Tam Cô Nương Nhà Nông
-
Chương 14: Chuyện gặp gỡ
********
Diêu Tam Tam đã nhất trí với đầu bếp trẻ, mỗi tuần sẽ mang tới hai giỏ ốc. Làm người thì nói chuyện phải giữ lời, cô có nhiều bài vở quan trọng, cũng may chung quanh có nhiều hồ nước, cô tận dụng hết thời gian có thể để vớt từng chút một, chủ nhật cố ý dậy thật sớm, mặt trời còn chưa mọc đã mang đi giao, chuyến này, hai giỏ ốc cọ sạch cắt đuôi, được mười cân sáu lạng, hẳn là năm tệ ba đồng, đầu bếp lại trả cô năm tệ năm đồng.
"Đại ca, thôn Yên Đôn phải đi hướng nào?" Lúc gần đi, Diêu Tam Tam hỏi đầu bếp trẻ.
"Yên Đôn? Xa lắm. Đi theo quốc lộ, qua sông Tây, rồi phải đi tiếp theo hướng tây ba bốn dặm nữa". Đầu bếp trẻ nói, "Em bé tẹo, chưa nói chuyện không an toàn, chỉ bằng cặp chân này của em, tới được đó thì trời cũng tối luôn rồi."
(*)Dặm: Một dặm bằng ½ km.
Sông Tây cách đây hai ba chục dặm đường, phải làm sao bây giờ? Diêu Tam Tam lo lắng, cô có chuyện muốn làm, còn chậm chạp nữa, chắc muộn mất.
"Như vầy đi, chờ anh hai tiếng nữa, anh làm công chuyện xong rồi, muốn tới sông Tây mua một mớ tôm sông, ven sông bán mới tươi, anh thuận đường đưa em theo".
Diêu Tam Tam vừa nghe, liền để giỏ xuống, chủ động nhặt rửa rau phụ đầu bếp. Đầu bếp họ Dương, tên họ khá thú vị - Dương Bắc Kinh, quán ăn vặt tiện lợi này, là do y và anh trai là Dương Quảng Châu tự mở, nghe nói hai anh em từ lâu đã không còn cha mẹ, gia cảnh hết sức khó khăn. Cũng may anh y làm công trong khách sạn ở nội thành mấy năm, kiếm được chút tiền, trở về cùng em trai mở quán ăn nhỏ này, dạy em trai tay nghề nấu nướng, buôn bán cũng ngày một tốt.
Bình thường Dương Bắc Kinh luôn ở quán ăn để trông coi, còn Dương Quảng Châu lúc không gấp thì không tới, từ lúc mở quán ăn, Dương Quảng châu cũng không chịu nhàn rỗi mà đến các làng xã chung quanh thu mua da dê da thỏ. Thời kỳ này, chỉ cần chịu làm việc, thì ngày trôi qua cũng không phải lo.
Diêu Tam Tam phụ Dương Bắc Kinh làm công việc sáng sớm, không tới chín giờ, Dương Bắc Kinh xoa xoa tay, đặt một cái bát trước mặt Diêu Tam Tam.
"Ăn chút gì đi, chuẩn bị đi."
Diêu Tam Tam nhìn thấy trong bát là mỳ sợi nhỏ cán tay, rắc chút hành lá cắt nhỏ, rau ghém, vừa nhìn đã muốn ăn —— bụng cô rất đói. Sáng sớm cô đã nghĩ phải nhân cơ hội đến Yên Đôn, đường xa nên trời vừa sáng đã tay cầm bánh cuốn mà ra cửa, đi xa tới đây, bận rộn cả buổi, không đói sao được!
Nhưng mà, đây là quán ăn người ta đó! Diêu Tam Tam nhìn nhìn Dương Bắc Kinh, ngượng ngùng nói: "Anh cả (*), sáng sớm em đã ăn rồi."
(*)Nguyên văn là “đại ca”.
"Sáng sớm ăn thì lâu rồi cũng đói bụng, mau ăn đi, còn sợ anh đòi tiền nữa hả?" Dương Bắc Kinh dằn đũa trước mặt Diêu Tam Tam, nói: "Đừng gọi là anh cả, anh thứ hai, trên còn có anh trai đó".
"Anh hai Dương." Diêu Tam Tam hé miệng cười, bưng mỳ sợi lên ăn, Dương Bắc Kinh cũng bưng bát mì, ngồi cạnh cô ăn một cách thoải mái, điển hình đặc sắc của đàn ông nông thôn.
Mỳ sợi đã xuống bụng, Dương Bắc Kinh báo một tiếng với anh trai, dắt một chiếc xe máy hơi cũ ra, kêu Diêu Tam Tam lên xe. Đầu thập niên 90, xe máy là biểu tượng của người có tiền, nhưng chiếc xe máy cũ này, kỳ thực lại không đủ để chứng mình anh em nhà họ Dương có tiền, chẳng qua là hàng qua tay mà Dương Quảng châu mua làm phương tiện để dễ dàng đi mua bán hàng da thôi.
Diêu Tam Tam đã nhất trí với đầu bếp trẻ, mỗi tuần sẽ mang tới hai giỏ ốc. Làm người thì nói chuyện phải giữ lời, cô có nhiều bài vở quan trọng, cũng may chung quanh có nhiều hồ nước, cô tận dụng hết thời gian có thể để vớt từng chút một, chủ nhật cố ý dậy thật sớm, mặt trời còn chưa mọc đã mang đi giao, chuyến này, hai giỏ ốc cọ sạch cắt đuôi, được mười cân sáu lạng, hẳn là năm tệ ba đồng, đầu bếp lại trả cô năm tệ năm đồng.
"Đại ca, thôn Yên Đôn phải đi hướng nào?" Lúc gần đi, Diêu Tam Tam hỏi đầu bếp trẻ.
"Yên Đôn? Xa lắm. Đi theo quốc lộ, qua sông Tây, rồi phải đi tiếp theo hướng tây ba bốn dặm nữa". Đầu bếp trẻ nói, "Em bé tẹo, chưa nói chuyện không an toàn, chỉ bằng cặp chân này của em, tới được đó thì trời cũng tối luôn rồi."
(*)Dặm: Một dặm bằng ½ km.
Sông Tây cách đây hai ba chục dặm đường, phải làm sao bây giờ? Diêu Tam Tam lo lắng, cô có chuyện muốn làm, còn chậm chạp nữa, chắc muộn mất.
"Như vầy đi, chờ anh hai tiếng nữa, anh làm công chuyện xong rồi, muốn tới sông Tây mua một mớ tôm sông, ven sông bán mới tươi, anh thuận đường đưa em theo".
Diêu Tam Tam vừa nghe, liền để giỏ xuống, chủ động nhặt rửa rau phụ đầu bếp. Đầu bếp họ Dương, tên họ khá thú vị - Dương Bắc Kinh, quán ăn vặt tiện lợi này, là do y và anh trai là Dương Quảng Châu tự mở, nghe nói hai anh em từ lâu đã không còn cha mẹ, gia cảnh hết sức khó khăn. Cũng may anh y làm công trong khách sạn ở nội thành mấy năm, kiếm được chút tiền, trở về cùng em trai mở quán ăn nhỏ này, dạy em trai tay nghề nấu nướng, buôn bán cũng ngày một tốt.
Bình thường Dương Bắc Kinh luôn ở quán ăn để trông coi, còn Dương Quảng Châu lúc không gấp thì không tới, từ lúc mở quán ăn, Dương Quảng châu cũng không chịu nhàn rỗi mà đến các làng xã chung quanh thu mua da dê da thỏ. Thời kỳ này, chỉ cần chịu làm việc, thì ngày trôi qua cũng không phải lo.
Diêu Tam Tam phụ Dương Bắc Kinh làm công việc sáng sớm, không tới chín giờ, Dương Bắc Kinh xoa xoa tay, đặt một cái bát trước mặt Diêu Tam Tam.
"Ăn chút gì đi, chuẩn bị đi."
Diêu Tam Tam nhìn thấy trong bát là mỳ sợi nhỏ cán tay, rắc chút hành lá cắt nhỏ, rau ghém, vừa nhìn đã muốn ăn —— bụng cô rất đói. Sáng sớm cô đã nghĩ phải nhân cơ hội đến Yên Đôn, đường xa nên trời vừa sáng đã tay cầm bánh cuốn mà ra cửa, đi xa tới đây, bận rộn cả buổi, không đói sao được!
Nhưng mà, đây là quán ăn người ta đó! Diêu Tam Tam nhìn nhìn Dương Bắc Kinh, ngượng ngùng nói: "Anh cả (*), sáng sớm em đã ăn rồi."
(*)Nguyên văn là “đại ca”.
"Sáng sớm ăn thì lâu rồi cũng đói bụng, mau ăn đi, còn sợ anh đòi tiền nữa hả?" Dương Bắc Kinh dằn đũa trước mặt Diêu Tam Tam, nói: "Đừng gọi là anh cả, anh thứ hai, trên còn có anh trai đó".
"Anh hai Dương." Diêu Tam Tam hé miệng cười, bưng mỳ sợi lên ăn, Dương Bắc Kinh cũng bưng bát mì, ngồi cạnh cô ăn một cách thoải mái, điển hình đặc sắc của đàn ông nông thôn.
Mỳ sợi đã xuống bụng, Dương Bắc Kinh báo một tiếng với anh trai, dắt một chiếc xe máy hơi cũ ra, kêu Diêu Tam Tam lên xe. Đầu thập niên 90, xe máy là biểu tượng của người có tiền, nhưng chiếc xe máy cũ này, kỳ thực lại không đủ để chứng mình anh em nhà họ Dương có tiền, chẳng qua là hàng qua tay mà Dương Quảng châu mua làm phương tiện để dễ dàng đi mua bán hàng da thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook