Hoàng Tử Nhỏ Mẹ Yêu Con
-
Chương 6: Miệng lưỡi cay độc
Phòng bệnh của Thiên Hằng là phòng đặc biệt, được đặt sẵn trong bệnh viện, chỉ cần cậu ta có biến chứng gì đều lập tức đưa vào.
Khi Thiệu Tường Phong tới, Thiên Hằng đang tựa người vào thành giường. Gương mặt nhợt nhạt, không có chút sinh khí. Thấy anh, bà Thiệu đứng lên, nhíu mày:
-Con đi đâu suốt đêm qua? Mẹ gọi…
-Nhức đầu quá đi!- Thiên Hằng chợt ôm đầu, hét lên- Ra ngoài đi…Ra ngoài hết đi!
Bình thường nếu một đứa trẻ quát mắng người thân của mình như thế sẽ bị cho là hỗn láo, không tránh khỏi sự giáo huấn. Nhưng Thiệu Thiên Hằng là một người bệnh. Bệnh cũng là một lợi thế, nó khiến người ta không dám nặng lời, còn nâng niu, bỏ qua hết những sai lầm cho họ một cách dễ dàng.
-Tiểu Hằng à…Bà nội…
-Ra ngoài…Ra ngoài đi mà.
-Mẹ ra ngoài đi!- Thiệu Tường Phong nhẹ nhàng lên tiếng -Ba ở lại được chứ, Tiểu Hằng?
Căn phòng bệnh im ắng. Thiên Hằng cử động cánh tay còn cắm kim truyền dịch, ánh mắt lơ đãng quét qua mọi thứ trong tầm mắt. Nhưng không hề nhìn vào gương mặt ba mình.
-Ăn táo không?
Thiệu Tường Phong tỉ mẩn gọt táo, chìa ra một miếng cho Thiên Hằng.
-Người bệnh không ăn táo!
-Bác sĩ nói, tối qua con không phải phát bệnh. Có dấu hiệu dị ứng tôm, sau đó mới kéo theo cơ thể bị suy kiệt. Quan trọng là cả nhà ai cũng biết con bị dị ứng tôm nặng, thức ăn không bao giờ có món này. Vậy thì…
-Là con tự ăn. Trước khi chết, cũng nên nếm thử món mà mình chưa ăn bao giờ, phải không ba?
Sinh mạng? Trong khi mọi người đều nỗ lực tìm cách cứu con, Lạc Ân vì một chút hy vọng mà chấp nhận hiến thân cho một trò may rủi thì Thiệu Thiên Hằng lại đem mạng mình ra đùa cợt…Thiệu Tường Phong hiểu rất rõ điều đó. Nhưng cũng có một câu hỏi nảy ra trong đầu, trước đây Thiên Hằng chống đối, ngỗ nghịch thế nào cũng có nhưng chuyện mang mạng mình ra đùa không hề có. Sao lần này….?
-Muốn thử coi người ta có đau lòng hay không cũng không nên dùng cách ấu trĩ như vậy. Mạng sống chỉ có một. Mạng của con lại được đổi bằng rất nhiều tiền.
-Ba không cần nói những lời thừa thãi đó -Thiệu Thiên Hằng chợt vớ lấy một cái tách vốn dùng để uống nước ném mạnh về phía Thiệu Tường Phong -Mạng con, con tự biết. Mấy năm rồi không lo, bây giờ lo lắng cũng thừa rồi.
-Nếu mấy năm nay không có ai lo lắng thì con đã chẳng còn ngồi đây mà nói chuyện với ba rồi -Thiệu Tường Phong vẫn bình thản- Tối qua ba không tới là do ba đang ở khách sạn với mẹ con.
“Ở khách sạn”, cụm từ ấy làm Thiên Hằng hơi khựng lại. Nhưng rồi rất nhanh, như một người dày dặn kinh nghiệm trong việc che giấu cảm xúc, cậu ta lại dựa hẳn người vào tường, miệng khẽ nhếch lên, trêu cợt:
-Thì ra có người được giải tỏa nhu cầu nên tâm lý thoải mái như vậy. Cuối cùng ba cũng không kiềm chế được mình rồi.
Nụ cười trêu cợt vụt tắt, thay vào đó, mắt Thiên Hằng tối lại, gằn từng tiếng:
-Mẹ không bao giờ biết đâu nhỉ, ba là chuyên gia lợi dụng tất cả mọi thứ cần lợi dụng, kể cả mạng sống của con trai mình.
Một đứa trẻ 8 tuổi mà lại thốt lên những lời đúc kết đầy cay đắng đó…Thằng bé như đã trưởng thành, nhưng thực tế lại rất cô đơn:
-Ba nói với mẹ chưa? Cho con chết, chính là thương con đấy…. Để con sống, con sẽ trở thành như ba, như ông nội…Như vậy mới là tàn nhẫn với con.
Không được sống một cuộc sống bình thường, vui vẻ. Thiệu Tường Phong đã trải qua những ngày không cần nhớ lại, Thiệu Thiên Hằng phải sống như vậy, thực sự anh nhẫn tâm sao?
-Con chỉ là một thằng nhóc 8 tuổi. Nghĩ tới những chuyện đó, thật là không nên.
-Có ai coi tôi là một đứa nhóc 8 tuổi chứ? -Bờ môi Thiệu Thiên Hằng nhếch lên, lãnh đạm- Khi tôi 3 tuổi, đã có người tới dạy cho tôi đàn, hát. 5 tuổi là đã học 2-3 ngôn ngữ. Tôi không phải là thiên tài, nhưng buộc phải trở thành thiên tài. Có ai mua cho tôi đồ chơi, dẫn tôi đi công viên khi tôi 4-5 tuổi. Ba thì bận, ông bà nội nghĩ đủ cách để tôi mãi là một thiên tài.
Ngừng một chút, Thiên Hằng lại tiếp lời:
-Họ quên rằng thiên tài thường chết sớm. Và giờ tôi bắt đầu thấy mình giống một thiên tài rồi.
Cậu ta bỗng vén tay áo lên, để lộ những vết kim dày đặc. Nó không giống những vết kim tiêm thông thường. Đó là những sẹo lồi lõm, miệng vết thương khá to:
-Tôi van cầu các người để tôi được chết. Tôi sống thì tôi cũng như ông, lớn lên chỉ có nhiệm vụ duy trì gia tộc, lấy đại một cô gái nào đó, sinh ra một thằng con mới 8 -9 tuổi mà đã như một ông già 80, phải học hỏi, tính mưu tính kế….Tôi mới có 8 tuổi, ba có thấy đứa con nít nào 8 tuổi mà dám tự vẫn chết không? Tôi cũng không dám chết….Tôi chờ cái chết tới từ từ. So với những xét nghiệm lấy tủy sống khắp người này thì chắc cái chết cũng không đáng sợ lắm. Vậy mà các người cứ bắt tôi phải chịu đựng từng ngày, để đau đớn hành hạ tôi hằng ngày. Các người là đồ khốn. Đồ khốn nạn. Biến đi….Biến hết tất cả đi!
Thiên Hằng vứt tất cả những cái gì trong tầm tay có thể với tới. Cốc uống nước, nước suối, giỏ hoa quả….Miệng điên cuồng la hét. Một cái cốc phang thẳng vào phía trước, cùng lúc cánh cửa bật mở ra…
*Thằng nhóc này không dễ thương, không phúc hắc. Nó là một đứa trẻ rắc rối, vô cùng rắc rối.
Khi Thiệu Tường Phong tới, Thiên Hằng đang tựa người vào thành giường. Gương mặt nhợt nhạt, không có chút sinh khí. Thấy anh, bà Thiệu đứng lên, nhíu mày:
-Con đi đâu suốt đêm qua? Mẹ gọi…
-Nhức đầu quá đi!- Thiên Hằng chợt ôm đầu, hét lên- Ra ngoài đi…Ra ngoài hết đi!
Bình thường nếu một đứa trẻ quát mắng người thân của mình như thế sẽ bị cho là hỗn láo, không tránh khỏi sự giáo huấn. Nhưng Thiệu Thiên Hằng là một người bệnh. Bệnh cũng là một lợi thế, nó khiến người ta không dám nặng lời, còn nâng niu, bỏ qua hết những sai lầm cho họ một cách dễ dàng.
-Tiểu Hằng à…Bà nội…
-Ra ngoài…Ra ngoài đi mà.
-Mẹ ra ngoài đi!- Thiệu Tường Phong nhẹ nhàng lên tiếng -Ba ở lại được chứ, Tiểu Hằng?
Căn phòng bệnh im ắng. Thiên Hằng cử động cánh tay còn cắm kim truyền dịch, ánh mắt lơ đãng quét qua mọi thứ trong tầm mắt. Nhưng không hề nhìn vào gương mặt ba mình.
-Ăn táo không?
Thiệu Tường Phong tỉ mẩn gọt táo, chìa ra một miếng cho Thiên Hằng.
-Người bệnh không ăn táo!
-Bác sĩ nói, tối qua con không phải phát bệnh. Có dấu hiệu dị ứng tôm, sau đó mới kéo theo cơ thể bị suy kiệt. Quan trọng là cả nhà ai cũng biết con bị dị ứng tôm nặng, thức ăn không bao giờ có món này. Vậy thì…
-Là con tự ăn. Trước khi chết, cũng nên nếm thử món mà mình chưa ăn bao giờ, phải không ba?
Sinh mạng? Trong khi mọi người đều nỗ lực tìm cách cứu con, Lạc Ân vì một chút hy vọng mà chấp nhận hiến thân cho một trò may rủi thì Thiệu Thiên Hằng lại đem mạng mình ra đùa cợt…Thiệu Tường Phong hiểu rất rõ điều đó. Nhưng cũng có một câu hỏi nảy ra trong đầu, trước đây Thiên Hằng chống đối, ngỗ nghịch thế nào cũng có nhưng chuyện mang mạng mình ra đùa không hề có. Sao lần này….?
-Muốn thử coi người ta có đau lòng hay không cũng không nên dùng cách ấu trĩ như vậy. Mạng sống chỉ có một. Mạng của con lại được đổi bằng rất nhiều tiền.
-Ba không cần nói những lời thừa thãi đó -Thiệu Thiên Hằng chợt vớ lấy một cái tách vốn dùng để uống nước ném mạnh về phía Thiệu Tường Phong -Mạng con, con tự biết. Mấy năm rồi không lo, bây giờ lo lắng cũng thừa rồi.
-Nếu mấy năm nay không có ai lo lắng thì con đã chẳng còn ngồi đây mà nói chuyện với ba rồi -Thiệu Tường Phong vẫn bình thản- Tối qua ba không tới là do ba đang ở khách sạn với mẹ con.
“Ở khách sạn”, cụm từ ấy làm Thiên Hằng hơi khựng lại. Nhưng rồi rất nhanh, như một người dày dặn kinh nghiệm trong việc che giấu cảm xúc, cậu ta lại dựa hẳn người vào tường, miệng khẽ nhếch lên, trêu cợt:
-Thì ra có người được giải tỏa nhu cầu nên tâm lý thoải mái như vậy. Cuối cùng ba cũng không kiềm chế được mình rồi.
Nụ cười trêu cợt vụt tắt, thay vào đó, mắt Thiên Hằng tối lại, gằn từng tiếng:
-Mẹ không bao giờ biết đâu nhỉ, ba là chuyên gia lợi dụng tất cả mọi thứ cần lợi dụng, kể cả mạng sống của con trai mình.
Một đứa trẻ 8 tuổi mà lại thốt lên những lời đúc kết đầy cay đắng đó…Thằng bé như đã trưởng thành, nhưng thực tế lại rất cô đơn:
-Ba nói với mẹ chưa? Cho con chết, chính là thương con đấy…. Để con sống, con sẽ trở thành như ba, như ông nội…Như vậy mới là tàn nhẫn với con.
Không được sống một cuộc sống bình thường, vui vẻ. Thiệu Tường Phong đã trải qua những ngày không cần nhớ lại, Thiệu Thiên Hằng phải sống như vậy, thực sự anh nhẫn tâm sao?
-Con chỉ là một thằng nhóc 8 tuổi. Nghĩ tới những chuyện đó, thật là không nên.
-Có ai coi tôi là một đứa nhóc 8 tuổi chứ? -Bờ môi Thiệu Thiên Hằng nhếch lên, lãnh đạm- Khi tôi 3 tuổi, đã có người tới dạy cho tôi đàn, hát. 5 tuổi là đã học 2-3 ngôn ngữ. Tôi không phải là thiên tài, nhưng buộc phải trở thành thiên tài. Có ai mua cho tôi đồ chơi, dẫn tôi đi công viên khi tôi 4-5 tuổi. Ba thì bận, ông bà nội nghĩ đủ cách để tôi mãi là một thiên tài.
Ngừng một chút, Thiên Hằng lại tiếp lời:
-Họ quên rằng thiên tài thường chết sớm. Và giờ tôi bắt đầu thấy mình giống một thiên tài rồi.
Cậu ta bỗng vén tay áo lên, để lộ những vết kim dày đặc. Nó không giống những vết kim tiêm thông thường. Đó là những sẹo lồi lõm, miệng vết thương khá to:
-Tôi van cầu các người để tôi được chết. Tôi sống thì tôi cũng như ông, lớn lên chỉ có nhiệm vụ duy trì gia tộc, lấy đại một cô gái nào đó, sinh ra một thằng con mới 8 -9 tuổi mà đã như một ông già 80, phải học hỏi, tính mưu tính kế….Tôi mới có 8 tuổi, ba có thấy đứa con nít nào 8 tuổi mà dám tự vẫn chết không? Tôi cũng không dám chết….Tôi chờ cái chết tới từ từ. So với những xét nghiệm lấy tủy sống khắp người này thì chắc cái chết cũng không đáng sợ lắm. Vậy mà các người cứ bắt tôi phải chịu đựng từng ngày, để đau đớn hành hạ tôi hằng ngày. Các người là đồ khốn. Đồ khốn nạn. Biến đi….Biến hết tất cả đi!
Thiên Hằng vứt tất cả những cái gì trong tầm tay có thể với tới. Cốc uống nước, nước suối, giỏ hoa quả….Miệng điên cuồng la hét. Một cái cốc phang thẳng vào phía trước, cùng lúc cánh cửa bật mở ra…
*Thằng nhóc này không dễ thương, không phúc hắc. Nó là một đứa trẻ rắc rối, vô cùng rắc rối.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook