Khí Vận Quốc Gia
Chương 194

Khoảng chừng 17h chiều cùng ngày, hơn 1000 tăng chúng và 5000 Phật Tử có mặt tại tu viện Đồng Dương làm lễ và đọc kinh Sám Hối. Từng tiếng chuông chùa vang lên du dương khắp kinh đô trong buổi chiều tà.

Tu viện Đồng Dương được xây dựng trên một ngọn núi cao mặt hướng ra biển Đông. Đứng ở tu viện có thể chứng kiến cảnh mặt trời mọc lên từ Biển vào buổi sáng sớm. Trụ trì đời đầu khi xây cất cũng đã gửi gắm ý cảnh về một buổi bình minh đầy sinh cơ cho người Champa cũng như cho Phật Môn đất nước này.

Đáng tiếc đất nước Champa chưa bao giờ yên ổn thực sự và Phật Môn cũng chưa bao giờ thực sự thống nhất tức hình thành nên một giáo hội hoàn chỉnh. Tuy Tu viện Đồng Dương được coi là lớn nhất và cầm đầu về vai trò lãnh đạo nhưng trên thực tế các ngôi chùa vẫn hoạt động độc lập theo ý mình.

Đứng sau các ngôi chùa là các thế lực cát cứ thần phục Hoàng Đế Champa. Các thế lực có lúc ủng hộ, có lúc chống đối chính quyền trung ương, thậm chí chính phạt lẫn nhau tranh giành khu vực ảnh hưởng gây nên chiến loạn không ngừng.

Do không có sự thống nhất lãnh đạo nên khi triều đại ủng hộ Phật Môn sụp đổ thì các thế lực cát cứ ấy cũng không thể thống nhất đoàn kết để chống lại giáo phái Hindu nổi lên. Giáo phái Hindu thì lại khác, họ tuy chưa thành lập được giáo hội hoàn chỉnh nhưng nhờ cấp bậc sâm nghiêm được quy định mà trở nên chặt chẽ.

Lúc này, trong buổi hoàng hôn ảm đạm, tiếng chuông ngân lên lạc lõng vô cùng. Nữ thần bóng đêm cũng đã phủ chiếc áo choàng đen của mình xuống mặt biển xanh đã nhợt nhạt từ bao giờ. Kinh đô Đồng Dương cũng đã lác đác sáng lên ánh đuốc khắp các con đường chính. Có lẽ, đây là dư âm của sự kiện náo loạn buổi sáng nay.

Trong khuôn viên chùa, hàng ngàn cây nến đã được các tăng chúng và Phật tử thắp sáng. Trên đại cao, chư vị trưởng lão và chấp sự trai giới tịnh thân sạch sẽ đang ngồi trang nghiêm trong tư thế kiết già.

Sau ba khi kết thúc chín hồi chuông, tất cả tăng chúng bắt đầu buổi lễ sám hối. Họ đọc kinh tiếng Phạn của Phật Môn bao gồm sáu bài sám hối: Sám hối Tam Bảo, sám hối nghiệp Sát sanh, sám hối nghiệp trộm cướp, sám hối khẩu nghiệp, sám hối ác nghiệp, sám hối phiền não. (*)

Sau đó lại đọc bài kinh chú Đại Bi 21 biến. Tiếng đọc kinh theo vần điệu như tiếng hát của 6000 tu sĩ và Phật tử dần dần vang xa khắp Kinh đô. Không khí trang nghiêm, âm thanh thanh tẩy nghiệp chướng khiến cho nội tâm tất cả chúng sinh đều chìm đắm trong yên lặng tĩnh mịch.

Có lẽ do sự thành tâm sám hối của tất cả tăng chúng hay do nguyện lực đồng tâm của Phật Tử, một hiện tượng thiên nhiên đã xuất hiện kinh động khắp nơi. Trên bầu trời tối đen của tu viện Đồng Dương bỗng nhiên hào quang lấp lánh, một hư ảnh Phật Đà ngồi kiết già, tay kết ấn vàng chói hiện ra. Trên trán ngài tách ra khe hở rồi xuất hiện một con mắt thứ ba khổng lồ.

Phía dưới, tất cả tăng chúng cùng phật tử nhìn thấy vậy thì đều hiểu rằng các đại năng của Phật môn đã linh ứng lại càng hưng phấn cuồng nhiệt đọc to các bài kinh Phật. Được Phật lực gia trì, hào quang trên bầu trời phủ xuống ngọn núi trông như cõi Tịnh Độ vĩnh hằng.

Dân chúng kinh đô Đồng Dương từ xa nhìn tới thấy thiên tượng lạ lùng thì không ai bảo ai đều quỳ xuống chắp hai tay trước ngực rồi khấn bái liên tục, trong miệng đọc to danh hào đức Phật Thích Ca. Ngay cả quân sĩ trong kinh đô cũng vô cùng khiếp sợ và đều quỳ xuống thần phục.

Bên trong Hoàng Cung, Hoàng Đế Bemithue hai tay nắm chặt run rẩy nhìn về phía tu viện. Đại Tư Tế Kipasik cùng chúng Hindu cũng phải ngồi xuống kiết già tụng kinh nhằm tránh bị độ hóa. Mồ hôi đã chảy đầy đầu rơi xuống khoe mắt cay xè nhưng ai nấy không dám ngừng lại.

Đại tướng quân Ramunat cũng hoảng sợ nhìn về phía tu viện, trong lòng hắn sám hối không thôi về hành vi lỗ mãng và bất kính của mình hồi sáng nay. Tâm e sợ trong lòng hắn đã kết. Chắc chắn sau này khi đụng đến người Phật tử hắn cũng không còn dám làm xằng làm bậy gây nên sát nghiệp nữa.

Trên đài cao, đại sư trụ trì Nuwgalam tích tụ Phật lực đã đầy liền bắt đầu khai mở con mắt thứ ba và thi triển thần thông Túc mệnh thông. Đây là một đại thần thông của Phật Môn có thể giúp thông tỏ quá khứ - tương lai của một người hoặc một vật. Qua đó tìm hiểu nghiệp lực nhân quả từ khởi nguyên cho đến khi kết thúc.

Đương nhiên, không phải ai cũng có thể đắc được thần thông này, cũng không phải muốn thi triển lúc nào thì thi triển. Thường vào lúc cuối đời chuẩn bị niết bàn hoặc khi gặp tai kiếp diệt môn thì các Cao tăng mới nhờ trận pháp chúng tăng cùng phật tử để khai mở tìm kiếm sinh cơ.

Hơn 1000 tăng chúng cùng tín niệm của 5000 Phật tử liên tục cung cấp Phật lực duy trì cho đại sư Nuwgalam soi chiếu chư thiên.

Đại sư bắt đầu nhìn về quá khứ thấy được các bậc tiền bối 800 năm trước vượt biển từ Thiên trúc, qua Silanka, đi thông eo biển Malacca rồi đến với mảnh đất người Champa truyền đạo.

Đại sư cũng nhìn thấy sự cố gắng xây dựng căn cơ Phật môn không ngừng nghỉ của biết bao thế hệ Bồ Tát và Alahan nhằm phổ độ chúng sinh, tuyên dương Phật pháp.

Đại sư cũng đã thấu suốt trong quá trình phát triển, có không ít tăng chúng và Phật tử đã lầm đường lạc lối gây nên nghiệp quả, ác quả, bôi nhọ và phá hủy công lao của các bậc tiên hiền.

Khi nhìn thấy rõ chân diện của Nhân quả, nội tâm đại sư Nuwgalam thở dài: “Băng bị đóng dày không phải ngày một ngày hai, nghiệp quả không phải tự dưng mà đến. Sát kiếp này cũng bởi đã được tích lũy hàng mấy trăm năm gieo ác nghiệp. Nhân đã rõ, quả cũng đã chín, tránh không khỏi âu cũng là lẽ Vô thường…”

Tiếp đến, đại sư chiếu rọi thần thông thấy được cuộc bàn luận diệt Phật trong hoàng cung giữa Hoàng Đế Bemithue và Đại tư tế Kipasik. Chứng kiến cảnh tượng này nhưng không hề tức giận mà chỉ chăm chú và bình tĩnh. Ngài vô hỷ vô bi.

Đại sư lại ngước nhìn về tương lai dõi theo cuộc Bắc phạt của đại tướng quân Ramunat cùng 10 vạn quân Champa. Ngài thấy được hình ảnh đánh nhau đẫm máu kinh hoàng trên trời dưới biển, cuộc chiến giữa các vị thần Bắc – Nam, giữa tăng chúng Phật Môn Việt Minh và các vị thần Hindu Champa…

Đại sư cũng thấy được kết cục của cuộc chiến tranh đã được định sẵn. Ngài dõi theo ánh mắt về phía kinh đô Tràng An, ở đây, ngài ngạc nhiên khi nhìn thấy một bông hoa sen cửu sắc khổng lồ, hào quang sáng chói đang trấn giữ quốc độ. Trong bông hoa sen ấy ngài nhìn thấy chân linh Thánh Long đang ngủ vùi.

Như nhận ra có người nhòm trộm, con rồng ấy đột ngột mở mắt nhìn chằm chằm vào đại sư. Ánh mắt nó không tức giận khi bị làm phiền mà bình tĩnh lạ lùng. Nuwgalam cũng rất ngạc nhiên khi ngay trong thần thông của mình đối tượng đã phát hiện. Đây là điều gần như không thể. Ngay lúc ngài bối rối thì Thánh long bất ngờ mở miệng nói bằng tiếng Pali cổ:

“Alahan Nuwgalam, ông cuối cùng cũng đã đến rồi. Trôi nổi trong cõi luân hồi hơn 1300 năm, ông còn nhớ ta chứ?”

Đại sư Nuwgalam giật mình, ngài nhìn chăm chú vào đôi mắt của Thánh Long, từng hình ảnh của kiếp trước hiện về. Ông ấy nhìn thấy một vị Đế Vương sát phạt quyết đoán máu nhuộm khắp nơi. Hàng triệu người đã ngã xuống dưới thanh kiếm của vị Hoàng Đế ấy. Thanh kiếm chỉ đến phương nào, phương ấy máu nhuộm trời cao.

Từng quốc gia chư hầu bị đại quân của ngài ấy đạp nát kinh đô, từng vị quân chủ bị bêu đầu thị chúng, từng Vương tộc bị tàn sát thê thảm không nỡ nhìn. Mấy chục năm chinh phạt, một quốc gia rộng lớn đã thống nhất quy về một mối.

Bỗng nhiên có một ngày sau khi thức tỉnh sau một trận ốm, vị Đế Hoàng ấy “buông bỏ thanh kiếm giết chóc để quy y Phật Môn”. Mọi người không hiểu mới hỏi nguyên do thì vị ấy mới tiết lộ: hơn 200 năm trước trên đường du hóa, Đức Phật Thích Ca gặp một cậu bé con nhà trâm anh thế phiệt ngồi giữa đường nhồi đất sét nặn giả làm thành trì sông núi.

Cậu bé đem dâng cúng tất cả thành trì này cho Đức Phật bằng cách bỏ hết vào bình bát của Ngài và nguyện sau này sẽ được thống trị muôn dân. Đức Phật tiếp nhận lời ước nguyện, và báo trước rằng mai kia mốt nọ cậu sẽ trở thành một vị vua ở Pataliputra và là một ông vua tích cực hộ trì Phật Pháp.

Kỳ diệu thay, hai trăm năm sau Phật nhập Niết bàn, cậu bé cúng dường đất sét năm xưa, nay đã tái sinh làm hoàng tử, rồi trở thành một vị Hoàng Đế, người về sau chinh phục khắp nơi bằng bàn tay sắt đẫm máu, cuối cùng trở thành một đời đại đế.

Sau đó, vị Hoàng Đế này trở thành người hộ pháp cho Phật Giáo. Ngài cho xây dựng chùa chiền, đúc chuông xây tháp, chỉnh lí kinh sách và cho người truyền bá Phật pháp đến tứ phương. Công lao ấy soi rọi mấy ngàn năm làm cho biết bao nhiêu chúng sinh hưởng lợi.

Đại sự Nuwgalam bỗng nhiên hiểu ra nhân quả mới thốt lên: “Lành thay, lành thay, đại đế Asoka vĩ đại…ngài cũng đã chuyển sinh rồi ư? Chẳng lẽ ngài muốn một lần nữa thống nhất phương Đông hộ trì Phật pháp? Bần tăng xin một lần nữa nguyện ý cùng thánh nhân đồng hành”.

Thánh Long không nói gì, chỉ hướng ánh mắt tĩnh lặng về phía Nuwgalam. Sau đó Nuwgalam như hiểu ý mỉm cười, thân hình cũng bước ra khỏi dòng sông thời gian tan biến.

Trở lại hiện thực tại tu viện Đồng Dương, thần thông Túc Mệnh Thông đã dừng lại, hào quang và hư ảnh Phật Đà đã tan biến. Chúng tăng và Phật Tử thân hình mệt mỏi rã rời như rút hết sức mạnh ngã trái ngã phải.

Thế nhưng trong nội tâm mọi người lại vô cùng hưng phấn. Họ đều cho rằng Phật Tổ nghe được lời kêu cầu nên đã hiển linh và phù hộ cho các tín đồ của mình. Lòng tin tín ngưỡng lên cao hơn bao giờ hết.

-------

(*) Kinh Từ Bi Sám Hối (Tiếng Việt)

KINH TỪ BI SÁM HỐI

Ai cũng thế, ít nhiều đều tội

Chỉ khác nhau biết lỗi hay không

Đời là bể khổ mênh mông

Khéo nương Phật Pháp thoát vòng trầm luân.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát (3 lần) Ma Ha Tát. O

Kính lạy Mười Phương Phật,

Kính lạy Mười Phương Pháp,

Kính lạy Mười Phương Tăng.

Nếu trước kia vô minh,

Con đã phạm lỗi lầm,

Nay sám hối ăn năn,

Nguyện ngăn chừa mãi mãi.

Nếu trước kia sân hận,

Con đã thù ghét người,

Gây máu đổ đầu rơi,

Hay nhà tan cửa nát.

Có khi bằng lời nói,

Con đã xúc phạm người,

Ý khinh bỉ chê cười,

Khiến cho người đau khổ.

Có khi trong cơn giận,

Con đã đánh đập người,

Lòng lửa cháy bời bời,

Mặt dạ xoa hung dữ

Nay quay về nẻo Chánh,

Hiểu lầm lỗi ngày xưa,

Lòng day dứt vô bờ,

Xin cúi đầu sám hối.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

Nếu trước kia tham lam,

Con đã cướp đoạt người,

Hay ích kỉ cả đời,

Gây nên nhiều thiệt hại.

Có khi vì tham muốn,

Con đã giữ thật nhiều,

Nhưng dùng chẳng bao nhiêu,

Trong khi bao người thiếu.

Có khi vì hưởng thụ,

Con phung phí riêng mình,

Chẳng nghĩ đến chung quanh,

Rất nhiều người thiếu thốn.

Biết đâu trong quá khứ,

Con đã lừa gạt người,

Người đau khổ cả đời,

Tội lỗi càng chồng chất.

Nay quanh về nẻo Chánh,

Hiểu lầm lỗi ngày xưa,

Lòng ray rứt vô bờ,.

Xin cúi đầu sám hối

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

Nếu trước kia khờ dại,

Chẳng biết điều đúng sai,

Mãi lo lắng sinh nhai,

Tâm mịt mờ loạn động.

Không hướng đi cao thượng,

Nghĩ những việc thấp hèn,

Đời lăn lộn bon chen,

Tầm thường và vô nghĩa.

Không tin vào Nghiệp báo,

Chẳng biết có Luân hồi,

Gây tội mãi không thôi,

Đi dần vào tăm tối.

Chẳng kính tin Tam Bảo,

Những bậc Thánh phi thường,

Nên sống rất tầm thường,

Kiếm tìm điều hư ảo.

Nay quay về nẻo Chánh,

Hiểu lầm lỗi ngày xưa,

Lòng ray rứt vô bờ,

Xin cúi đầu sám hối.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

Nếu trước kia kiêu ngạo,

Chẳng biết tôn trọng người,

Miệng chỉ thích chê cười,

Để cho mình là giỏi.

Kiêu căng nhìn tất cả,

Cố tìm bới lỗi lầm,

Lời nói như dao đâm,

Khinh thị người thái quá.

Thành công được chút ít,

Tưởng mình tài lắm rồi,

Nuôi lớn mãi cái Tôi,

Trong kiêu căng tự đắc.

Khi lòng đầy tự mãn,

Dễ nóng nảy hung hăng,

Tâm dục vọng trào dâng,

Khó mà kiềm chế được.

Nay tìm về Chánh Đạo,

Hiểu nhân quả nghiệp duyên,

Lòng ray rứt triền miên,

Xin cúi đầu sám hối.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

Kính lạy Mười Phương Phật,

Nhiều kiếp phạm sai lầm,

Con sám hối ăn năn,

Rất chân thành tha thiết.

Nguyện theo lời Phật dạy,

Yêu thương khắp muôn loài,

Như biển lớn sông dài,

Bao la và vô tận.

Nguyện tình thương bát ngát,

Như tâm Phật từ bi,

Trên mọi nẻo đường đi,

Trong mênh mông Pháp Giới.

Xin vượt qua thù hận,

Để mãi mãi về sau,

Oan trái chẳng theo nhau,

Lòng an vui thanh thản.

Xin mở lòng rộng lớn,

Như trời đất thênh thang,

Soi sáng cả mười phương,

Với tình thương đầm ấm.

Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

Xin tâm con yêu mến,

Cả những người chẳng quen,

Trên đường đời nhiều phen,

Gặp nhau mà không biết.

Xin tâm con thương hết,

Cả những người ghét con,

Thậm chí đã đưa con,

Vào khốn cùng đau khổ.

Xin thương người già yếu,

Kiếp sống đã đi qua,

Lắm vinh nhục phong ba,

Tuổi trời không xa nữa.

Xin thương những em bé,

Từng đôi mắt ngây thơ,

Những vui khổ đang chờ,

Kiếp người không biết trước.

Nguyện lòng đầy thương cảm,

Những thân phận tật nguyền,

Làm người ít phước duyên,

Thiệt thòi và bất hạnh.

Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

Xin Phật Từ gia hộ,

Lòng con như đại dương,

Đầy ắp những tình thương,

Dành cho muôn cầm thú.

Chim trời đang tung cánh,

Từng đàn đi về xa,

Hoặc chen chúc lá hoa,

Tìm thức ăn vất vả.

Thú hoang trong rừng thẳm,

Trú ẩn trong hang sâu,

Hoặc bờ bụi cành cao,

Cả một đời ngây dại.

Cá tôm dưới sông biển,

Từng giây phút tìm mồi,

Sống cực khổ nổi trôi,

Đoạt lẫn nhau sự sống.

Xin lòng con thương hết,

Mong muôn loài vượt lên,

Khỏi thân phận thấp hèn,

Để có ngày giác ngộ.

Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

Rồi những người đã chết,

Chưa có chỗ đi về,

Còn vất vưởng sơn khê,

Đầu đường hay cuối ngõ.

Những vong linh từ trước,

Khi sống rất nghĩa tình,

Vì nước quên thân mình,

Một tấm lòng trung hiếu.

Cũng có những vong linh,

Đã sống rất sai lầm,

Không tìm thấy thiện tâm,

Chỉ gây ra đau khổ.

Có vong linh u tối,

Vì tâm thức si mê,

Lòng ích kỷ nặng nề

Chết rồi còn hung ác.

Nguyện lòng con soi sáng,

Tất cả các vong linh,

Bằng nguyện lực từ bi,

Cho vong linh an lạc.

Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

Nguyện tất cả muôn loài,

Biết yêu quý lẫn nhau,

Đừng gây cảnh khổ đau,

Để kéo theo oan trái.

Ai cũng biết phòng hộ,

Những ý niệm của mình,

Tránh xúc não chúng sinh,

Bởi ác tâm hung bạo.

Trên đường đời vạn nẻo,

Gặp nhau kết duyên lành,

Trong tử tế hân hoan,

Bằng yêu thương giúp đỡ.

Người với người yêu mến,

Người khuyên người từ bi,

Dòng luân hồi cùng đi,

Bớt được nhiều nỗi khổ.

Pháp Giới là vô ngã,

Pháp Giới là tình thương,

Lòng từ trải muôn phương,

Tâm bồ đề vô thượng.

Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (3 lần, 3 lạy)

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương