Xoá Nạn Lậm Qt - Nạn Mù Tiếng Việt
-
C2: A - Ă - Â
a: mà, thế, vậy, đó, đây, (ví dụ câu sai: người ta mệt a. ngươi đi đâu a? đây là đâu a? cái kia a. ngươi nhìn a v.v...)
ăn đậu hũ: cụm này để ví von hành động thân mật hoặc động chạm những nơi hơi nhạy cảm của một người với một người khác khi được sự chấp thuận. Mình nghĩ có các từ sàm sỡ, sờ mó, xoa nắn, động chạm, xơ múi hoặc nói cụ thể như bóp mông, ôm ấp, vuốt ve v.v... trong văn phong Việt đều ổn nếu đặt trong bối cảnh cụ thể, sẽ không mang nghĩa xấu (nghĩa xấu thì có thể dùng từ quấy rối). Từ này mình không nghĩ là lậm mà chỉ là vấn đề dịch thuật cho phù hợp và uyển chuyển hơn thôi .-. Với mình thì mình sẽ nghĩ rộng ra, tìm các cách khác để tả cách hành động tiếp xúc thân mật thay vì cứ tư duy lối mòn theo kiểu ăn đậu hũ với chiếm tiện nghi sau khi đọc quá nhiều truyện dịch.
Ví dụ mới nghĩ ra của mình: "Anh ấy suốt ngày ôm ấp tôi, sờ hết eo lại mó tay lên trên"; "Mỗi ngày cô đều bị anh sấn sổ tới đòi ôm ôm ấp ấp, hôn trên hôn dưới"... thay vì "Hắn suốt ngày ăn đậu hũ của ta; Mỗi ngày ta đều bị hắn chiếm tiện nghi"...
ăn giấm chua: cũng như từ ăn đậu hũ phía trên thì đây là từ ẩn dụ, ý chỉ hành động ghen tuông, vì lúc ghen thì người ta thường rất là chua ngoa chứ không ngọt ngào nữa, đại ý là vậy. Chẳng biết lậm không nhưng nếu muốn thay thì có thể dùng chữ ghen, nhưng mà ghen thì không phải ẩn dụ mà là huỵch toẹt luôn rồi, nên ai biết ở Việt Nam hay dùng từ gì để ví von với ghen thì chỉ mình với?
ân (không phải ơn huệ): vâng; dạ; được; ừ; ờ; ừm; ùm; ò; ừa; ok; ô kê; vầng v.v...
âm trầm (từ này thấy nhiều bạn dùng sai để tả vẻ mặt, nhưng nghĩa đúng của âm trầm thì liên quan đến âm thanh chứ không liên quan gì đến tả biểu cảm cả): thâm trầm
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook