp sửa thở không ra hơi. Tôi đến bên cửa sổ, đẩy cánh cửa sổ ra một khoảng cách lớn, để cho nước mưa hắt hết lên mặt tôi. Tôi nhắm mắt, hưởng thụ nước mưa mát lạnh, giống như có một đôi tay đang giúp tôi tỉ mỉ rửa mặt.
Tôi cảm thấy tôi phải tỉnh táo một chút.
Tuy rằng tôi không biết cái gì mới gọi là tỉnh táo, nhưng tôi cũng biết, nếu tiếp tục để mặc, tôi sẽ khóc. Tôi không thể nào để cho mình khóc được, tuyệt đối không thể.
Tôi để yên cho bản thân bình tĩnh lại một hồi lâu, mưa rơi ướt tóc và cổ của tôi, tôi lấy chiếc khăn không biết dùng để làm gì ở trong nhà bếp lau khô chúng. Sau đó, tôi mở bếp, làm hai chén trứng chiên không bỏ đường, mỗi chén có ba trái trứng lòng đỏ bị vỡ. Không phải là tôi không muốn bỏ đường, mà là tôi lục tung cả một căn bếp lên, cũng không biết nó nằm đâu, hoặc có lẽ bản thân bà ấy xưa giờ chưa từng làm bếp, thật sự giống như Lam Đồ nói, khi nào muốn ăn thì qua nhà người ta ăn chầu uống chực.
Lúc tôi bưng hai chén trứng bước ra, phát hiện cửa phòng ngủ của bà ấy đã đóng lại, tôi nhìn cánh cửa đóng chặt, không biết có nên hay không nên bưng vào. Do dự một hồi, tôi ngồi bên bàn trà trong phòng khách, đặt chén xuống, bản thân bắt đầu ăn ngấu nghiến.
Tôi nghĩ chắc là tôi đã đói, tôi ăn sạch bách một chén trứng. Ngay lúc này, từ trong phòng truyền lại một tiếng “choảng!” tựa như bà ấy làm vỡ một thứ gì đó. Cửa rất nhanh chóng bị mở ra. Cái người đàn ông tên là A Nam kia rũ đầu bước ra, ông ấy vào trong buồng tắm, lấy một cái cây lau nhà, rồi lại quay trở vào trong phòng của bà ấy. Tôi bưng chén, trong lòng đầy hiếu kỳ bước vào theo, phát hiện thứ bị bể ở dưới đất là một chai rượu.
Mùi rượu bay nồng nặc trong phòng. A Nam chống cây lau nhà vào tường, ngồi xổm xuống, chậm rãi lượm từng mảnh thuỷ tinh bị vỡ trong suốt lên, nhẹ nhàng đặt vào trong một bao rác.
Tôi nhìn thấy rõ ràng trên trán của ông có một mảng màu nâu, máu từ chỗ đó rỉ ra, chảy xuống mũi của ông, miệng của ông, nhưng ông lại làm như chưa có chuyện gì xảy ra, chẳng buồn chùi, thậm chí mắt cũng không chớp. Tôi chợt có một cảm giác kỳ lạ, toàn thân run lên, tựa như chính bản thân mình cũng bị lủng một lỗ, đau đến không khỏi nhắm chặt hai mắt lại. Tay buông lơi, chén trong tay rớt xuống đất.
Ông ấy nhanh nhẹn đứng dậy, vừa nói: cẩn thận, vừa sải bước đến gần, nhấc bổng tôi lên từ sau lưng, nâng tôi cao thật cao.
Lần đầu tiên tôi được người ta nhấc lên cao như vậy, thót cả tim.
Ông nhanh chóng đặt tôi xuống một mảng sàn nhà sạch sẽ, xoay người tiếp tục đối phó với những thứ dơ trên sàn nhà.
Ông dùng mu bàn tay hờ hững chùi mặt mình một cái, nói với người mẹ đang dùng chăn trùm kín mặt lại của tôi: “Không muốn ăn thì cũng không sao, nhưng rượu nhất định không được uống.”
“Để tôi uống!” Bà ấy thò đầu ra khỏi chăn, rất hung dữ hét: “Anh xía vào làm cái đếch gì!”
“Tôi đã làm canh gà đem tới, còn có món cháo đậu xanh em thích ăn.” Người đàn ông không buông tha cũng không khuất phục nói, “Em và Mã Trác đều có thể ăn chút đỉnh.”
Bà lơ ông ấy, chỉ nhanh như chớp lấy chăn trùm kín đầu trở lại.
Đêm ấy tôi sung sướng húp đến mấy bát canh gà. Lúc còn nhỏ bị bịnh, nội tôi luôn hầm canh gà cho tôi ăn, tôi tưởng rằng toàn thiên hạ chỉ có mỗi nội tôi là có thể hầm canh gà thơm ngon như thế, không ngờ lại có người tay nghề nấu nướng còn giỏi hơn cả nội. Ông ấy nói với tôi lúc đang đổ nốt phần canh gà cuối cùng trong cà men giữ nhiệt vào chén cho tôi: “Mã Trác, cháu có thể kêu tôi là A Nam.”
Tôi gật đầu.
“Cô ấy không chịu đi nhà thương, tôi phải đi tìm một người tới nhà khám cho cô ấy.”
“Cảm ơn.” Tôi nói.
Ông nhẹ nhàng thở dài một tiếng, vươn tay, tựa như muốn vuốt ve mặt tôi một cái, nhưng rồi chợt khựng lại ở giữa không trung, sau chót thì chậm rãi thu tay về.
Trong lòng tôi chính vì động tác không được hoàn thành này mà đạt được một cảm giác an toàn trước nay chưa từng có.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook