Diary In Grey Tower
-
Chương 8
Tôi và Andemund rõ là đã chia tay, chẳng ai dính gì đến ai nữa. Tôi chấn chỉnh quan hệ với đám bạn không đứng đắn trong quán bar xong, gần một năm nay anh ấy cũng không xuất hiện làm phiền tôi nữa.
“Bọn tôi chẳng còn gì hết.” tôi nói với Arnold: “Tôi hết thích anh ta rồi.”
Anh ta nhắc nhở tôi: “Vừa rồi lúc nhìn Lindon, trông cậu giống muốn ăn tươi nuốt sống cậu ta lắm.”
Tôi ngậm bặt, bắt đầu uống bia, rồi nghển cổ nhìn ra ngoài cửa sổ. Nắng sáng rực rỡ.
“Tôi là bác sĩ tâm lý. Tôi có thể giúp cậu thực sự không còn thích ngài ấy nữa. Lúc đó cậu nhìn thấy ngài ấy sẽ giống như nhìn cây táo ngoài kia thôi, tuyệt nhiên không cảm thấy gì hết.”
Tôi liếc mắt nhìn một cái, nhận ra cây táo dưới ánh mặt trời thật đẹp.
Tôi lại nhớ đến Andemund, cánh hoa táo màu hồng nhạt lắc rắc rơi đầy trên vai anh ấy.
“Ngài Garcia không giống cậu. Cậu biết chứ, ngài ấy là nhân vật cấp cao trong MI-6, gánh vác… ừm, sứ mệnh với đất nước. Nếu hai người đã chia tay, tình cảm của cậu với ngài ấy trở nên rất phức tạp. Không thể loại trừ khả năng có người lợi dụng tình cảm của cậu để gây bất lợi cho ngài ấy.”
“Anh làm được thật à?” tôi nghi ngờ.
Anh ta nâng ly rượu lên, lắc lắc, cốc-tai màu lam còn non nửa trong ly sóng sánh thật đẹp mắt: “Chỉ cần cậu đồng ý, thậm chí tôi còn có thể xóa cả trí nhớ của cậu.”
“Phẫu thuật à?” Hay là dùng thuốc?”
“Dùng thuốc.” anh ta nói: “Nhưng chỉ khiến cậu hết thích một người thì đơn giản hơn nhiều, trò chuyện là đủ.”
Đương nhiên tôi không thèm để ý đến anh ta. Tôi còn phải dồn hết thời gian tâm trí vào việc giải “Mê”, không hơi đâu ngồi tán chuyện với anh ta.
Nhưng Arnold cứ như quỷ ấy, toàn nhảy ra những lúc không ai ngờ, rồi hỏi những câu cũng không ai ngờ được luôn. Đợi đến khi tôi nhận ra anh ta đã thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của mình, tính đạp anh ta bay ra ngoài, thì đã muộn.
Gã bác sĩ tâm lý miệng cười tủm tỉm, che giấu cảm xúc hoàn hảo sau cặp mắt kính ấy.
Có bữa tôi đang ngồi tính toán, tự dưng có người mở cửa phòng sinh hoạt, tôi tưởng Edgar, ngẩng đầu nhìn hóa ra là Arnold. Anh ta thản nhiên ngồi xuống ghế đối diện tôi, cởi áo khoác vắt lên lưng ghế tựa.
Lần nào anh ta cũng hỏi thẳng tuột: “Cậu thích điểm nào nhất ở Andemund Garcia?”
Tôi đáp, không thèm ngẩng lên: “Đẹp.”
Thật ra giờ nghĩ lại, tôi thích Andemund đến thế, không phải vì bề ngoài của ảnh. Tôi xa cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ sự che chở của bác. Bụng dạ bác tôi lương thiện, mà tính tình thì táo bạo. Trong đầu tôi lúc ấy luôn nghĩ, đã thích cái gì, nhất định phải cố sức mà cướp lấy. Tình cảm với Andemund là ánh mặt trời tôi phải trả giá rất nhiều mới giành được, mà một khi có rồi, không bao giờ muốn buông nữa. Ảnh trầm lặng và ôn hòa, mỗi lần cười lại đẹp mắt như thế, ở bên nhau thì luôn chiều lòng tôi. Tôi nghĩ chỉ cần mình trả giá nhiều hơn nữa, chúng tôi có thể tiếp tục sánh bước bên nhau, êm ả cùng nhau trải qua thật nhiều năm tháng sau này.
Sau này tôi mới phát hiện thật tình ảnh chỉ là đồ biến thái đẹp chết đi được. Nhưng hồi ấy tôi chưa ý thức hết vế đầu, thành ra mới nói với kính gọng vàng rằng chỉ vì ảnh đẹp.
Tôi hỏi anh ta: “Sao anh hỏi tôi chuyện ấy?”
Cặp mắt màu nâm sẫm của Arnold nhìn tôi chằm chằm: “Vì tôi là bác sĩ tâm lý. Để chữa bệnh, tôi phải biết nguồn gốc nguyên nhân. Muốn cậu không thích ngài Garcia nữa, tôi cần biết vì sao cậu thích ngài ấy.”
Tôi nói: “Đồng tính luyến ái không phải bệnh.”
Arnold lôi tôi đến một quán bar ngầm. Quán ồn như chợ vỡ, đàn ông đeo xích bạc, xăm trổ đầy người, các em gái gọi quấn cổ bọn đàn ông đến uống rượu bằng những cánh tay trắng muốt. Em nào em nấy đánh son đỏ chói, ngực nhô ngất ngưởng, vải váy coi bộ át không được da đùi.
Anh ta lôi tôi vào ngồi trong góc, gọi hai vại bia, gỡ kính gọng vàng xuống, gác chân lên ghế bên cạnh, bắt đầu sành sỏi bình luận về các em. Arnold bỏ kính ra trông nhã nhặn lịch thiệp hơn nhiều, nếu không phải nghe rõ anh ta đang nói cái gì, chắc tôi đã nghĩ anh ta là một gã học giả lạc đường vào đây.
“Cậu trông cái em đứng cạnh quầy bar kìa… đó đó, quả ngực cỡ D đó. Có vẻ ít nói nhé, nhìn kỹ mặt mà xem, hơi bị được luôn, lên giường đảm bảo số dzách. Nè Alan, phải cậu thích mấy em nhiệt tình trên giường hơn không?”
Tự dưng tôi cảm thấy hồi trước mình với Edgar ngồi bình luận về các em phục vụ trong quán cà phê bên bờ sông Cam vẫn còn lành mạnh lắm, tuyệt nhiên chưa ăn nhằm gì so với đẳng cấp của gã bác sĩ Arnold này.
Tôi hỏi anh ta: “Anh hay đến mấy chỗ thế này lắm à?”
Anh ta cười cười: “Một cách giết thời gian.”
“Coi kìa, em đứng cạnh bức tranh sơn dầu kia đảm bảo đẹp hơn Andemund nhà cậu.”
Tôi đưa mắt nhìn theo ngón tay anh ta chỉ, ỉu xìu nói: “Tôi thích ai là việc của tôi, giờ tôi về được chưa?”
Arnold chộp tay tôi, ấn tôi lại ghế: “Alan, nhìn nhiều phụ nữ thế này mà cậu không thấy hứng thú chút nào thật hả?”
Vấn đề không phải nam hay nữ, mà là họ không phải là Andemund.
Andemund đứng dưới tàng cây táo, vai vương đầy cánh hoa hồng li ti, nheo đôi mắt màu xanh biếc mỉm cười với tôi.
Arnold nói yêu một người chỉ cần một lý do, mà để không còn yêu nữa lại cần rất rất nhiều lý do. Anh ta đang cố tìm ra lý do xác đáng nhất có thể khiến tôi bỏ cuộc với Andemund.
Thật ra không cần phải tìm, tôi bỏ cuộc rồi đấy chứ.
Chẳng qua muốn thực sự vô cảm được, còn cần một thời gian nữa.
Tôi không phải loại người máu lạnh như Andemund, lúc ở với nhau thì dung dăng dung dẻ, hễ chia tay rồi cả trái tim người ta cũng muốn giật lấy. Mài trắng mài trơn, quyết không để lại dấu tích gì trong đời nhau nữa.
Arnold tốn công đi theo tôi mấy ngày, rốt cuộc anh ta rầu rĩ bảo tôi: “Alan, xem ra tôi phải đổi mới chiến thuật thôi. Ngài Garcia là sếp tôi đó, việc nhỏ này ngài ấy giao tôi cũng làm không xong, rồi biết ăn nói thế nào bây giờ?”
Anh ta áy náy nói: “Ngại quá, mỗi tuần sẽ phải tốn của cậu chút thời gian rồi.”
Tôi tự nhủ, nếu Andemund đã muốn phủi sạch chuyện nửa năm qua, tôi cũng chẳng việc gì phải cố giữ. Bởi vậy tôi quyết định hợp tác với Arnold.
Sự “tốn chút thời gian” anh ta nói, ấy là hẹn hò.
Cuối tuần nào anh ta cũng tới, trước khi Lindon đến tìm tôi, rồi hẹn tôi ra quán cà phê. Thường là lúc quá trưa, nắng chói chang, bàn bao giờ cũng cạnh cửa sổ, chỉ nghiêng đầu là thấy được bầu trời nước Anh xanh thăm thẳm tít trên cao. Thời cuộc lúc ấy đã bắt đầu căng thẳng, hàng hóa tăng giá, nhưng Arnold lần nào cũng gọi cà phê loại ngon nhất, lại nhất quyết trả tiền cho tôi.
Bọn tôi chủ yếu là tán gẫu.
Anh ta nhấm nháp cà phê: “Alan, tôi không thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả được, vì tôi chưa hiểu đủ về cậu.”
Bọn tôi nói tràn lan từ chuyện thời thế, kinh tế, chính trị đến những chuyện xưa xưa hồi bé. Anh ta viện cớ điều trị, bắt đầu hỏi lân la về ba mẹ tôi, hỏi cả mối tình đầu của tôi như nào nữa. Tôi kể cho anh ta chuyện hồi ở nhờ nhà bác, tôi đi tán nhỏ hàng xóm, mồm ngậm hoa hồng còn hát tình ca, xong bị gai chọc phù lưỡi. Arnold cười khùng khục, nghiêng ngả cả người, cả quán cà phê đều quay lại nhìn anh ta, hại tôi bực cả mình.
Sau đó tôi nhắc nhở anh ta, tôi nói bao nhiêu như thế, mà anh chẳng nói gì hết.
Arnold gỡ kính gọng vàng xuống, rút khăn ra lau mắt kính, một hồi lâu không nói gì. Cặp mắt anh ta dài mảnh, mũi rất cao, bỏ kính ra trông thanh tú hơn tôi tưởng nhiều. Cuối cùng anh ta cười cười, trình bày ngắn gọn.
Dòng họ Arnold phục vụ cho quân đội của Nữ hoàng, từ nhỏ anh ta đã được kỳ vọng sẽ trở thành một quân nhân bảo vệ tổ quốc. Khi ấy anh ta bị bắt đọc rất nhiều sách, đến mười bảy tuổi vào Học viện Y học Hoàng gia, bốn năm sau thì tốt nghiệp với điểm số đứng đầu.
“Trong trường tôi có trình bày một vài luận văn về tâm lý học. Lúc đầu nghĩ mấy chủ đề buồn tẻ ấy chắc chẳng ai thèm để ý, nhưng tốt nghiệp xong tự dưng có người của MI-6 đến tìm tôi, hỏi tôi có muốn phục vụ nước Anh theo một cách đặc biệt không.”
“Nghe chán nhỉ.” tôi bình luận.
“Ừ phải.” anh ta bật cười: “Nhà tôi bài bản lắm, nên sẽ không có chuyện lén bỏ muối vào sữa tươi nhà hàng xóm, hay ngồi xổm cạnh đường chờ xem gió thổi tốc váy con gái người ta đâu.”
Tôi đang định đồng tình, anh ta đã nói tiếp: “Vì các em tôi thích đều chủ động leo lên giường tôi hết. Hồi đại học tôi nhiều bạn gái cực, ba tôi nhìn hoài cũng ngứa mắt, nên nhân cơ hội đó tôi trốn đến trang trại Plymton luôn.”
Tôi không hỏi sâu nữa về dòng họ Arnold, vì tôi nghĩ có hỏi anh ta cũng sẽ không nói.
Thời gian ấy, việc giải “Mê” của tôi và Andemund hầu như giậm chân tại chỗ.
Giải mã thực ra là một quá trình tìm tòi sơ hở của người viết mã, có những mật mã đầy lỗ hổng, cũng có những mật mã nhìn qua đã thấy kiên cố như tường thành. Nhưng mặc kệ chúng kín kẽ cơ nào, vẫn phải có một ô cửa sổ. Việc ta phải làm là mò mẫm trong bóng tối, tìm ra cánh cửa ấy, đẩy mở nó, để ánh sáng soi rọi vào.
Tôi và Andemund vẫn đang hoàn thiện công thức tôi đưa ra.
Tôi trình bày ý tưởng với Lindon, Lindon thảo luận với Andemund rồi truyền đạt lại phản hồi của ảnh cho tôi.
Hai tuần đầu có lẽ là hoàn toàn mịt mùng.
Tôi viết công thức, Andemund phủ định.
Tôi viết lại công thức, Andemund lại phủ định.
Giữa chừng, tôi phát hiện ra hệ thống mã hóa “Mê” có nhược điểm. Quá trình mã hóa nó có ba vòng chuyển hoán và một vòng phản xạ. Bởi vậy phương pháp mã hóa chắc chắn sẽ bị nghịch đảo. Nếu qua bánh quay phản xạ A mã hóa thành F, như vậy F mã hóa ngược lại nhất định là A. Nếu biết khai thác, đó chính là một nhược điểm trí mạng của “Mê”. Điểm này sẽ giúp giản lược bớt công thức toán học của chúng tôi biết bao nhiêu lần.
Cũng vì vậy, một tuần Lindon phải chạy về Cambridge hai ba lần.
Bữa nay cậu ta thắt cái nơ con con trên áo sơ mi, tôi nhoi người sang hít hít: “Nước hoa.”
“Tôi đi ra hồ hóng gió với ngài Garcia.” cậu ta nói: “Ngài ấy nói không khí ngoại ô cũng có ích cho tư duy lắm.”
Phản ứng đầu tiên của tôi là vọt miệng hỏi mắc gì lúc trước tôi giải ra S Andemund không đưa tôi đi hóng gió.
Lindon đáp thản nhiên: “Ngài ấy nói ngài ấy thích cách tư duy của tôi, rất độc đáo.”
Tôi nhắc nhở cậu ta: “Đó là cách tư duy của tôi.”
Cậu ta nhìn tôi rất quái dị: “Nhưng Alan à, cậu nhếch nhác thế kia, đời nào ngài Garcia thích cậu, đúng chưa?”
Nhớ hồi trước tôi cũng là chàng đẹp trai hào hoa nhất bờ sông Cam, có em nào tôi chưa tán đâu? Sau này đổ Andemund, lại dính vào mật mã, cứ thế đến tận giờ, râu để cả tuần không buồn cạo. Arnold chẳng bao giờ đánh giá bề ngoài của tôi, nhưng Edgar bắt đầu nói tôi đi ngoài đường rất có dáng vẻ quyến rũ của một gã trai đã-lớn.
Tôi bất mãn cãi: “Ngài Garcia của cậu đúng là từng thích tôi đấy. Bọn tôi còn yêu nhau một năm kìa.”
Mặt Lindon lập tức trắng bệch: “Không thể nào, đó là ngài Garcia! Cậu tưởng cậu đang nói ai hả?… ngài ấy nói ngài ấy thích tôi.”
“Đó là thích tư duy của cậu…” tôi nói trắng ra: “Hơn nữa cái đó thật ra là tư duy của tôi.”
Tôi nhắc Lindon hệt như Edgar từng nhắc tôi trước kia, rằng đồng tính luyến ái là phạm pháp, còn bồi thêm một câu: “Mà chẳng qua anh ta cũng được cái mặt đẹp thôi.”
Lindon không tin, cậu ta đi hỏi Andemund. Đồ biến thái Andemund vậy mà không thèm giấu giếm gì hết, gật đầu đáp phải: “Đúng thế, tôi và Alan từng yêu nhau một năm.” anh ta an ủi Lindon: “Giờ thì không còn gì đâu.”
Sau đó anh ta còn bảo Lindon chuyển lời đến tôi: “Bảo với Alan, lúc ấy chẳng qua cậu ta cũng chỉ được cái mẽ tạm được thôi.”
Tôi thật muốn xỉa ngón giữa với Andemund, nhưng bất hạnh là không nhìn được mặt để xỉa.
Câu “Lúc ấy chẳng qua” của Andemund, chẳng khác gì bảo hồi trước tôi đẹp trai điên đảo, giờ cả cái mẽ ngoài cũng không có.
“Bọn tôi chẳng còn gì hết.” tôi nói với Arnold: “Tôi hết thích anh ta rồi.”
Anh ta nhắc nhở tôi: “Vừa rồi lúc nhìn Lindon, trông cậu giống muốn ăn tươi nuốt sống cậu ta lắm.”
Tôi ngậm bặt, bắt đầu uống bia, rồi nghển cổ nhìn ra ngoài cửa sổ. Nắng sáng rực rỡ.
“Tôi là bác sĩ tâm lý. Tôi có thể giúp cậu thực sự không còn thích ngài ấy nữa. Lúc đó cậu nhìn thấy ngài ấy sẽ giống như nhìn cây táo ngoài kia thôi, tuyệt nhiên không cảm thấy gì hết.”
Tôi liếc mắt nhìn một cái, nhận ra cây táo dưới ánh mặt trời thật đẹp.
Tôi lại nhớ đến Andemund, cánh hoa táo màu hồng nhạt lắc rắc rơi đầy trên vai anh ấy.
“Ngài Garcia không giống cậu. Cậu biết chứ, ngài ấy là nhân vật cấp cao trong MI-6, gánh vác… ừm, sứ mệnh với đất nước. Nếu hai người đã chia tay, tình cảm của cậu với ngài ấy trở nên rất phức tạp. Không thể loại trừ khả năng có người lợi dụng tình cảm của cậu để gây bất lợi cho ngài ấy.”
“Anh làm được thật à?” tôi nghi ngờ.
Anh ta nâng ly rượu lên, lắc lắc, cốc-tai màu lam còn non nửa trong ly sóng sánh thật đẹp mắt: “Chỉ cần cậu đồng ý, thậm chí tôi còn có thể xóa cả trí nhớ của cậu.”
“Phẫu thuật à?” Hay là dùng thuốc?”
“Dùng thuốc.” anh ta nói: “Nhưng chỉ khiến cậu hết thích một người thì đơn giản hơn nhiều, trò chuyện là đủ.”
Đương nhiên tôi không thèm để ý đến anh ta. Tôi còn phải dồn hết thời gian tâm trí vào việc giải “Mê”, không hơi đâu ngồi tán chuyện với anh ta.
Nhưng Arnold cứ như quỷ ấy, toàn nhảy ra những lúc không ai ngờ, rồi hỏi những câu cũng không ai ngờ được luôn. Đợi đến khi tôi nhận ra anh ta đã thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của mình, tính đạp anh ta bay ra ngoài, thì đã muộn.
Gã bác sĩ tâm lý miệng cười tủm tỉm, che giấu cảm xúc hoàn hảo sau cặp mắt kính ấy.
Có bữa tôi đang ngồi tính toán, tự dưng có người mở cửa phòng sinh hoạt, tôi tưởng Edgar, ngẩng đầu nhìn hóa ra là Arnold. Anh ta thản nhiên ngồi xuống ghế đối diện tôi, cởi áo khoác vắt lên lưng ghế tựa.
Lần nào anh ta cũng hỏi thẳng tuột: “Cậu thích điểm nào nhất ở Andemund Garcia?”
Tôi đáp, không thèm ngẩng lên: “Đẹp.”
Thật ra giờ nghĩ lại, tôi thích Andemund đến thế, không phải vì bề ngoài của ảnh. Tôi xa cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ sự che chở của bác. Bụng dạ bác tôi lương thiện, mà tính tình thì táo bạo. Trong đầu tôi lúc ấy luôn nghĩ, đã thích cái gì, nhất định phải cố sức mà cướp lấy. Tình cảm với Andemund là ánh mặt trời tôi phải trả giá rất nhiều mới giành được, mà một khi có rồi, không bao giờ muốn buông nữa. Ảnh trầm lặng và ôn hòa, mỗi lần cười lại đẹp mắt như thế, ở bên nhau thì luôn chiều lòng tôi. Tôi nghĩ chỉ cần mình trả giá nhiều hơn nữa, chúng tôi có thể tiếp tục sánh bước bên nhau, êm ả cùng nhau trải qua thật nhiều năm tháng sau này.
Sau này tôi mới phát hiện thật tình ảnh chỉ là đồ biến thái đẹp chết đi được. Nhưng hồi ấy tôi chưa ý thức hết vế đầu, thành ra mới nói với kính gọng vàng rằng chỉ vì ảnh đẹp.
Tôi hỏi anh ta: “Sao anh hỏi tôi chuyện ấy?”
Cặp mắt màu nâm sẫm của Arnold nhìn tôi chằm chằm: “Vì tôi là bác sĩ tâm lý. Để chữa bệnh, tôi phải biết nguồn gốc nguyên nhân. Muốn cậu không thích ngài Garcia nữa, tôi cần biết vì sao cậu thích ngài ấy.”
Tôi nói: “Đồng tính luyến ái không phải bệnh.”
Arnold lôi tôi đến một quán bar ngầm. Quán ồn như chợ vỡ, đàn ông đeo xích bạc, xăm trổ đầy người, các em gái gọi quấn cổ bọn đàn ông đến uống rượu bằng những cánh tay trắng muốt. Em nào em nấy đánh son đỏ chói, ngực nhô ngất ngưởng, vải váy coi bộ át không được da đùi.
Anh ta lôi tôi vào ngồi trong góc, gọi hai vại bia, gỡ kính gọng vàng xuống, gác chân lên ghế bên cạnh, bắt đầu sành sỏi bình luận về các em. Arnold bỏ kính ra trông nhã nhặn lịch thiệp hơn nhiều, nếu không phải nghe rõ anh ta đang nói cái gì, chắc tôi đã nghĩ anh ta là một gã học giả lạc đường vào đây.
“Cậu trông cái em đứng cạnh quầy bar kìa… đó đó, quả ngực cỡ D đó. Có vẻ ít nói nhé, nhìn kỹ mặt mà xem, hơi bị được luôn, lên giường đảm bảo số dzách. Nè Alan, phải cậu thích mấy em nhiệt tình trên giường hơn không?”
Tự dưng tôi cảm thấy hồi trước mình với Edgar ngồi bình luận về các em phục vụ trong quán cà phê bên bờ sông Cam vẫn còn lành mạnh lắm, tuyệt nhiên chưa ăn nhằm gì so với đẳng cấp của gã bác sĩ Arnold này.
Tôi hỏi anh ta: “Anh hay đến mấy chỗ thế này lắm à?”
Anh ta cười cười: “Một cách giết thời gian.”
“Coi kìa, em đứng cạnh bức tranh sơn dầu kia đảm bảo đẹp hơn Andemund nhà cậu.”
Tôi đưa mắt nhìn theo ngón tay anh ta chỉ, ỉu xìu nói: “Tôi thích ai là việc của tôi, giờ tôi về được chưa?”
Arnold chộp tay tôi, ấn tôi lại ghế: “Alan, nhìn nhiều phụ nữ thế này mà cậu không thấy hứng thú chút nào thật hả?”
Vấn đề không phải nam hay nữ, mà là họ không phải là Andemund.
Andemund đứng dưới tàng cây táo, vai vương đầy cánh hoa hồng li ti, nheo đôi mắt màu xanh biếc mỉm cười với tôi.
Arnold nói yêu một người chỉ cần một lý do, mà để không còn yêu nữa lại cần rất rất nhiều lý do. Anh ta đang cố tìm ra lý do xác đáng nhất có thể khiến tôi bỏ cuộc với Andemund.
Thật ra không cần phải tìm, tôi bỏ cuộc rồi đấy chứ.
Chẳng qua muốn thực sự vô cảm được, còn cần một thời gian nữa.
Tôi không phải loại người máu lạnh như Andemund, lúc ở với nhau thì dung dăng dung dẻ, hễ chia tay rồi cả trái tim người ta cũng muốn giật lấy. Mài trắng mài trơn, quyết không để lại dấu tích gì trong đời nhau nữa.
Arnold tốn công đi theo tôi mấy ngày, rốt cuộc anh ta rầu rĩ bảo tôi: “Alan, xem ra tôi phải đổi mới chiến thuật thôi. Ngài Garcia là sếp tôi đó, việc nhỏ này ngài ấy giao tôi cũng làm không xong, rồi biết ăn nói thế nào bây giờ?”
Anh ta áy náy nói: “Ngại quá, mỗi tuần sẽ phải tốn của cậu chút thời gian rồi.”
Tôi tự nhủ, nếu Andemund đã muốn phủi sạch chuyện nửa năm qua, tôi cũng chẳng việc gì phải cố giữ. Bởi vậy tôi quyết định hợp tác với Arnold.
Sự “tốn chút thời gian” anh ta nói, ấy là hẹn hò.
Cuối tuần nào anh ta cũng tới, trước khi Lindon đến tìm tôi, rồi hẹn tôi ra quán cà phê. Thường là lúc quá trưa, nắng chói chang, bàn bao giờ cũng cạnh cửa sổ, chỉ nghiêng đầu là thấy được bầu trời nước Anh xanh thăm thẳm tít trên cao. Thời cuộc lúc ấy đã bắt đầu căng thẳng, hàng hóa tăng giá, nhưng Arnold lần nào cũng gọi cà phê loại ngon nhất, lại nhất quyết trả tiền cho tôi.
Bọn tôi chủ yếu là tán gẫu.
Anh ta nhấm nháp cà phê: “Alan, tôi không thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả được, vì tôi chưa hiểu đủ về cậu.”
Bọn tôi nói tràn lan từ chuyện thời thế, kinh tế, chính trị đến những chuyện xưa xưa hồi bé. Anh ta viện cớ điều trị, bắt đầu hỏi lân la về ba mẹ tôi, hỏi cả mối tình đầu của tôi như nào nữa. Tôi kể cho anh ta chuyện hồi ở nhờ nhà bác, tôi đi tán nhỏ hàng xóm, mồm ngậm hoa hồng còn hát tình ca, xong bị gai chọc phù lưỡi. Arnold cười khùng khục, nghiêng ngả cả người, cả quán cà phê đều quay lại nhìn anh ta, hại tôi bực cả mình.
Sau đó tôi nhắc nhở anh ta, tôi nói bao nhiêu như thế, mà anh chẳng nói gì hết.
Arnold gỡ kính gọng vàng xuống, rút khăn ra lau mắt kính, một hồi lâu không nói gì. Cặp mắt anh ta dài mảnh, mũi rất cao, bỏ kính ra trông thanh tú hơn tôi tưởng nhiều. Cuối cùng anh ta cười cười, trình bày ngắn gọn.
Dòng họ Arnold phục vụ cho quân đội của Nữ hoàng, từ nhỏ anh ta đã được kỳ vọng sẽ trở thành một quân nhân bảo vệ tổ quốc. Khi ấy anh ta bị bắt đọc rất nhiều sách, đến mười bảy tuổi vào Học viện Y học Hoàng gia, bốn năm sau thì tốt nghiệp với điểm số đứng đầu.
“Trong trường tôi có trình bày một vài luận văn về tâm lý học. Lúc đầu nghĩ mấy chủ đề buồn tẻ ấy chắc chẳng ai thèm để ý, nhưng tốt nghiệp xong tự dưng có người của MI-6 đến tìm tôi, hỏi tôi có muốn phục vụ nước Anh theo một cách đặc biệt không.”
“Nghe chán nhỉ.” tôi bình luận.
“Ừ phải.” anh ta bật cười: “Nhà tôi bài bản lắm, nên sẽ không có chuyện lén bỏ muối vào sữa tươi nhà hàng xóm, hay ngồi xổm cạnh đường chờ xem gió thổi tốc váy con gái người ta đâu.”
Tôi đang định đồng tình, anh ta đã nói tiếp: “Vì các em tôi thích đều chủ động leo lên giường tôi hết. Hồi đại học tôi nhiều bạn gái cực, ba tôi nhìn hoài cũng ngứa mắt, nên nhân cơ hội đó tôi trốn đến trang trại Plymton luôn.”
Tôi không hỏi sâu nữa về dòng họ Arnold, vì tôi nghĩ có hỏi anh ta cũng sẽ không nói.
Thời gian ấy, việc giải “Mê” của tôi và Andemund hầu như giậm chân tại chỗ.
Giải mã thực ra là một quá trình tìm tòi sơ hở của người viết mã, có những mật mã đầy lỗ hổng, cũng có những mật mã nhìn qua đã thấy kiên cố như tường thành. Nhưng mặc kệ chúng kín kẽ cơ nào, vẫn phải có một ô cửa sổ. Việc ta phải làm là mò mẫm trong bóng tối, tìm ra cánh cửa ấy, đẩy mở nó, để ánh sáng soi rọi vào.
Tôi và Andemund vẫn đang hoàn thiện công thức tôi đưa ra.
Tôi trình bày ý tưởng với Lindon, Lindon thảo luận với Andemund rồi truyền đạt lại phản hồi của ảnh cho tôi.
Hai tuần đầu có lẽ là hoàn toàn mịt mùng.
Tôi viết công thức, Andemund phủ định.
Tôi viết lại công thức, Andemund lại phủ định.
Giữa chừng, tôi phát hiện ra hệ thống mã hóa “Mê” có nhược điểm. Quá trình mã hóa nó có ba vòng chuyển hoán và một vòng phản xạ. Bởi vậy phương pháp mã hóa chắc chắn sẽ bị nghịch đảo. Nếu qua bánh quay phản xạ A mã hóa thành F, như vậy F mã hóa ngược lại nhất định là A. Nếu biết khai thác, đó chính là một nhược điểm trí mạng của “Mê”. Điểm này sẽ giúp giản lược bớt công thức toán học của chúng tôi biết bao nhiêu lần.
Cũng vì vậy, một tuần Lindon phải chạy về Cambridge hai ba lần.
Bữa nay cậu ta thắt cái nơ con con trên áo sơ mi, tôi nhoi người sang hít hít: “Nước hoa.”
“Tôi đi ra hồ hóng gió với ngài Garcia.” cậu ta nói: “Ngài ấy nói không khí ngoại ô cũng có ích cho tư duy lắm.”
Phản ứng đầu tiên của tôi là vọt miệng hỏi mắc gì lúc trước tôi giải ra S Andemund không đưa tôi đi hóng gió.
Lindon đáp thản nhiên: “Ngài ấy nói ngài ấy thích cách tư duy của tôi, rất độc đáo.”
Tôi nhắc nhở cậu ta: “Đó là cách tư duy của tôi.”
Cậu ta nhìn tôi rất quái dị: “Nhưng Alan à, cậu nhếch nhác thế kia, đời nào ngài Garcia thích cậu, đúng chưa?”
Nhớ hồi trước tôi cũng là chàng đẹp trai hào hoa nhất bờ sông Cam, có em nào tôi chưa tán đâu? Sau này đổ Andemund, lại dính vào mật mã, cứ thế đến tận giờ, râu để cả tuần không buồn cạo. Arnold chẳng bao giờ đánh giá bề ngoài của tôi, nhưng Edgar bắt đầu nói tôi đi ngoài đường rất có dáng vẻ quyến rũ của một gã trai đã-lớn.
Tôi bất mãn cãi: “Ngài Garcia của cậu đúng là từng thích tôi đấy. Bọn tôi còn yêu nhau một năm kìa.”
Mặt Lindon lập tức trắng bệch: “Không thể nào, đó là ngài Garcia! Cậu tưởng cậu đang nói ai hả?… ngài ấy nói ngài ấy thích tôi.”
“Đó là thích tư duy của cậu…” tôi nói trắng ra: “Hơn nữa cái đó thật ra là tư duy của tôi.”
Tôi nhắc Lindon hệt như Edgar từng nhắc tôi trước kia, rằng đồng tính luyến ái là phạm pháp, còn bồi thêm một câu: “Mà chẳng qua anh ta cũng được cái mặt đẹp thôi.”
Lindon không tin, cậu ta đi hỏi Andemund. Đồ biến thái Andemund vậy mà không thèm giấu giếm gì hết, gật đầu đáp phải: “Đúng thế, tôi và Alan từng yêu nhau một năm.” anh ta an ủi Lindon: “Giờ thì không còn gì đâu.”
Sau đó anh ta còn bảo Lindon chuyển lời đến tôi: “Bảo với Alan, lúc ấy chẳng qua cậu ta cũng chỉ được cái mẽ tạm được thôi.”
Tôi thật muốn xỉa ngón giữa với Andemund, nhưng bất hạnh là không nhìn được mặt để xỉa.
Câu “Lúc ấy chẳng qua” của Andemund, chẳng khác gì bảo hồi trước tôi đẹp trai điên đảo, giờ cả cái mẽ ngoài cũng không có.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook