Khúc Ca Biệt Ly
-
Quyển 1 - Chương 4
Tiểu khu mẹ ở, tên kêu “Hoa Viên Thành Đô.”
Còn chưa đến cổng lớn, bà đã vứt cho tài xế mấy tờ một trăm đồng. Tài xế vội vã dừng xe lại, lượm lên đếm, không hài lòng lật tiền xoành xoạch, nói: “Đã nói là tám trăm mà! Sao giờ lại thành mỗi sáu trăm?”
Mẹ nắm tay tôi tức tốc xuống xe, xập cửa xe “ầm” một cái, đứng bên ngoài quay qua la với tài xế: “Muốn tiền muốn đến điên rồi à, ai nói tám trăm với bác? Lấy tiền rồi mau đi lẹ đi, chỗ này không cho đậu đâu, coi chừng bảo vệ tới kéo xe đi đó!”
Bà ấy cứ như vậy mà trắng trợn nói dối ngay trước mặt tôi, nắm tay tôi nghênh ngang đi vào trong tiểu khu.
Tài xế tức tối bóp còi, còi xe phát ra một âm thanh ngắn ngủi, tựa như một con bò gục đầu rầu rĩ, ngúng nguẩy đuôi, cà xịch cà xịch lái đi mất.
Bà nhìn chiếc xe taxi đang dần khuất dạng, đắc ý giơ tay làm một dấu hiệu “yeah!” với tôi. Tôi sửng sốt.
Dù sao đi nữa, nơi đây vẫn là một tiểu khu rất đẹp đẽ, nhà rất tốt, hai phòng ngủ một phòng khách, trông giống như chỉ mình bà cư ngụ. Trong nhà cũng coi như sạch sẽ, chỉ là trong bếp còn có vài chiếc chén dơ nằm trong bồn, chưa được rửa. Bà đẩy cửa mở căn phòng nhỏ hơn ra, nói với tôi: “Mai mẹ dọn trong này cho con ở, đêm nay con ngủ với mẹ trước đã, còn phải mua quần áo giày dép cho con, à, phải mua rất nhiều thứ, con nghĩ ra được những gì cần thiết thì nói hết cho mẹ!”
Tôi thò đầu vào, phát hiện căn phòng nhỏ này đặt gì mà toàn là rượu.
“Mẹ buôn bán rượu.” Bà cười hì hì nói, “Tửu lượng quá tốt, không làm nghề này thì thật có lỗi với bản thân.”
Tôi nhìn một gian phòng đầy rượu, lưng xoay về phía bà ấy, khẽ hỏi: “Vì sao đến bây giờ mới tới?”
“Cái gì?” Bà ấy nghe không rõ.
Tôi không nói lần thứ hai.
Trong phòng rất yên tĩnh, đây không còn là Phố Mưa, mưa triền miên không dứt, nhưng tôi nhất định có bịnh rồi, bên tai vẫn toàn là tiếng mưa triền miên không dứt. Không biết bao lâu sau, bà ấy đến sau lưng tôi, ôm lấy tôi từ phía sau: “Mẹ đã nói hết rồi, mẹ có nỗi khổ riêng.”
“Sinh con ra có thể không ngó ngàng tới sao?” Tôi xoay người, dùng sức đẩy bà ra, chỉ vào bức hình của cha mà bà ấy vừa đặt xuống bàn trà, lớn tiếng la: “Nếu như có thể không ngó ngàng, vì sao lại muốn sinh ra con, vì sao lúc đầu không dứt khoát giết con đi cho rồi!”
“Mã Trác.” Bà ấy bị tôi doạ sợ, vươn cánh tay ra với tôi, thử tìm cách đến gần tôi.
Tôi lùi lại, nói một cách kiên định: “Tôi hận các người!”
Bà ấy lặng lẽ nhìn tôi.
Tôi đối mặt với bà, xốc mạnh ống quần của tôi lên, cho bà xem vết sẹo trên chân tôi. Vết sẹo ấy đã qua hai năm, vết sẹo màu hồng hồng xấu xí, tôi đã từng vì nó mà đau đớn đến hàng đêm mất ngủ.
Bà đến gần, ngồi xổm xuống, vuốt ve nó, hỏi: “Bị sao vậy?”
Năm đó tôi bảy tuổi, trẻ con hàng xóm xua chó dữ ra cắn tôi, tôi bị sợ đến phải leo tường, nhưng vẫn không thoát nạn, bọn chúng dám cả gan chơi đùa với tôi như vậy, chỉ vì tôi là một đứa trẻ không cha không mẹ.
Bà ấy đứng dậy, dùng một giọng điệu dịu dàng vô ngần, nói, “Chắc là con đói rồi, mẹ dắt con đi ăn chút gì đó.”
Đương nhiên là tôi đói, từ sáng đến giờ tôi chưa ăn một thứ gì. Nhưng mà ngay lúc ấy, di động của bà reng lên, hình như có người mời bà đi ăn, bà ấy nói cười rổn rảng: “Có phải Hồng Môn Yến không, em phải cẩn thận một chút nhỉ. Ha ha ha ha.”
Cuộc gọi đó, bà ấy đi từ phòng khách vào đến phòng ngủ, từ phòng ngủ nói ra đến ban công, nói gần hết nửa tiếng đồng hồ, đợi đến lúc bà cuối cùng chịu gác máy, bà ngồi ở mép sô pha biếng nhác hỏi tôi: “Có muốn theo mẹ ra ngoài ăn? Có người mời.”
“Không.” Tôi nói, “Con muốn ngủ.”
“Vậy mẹ mang chút đồ ăn về cho con.” Bà kéo tôi vào buồng tắm, “Nào, con tắm cái đã, mặc áo ngủ này của mẹ vào, ngủ một giấc, khi nào mẹ về sẽ mang quần áo và thức ăn cho con.”
Tôi ừ một tiếng trong cổ họng.
“Đúng rồi, chắc con còn phải đi học.” Bà nhíu mày nghĩ một chút rồi nói: “Mai mẹ đi hỏi trường học trong khu, Mã Trác, con học lớp mấy rồi nhỉ?”
“Lớp ba.” Tôi nói.
“Được rồi.” Bà vỗ vỗ tôi, “Chúng ta từ từ tính.”
Tôi vào buồng tắm, có vòi hoa sen dùng hơi không quen, mở vòi lên, nước tuôn ra như mưa, rơi lên người làm tôi rùng mình, nổi hết da gà da vịt, nhiệt độ của nước không nóng cũng không lạnh, rất dễ chịu. Tôi không dùng sữa tắm của bà ấy, bình quá to, đổ ra quá mất công, mùi hương đó tôi cũng không thích, quá thơm, làm tôi muốn hắt xì. Nội tôi nói, sữa tắm không nên dùng mỗi ngày, càng dùng người càng dơ. Tôi không dám không tin. Tắm xong, tôi thay ra chiếc áo ngủ của bà ấy. Chiếc áo ngủ đó hơi rộng, hầu như toàn bộ muốn tuột xuống khỏi người tôi. Trên bàn có đặt bánh quy và sữa bò, tôi ăn đại một chút. Tiến vào trong phòng của bà ấy, tôi trông thấy một chiếc bàn trang điểm cực lớn, làm tôi hết hồn. Bàn trang điểm của nội tôi, ngoài một chiếc lược gãy răng củ kỹ và một lọ kem thoa da Hazeline dùng hoài không bao giờ hết, không có thứ gì khác. Thế mà, bà ấy lại có nhiêu đấy thứ chai lọ. Tôi chỉ lấy làm lạ, chứ không có chút ý định muốn nghịch phá gì. Tôi biết, ngoài bà ấy ra, nơi đây tôi còn rất nhiều rất nhiều thứ cần phài thích ứng và tiếp nhận, đây không phải là chuyện một sớm một chiều. Nghĩ như vậy, tôi leo lên giường của mẹ, rất nhanh ngủ thiếp đi.
Lúc tỉnh lại, chắc phải là nửa đêm, tôi nghe có tiếng động ở phòng ngoài, nhưng tôi quá mệt, cho nên không dậy. Tôi nằm đó, cánh cửa phòng ngủ đột nhiên bị tông ra, bà ấy gần như là lảo đảo tiến vào, dưới ánh trăng lạnh lẽo, tôi trông thấy máu trên người bà, hoảng sợ đến ngồi bật dậy.
Bà nằm xuống bịt miệng tôi lại, không cho tôi hét.
Cả người tôi run bần bật, không hiểu rõ rốt cuộc bà ấy bị sao.
Bà ôm cánh tay, khẽ thở hổn hển ra lệnh cho tôi: “Mở tủ đầu giường ra, lấy hộp thuốc cho mẹ!”
Tôi mở tủ đầu giường, tìm được thứ bà ấy muốn lấy, xách ra bỏ lên giường, mở ra cho bà ấy. Mặt của bà xám ngoét tái nhợt, nhìn như cắt không còn giọt máu nào, cắn môi hỏi tôi: “Con có biết băng bó không?”
Tôi lắc đầu.
“Tới đây, mẹ dạy con, trước tiên con lấy Vân Nam bạch dược ra, đúng rồi, cái lọ nhỏ đó……. Rồi đi lấy một chậu nước ấm tới, kéo nằm trên bệ trong bếp, đem vào đây cắt băng gạc……”
Tôi làm theo từng lời sai bảo của mẹ, phía trên của cánh tay bà bị người ta đâm một nhát dao, miệng vết đâm không tính là quá sâu, nhưng cứ chảy máu hoài. Giọng tôi run rẩy hỏi: “Không cần đi nhà thương sao?”
“Mẹ còn chưa muốn chết.” tôi hỏi một đàng bà trả lời một nẻo.
Tôi rửa sạch vết thương cho bà, bôi thuốc, chân tay vụng về quấn băng gạc cho bà, bà ấy nhíu mày, trông có vẻ như đau đớn vô cùng. Bà ấy lục ra một viên thuốc giảm đau màu trắng, uống xong, nằm xuống mé giường, thở dài nói: “Xem ra đây là số con rệp của mẹ, muốn tránh cũng tránh không xong.”
“Chú Út sao?” Tôi hỏi bà.
Bà khẽ cười một chút: “Chú Út của con, cũng chỉ chơi được ở cái xó xỉnh Nhã An, Thành Đô thì không có đất cho hắn diễn.”
Trời ạ, thì ra bà ấy còn có kẻ thù khác!
“Gần đây mẹ được một số tiền, tóm lại là có kẻ đỏ con mắt.” Bà nói, “Mã Trác, con nhất định phải nhớ rõ, tiền là thứ hữu dụng nhất trên đời này, cũng là thứ hại người nhất trên đời này. Cho nên, đừng có tham lam, tiền vừa đủ xài là được!”
“Bao nhiêu thì mới đủ xài?” Tôi hỏi bà.
Bà nhìn tôi hồi lâu sau, đáp: “Con rất không giống với nhiều đứa trẻ khác.”
Tôi trả lời: “Bởi vì con mồ côi.”
“Ha ha.” Bà ấy cười, “Mã Trác, con có biết không, con thật rất giống mẹ.”
Tôi không biết bà ấy đang khen tôi hay đang chê tôi.
Bà ngả người nằm một bên giường, trông rất yếu ớt, không biết có phải do tác dụng của thuốc không, trông bà giống như sẽ lập tức ngủ thiếp đi trong một giây kế tiếp. Tôi kéo gối xuống thấp cho bà, hỏi bà ấy: “Thật không cần phải đi nhà thương sao?”
“Mẹ không sao.” Bà ngồi thẳng dậy, “Nhát dao đó là tự mẹ đâm, mẹ có tính toán riêng.”
Tôi sửng sốt bịt miệng mình lại, thế mà lại có người tự đi đâm mình, trời đất ơi, mà người này không ngoài ai khác, chính là người mẹ lâu năm không gặp của tôi!
Tôi thật nghi ngờ là bản thân mình đang nằm mơ!
“Đáng giá!.” Bà nói, “Nợ máu trả máu, cửa này tóm lại cần phải qua thôi!”
Tôi nhìn bà, nín thinh, chua xót, nói không ra những cảm giác rối rắm ở trong tim. Theo một người mẹ như thế này, tôi thật không dám nghĩ, những ngày đang đón đợi tôi ở phía sau sẽ ra sao!
Còn chưa đến cổng lớn, bà đã vứt cho tài xế mấy tờ một trăm đồng. Tài xế vội vã dừng xe lại, lượm lên đếm, không hài lòng lật tiền xoành xoạch, nói: “Đã nói là tám trăm mà! Sao giờ lại thành mỗi sáu trăm?”
Mẹ nắm tay tôi tức tốc xuống xe, xập cửa xe “ầm” một cái, đứng bên ngoài quay qua la với tài xế: “Muốn tiền muốn đến điên rồi à, ai nói tám trăm với bác? Lấy tiền rồi mau đi lẹ đi, chỗ này không cho đậu đâu, coi chừng bảo vệ tới kéo xe đi đó!”
Bà ấy cứ như vậy mà trắng trợn nói dối ngay trước mặt tôi, nắm tay tôi nghênh ngang đi vào trong tiểu khu.
Tài xế tức tối bóp còi, còi xe phát ra một âm thanh ngắn ngủi, tựa như một con bò gục đầu rầu rĩ, ngúng nguẩy đuôi, cà xịch cà xịch lái đi mất.
Bà nhìn chiếc xe taxi đang dần khuất dạng, đắc ý giơ tay làm một dấu hiệu “yeah!” với tôi. Tôi sửng sốt.
Dù sao đi nữa, nơi đây vẫn là một tiểu khu rất đẹp đẽ, nhà rất tốt, hai phòng ngủ một phòng khách, trông giống như chỉ mình bà cư ngụ. Trong nhà cũng coi như sạch sẽ, chỉ là trong bếp còn có vài chiếc chén dơ nằm trong bồn, chưa được rửa. Bà đẩy cửa mở căn phòng nhỏ hơn ra, nói với tôi: “Mai mẹ dọn trong này cho con ở, đêm nay con ngủ với mẹ trước đã, còn phải mua quần áo giày dép cho con, à, phải mua rất nhiều thứ, con nghĩ ra được những gì cần thiết thì nói hết cho mẹ!”
Tôi thò đầu vào, phát hiện căn phòng nhỏ này đặt gì mà toàn là rượu.
“Mẹ buôn bán rượu.” Bà cười hì hì nói, “Tửu lượng quá tốt, không làm nghề này thì thật có lỗi với bản thân.”
Tôi nhìn một gian phòng đầy rượu, lưng xoay về phía bà ấy, khẽ hỏi: “Vì sao đến bây giờ mới tới?”
“Cái gì?” Bà ấy nghe không rõ.
Tôi không nói lần thứ hai.
Trong phòng rất yên tĩnh, đây không còn là Phố Mưa, mưa triền miên không dứt, nhưng tôi nhất định có bịnh rồi, bên tai vẫn toàn là tiếng mưa triền miên không dứt. Không biết bao lâu sau, bà ấy đến sau lưng tôi, ôm lấy tôi từ phía sau: “Mẹ đã nói hết rồi, mẹ có nỗi khổ riêng.”
“Sinh con ra có thể không ngó ngàng tới sao?” Tôi xoay người, dùng sức đẩy bà ra, chỉ vào bức hình của cha mà bà ấy vừa đặt xuống bàn trà, lớn tiếng la: “Nếu như có thể không ngó ngàng, vì sao lại muốn sinh ra con, vì sao lúc đầu không dứt khoát giết con đi cho rồi!”
“Mã Trác.” Bà ấy bị tôi doạ sợ, vươn cánh tay ra với tôi, thử tìm cách đến gần tôi.
Tôi lùi lại, nói một cách kiên định: “Tôi hận các người!”
Bà ấy lặng lẽ nhìn tôi.
Tôi đối mặt với bà, xốc mạnh ống quần của tôi lên, cho bà xem vết sẹo trên chân tôi. Vết sẹo ấy đã qua hai năm, vết sẹo màu hồng hồng xấu xí, tôi đã từng vì nó mà đau đớn đến hàng đêm mất ngủ.
Bà đến gần, ngồi xổm xuống, vuốt ve nó, hỏi: “Bị sao vậy?”
Năm đó tôi bảy tuổi, trẻ con hàng xóm xua chó dữ ra cắn tôi, tôi bị sợ đến phải leo tường, nhưng vẫn không thoát nạn, bọn chúng dám cả gan chơi đùa với tôi như vậy, chỉ vì tôi là một đứa trẻ không cha không mẹ.
Bà ấy đứng dậy, dùng một giọng điệu dịu dàng vô ngần, nói, “Chắc là con đói rồi, mẹ dắt con đi ăn chút gì đó.”
Đương nhiên là tôi đói, từ sáng đến giờ tôi chưa ăn một thứ gì. Nhưng mà ngay lúc ấy, di động của bà reng lên, hình như có người mời bà đi ăn, bà ấy nói cười rổn rảng: “Có phải Hồng Môn Yến không, em phải cẩn thận một chút nhỉ. Ha ha ha ha.”
Cuộc gọi đó, bà ấy đi từ phòng khách vào đến phòng ngủ, từ phòng ngủ nói ra đến ban công, nói gần hết nửa tiếng đồng hồ, đợi đến lúc bà cuối cùng chịu gác máy, bà ngồi ở mép sô pha biếng nhác hỏi tôi: “Có muốn theo mẹ ra ngoài ăn? Có người mời.”
“Không.” Tôi nói, “Con muốn ngủ.”
“Vậy mẹ mang chút đồ ăn về cho con.” Bà kéo tôi vào buồng tắm, “Nào, con tắm cái đã, mặc áo ngủ này của mẹ vào, ngủ một giấc, khi nào mẹ về sẽ mang quần áo và thức ăn cho con.”
Tôi ừ một tiếng trong cổ họng.
“Đúng rồi, chắc con còn phải đi học.” Bà nhíu mày nghĩ một chút rồi nói: “Mai mẹ đi hỏi trường học trong khu, Mã Trác, con học lớp mấy rồi nhỉ?”
“Lớp ba.” Tôi nói.
“Được rồi.” Bà vỗ vỗ tôi, “Chúng ta từ từ tính.”
Tôi vào buồng tắm, có vòi hoa sen dùng hơi không quen, mở vòi lên, nước tuôn ra như mưa, rơi lên người làm tôi rùng mình, nổi hết da gà da vịt, nhiệt độ của nước không nóng cũng không lạnh, rất dễ chịu. Tôi không dùng sữa tắm của bà ấy, bình quá to, đổ ra quá mất công, mùi hương đó tôi cũng không thích, quá thơm, làm tôi muốn hắt xì. Nội tôi nói, sữa tắm không nên dùng mỗi ngày, càng dùng người càng dơ. Tôi không dám không tin. Tắm xong, tôi thay ra chiếc áo ngủ của bà ấy. Chiếc áo ngủ đó hơi rộng, hầu như toàn bộ muốn tuột xuống khỏi người tôi. Trên bàn có đặt bánh quy và sữa bò, tôi ăn đại một chút. Tiến vào trong phòng của bà ấy, tôi trông thấy một chiếc bàn trang điểm cực lớn, làm tôi hết hồn. Bàn trang điểm của nội tôi, ngoài một chiếc lược gãy răng củ kỹ và một lọ kem thoa da Hazeline dùng hoài không bao giờ hết, không có thứ gì khác. Thế mà, bà ấy lại có nhiêu đấy thứ chai lọ. Tôi chỉ lấy làm lạ, chứ không có chút ý định muốn nghịch phá gì. Tôi biết, ngoài bà ấy ra, nơi đây tôi còn rất nhiều rất nhiều thứ cần phài thích ứng và tiếp nhận, đây không phải là chuyện một sớm một chiều. Nghĩ như vậy, tôi leo lên giường của mẹ, rất nhanh ngủ thiếp đi.
Lúc tỉnh lại, chắc phải là nửa đêm, tôi nghe có tiếng động ở phòng ngoài, nhưng tôi quá mệt, cho nên không dậy. Tôi nằm đó, cánh cửa phòng ngủ đột nhiên bị tông ra, bà ấy gần như là lảo đảo tiến vào, dưới ánh trăng lạnh lẽo, tôi trông thấy máu trên người bà, hoảng sợ đến ngồi bật dậy.
Bà nằm xuống bịt miệng tôi lại, không cho tôi hét.
Cả người tôi run bần bật, không hiểu rõ rốt cuộc bà ấy bị sao.
Bà ôm cánh tay, khẽ thở hổn hển ra lệnh cho tôi: “Mở tủ đầu giường ra, lấy hộp thuốc cho mẹ!”
Tôi mở tủ đầu giường, tìm được thứ bà ấy muốn lấy, xách ra bỏ lên giường, mở ra cho bà ấy. Mặt của bà xám ngoét tái nhợt, nhìn như cắt không còn giọt máu nào, cắn môi hỏi tôi: “Con có biết băng bó không?”
Tôi lắc đầu.
“Tới đây, mẹ dạy con, trước tiên con lấy Vân Nam bạch dược ra, đúng rồi, cái lọ nhỏ đó……. Rồi đi lấy một chậu nước ấm tới, kéo nằm trên bệ trong bếp, đem vào đây cắt băng gạc……”
Tôi làm theo từng lời sai bảo của mẹ, phía trên của cánh tay bà bị người ta đâm một nhát dao, miệng vết đâm không tính là quá sâu, nhưng cứ chảy máu hoài. Giọng tôi run rẩy hỏi: “Không cần đi nhà thương sao?”
“Mẹ còn chưa muốn chết.” tôi hỏi một đàng bà trả lời một nẻo.
Tôi rửa sạch vết thương cho bà, bôi thuốc, chân tay vụng về quấn băng gạc cho bà, bà ấy nhíu mày, trông có vẻ như đau đớn vô cùng. Bà ấy lục ra một viên thuốc giảm đau màu trắng, uống xong, nằm xuống mé giường, thở dài nói: “Xem ra đây là số con rệp của mẹ, muốn tránh cũng tránh không xong.”
“Chú Út sao?” Tôi hỏi bà.
Bà khẽ cười một chút: “Chú Út của con, cũng chỉ chơi được ở cái xó xỉnh Nhã An, Thành Đô thì không có đất cho hắn diễn.”
Trời ạ, thì ra bà ấy còn có kẻ thù khác!
“Gần đây mẹ được một số tiền, tóm lại là có kẻ đỏ con mắt.” Bà nói, “Mã Trác, con nhất định phải nhớ rõ, tiền là thứ hữu dụng nhất trên đời này, cũng là thứ hại người nhất trên đời này. Cho nên, đừng có tham lam, tiền vừa đủ xài là được!”
“Bao nhiêu thì mới đủ xài?” Tôi hỏi bà.
Bà nhìn tôi hồi lâu sau, đáp: “Con rất không giống với nhiều đứa trẻ khác.”
Tôi trả lời: “Bởi vì con mồ côi.”
“Ha ha.” Bà ấy cười, “Mã Trác, con có biết không, con thật rất giống mẹ.”
Tôi không biết bà ấy đang khen tôi hay đang chê tôi.
Bà ngả người nằm một bên giường, trông rất yếu ớt, không biết có phải do tác dụng của thuốc không, trông bà giống như sẽ lập tức ngủ thiếp đi trong một giây kế tiếp. Tôi kéo gối xuống thấp cho bà, hỏi bà ấy: “Thật không cần phải đi nhà thương sao?”
“Mẹ không sao.” Bà ngồi thẳng dậy, “Nhát dao đó là tự mẹ đâm, mẹ có tính toán riêng.”
Tôi sửng sốt bịt miệng mình lại, thế mà lại có người tự đi đâm mình, trời đất ơi, mà người này không ngoài ai khác, chính là người mẹ lâu năm không gặp của tôi!
Tôi thật nghi ngờ là bản thân mình đang nằm mơ!
“Đáng giá!.” Bà nói, “Nợ máu trả máu, cửa này tóm lại cần phải qua thôi!”
Tôi nhìn bà, nín thinh, chua xót, nói không ra những cảm giác rối rắm ở trong tim. Theo một người mẹ như thế này, tôi thật không dám nghĩ, những ngày đang đón đợi tôi ở phía sau sẽ ra sao!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook