Tâm Lí Học Tổng Hợp
C2: 2. Cách Để Vượt Qua Mặc Cảm Tự Ti

Chắc bạn đã từng nghe "Mỗi con người là một tiểu vũ trụ"? Uhm, chúng ta đều có những giá trị riêng để cống hiến, ta đặc biệt theo những cách rất khác nhau. Bạn có thể đã biết điều đấy, nhưng nhiều khi rất khó để cảm nhận được rằng mình thật sự có khả năng nào đó như những người khác.
1

Nếu những điều trên đang miêu tả một phần băn khoăn trong bạn, thì có thể bạn đang trải qua sự mặc cảm tự ti, hay nói cách khác sự tự ti có thể đang ảnh hướng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn.

--->>> MẶC CẢM TỰ TI LÀ GÌ?

Mặc cảm tự ti là cảm giác của một người luôn cảm thấy tự ti về bản thân. Bạn biết đấy, ai cũng có những nhược điểm và cần khắc phục những nhược điểm đấy, người tự ti thì luôn nhìn vào điểm yếu của mình và đánh giá bản thân thông qua đó.

Vì nhận thức sai lệch về mình, họ thấy mình không quan trọng, không thể thành công hoặc không có khả năng hoàn thành một việc gì như những người khác, và tất nhiên những điều này có tác động rất lớn đến đời sống của họ.

Một người mang mặc cảm tự ti có thể dùng cách thức bù trừ để vượt qua trạng thái tâm lí của mình.

Chẳng hạn người đó luôn cố gắng làm tốt mọi việc trong khả năng có thể để bù trừ vào những điều họ tự ti, họ có thể rất thành công trong công việc, rất khỏe mạnh, hoặc có những mối quan hệ rất tốt. Dù họ có nhiều thành tựu trong cuộc sống, nhưng cảm giác tự ti vẫn khiến họ không thể hạnh phúc, nó tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực với họ.


Một kết quả khác với người mặc cảm tự ti là họ bỏ cuộc trước các thử thách khó khăn của cuộc sống, họ đánh mất giá trị và quyền lợi của bản thân, họ nghĩ rằng mình không thể làm được việc gì, họ bỏ cuộc, để rồi những người khác cũng nhận thấy và đối xử với họ như một kẻ vô dụng.

--->>> NGUYÊN NHÂN CỦA MẶC CẢM TỰ TI

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tự ti, nhưng tự ti thường là kết quả của những sự kiện trong đời sống (đa số từ nhỏ), hoặc đến từ các thất bại liên tiếp hoặc bị chỉ trích.

Thái độ của cha mẹ thường là nguyên nhân dẫn đến mặc cảm tự ti nếu đứa trẻ không nhận được những khích lệ thích đáng, hoặc tình yêu thương không điều kiện khi chúng lớn lên.

Mặc cảm tự ti trong một số trường hợp xuất hiện do một khiếm khuyết về thể xác hoặc tinh thần, chẳng hạn như IQ thấp, thân thể không cân đối, ngoại hình không đẹp, khuyết tật, mắc các tật khi nói chuyện,... Những hoàn cảnh như vậy khiến đứa trẻ luôn sống trong sự thất vọng và chỉ trích, nó ngăn cản chúng tham gia các hoạt động cùng những đứa trẻ khác.

Những cách nhìn tiêu cực về bản thân liên quan đến mặc cảm tự ti thường dẫn đến các vấn đề luẩn quẩn, họ bị mắc vào vòng quay kinh khủng từ đánh mất tự tôn đến tránh né các tình huống khó khăn, trong khi họ, thay vào đó, có thể cải thiện sự tự tin; hoặc khiến họ vì tự ti mà mắc lỗi hay phán xét nặng nề về kết quả của mình.

--->>> LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA MẶC CẢM TỰ TI?

Làm sao để bạn phá vỡ được những vòng quay luẩn quẩn kinh khủng đó và bắt đầu xây dựng sự tự tin cho mình? Sau đây là một số kĩ thuật và gợi ý để bạn có thể bắt đầu vượt qua và trưởng thành.

>>> 1. Đối thoại nội tâm

Tiếng nói nội tâm không ngừng nói bạn: "Mình không xứng đáng với điều này" hoặc "Họ sẽ nghĩ là mình ngu ngốc". Tiếng nói này là thủ phạm gây ra rất nhiều bệnh tâm lí, các nhà trị liệu nói nó có thể được thay đổi nhờ phương pháp tâm lí "Nhận thức hành vi."

Đầu tiên là xác định, sau đó là loại bỏ và thay thế các suy nghĩ tiêu cực khiến bạn không thể vui vẻ. Một chiến thuật khác là dùng những sự công nhận tích cực và liên tục lặp lại các suy nghĩ tích cực như là "Mình có thể làm được" hoặc "Mọi người nghĩ gì cũng chẳng sao".

>>> 2. Thay đổi Nhận thức

Hãy nhớ rằng, bạn thực hiện mọi việc theo cách của riêng bạn, theo suy nghĩ của bạn và những gì bạn hướng đến, chứ không phải theo cách của người khác.


Nếu trong quá khứ bạn đã trải qua những điều khiến bạn mặc cảm tự ti, thì bây giờ chính là lúc để bạn nhìn lại chúng và nghĩ tại sao chúng xuất hiện. Ví dụ, nếu có ai trêu chọc bạn ở trường thì có thể có rất nhiều lí do, và có khi vì bạn học ấy đang ghen tị với bạn.

>>> 3. Tập trung vào nhược điểm

Dù đây không phải là một thói quen tốt, bạn có thể chống chọi với mặc cảm tự ti bằng cách tập trung vào nhược điểm của người khác, ví như hãy để ý khi nào họ nói lắp, khi nào họ đang có vấn đề sức khỏe, khi nào họ cũng đang tự ti, v.v... để thấy rằng họ cũng có khuyết điểm và dường như họ cũng chẳng để ý phán xét bạn đâu.

>>> 4. Thực hành Thất bại

Miễn là bạn đang cố gắng nỗ lực thực hiện những gì bạn cho là quan trọng, điều đấy mới quan trọng. Đi đến một cửa hàng và cư xử kì lạ với người bán hàng – bạn sẽ thấy họ không phản ứng gì mấy và không có gì dội lại cả. Cũng tương tự với việc tỏ ra mạnh mẽ và kiên định đi con đường của mình, cố gắng ồn ào, v.v. Điều đó chứng tỏ là người khác quan tâm ít thế đấy và hành động của bạn không phải là vấn đề.

>>> 5. Xây dựng các mối quan hệ tích cực

Một vấn đề của người mặc cảm tự ti là nó thường đưa người ta đến những mối quan hệ không đúng đắn, họ dễ dàng bị lợi dụng vì tự ti. Cách tốt nhất là bỏ họ ra khỏi cuộc sống của bạn ngay lập tức, ít nhất là cho đến khi bạn đã tự tin hơn.

Và một trong những cách tuyệt vời nhất để cải thiện lòng tự tôn trong bạn là tìm một người yêu thương bạn. Tìm một người sẽ yêu thương bạn như chính-bạn-là, người luôn sẵn sàng giúp đỡ và khiến bạn tự tin hơn. Tuy nhiên điều này cũng khá khó nếu bạn là một người tự ti. :-?

>>> 6. Đọc sách kĩ năng


Một số sách kĩ năng có nội dung tốt và chọn lọc có thể rất hữu ích, nhất là các loại sách có cơ sở về tâm lí học. Nếu bạn có thể tìm thấy chúng và thực hiện đúng theo các lời khuyên, bạn có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận và thể hiện bản thân.

Ví dụ để cải thiện khả năng giao tiếp bạn có thể tìm đọc Cất tiếng làm điếng thế gian và Phất tay lung lay thế giới. Học cách lắng nghe bạn nên đọc Đôi tai thấu suốt thế gian. Hay muốn nhận ra và thoát khỏi những "lời nói dối ngọt ngào" hãy đọc Vạch mặt thiên tài nói dối và Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương.

>>> 7. Cải thiện bản thân

Nếu bạn đang buồn vì thiếu tự tin, hoặc vì thân thể mình, hoặc vì trí thông minh, vậy thì đừng lo lắng – đây đều là những điều bạn có thể cải thiện nếu rèn luyện, và có rất nhiều cách để tăng tự tin nữa. Không bao giờ quá muộn để bắt đầu, có vô cùng nhiều người đã thành công ở rất nhiều độ tuổi để bạn có thể học tập. Hãy tìm một mẫu hình cho mình, đặt ra mục tiêu và hành động để thay đổi.

>>> 8. Lựa chọn một sở thích

Một vấn đề khác với những người mặc cảm tự ti là họ chỉ nhìn vào thiếu sót hoặc những lĩnh vực họ không có tài năng, và rồi họ khái quát nó hoặc thổi phồng tầm quan trọng của nó, sau đó là hoàn toàn đánh mất sự tự tin của mình.

Giải pháp là: Hãy lựa chọn một điều mà bạn có thể làm tốt và thực hiện nó để lấy lại sự tự tin của mình. Chẳng hạn, bạn thích vận động và thể thao, hay bạn thích làm đổ thủ công, vẽ tranh, chụp ảnh, v.v, hãy tập trung phát triển các năng lực cá nhân của bạn và tìm thấy mình trong những hoạt động bạn yêu thích.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương