Tâm Lí Học Tổng Hợp
-
C5: 6. Khác Biệt Trong Não Giữa Người Hướng Nội Và Hướng Ngoại
Đã bao giờ bạn thắc mắc:
- Vì sao cùng một tình huống cụ thể, cách hành động, tư duy, suy nghĩ, xử lí vấn đề của người hướng nội – hướng ngoại khác hẳn nhau?
- Điều đó là do sở thích hay phụ thuộc vào những vận chuyển nội thân thể nằm sẵn ở sâu trong họ? Liệu một người có thể thay đổi thông qua rèn luyện?
- Đây hoàn toàn là hai dạng người, hay chỉ là hai trạng thái của ý thức?
Các chuyên gia thần kinh đã nghiên cứu cách vận hành của bộ não để tìm câu trả lời cho thắc mắc đó, và đây là kết quả những nghiên cứu của họ.
--->>> 1. Dopamine và Acetylcholine
Vì sao người hướng ngoại thích vận động, còn người hướng nội thích trầm ngâm? Suy nghĩ có mối quan hệ chặt chẽ tới hoạt động của thân thể. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu cách vận hành của bộ não.
Trong não có hai chất dẫn truyền thần kinh đầy quyền năng: Dopaminie và Acetylcholine.
- Dopamine mang đến cảm giác hưng phấn, ngay lập tức, hoặc cảm giác hạnh phúc khi chúng ta ứng xử nhanh chóng, liều lĩnh. Lượng Dopamine trong não người hướng nội và hướng ngoại tương đương nhau.
Người hướng ngoại ít nhạy cảm với Dopamine, nên họ cần thêm Dopamine để cảm thấy hài lòng, hạnh phúc. Càng được nói chuyện, di chuyển, gặp gỡ những gương mặt mới, họ càng cảm nhận được tác dụng thoải mái tươi mới do Dopamine mang tới.
Người hướng nội đặc biệt nhạy cảm với dopamine. Họ cảm nhận thấy những bất ổn diễn ra bên trong cơ thể, nằm ngoài tầm kiểm soát hay hoạt động bình thường. Quá nhiều Dopamine làm họ cảm thấy quá sức và lo lắng.
- Còn Acetylcholine ngược lại, cảm giác an toàn thoải mái xuất hiện khi hướng vào bên trong. Người hướng nội sẽ cảm thấy thoải mái an toàn khi đọc sách, tập trung hoặc sử dụng tâm trí bằng bất cứ hình thức nào. Họ cảm nhận được tác dụng do quá trình giải phóng Acetylcholine mang lại. Người hướng ngoại khó đạt được trạng thái hòa nhã khoan thai của Acetylcholine mang lại.
--->>> 2. Khác biệt tại hệ thần kinh thực vật
Một điểm khác biệt nữa giữa người hướng nội - hướng ngoại nằm ở cách hệ thần kinh thực vật vận động. Hệ thống thần kinh thực vật của con người có hai hệ: (i) hệ thần kinh giao cảm,(ii) hệ thần kinh phó giao cảm. Hai hệ này tác động trái ngược lên chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Hệ thần kinh giao cảm có biệt danh: "tranh đấu, sợ hãi, lùi lại". Nó kích động cơ thể vận động giải phóng Adrenaline, kích thích các cơ, tăng lượng oxi trong máu, làm chậm tiến trình tiêu hóa, một vùng phụ trách suy nghĩ trong não bị vô hiệu hóa, đề cao quá trình ra quyết định lập tức.
Hệ thần kinh phó giao cảm có biệt danh: "hạ nhiệt" hoặc "nghỉ ngơi và tiêu hóa". Nó hoạt động giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng, rút khỏi môi trường bên ngoài. Cơ bắp được thư giãn, năng lượng được lưu trữ, thức ăn được chuyển hóa, nhãn cầu thu hẹp lại để hạn chế ánh sáng, đồng thời nhịp tim – lưu lượng máu trong tim giảm.
Bộ não người nào cũng tồn tại hai hệ song song vận động. Tuy vậy, tùy từng thời điểm một hệ vận động chủ yếu. Cơ chế này tương đương với tác động của hai bộ dẫn truyền thần kinh.
Người hướng ngoại thích cảm giác hưng phấn do Dopamine đem lại, còn người hướng nội thấy như thế là quá nhiều. Người hướng nội hướng đến sự vận động của hệ thần kinh phó giao cảm, giúp làm hài hòa lại thân thể, cư xử chậm lại, bình tĩnh hơn.
--->>> 3. Đường vận chuyển của các dây dẫn truyền thần kinh
Gặp kích thích bên ngoài, người hướng nội và người ngoại hành xử hoàn toàn khác nhau. Lưu lượng máu tại vùng thùy trán của người hướng nội nhiều hơn, trong đương với việc hoạt động vùng thùy trán ở người hướng nội phát triển hơn.
Tại một nghiên cứu khác, những người hướng nội và người hướng ngoại được yêu cầu nằm xuống thư giãn, trong khi một lượng rất nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu của họ. Sau đó họ được làm thí nghiệm chụp cắt lớp để xác định phần hoạt động nhất của não. Nghiên cứu tìm thấy hai điều thú vị:
- Lượng máu lưu thông trong não người hướng nội nhiều hơn người hướng ngoại.
- Lưu lượng máu di chuyển theo hai con đường khác nhau. Đường vận chuyển máu của người hướng nội phức tạp hơn, tập trung vào nội bộ. Đường vận chuyển máu của người hướng ngoại tập trung vào những điều đang xảy ra trong phòng thí nghiệm.
Chúng ta có thể thấy thông tin tiến nhập vào não của người hướng nội được xử lí kĩ lưỡng, sâu sắc hơn. Điều này giải thích lí do vì sao họ cần nhiều thời gian hơn để phát ngôn, phản hồi, hoặc đưa ra quyết định.
--->>> 4. Vậy người hướng nội có nhiều chất xám hơn chứ?
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Neuroscience (Khoa học về thần kinh) cho thấy những người hướng nội có lượng chất xám vừa lớn vừa dày hơn ở vùng vỏ não trước trán. Vùng não này liên quan tới suy nghĩ trừu tượng và ra quyết định. Người hướng ngoại có lượng chất xám mỏng hơn ở khu vực này.
Điều này gợi ý rằng người hướng nội dành nhiều tế bào thần kinh cho các suy nghĩ trừu tượng, trong khi người hướng ngoại có xu hướng sống trong hiện tại.
(?) Điều này có ý nghĩa gì?
Có nhiều ý nghĩa tại đây: Là một người hướng nội, có lẽ cơ chế vận hành trong cơ thể bạn từ khi sinh ra đã vậy, kết hợp cùng nền tảng cuộc sống, trải nghiệm cuộc đời dần hình thành nhân cách cá nhân. Bạn nên học cách tận dụng những ưu điểm của bộ não hướng nội hơn là so sánh và tự ti về bản thân.
Nó không có nghĩa rằng điều này không thể thay đổi. Nó chỉ cho chúng ta thấy lối cư xử, hành động có tương hợp với cách bộ não vận hành. Hai điều này bổ sung cho nhau, tương trợ lẫn nhau.
(?) Vậy có phải hành xử thay đổi cũng làm thay đổi cách bộ não vận hành?
Đúng là thế. Quan trọng là bạn lựa chọn cư xử theo lối nào và để điều gì kích thích mình.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook