Hãn Thích
Quyển 1 - Chương 397-2: Thay đổi lịch sử (2) (2)

Toàn quân xuất phát trùng trùng điệp điệp.

Đổng Phi đi đi lại lại trong quân, vẻ mặt tò mò.

Tiểu tử này không biết kỹ thuật cưỡi ngựa cũng là chuyện thường. Sau khi Đổng gia bại vong, cậu cũng phụ chân lưu lạc bốn phương trốn chạy, làm sao có cơ hội học cưỡi ngựa.

Tuy nhiên cứ như vậy lại nảy sinh một vấn đề: Lưu Sấm phải dạy cậu cách cưỡi ngựa.

Nhưng vấn đề là Đổng Phi hình như không thích cưỡi ngựa.

Cậu chỉ thích đi bộ đi đi lại lại, mà đi lại nhanh như gió… Tên tiểu tử này không ngờ lại có đôi nhanh đi nhanh như bay. Đừng tưởng cậu vóc dáng to con nhưng thực ra tốc độ chạy kinh người, vả lại thân thể cực kỳ phối hợp, thể lực rất kinh người. Chỉ cần không phóng ngựa lao nhanh, tên đại tiểu tử này sẽ không tụt lại phía sau. Lưu Sấm thấy cậu không thích cưỡi ngựa đành tìm cho cậu một con la giúp cậu chở thiết chùy và túi đựng khôi giáp.

Phần lớn thời gian, cậu đều kéo con la đi bên cạnh Lưu Sấm.

Bộ dáng như hình với bóng nhất quyết không chịu rời ra của cậu khiến Võ An Quốc và Lý Dật Phong cũng dở khóc dở cười.

Chủ công lần này, quả thật là tìm được một tên bảo tiêu bên người rồi. Võ An Quốc và Lý Dật Phong cũng vô cùng khâm phục thần lực của Đổng Phi…

Nhưng tiểu tử này cứ kè kè bên cạnh Lưu Sấm, dù sao cũng làm người ta thấy có chút quái dị.

Tuy nhiên, Lưu Sấm đã không để ý thì cũng sẽ không có ai tiến lên khuyên bảo.

Từ Nghiệp Thành đến thành Bình Dương cũng không quá xa.

Đoàn người Lưu Sấm chỉ mất một ngày đã đến thành Bình Dương.

Xung quanh Nghiệp Thành có bốn kho lúa lớn, theo thứ tự là Võ thành, thành Cửu Hậu, Ô thành và thành Bình Dương.

Hiện tại, kho lúa trong Võ thành đã trống rỗng, biến thành một huyện thành quân sự quan trọng, Ô thành và thành Cửu Hậu đều ở phía tây Nghiệp Thành, nằm trên hai bên bờ Ô Thủy.

Thành Bình Dương nằm ở phía nam sông Chương, cũng là kho lúa xa nhất trong số bốn kho lúa của Nghiệp Thành.

Nó cách rất gần Xích Khâu, là thành lũy phía đông Nghiệp Thành, từ phía Nam đến Nội Hoàng không đến một trăm năm mươi dặm, nếu cưỡi ngựa thì chỉ một ngày là đến.

Sau khi Lưu Sấm đến thành Bình Dương liền nhanh chóng đóng quân ở thành Bình Dương.

Quân coi giữ Bình Dương thành không nhiều lắm, tổng cộng cũng chỉ có vài trăm người.

Trong lần giao phong thứ hai của Viên Thiệu và Tào Tháo, thành Bình Dương chính là nơi cung cấp lương thực chủ yếu của Viên Thiệu. Cho nên dù tích trữ hàng vạn bồ lương thảo nhưng cũng đã kém xa cảnh tượng lương thảo ngập thành khi trước. Cho nên vị trí chiến lược của thành Bình Dương cũng giảm đi rất nhiều, đặc biệt từ sau trận chiến Thương Đình thảm bại, để tăng cường thủ vệ Nghiệp Thành, binh mã ở thành Bình Dương đã điều động đi gần hết. Những binh mã hiện nay ở thành Bình Dương phần lớn là già nua yếu ớt.

Sau khi Lưu Sấm thuận lợi tiến vào thành liền triệu tập Lư Dục và Lục Tốn tiến đến nghị sự.

Lần này hắn đến Nghiệp Thành còn có ý muốn thu nạp lưu dân.

Mà xung quanh thành Bình Dương, thậm chí cả ven bờ Chương Thủy, số lượng lưu dân nhiều không đếm xiết… Cũng khó trách, Viên Tào hai lần giao phong, đặc biệt là lần giao phong thứ hai, chiến trường chủ yếu ở Hà Bắc, khiến cho rất nhiều dân chúng trôi giạt khắp nơi. Mà cũng với việc Viên Thiệu hai lần chiến bại, lưu dân liền tập trung ở khu vực Chương Thủy.

- Chủ công muốn thu nạp lưu dân cũng không phải là chuyện khó.

Lục Tốn ngẫm nghĩ một chút: - Trong thành này còn có vạn hộc lương thảo, đủ để đảm bảo việc ăn uống trong quân.

Phần lương thực thừa ra không bằng phát ra ngoài, vừa có thể cứu tế lưu dân, mặt khác cũng sẽ tạo ra xu hướng di chuyển về phía bắc… Chỉ cần những người này có thể qua sông Hô Đà, chủ công có thể sai người ở đình Phổ Dương tiếp nhận. Nhưng nếu vậy thì chỉ sợ U Châu sẽ phải gánh chịu áp lực rất lớn.

Lưu Sấm ngẫm nghĩ một chút, liền trầm giọng nói: - Đây không phải chuyện lớn… Tô thị ở Trung Sơn trước đây từng giúp đỡ ta ba vạn hộc lương thực, phỏng chừng có thể đối phó phần nào.. Chỉ cần có thể cầm cự đến vụ thu hoạch năm nay vấn đề lương thực có thể được đến giảm bớt. Đợi năm sau tiếp tục khai hoang, ta lại không tin là không tạo ra được một miền đất đầy đủ no ấm ở Tái Bắc… Việc này, liền quyết định như vậy. Thừa dịp Viên Thượng còn chưa xuất phát, Tử Gia ngươi vất vả một phen lập tức đi tới Nghiệp Thành, khẩn cầu Phùng Kỷ trợ giúp lương thực. Chúng ta sẽ ở đây mở kho phát lương, cũng là cơ hội để thu thập lưu dân.

Lục Tốn và Lư Dục nhìn nhau, liền gật đầu đáp ứng.

Lương thảo của Nghiệp Thành vô cùng sung túc.

Thỉnh cầu của Lưu Sấm sau khi đưa tới, sau khi được đám người Phùng Kỷ và Âm Kỳ bàn bạc, Viên Thượng rất nhanh cũng đồng ý, hạ lệnh từ thành Cửu Hậu phân phối một ít lương thảo đến thành Bình Dương.

Mà Lưu Sấm thì nhân cơ hội sai người ở bên ngoài thành Bình Dương mở kho lương thực.

Hắn vừa sai người cứu tế lưu dân lại vừa để người ỏ trong đám lưu dân loan truyền tin tức: Chỉ cần đến U Châu là có thể có đất đai có lương thực, không bị chiến loạn ảnh hưởng.

Cũng là Lưu Sấm trong hai năm qua chiến công hiển hách, khiến cho người Ký Châu đều biết đến tên hắn.

Quan trọng hơn là việc Lưu Sấm cướp lây núi Đại Tiên Ti là thắng lợi lớn nhất của Hán thất đối với ngoại bang từ thời loạn Khăn Vàng đến nay.

Chẳng lo ở Ký Châu có không ít dân chúng ôm lòng bất mãn với Lưu Sấm, nhưng không thể không thừa nhận vũ lực hùng mạnh của Lưu Sấm chính là sự bảo hộ tốt nhất cho họ.

Vì thế cùng với việc Lưu Sấm cứu tế lưu dân ở Bình Dương thành, rất nhiều lưu dân bắt đầu vượt qua sông Chương đi chuyển đến Trùn sơn.

Dương Phượng tại bến đò sông Hô Đà sau khi biết tin này một mặt sai người báo cáo về Nghiệp Thành, mặt khác lại mở cửa bến sông, ngày đêm thả lưu dân qua sông…

Viên Thượng đương nhiên cũng biết hành động của Lưu Sấm, tuy nhiên lại mặc kệ.

Y lại cho rằng đông dảo lưu dân tập trung quanh khu vực Nghiệp Thành thật ra là một chuyện rất nguy hiểm.

Nếu Lưu Sấm nguyện ý thu nhận lưu dân thì cứ để họ làm thôi. Lưu lượng dân số ở Nghiệp thành giảm bớt cũng là một chuyện tốt với y.

Chuyện y cần phải làm là mau chóng đi tới Lê Dương, liên thủ với Viên Đàm đối kháng Tào Tháo.

Chiến sự Lê Dương càng ngày càng kịch liệt!

Cùng với việc thế tiến công của Tào Tháo càng ngày càng mạnh lên, Viên Đàm dần dần ngăn cản không nổi...

Cùng lúc đó Tào Hồng ở Phồn Dương, Từ Hoảng ở Âm An cũng xuất binh đến gần Nội Hoàng.

Viên Đàm có chút bối rối, lại phái người cầu viện Viên Thượng. Viên Thượng thấy thế cục khẩn trương, cũng bất chấp binh mã chưa điều động xong, liền tự mình lãnh binh, thẳng đến Lê Dương.

Y lệnh cho Phùng Kỷ đóng giữ Nghiệp Thành, cũng phái người báo tin cho Lưu Sấm, mời hắn nghĩ cách xuất binh, kiềm chế binh mã của Tào Hồng và Từ Hoảng.

Chuyện này can hệ đến chiến cục của toàn Hà Bắc, Lưu Sấm cũng không dám chậm trễ.

Hắn lập tức mệnh Hứa Chử làm tiên phong, Lục Tốn làm quân sư, tiến binh đến sông Đại.

Đồng thời thái thú quận Nguyên Ngụy, tướng trấn giữ Nội Hoàng Viên Xuân Khanh cũng điều động binh mã, đóng quân ở trung du sông Thanh Thủy để ngăn cản Tào quân tập kích.

Trận chiến Lê Dương rất nhanh rơi vào trạng thái cực kì căng thẳng.

Viên Thượng sau khi đến Lê Dương liền đóng quân ở ngoại ô phía bắc Lê Dương, sẵn sàng hô ứng với Viên Đàm.

Nhan Lương suất bộ tấn công mãnh liệt thành Lê Dương, Viên Thượng liền đột nhiên xuất kích... Vốn là nếu khi ấy Viên Đàm xuất binh giáp công, nói không chừng có thể một trận công thành. Nhưng Viên Đàm lại nghe theo lời khuyên của Quách Đồ, ngồi trơ mắt nhìn Viên Thượng một mình xuất kích, không chịu ra khỏi thành tương trợ. Tào quân sau khi bị Viên Thượng đánh lén quả thật có chút rối loạn. Nhưng sau đó dưới sự chỉ huy của Hứa Du, Nhan Lương lại nhanh chóng thay đổi phương hướng, triệu tập quân chủ lực chặn đầu đòn tấn công mạnh mẽ này…

Cùng lúc đó Tào Hồng mệnh Lý Điển qua sông Thanh Thủy liên thủ với Nhan Lương giáp công Viên Thượng, khiến cho Viên Thượng đại bại rút quân.

Khoảng cách giữa hai huynh đệ họ Viên càng vì thế mà xa cách.

Viên Thượng giận Viên Đàm không phối hợp, mà Viên Đàm thì chỉ trích Viên Thượng công kích bất lợi...

Hai huynh đệ suýt nữa ra tay tương tàn ở thành Lê Dương, cũng may mắn văn võ hai bên khuyên can, mới tránh cho hai người lao vào tương tàn.

Nhưng cứ như vậy cũng không khỏi khiến rất nhiều người cảm nhận được một nỗi tuyệt vọng khó hiểu!

Tháng ba năm Kiến An thứ bảy, trong lúc huynh đệ Viên gia tử thủ Lê Dương, cùng Tào quân công kích không ngớt, tại Bình Ân trên thượng du sông Thanh Thủy lại đột nhiên truyền đến tin dữ.

Tướng trấn giữ Bình Ân là Phùng Lễ đã quy thuận Tào Tháo.

Sau khi đại tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Uyên chiếm giữ Bình Ân liền thuận theo sông Thanh Thủy tiến đến Nội Hoàng.

Đúng vào lúc này, thái thú quận Nguyên Ngụy, tướng trấn thủ Nội Hoàng là Viên Xuân Khanh lại bởi vì người thân bị Tào Tháo giam giữ nên khởi binh tạo phản, quy hàng Tào Tháo… (chưa xong còn tiếp.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương