Tâm Lí Học Tổng Hợp
-
C3: 3. Những Câu Hỏi Hữu Ích Giúp Bắt Đầu Một Cuộc Trò Chuyện Ý Nghĩa
Trong thế giới của các cuộc trò chuyện, những mẩu hội thoại hời hợt dần chiếm ưu thế rồi biến thành một chuỗi trải dài vô tận, đến mức thật khó để chúng ta giao tiếp để thấu hiểu nhau thật sự. Mắc kẹt trong những câu chuyện về thời tiết hoặc giao thông, sâu thẳm trong chúng ta vẫn luôn mong muốn hiểu biết sâu hơn về bản chất con người. Có thể chúng ta đã luôn thắc mắc:
- Điều gì thúc đẩy một người?
- Điều gì giúp họ duy trì công việc hàng ngày?
- Họ đặt niềm tin nơi đâu?
- Cuộc sống của họ đã thay đổi nhờ điều gì?
Tạp chí "Khoa học về Tâm lí" đã thực hiện một nghiên cứu về lợi ích của những cuộc thảo luận sâu sắc. Thí nghiệm thực hiện bằng cách ghi âm 30 giây của cuộc trò chuyện trong 12,5 phút mỗi ngày.
Kết quả cho thấy tình nguyện viên vui vẻ nhất là người có số lượng cuộc trò chuyện ý nghĩa nhiều gấp đôi những người khác. Người này cũng ít tham gia những cuộc trao đổi với tư cách là người đang than thở bất mãn.
Malthias Mehl, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, còn nói về bản năng của con người luôn khao khát được gắn bó với người khác. Trong trường nghĩa đó, những cuộc nói chuyện sâu sắc giúp chúng ta cảm thấy gắn kết hơn những cuộc hội thoại ngắn, lảm nhảm, vô nghĩa.
Vậy là có một câu hỏi được đặt ra: Chúng ta nên làm gì, nói gì để cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa hơn? Đâu là các câu hỏi hay lời nói "vàng" nên dùng để câu chuyện thêm phần ý nghĩa? Nhưng trước đó, hãy chắc rằng chúng ta nắm bắt được ba nguyên tắc của giao tiếp tích cực mà Oopsy mách bạn nhé!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook