Diary In Grey Tower
-
Chương 6
Quãng thời gian ấy, cuối cùng tôi cũng nhớ lại về mẹ mình. Tôi đọc ghi chép của bà, cạnh những hàng chữ thanh tú của bà thường có dòng nhận xét viết bằng bút máy của cha tôi. Trong trí nhớ của tôi mẹ luôn ngồi trên cái sô pha lót đệm rất dày, đọc sách, mỗi lần tôi chập chững chạy đến, bà sẽ đặt sách xuống để bế tôi ngồi lên đùi mình, dịu dàng hát cho tôi nghe.
Edgar nói đúng, cha mẹ mình còn không tin, tôi sẽ tin ai đây?
Đôi mắt màu lam xám của mẹ rất đẹp, luôn dịu dàng hướng đến những người cùng bà trò chuyện. Ánh mắt ấy từng nhìn tôi, nhìn cha tôi, và nhìn cả Andemund.
Andemund nói, mẹ tôi có cách nhìn độc đáo về mật mã học. Xem những ghi chép hàng ngày của mẹ, tôi nhận ra tài năng thiên phú đích thực của bà là số học kia, nhưng bà đã bỏ công sức cả đời để giải mật mã vì tổ quốc. Thậm chí sau khi đã về nghỉ nhiều năm, bà vẫn tìm cách quy nạp những phương pháp giải mã thành công thức số học. Những công thức ấy được áp dụng vào dạng tiền sinh của “Mê”… tức là máy mã hóa thô sơ khi đó.
Tôi nghĩ đúng là tình yêu với nước Anh đã tiếp sức cho bà tiến xa đến thế.
Cuộc đời ngắn ngủi của bà đã dừng lại trong những bức ảnh, bà mãi mãi là thiếu phụ nhã nhặn dịu dàng đó.
Lúc rảnh rỗi, tôi bắt đầu thử phân tích các công thức bà để lại. Thời gian ấy tôi gặp Andemund một lần.
Chỉ là trùng hợp. Niềm hứng thú của tôi đã trở về với số học. Cambridge là nơi tụ hội của những thiên tài số học, chỉ cần ta sẵn sàng, chẳng bao giờ thiếu người cho ta giao lưu học hỏi. Tôi gia nhập vài câu lạc bộ học tập, quen biết thêm nhiều bạn bè. Emily Roth, năm thứ hai đại học cô ấy đã được đăng luận văn về Đại số trừu tượng trên tạp chí học thuật. Còn cả Adam Mensah, người Mỹ, giáo sư thỉnh giảng hai mươi sáu tuổi của Cambridge. Cuối tuần thỉnh thoảng Lindon cũng đến tham gia với chúng tôi, nhắc đến công việc, cậu ta luôn nói đang làm ở “Hội nghiên cứu Golf và Cờ vua”. Dưới sự cổ vũ của bạn bè, tôi làm một bài luận văn về Lý thuyết nhóm, nhờ Emily giới thiệu, tôi quyết định đem đến xin một vị giáo sư ở nội thành London góp ý cho, là Dr. Hasson Watts – ngôi sao sáng trong giới số học đương thời.
Lúc ấy là mùa đông, tuyết mới ngừng rơi. Quản gia để tôi đợi ngoài phòng đọc. Một lát sau cửa mở, giáo sư Watts và Andemund bước ra. Sau lưng bọn họ còn có một người mặc quân phục, đeo kính gọng vàng. Thấy tôi Andemund ngẩn người, giáo sư Watts cười giải thích: “Đây là Alan Castor, học năm ba ở Cambridge, một tài năng số học đấy. Cậu ấy viết một luận văn rất thú vị về Lý thuyết nhóm. Andemund thân mến, có lẽ anh sẽ thấy hứng thú… a, hai người biết nhau sao?”
Ảnh liếc mắt qua tôi: “Alan là sinh viên cũ của tôi… Dr. Watts, nếu ngài cảm thấy hứng thú với công việc ở trang trại Plymton, xin hãy liên lạc với tôi.”
Tôi chạy đuổi theo, Andemund đi rất nhanh, không buồn tỏ ý muốn dừng lại chờ tôi.
Lại đến lượt gã đeo kính gọng vàng mặc quân phục đi theo nhắc ảnh: “Cậu sinh viên đó theo ra kìa.”
“Edgar nói anh tới tìm em hả?” Tôi cao giọng hỏi.
Anh ấy quay đầu nhìn tôi, cặp mắt màu lục nheo lại.
“Không, bạn em nhận lầm người rồi.”
Tôi nói thật nhanh: “Em biết anh nghi ngờ em. Em chỉ muốn nói với anh, cha mẹ em, họ trong sạch.”
Chiếc xe màu đen của Andemund đậu dưới tàng cây mùa đông trụi lủi bên đường sau vườn nhà giáo sư, nóc xe đã phủ một lớp bông tuyết mỏng. Anh ấy mặc áo măng-tô dày. Peter đứng thẳng tắp cạnh cửa xe chờ ảnh.
Nửa năm không gặp, Andemund hầu như không thay đổi, chỉ là trông mệt mỏi hơn một chút. Tự dưng tôi như bị điên sao sao đó, buột miệng nói: “Anh thiếu người đúng không, anh đang mời Dr. Watts tham gia. Nếu anh tin được em, em có thể giúp anh. Anh biết em thích anh mà.”
Peter mở cửa xe cho ảnh, nhưng Andemund không vào, lại quay người nhìn tôi. Đột nhiên anh ấy bước nhanh về phía tôi, tôi còn chẳng kịp đề phòng. Thoáng cái mặt chúng tôi đã ở sát nhau, tôi cảm giác được cả hơi thở của anh ấy phả trên má mình.
“Rời khỏi “Câu lạc bộ số học” em tham gia đi.” anh ấy nói: “Thôi cả việc cố công bố luận văn trong giới học thuật nữa.”
Tôi không hiểu Andemund lên cơn gì nữa: “Anh không có quyền can thiệp vào tự do của em!”
“Còn nữa, đừng tùy tiện đến quán bar “kết bạn”.”
Tôi không dám tin vào tai mình: “Anh theo dõi tôi à?!”
Sau khi chia tay Andemund, có một thời gian tôi chìm đắm trong những quán bar, sau này bị Edgar đánh cho tỉnh. Nam sinh đồng tính luyến ái ở Cambridge chẳng phải có mình tôi. Tôi “kết bạn” với vài người, nhưng không hề phát triển quan hệ sâu sắc. Tôi vẫn nghĩ mình rất kín đáo, cả Edgar nhất định cũng không biết.
Nhưng Andemund đã biết.
“Em biết bí mật của Plymton, tất nhiên sẽ bị điều tra.” Anh ấy ngừng một lát, đột nhiên hạ giọng: “Yên tâm, chỉ một thời gian thôi, không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của em đâu.”
“Anh vẫn không tin tôi.”
Andemund gật đầu.
“Thế nên chúng ta chia tay.”
Anh ấy thoáng giật mình, hình như đang ngẫm lại quan hệ nhân quả của vấn đề, lúc sau lại gật đầu lần nữa.
“Thế nên anh không có quyền can thiệp vào sinh hoạt cá nhân của tôi. Tôi và bạn bè tôi làm gì, không liên quan đến anh.”
Andemund trầm mặc mất một lát, rồi nói “Tùy em.”, sau đó anh ấy quay lại xe, Peter mở cửa. Gã kính gọng vàng đứng một bên đợi anh ấy, lúc lên xe còn đưa mắt nhìn tôi có vẻ hứng thú.
Thử yêu đương với Andemund chỉ là trò tiêu khiển lúc buồn chán, mẹ kiếp tôi lại đi coi là thật hết một năm. Tôi thích Andemund. Tôi nghĩ nếu anh ấy không thể tin tôi, chúng tôi không thể ở bên nhau, vậy thì trở về như cũ đi. Tôi thề không bao giờ cầu cạnh để được gần anh ấy nữa.
Edgar tán dương tôi đã nghĩ thông suốt rồi: “Hay cậu thử đổi người yêu xem… ví dụ tôi này.”
Tôi xua cậu ấy: “Người yêu cậu không phải Venus cụt tay hả… bày trong phòng mỹ thuật tạo hình kia kìa.”
Tôi ra sức đưa cuộc sống của mình trở lại như trước khi gặp Andemund, nhưng mấy tháng sau đó đời tôi bi đát đến đỉnh điểm. Thuê xe hẹn bạn quen trong bar đi hóng gió, xe chạy nửa đường chết máy; quen một đứa nam sinh mặt mũi ưa nhìn, góp tiền mời nó đi ăn nhà hàng, hết bàn; kể cả đi xem triển lãm tranh với Edgar cũng không mua được vé. Người bán vé cầm một xấp vé còn nguyên, cười tủm tỉm bảo chúng tôi: “Được mua cả rồi.”
Edgar đôi co với ông ta, tôi thì thầm chửi rủa Andemund một tỉ tỉ lần.
Hết lựa chọn, tôi đành ngày ngày giết thời gian trong câu lạc bộ số học trên tầng ba thư viện. Những thành viên khác thường đến đây uống cà phê sau giờ cơm tối, cùng thảo luận trao đổi, chỉ có tôi chẳng có gì làm, ngồi lì ở đây cả ngày. Ngoài tôi, Lindon là người ở đây lâu nhất. Cậu ta chỉ đến vào cuối tuần, bộ dạng lôi thôi lếch thếch, râu ria xồm xoàm, ngồi đến khuya còn không chịu về. Trong khi mọi người bàn luận sôi nổi, cậu ta chỉ yên vị trong một góc, im lặng nghe.
Có một bữa, cậu ta gọi tôi lại: “Alan, uống với tôi một ly chứ?”
Lindon đã uống là sẽ uống đến nửa đêm, sinh viên trong thư viện đã về gần hết, tán hươu tán vượn nửa ngày, cuối cùng tôi hỏi cậu ta: “Cậu không muốn về trang trại Plymton đến thế cơ à?”
Cậu ta vò đầu: “Thấy rõ vậy sao?”
Dưới ánh đèn khí dở sáng dở tối, cậu ta hỏi tôi: “Alan, cậu giải được mã số S thật hả?”
Tôi nhún vai, không đáp.
“Tôi nghe sĩ quan phụ tá của ngài Garcia nhắc đến cậu. Anh ta hỏi ngài Garcia, vì sao cậu đã giải được mã số S mà không đươc vào trang trại Plymton? Lúc ấy tôi tình cờ đi ngang qua…”
“Tôi không thể vào được.” Tôi trả lời ngắn gọn.
Tối tăm quá không nhìn ra được vẻ mặt Lindon, chỉ nghe cậu ta nói: “Ở đó ai cũng là thiên tài, ngày nào cũng là những buổi họp không bao giờ kết thúc, công việc thì hoàn toàn không hiệu quả… đó là địa ngục.”
Giải mã ở trang trại Plymton có thể chia làm hai loại, một là giải ngay tức thì, còn lại phải có một đội, mười mấy người tập trung vài tuần để phân tích một thông điệp. Những mật mã có thể giải ngay lập tức thường có quy tắc mã hóa tương đối đơn giản, bởi vậy nội dung của chúng cũng không mấy quan trọng. Lindon là người mới, được giao cho giải mã tức thì cũng chẳng có gì lạ.
Nhưng thành tích của cậu ta tuyệt nhiên không lý tưởng.
Từ nhỏ Lindon đã được coi là thiên tài số học, nghiễm nhiên vào Cambridge, tài năng của cậu ta càng bộc lộ rõ ràng. Nhưng trang trại Plymton thì khác, ở đó “thiên tài” chỉ là điều kiện căn bản, mỗi người ở đó đều sở hữu năng lực đặc biệt trong lĩnh vực nào đó. Andemund không chỉ chiêu mộ thiên tài số học, anh ấy biến thái đến mức góp nhặt cả quán quân cờ vua lẫn chuyên gia ngôn ngữ học. Hiển nhiên, Lindon chẳng có gì xuất chúng giữa họ.
Chúng tôi vốn không phải quá ưa nhau. Nhưng cậu ta đã đưa ra một quyết định hoàn toàn trái với luật lệ trang trại Plymton. Cậu ta nhờ tôi giúp đỡ.
Cậu ta lén lút rút ra một đoạn văn mã hóa.
“Giúp tôi đi, Alan. Tôi chẳng còn ai khác để nhờ nữa.” Cậu ta nói vậy với tôi.
Bước đầu tiên để giải mã là suy đoán phương thức mã hóa của đối phương. Trước tiên phải nhận định đối phương dùng cái gì để mã hóa thông điệp, mới có thể xoay ngược lại, phân tích được nó. Thế chiến lần trước người ta thường dùng mật mã chuyển hoán: ví dụ r thay thế cho a, o thay cho p, f thay cho l, w thay cho e. Như vậy trái táo – apple được mã hóa thành roofw. Loại mật mã đó thật ra cực kỳ dễ giải, vì tần số xuất hiện của mỗi chữ cái trong văn bản là không đổi, ví dụ trong tiếng Anh chữ e có tỉ lệ sử dụng cao nhất, z là thấp nhất. Tỉ lệ xuất hiện tổ hợp “eh” thấp hơn nhiều so với “he”. Từ sau khi phân tích xác suất phát triển, loại mật mã này bị loại bỏ.
Còn mật mã Lindon đưa cho tôi, chẳng qua chỉ là bản cải tiến của phân tích chữ cái mà thôi.
Đối phương rất thông minh, để tránh phương pháp phân tích tần suất, trước tiên hắn ta tạo một bảng chuyển hoán chữ cái. Khi mã hóa văn bản trơn, chữ cái xuất hiện lần đầu tiên sử dụng cột chuyển hoán thứ nhất, xuất hiện lần thứ hai lại đổi sang cột chuyển hoán thứ hai, cứ thế mã hóa tiếp.
“Thế này sẽ giấu được tần số xuất hiện của một chữ cái.” tôi nói với Lindon: “Cũng không khó lắm.”
Bọn tôi ngồi tính toán dưới ánh đèn khí trong phòng câu lạc bộ số học, vèo vèo đến bốn giờ, tôi đưa cho cậu ta tờ kết quả.
“Bất kể đổi thế nào, đến hết bảng chuyển hoán sẽ phải quay vòng từ đầu. Chỉ cần đoạn văn đủ dài là dịch được.”
Đó là lần đầu tiên tôi giúp Lindon giải mã. Tôi biết mình làm trái với quy định Andemund đặt ra cho trang trại Plymton, tôi đơn giản chỉ muốn chứng minh lòng trung thành với nước Anh, và rằng mình đủ năng lực vào trang trại Plymton, cống hiến cho tổ quốc. Tôi quá tin vào chính mình, và cũng hoàn toàn tin vào Lindon.
Edgar nói đúng, cha mẹ mình còn không tin, tôi sẽ tin ai đây?
Đôi mắt màu lam xám của mẹ rất đẹp, luôn dịu dàng hướng đến những người cùng bà trò chuyện. Ánh mắt ấy từng nhìn tôi, nhìn cha tôi, và nhìn cả Andemund.
Andemund nói, mẹ tôi có cách nhìn độc đáo về mật mã học. Xem những ghi chép hàng ngày của mẹ, tôi nhận ra tài năng thiên phú đích thực của bà là số học kia, nhưng bà đã bỏ công sức cả đời để giải mật mã vì tổ quốc. Thậm chí sau khi đã về nghỉ nhiều năm, bà vẫn tìm cách quy nạp những phương pháp giải mã thành công thức số học. Những công thức ấy được áp dụng vào dạng tiền sinh của “Mê”… tức là máy mã hóa thô sơ khi đó.
Tôi nghĩ đúng là tình yêu với nước Anh đã tiếp sức cho bà tiến xa đến thế.
Cuộc đời ngắn ngủi của bà đã dừng lại trong những bức ảnh, bà mãi mãi là thiếu phụ nhã nhặn dịu dàng đó.
Lúc rảnh rỗi, tôi bắt đầu thử phân tích các công thức bà để lại. Thời gian ấy tôi gặp Andemund một lần.
Chỉ là trùng hợp. Niềm hứng thú của tôi đã trở về với số học. Cambridge là nơi tụ hội của những thiên tài số học, chỉ cần ta sẵn sàng, chẳng bao giờ thiếu người cho ta giao lưu học hỏi. Tôi gia nhập vài câu lạc bộ học tập, quen biết thêm nhiều bạn bè. Emily Roth, năm thứ hai đại học cô ấy đã được đăng luận văn về Đại số trừu tượng trên tạp chí học thuật. Còn cả Adam Mensah, người Mỹ, giáo sư thỉnh giảng hai mươi sáu tuổi của Cambridge. Cuối tuần thỉnh thoảng Lindon cũng đến tham gia với chúng tôi, nhắc đến công việc, cậu ta luôn nói đang làm ở “Hội nghiên cứu Golf và Cờ vua”. Dưới sự cổ vũ của bạn bè, tôi làm một bài luận văn về Lý thuyết nhóm, nhờ Emily giới thiệu, tôi quyết định đem đến xin một vị giáo sư ở nội thành London góp ý cho, là Dr. Hasson Watts – ngôi sao sáng trong giới số học đương thời.
Lúc ấy là mùa đông, tuyết mới ngừng rơi. Quản gia để tôi đợi ngoài phòng đọc. Một lát sau cửa mở, giáo sư Watts và Andemund bước ra. Sau lưng bọn họ còn có một người mặc quân phục, đeo kính gọng vàng. Thấy tôi Andemund ngẩn người, giáo sư Watts cười giải thích: “Đây là Alan Castor, học năm ba ở Cambridge, một tài năng số học đấy. Cậu ấy viết một luận văn rất thú vị về Lý thuyết nhóm. Andemund thân mến, có lẽ anh sẽ thấy hứng thú… a, hai người biết nhau sao?”
Ảnh liếc mắt qua tôi: “Alan là sinh viên cũ của tôi… Dr. Watts, nếu ngài cảm thấy hứng thú với công việc ở trang trại Plymton, xin hãy liên lạc với tôi.”
Tôi chạy đuổi theo, Andemund đi rất nhanh, không buồn tỏ ý muốn dừng lại chờ tôi.
Lại đến lượt gã đeo kính gọng vàng mặc quân phục đi theo nhắc ảnh: “Cậu sinh viên đó theo ra kìa.”
“Edgar nói anh tới tìm em hả?” Tôi cao giọng hỏi.
Anh ấy quay đầu nhìn tôi, cặp mắt màu lục nheo lại.
“Không, bạn em nhận lầm người rồi.”
Tôi nói thật nhanh: “Em biết anh nghi ngờ em. Em chỉ muốn nói với anh, cha mẹ em, họ trong sạch.”
Chiếc xe màu đen của Andemund đậu dưới tàng cây mùa đông trụi lủi bên đường sau vườn nhà giáo sư, nóc xe đã phủ một lớp bông tuyết mỏng. Anh ấy mặc áo măng-tô dày. Peter đứng thẳng tắp cạnh cửa xe chờ ảnh.
Nửa năm không gặp, Andemund hầu như không thay đổi, chỉ là trông mệt mỏi hơn một chút. Tự dưng tôi như bị điên sao sao đó, buột miệng nói: “Anh thiếu người đúng không, anh đang mời Dr. Watts tham gia. Nếu anh tin được em, em có thể giúp anh. Anh biết em thích anh mà.”
Peter mở cửa xe cho ảnh, nhưng Andemund không vào, lại quay người nhìn tôi. Đột nhiên anh ấy bước nhanh về phía tôi, tôi còn chẳng kịp đề phòng. Thoáng cái mặt chúng tôi đã ở sát nhau, tôi cảm giác được cả hơi thở của anh ấy phả trên má mình.
“Rời khỏi “Câu lạc bộ số học” em tham gia đi.” anh ấy nói: “Thôi cả việc cố công bố luận văn trong giới học thuật nữa.”
Tôi không hiểu Andemund lên cơn gì nữa: “Anh không có quyền can thiệp vào tự do của em!”
“Còn nữa, đừng tùy tiện đến quán bar “kết bạn”.”
Tôi không dám tin vào tai mình: “Anh theo dõi tôi à?!”
Sau khi chia tay Andemund, có một thời gian tôi chìm đắm trong những quán bar, sau này bị Edgar đánh cho tỉnh. Nam sinh đồng tính luyến ái ở Cambridge chẳng phải có mình tôi. Tôi “kết bạn” với vài người, nhưng không hề phát triển quan hệ sâu sắc. Tôi vẫn nghĩ mình rất kín đáo, cả Edgar nhất định cũng không biết.
Nhưng Andemund đã biết.
“Em biết bí mật của Plymton, tất nhiên sẽ bị điều tra.” Anh ấy ngừng một lát, đột nhiên hạ giọng: “Yên tâm, chỉ một thời gian thôi, không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của em đâu.”
“Anh vẫn không tin tôi.”
Andemund gật đầu.
“Thế nên chúng ta chia tay.”
Anh ấy thoáng giật mình, hình như đang ngẫm lại quan hệ nhân quả của vấn đề, lúc sau lại gật đầu lần nữa.
“Thế nên anh không có quyền can thiệp vào sinh hoạt cá nhân của tôi. Tôi và bạn bè tôi làm gì, không liên quan đến anh.”
Andemund trầm mặc mất một lát, rồi nói “Tùy em.”, sau đó anh ấy quay lại xe, Peter mở cửa. Gã kính gọng vàng đứng một bên đợi anh ấy, lúc lên xe còn đưa mắt nhìn tôi có vẻ hứng thú.
Thử yêu đương với Andemund chỉ là trò tiêu khiển lúc buồn chán, mẹ kiếp tôi lại đi coi là thật hết một năm. Tôi thích Andemund. Tôi nghĩ nếu anh ấy không thể tin tôi, chúng tôi không thể ở bên nhau, vậy thì trở về như cũ đi. Tôi thề không bao giờ cầu cạnh để được gần anh ấy nữa.
Edgar tán dương tôi đã nghĩ thông suốt rồi: “Hay cậu thử đổi người yêu xem… ví dụ tôi này.”
Tôi xua cậu ấy: “Người yêu cậu không phải Venus cụt tay hả… bày trong phòng mỹ thuật tạo hình kia kìa.”
Tôi ra sức đưa cuộc sống của mình trở lại như trước khi gặp Andemund, nhưng mấy tháng sau đó đời tôi bi đát đến đỉnh điểm. Thuê xe hẹn bạn quen trong bar đi hóng gió, xe chạy nửa đường chết máy; quen một đứa nam sinh mặt mũi ưa nhìn, góp tiền mời nó đi ăn nhà hàng, hết bàn; kể cả đi xem triển lãm tranh với Edgar cũng không mua được vé. Người bán vé cầm một xấp vé còn nguyên, cười tủm tỉm bảo chúng tôi: “Được mua cả rồi.”
Edgar đôi co với ông ta, tôi thì thầm chửi rủa Andemund một tỉ tỉ lần.
Hết lựa chọn, tôi đành ngày ngày giết thời gian trong câu lạc bộ số học trên tầng ba thư viện. Những thành viên khác thường đến đây uống cà phê sau giờ cơm tối, cùng thảo luận trao đổi, chỉ có tôi chẳng có gì làm, ngồi lì ở đây cả ngày. Ngoài tôi, Lindon là người ở đây lâu nhất. Cậu ta chỉ đến vào cuối tuần, bộ dạng lôi thôi lếch thếch, râu ria xồm xoàm, ngồi đến khuya còn không chịu về. Trong khi mọi người bàn luận sôi nổi, cậu ta chỉ yên vị trong một góc, im lặng nghe.
Có một bữa, cậu ta gọi tôi lại: “Alan, uống với tôi một ly chứ?”
Lindon đã uống là sẽ uống đến nửa đêm, sinh viên trong thư viện đã về gần hết, tán hươu tán vượn nửa ngày, cuối cùng tôi hỏi cậu ta: “Cậu không muốn về trang trại Plymton đến thế cơ à?”
Cậu ta vò đầu: “Thấy rõ vậy sao?”
Dưới ánh đèn khí dở sáng dở tối, cậu ta hỏi tôi: “Alan, cậu giải được mã số S thật hả?”
Tôi nhún vai, không đáp.
“Tôi nghe sĩ quan phụ tá của ngài Garcia nhắc đến cậu. Anh ta hỏi ngài Garcia, vì sao cậu đã giải được mã số S mà không đươc vào trang trại Plymton? Lúc ấy tôi tình cờ đi ngang qua…”
“Tôi không thể vào được.” Tôi trả lời ngắn gọn.
Tối tăm quá không nhìn ra được vẻ mặt Lindon, chỉ nghe cậu ta nói: “Ở đó ai cũng là thiên tài, ngày nào cũng là những buổi họp không bao giờ kết thúc, công việc thì hoàn toàn không hiệu quả… đó là địa ngục.”
Giải mã ở trang trại Plymton có thể chia làm hai loại, một là giải ngay tức thì, còn lại phải có một đội, mười mấy người tập trung vài tuần để phân tích một thông điệp. Những mật mã có thể giải ngay lập tức thường có quy tắc mã hóa tương đối đơn giản, bởi vậy nội dung của chúng cũng không mấy quan trọng. Lindon là người mới, được giao cho giải mã tức thì cũng chẳng có gì lạ.
Nhưng thành tích của cậu ta tuyệt nhiên không lý tưởng.
Từ nhỏ Lindon đã được coi là thiên tài số học, nghiễm nhiên vào Cambridge, tài năng của cậu ta càng bộc lộ rõ ràng. Nhưng trang trại Plymton thì khác, ở đó “thiên tài” chỉ là điều kiện căn bản, mỗi người ở đó đều sở hữu năng lực đặc biệt trong lĩnh vực nào đó. Andemund không chỉ chiêu mộ thiên tài số học, anh ấy biến thái đến mức góp nhặt cả quán quân cờ vua lẫn chuyên gia ngôn ngữ học. Hiển nhiên, Lindon chẳng có gì xuất chúng giữa họ.
Chúng tôi vốn không phải quá ưa nhau. Nhưng cậu ta đã đưa ra một quyết định hoàn toàn trái với luật lệ trang trại Plymton. Cậu ta nhờ tôi giúp đỡ.
Cậu ta lén lút rút ra một đoạn văn mã hóa.
“Giúp tôi đi, Alan. Tôi chẳng còn ai khác để nhờ nữa.” Cậu ta nói vậy với tôi.
Bước đầu tiên để giải mã là suy đoán phương thức mã hóa của đối phương. Trước tiên phải nhận định đối phương dùng cái gì để mã hóa thông điệp, mới có thể xoay ngược lại, phân tích được nó. Thế chiến lần trước người ta thường dùng mật mã chuyển hoán: ví dụ r thay thế cho a, o thay cho p, f thay cho l, w thay cho e. Như vậy trái táo – apple được mã hóa thành roofw. Loại mật mã đó thật ra cực kỳ dễ giải, vì tần số xuất hiện của mỗi chữ cái trong văn bản là không đổi, ví dụ trong tiếng Anh chữ e có tỉ lệ sử dụng cao nhất, z là thấp nhất. Tỉ lệ xuất hiện tổ hợp “eh” thấp hơn nhiều so với “he”. Từ sau khi phân tích xác suất phát triển, loại mật mã này bị loại bỏ.
Còn mật mã Lindon đưa cho tôi, chẳng qua chỉ là bản cải tiến của phân tích chữ cái mà thôi.
Đối phương rất thông minh, để tránh phương pháp phân tích tần suất, trước tiên hắn ta tạo một bảng chuyển hoán chữ cái. Khi mã hóa văn bản trơn, chữ cái xuất hiện lần đầu tiên sử dụng cột chuyển hoán thứ nhất, xuất hiện lần thứ hai lại đổi sang cột chuyển hoán thứ hai, cứ thế mã hóa tiếp.
“Thế này sẽ giấu được tần số xuất hiện của một chữ cái.” tôi nói với Lindon: “Cũng không khó lắm.”
Bọn tôi ngồi tính toán dưới ánh đèn khí trong phòng câu lạc bộ số học, vèo vèo đến bốn giờ, tôi đưa cho cậu ta tờ kết quả.
“Bất kể đổi thế nào, đến hết bảng chuyển hoán sẽ phải quay vòng từ đầu. Chỉ cần đoạn văn đủ dài là dịch được.”
Đó là lần đầu tiên tôi giúp Lindon giải mã. Tôi biết mình làm trái với quy định Andemund đặt ra cho trang trại Plymton, tôi đơn giản chỉ muốn chứng minh lòng trung thành với nước Anh, và rằng mình đủ năng lực vào trang trại Plymton, cống hiến cho tổ quốc. Tôi quá tin vào chính mình, và cũng hoàn toàn tin vào Lindon.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook