Tâm Lí Học Tổng Hợp
C4: 4. 10 Quy Tắc Cần Nhớ Cho Mỗi Cuộc 'đấu Khẩu'

10 QUY TẮC CẦN NHỚ CHO MỖI CUỘC ĐẤU KHẨU

Hòa thuận mọi lúc mọi nơi ư? Điều này quả là bất khả cho mọi mối quan hệ cũng như nhiều cặp đôi trên thế giới nay. Đâu đó là những cuộc tranh luận nảy lửa, cãi vã không có hồi kết, thậm chí còn tệ hơn nữa. Đây hoàn toàn là điều không thể tránh khỏi.

Mọi mối quan hệ đều có quy tắc của nó. Đấu trường tranh cãi cùng vậy. Nếu ta biết các quy tắc này, các cuộc tranh cãi sẽ bớt trở nên kinh khủng hơn như nó vốn là. Sau đây là 10 quy tắc OOPSY gửi đến bạn:

--->>> 1. Lưu tâm mâu thuẫn

Mâu thuẫn có gì đáng sợ đâu. Nó là chuyện "xưa như trái đất" của bất cứ cặp đôi nào. Nghĩ một cách tích cực hơn, sự khác biệt giữa hai người có nghĩa là còn có nhiều điều hai bạn cần học hỏi từ nhau. Mâu thuẫn giúp chúng ta biết còn chỗ nào mình còn thiếu sót hay học hỏi thêm không.


--->>> 2. Nhằm thẳng vào vấn đề.

Tranh cãi thường gắn với vấn đề gây tranh cãi. Nhiều khi các cặp đôi thay vì tập trung vào vấn đề chính nó, thì lại tìm ra điểm không vừa lòng ở đối phương để nhấn mạnh vào. Làm tổn thương đối phương để tìm kiếm chiến thắng cho mình càng làm cuộc cãi nhau thường không có điểm dừng.

--->>> 3. Lắng nghe

Khi có tâm trạng nặng nề, lắng nghe là cách tốt để giúp họ. Lắng nghe một cách trân trọng có nghĩa là hiểu những gì họ đang cảm thấy, thông qua cử chỉ hay sự chú tâm của bạn. Trong lúc đó cũng chớ nên nói với họ rằng cô/anh ấy không nên cảm thấy theo cách đó. Hãy giữ những điều bạn phán xét trong lòng, và trấn an họ rằng bạn hiểu họ cảm thấy thế nào, cho dù bạn không thật sự cảm thấy như thế.

--->>> 4. Nói nhẹ nhàng

Cãi nhau càng to, hai người càng khó nghe nhau hơn. Thậm chí ngay cả khi đối phương bạn hét vào mặt bạn, thì bạn cũng chớ nên làm điều tương tự. Âm thanh gay gắt từ cuộc cãi nhau khiến lời nói truyền tải ra bị lệch lạc. Giảm tần số giọng xuống sẽ giúp hai người tập trung được vào vấn đề thay vì âm thanh từ lời nói phát ra.

--->>> 5. Đặt câu hỏi gợi mở

Thường chúng ta giữ thái độ phòng bị và bảo vệ ý kiến của mình, cho rằng mình đúng và ít khi quan tâm người đang cãi nhau với mình nói gì, thậm chí còn không hiểu sự việc. Hãy hỏi người đối diện thêm thông tin, ví dụ để bạn có thể hiểu họ tốt hơn.


--->>> 6. Cụ thể

Các trạng từ phổ biến như: luôn luôn, không bao giờ thường ít chính xác, và không đưa bạn đến mấu chốt của vấn đề. Khi người kia tranh cãi với bạn, thay vì dùng những trạng từ này, hãy chuyển sang các ví dụ cụ thể hơn để giúp anh/cô ấy hiểu đích xác điều họ đang nói là gì.

--->>> 7. Tìm điểm có thể đồng ý

Luôn có những phần trong cuộc thảo luận để đi đến điểm đồng tình trong quan hệ hai người. Hãy tìm những điều chung nhất ngay cả khi đồng ý rằng họ có vấn đề. Đây là khởi đầu quan trọng để tìm kiếm giải pháp.

--->>> 8. Tìm kiếm giải pháp


Trận đấu khẩu sẽ chỉ kết thúc nếu cả hai có sự hợp tác. Hãy nói chuyện lịch sự để tìm giải pháp, phương án thay thế cho việc hợp tác tốt nhất có thể. Cẩn trọng cân nhắc các điều kiện để thể hiện sự tôn trọng. Đưa ra các phương án thay thế bạn đã chuẩn bị để đảm bảo rằng bạn đang cố gắng thay đổi.

--->>> 9. Nhượng bộ

Nhượng bộ giúp lật ngược tình thế đang căng thăng. Nếu bạn lùi lại một chút, người khác cũng sẽ lùi lại một chút. Lùi một bước biển rộng trời cao", nó sẽ giúp cả hai đạt được thỏa thuận lớn hơn thế. Thỏa thuận không nhất định lúc nào cũng là tỉ lệ 50-50 cho mỗi bên. Nó có thể là tỉ lệ 60-40, hay 80-20. Đây không phải là trò chơi đếm số. Đây là cách để đề ra giải pháp và có lợi nhất cho cả hai.

--->>> 10. Hòa bình

Mối quan hệ hòa bình, hài hòa giữa hai bên là quan trọng hơn là sự thắng thua trong cuộc cãi nhau. Đôi khi một trong hai sẽ phải đặt vấn đề đó xuống hay tiếp tục để họ không mất giấc ngủ. Bởi vì cả hai đều trân trọng mối quan hệ này, nên không ai làm quá lên để lãng phí thời gian bên nhau. Khi một người từ bỏ (việc tiếp tục cãi nhau), người còn lại sẽ thể hiện sự trân trọng, đánh giá cao, và đề nghị hòa bình cho anh/cô ấy.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương