Dì Ghẻ
-
Chương 10: Mưu Mô - Xảo Quyệt
Nam ngước nhìn bà, nhìn bố, nhìn mụ Hường, nó ngồi gượng dậy dựa vào thành giường rồi trả lời bác sỹ:
- - Dạ thưa bác sỹ, tối qua cháu ăn cơm nguội ở nhà với thịt kho từ hôm trước. Xong tối cháu mới ra bà thì bà cho quả lê.
Bác sỹ nhìn Nam lắc đầu:
- - Chết thật sao lại ăn thịt từ hôm trước, vậy chắc do cháu ăn phải dồ ôi thiu nên mới bị ngộ độc thực phẩm.
Bác sỹ quay sang nhìn bố Nam và mụ Hường nói:
- - Anh chị phải chú ý chứ, thức ăn đừng nên để qua đêm bên ngoài. Dù có cho vào tủ lạnh thì để qua ngày trẻ con ăn phải cũng rất dễ đau bụng. Ai lại cho cháu ăn uống như vậy bao giờ.
Bố Nam vẫn chưa hiểu lắm, ông nhìn Nam hỏi:
- - Sao lại ăn thịt kho từ hôm qua. Bố tưởng tối qua hai anh em ăn cơm nhà bà ngoại cơ mà. Mà nồi thịt kho từ hôm chú Đại về cô Hường bảo đổ đi rồi cơ mà…?
Bà ngoại cũng ngơ ngác như hiểu được vấn đề, Nam nhìn bố nói:
- - Ban đầu con với em định ăn cơm nhà bà, sau đó bố gọi về cho bác Dung bào hỏi chìa khóa. Bác Dung bảo con mang chìa khóa về nhà cho bố mẹ cô Hường. Con về nhà không thấy ai, đói quá vì từ chiều con còn phải lao động. Thế nên con định tìm mỳ tôm ăn luôn nhưng không thấy đâu. Thấy trên bếp có nồi thịt kho hôm qua với cơm nguội nên con ăn xong mới đạp xe ra bà. Đến đêm thì đau bụng…
Bây giờ mới rõ vấn đề, bố Nam quay lại nhìn mụ Hường bằng ánh mắt căm giận, nhưng mụ đâu có vừa, thấy Nam nói vậy mụ liền nói:
- - Đâu phải như thế, thịt đó mới mua sáng ngày mà. Lúc em kho thịt anh cũng biết còn gì.
Mụ nói dối mà không hề chớp mắt, dặn dò Nam uống thuốc xong bác sỹ đi ra ngoài. Lúc này Nam mới nói tiếp:
- - Thịt đó là từ hôm trước rồi, hôm đó kêu mặn nên không ai ăn cả. Nồi thịt còn nguyên, cô ấy còn cho cả mấy miếng thịt nướng trong tủ lạnh vào kho chung. Trong nồi vẫn còn mùi sả với tỏi mà.
Bố Nam nghe con nói xong thì giận tím mặt, ông quay sang hỏi mụ Hường:
- - Sao em bảo em mua đồ ăn mới cho các con mà lại làm thế. Cô đúng là loại rắn độc, may hôm nay con có khồng làm sao. Không tôi không tha cho cô đâu, đợi về nhà rồi tôi sẽ nói chuyện với cô.
Mụ Hường vẫn cố bào chữa:
- - Em có mua thức ăn cho các con, thịt hôm trước em đổ đi rồi. Con nó ra bà ăn cái gì xong giờ cứ đổ vạ cho em thế anh cũng tin à. Bác sỹ cũng đâu có nói là do ăn thịt nên bị ngộ độc, nó cũng ăn những cái khác nữa cơ mà.
Đến nước này mà mụ Hường vẫn chối bay chối biến, mụ vẫn còn đổ vạ cho bà ngoại. Bà ngoại ngồi nghe nãy giờ khồng chịu được nữa, bà đứng dậy chỉ tay vào mặt mụ dì ghẻ:
- - Cái loại mắt gián này, mày ác nó vừa thôi. Nó đổ điêu cho mày để làm gì, cả làng này nó biết loại mày sống bằng cho vay ăn lời cắt cổ, ai không trả được mày đến đổ cứt vào nhà người ta chứ mày tốt đẹp gì. Tao cũng ăn hoa quả với thằng Nam đây, nếu mà ngộ ddocjd thì ba bà cháu tao phải bị hết chứ không riêng gì nó. Loại thất đức…
Bố Nam cúi mặt không dám nói gì với bà ngoại, nhưng mụ Hường vẫn gân cổ lên nói:
- - Cháu có nói do bác đâu, trẻ con nó ra ngoài ăn quà thì biết sao được. Mà bác đừng chửi cháu, cháu chưa làm gì con cháu nhà bác đâu.
Bà ngoại xắn quần lên chửi:
- - Chưa làm gì à, mày cho cháu bà ăn đồ thiu thối để phải vào viện mà mày bảo chưa làm gì. Thê nó phải chết ra đấy mày mới yên tâm phải không..? Nó mà chết bà giết cả nhà mày..
Cả phòng bệnh trở nên ồn ào, mọi người xung quanh thấy to tiếng kéo lại xem. Bà ngoại thấy thê càng bù lu bù loa ầm lên:
- - Ối giời ơi..Mọi người lại đây mà xem Dì Ghẻ cho con chồng ăn thức ăn thiu phải rửa ruột mà vẫn nói chưa làm gì này.
Người bàn tán, người chỉ trỏ, người thấy vậy bực nói thẳng:
- - Làm gì thì cũng phải tích đức chứ cô ơi, trẻ con nó có tội tình gì….
Bà ngoại đứng đó nói hết tất cả, mụ Hường giận đỏ mặt mụ xô mọi người rồi đi ra ngoài. Chỉ còn bố Nam đứng đó, bác sỹ thấy ầm ỹ vội chạy lại giải tán đám đông. Mọi người đi khỏi bà ngoại mới nhìn bố Nam nói:
- - Tôi tưởng anh mang con về chăm sóc như thế nào. Hóa ra anh mang về cho người ta hại, rồi có ngày con chết mà bố không biết vì sao. Sau này anh để hai đứa nó về ở với tôi, nghèo hay không thì tôi cũng nuôi nó chục năm nay. Về ở với anh thế này thằng bé cũng không ở nổi.
Bố Nam vội xin lỗi bà ngoại:
- - Bà đừng nói thế có cháu nó ở đây, con cũng vô tâm không để ý chuyện ăn uông mấy. Bình thường ở nhà con ăn gì hai cháu ăn nấy. Bà nói thế cũng oan cho con...Các con nó mới về ở với con chưa được một tuần giờ bà lại đòi cháu về người ngoài nhìn vào sẽ nói con thế nào. Như vậy con làm gì còn mặt mũi nào ra đường nữa. Con cũng có nhiều khúc mắc chưa giải quyết xong nên vẫn phải chịu đựng. Nhưng con hứa với bà sẽ không có lần sau nữa đâu. Dù thế nào nó cũng phải sợ con, con có thể bỏ vợ chứ con cái con không bỏ được.
Bà ngoại nghe vậy cũng không nói gì thêm, Nam cũng đã nghe hết những điều bố nó nói. Bà nói vậy thôi chứ thạt sự bà làm sao có thể lo cho hai anh em ăn học được. Hiện giờ bà tuy không phải sống nhờ vào ai vì vẫn còn ít tiền sau khi ông mất đi để lại. Mỗi tháng các bác mỗi người cho bà một ít để bà tiêu pha ăn uống thì bà vẫn nhận nhưng bà có nói:
- - Các con cho thì cầm lại tiết kiệm sau này lỡ có chết cũng không phải nhờ đến ai.
Bà là như vậy dấy, Nam nhìn bà nó cười rồi nói với bà:
- - Không sao đâu bà ạ, hai anh em cháu ở với bố cũng được. Cháu vẫn ra thăm bà thường xuyên mà. Sau này lớn, học xong cháu sẽ đi làm nuôi bà…..
Bố Nam khẽ cười, ông nói với bà ngoại:
- - Đấy bà thấy cháu nó bé mà còn suy nghĩ được như thế. Bà phải thương con chứ, con có lỗi với mẹ nó nhiều. Giờ bà phải để cho con bù đắp cho cháu.
Đang nói chuyện thì bác Dung đi vào, tay cầm cặp lồng cháo. Thấy bố Nam ở đấy bác Dung nói:
- - Chú Tuấn dấy à, sao thấy mẹ bảo vợ...à nhầm bạn gái chú nói chị bị điếc phải không..?
Bố Nam chào bác Dung rồi hỏi:
- - Sao chị lại nói vậy..?
Bác Dung đặt cặp lồng xuống rồi mở ra xúc cháo cho Nam:
- - Dậy ăn cháo đi cháu, cháo bác tự nấu đấy không phải mua đâu, ăn đi còn uống thuốc. Mẹ cũng ăn một ít đi, từ sáng giờ đã ăn gì đâu cứ chạy đi chạy lại.
Quay lại bác Dung nói với bố Nam:
- - Nãy đứng ngoài tôi cũng nghe hết rồi, chú nên thấy may mắn khi hôm qua hai đứa nó còn biết ra nhà bà. Chứ ở trong đó có hai anh em, giờ không biết thế nào đâu. Mà có rảnh thì gọi cảm ơn cô Thảo một câu. Sáng nay mà không có cô ấy thì cũng rắc rối.
Bà ngoại gật đầu tán thành, cô Thảo hàng xóm đúng là người tốt. Bác Dung nói tiếp:
- - Tối qua lẽ ra thằng bé ăn cơm ở nhà bà ngoại nhưng do vợ..tiên sư lại nhầm đã cưới đâu mà vợ. Do bạn gái chú bắt thằng bé mang chìa khóa về cho con nó lấy gấu lấy chó gì ấy nên nó buông bát cơm đạp xe về đấy. Thế mà sáng nay tôi thấy mẹ kể cháu nó bảo con dì ghẻ kia nó bảo tôi bị điếc tôi nghe nhầm. Tôi có bị điên đâu mà bắt hại cháu nó như thế, trời đánh tránh miếng ăn. Điếc hay không ra ngoài sét nó đánh vào mõm cho thì lại cấm khẩu. Chú về bảo nó về ra ngoài đường đeo cái rọ mõm vào không rụng hết răng đấy.
Bố Nam lúc này chỉ biết gật đầu vâng dạ, cũng phải thôi nếu mọi chuyện như thế thì tất cả đều tại mụ Hường. Mải lo cho Nam mà quên mất bé Hạnh, bố Nam vội hỏi:
- - Còn con nhỏ nhà em đâu chị Dung..?
Bác Dung đáp:
- - Nó đang ở nhà tôi rồi, sáng gửi bên cô Thảo nãy về tôi đón về nhà tôi rồi. Chắc giờ chồng tôi đang cho cháu ăn cơm. Chú giỏi đi như thế thì chăm con kiểu gì, phải tính xem thế nào chứ như này tôi thấy không ổn đâu. Đã xác định đón hai đứa nó về thì phải tính cẩn thận chứ để thế đâu phải ngày một ngày hai. Sau này chú mà lấy nó thì nó đuổi hai đứa này ra đường à…?
Bố Nam im lặng lắng nghe, lát sau ông nhờ bà trông Nam rồi đi gặp bác sỹ để hỏi han tình hình của Nam đồng thời thanh toán viện phí. Bác sỹ nói Nam phải ở lại thêm hai ngày nữa để theo dõi tình trạng sức khỏe. Bố Nam vào gặp bà ngoại rồi nói:
- - Cháu nó phải ở đây mấy ngày nữa, giờ con về lấy cho cháu ít đồ với mua cho cháu mấy thứ cần thiết. Lát con quay lại chở bà về, bà cho con gửi cháu Hạnh mấy hôm. Sáng con ra chở cháu đi học, còn cháu Nam thì cứ để con trông.
Bác Dung thấy vậy nói:
- - Thế cũng được, chú cứ về lấy đồ đi. Bao giờ chú quay lại thì tôi chở mẹ về cũng được. Còn cái Hạnh đi học thì để tôi chở đi cho. Bao giờ thằng Nam ra viện thì trả lại chú.
Bố Nam cảm ơn bác Dung rối rít rồi vội lái xe đi về nhà. Trên đường về ông nghĩ đến những điều mọi người nói mà giận dữ vô cùng. Định rằng về nhà ông sẽ hỏi cho ra ngô ra khoai mọi chuyện. Ban nãy vì đang ở trong bệnh viện với đông người nên ông đã cố kìm nén cơn giận xuống. Vừa về đến nhà mở cổng ra đã thấy cái Thư chạy ra ôm chân ông Tuấn nịnh nọt, õng ẹo. Khẽ bế nó sang một bên ông Tuấn đi vào nhà gọi lớn:
- - Cô ra đây tôi hỏi chuyện xem nào...Cô có còn định muốn sống ở đây nữa không…??
Vừa dứt lời thì mụ Hường từ trong phòng đi ra, nhưng mụ không đi ra một mình mà còn một người nữa đi cùng. Không phải ai khác đó là chị của bố Nam, cô Nguyệt. Bà cô này khá thân thiết với mụ Hường đồng thời cũng là một người khá bẩn tính. Ngày trước khi bố mẹ Nam bỏ nhau chính mồm bà này đi ra ngoài rêu rao ngược lại rằng mẹ Nam không ra gì nên bố Nam mới bỏ. Bà Nguyệt cũng là một kẻ đặt điều, ngậm máu phun người. Nghe đâu đợt mới quen bố Nam mụ Hường có cho bà Nguyệt vay 100tr để mở quán làm ăn. Từ đó hai người thân nhau lắm, nói về đằng nội thì không chỉ bà Nguyệt mà ngay cả những người khác đều nói mụ Hường sống tốt. Đơn giản thôi vì mụ Hường có tiền, thi thoảng mụ lại mua cái này cái nọ biếu mỗi người một ít. Ai thiếu tiền tầm 5-7tr gọi điện mượn là mụ Hường cho vay luôn. Từ đó cả họ nội ai cũng khen mụ không tiếc lời, khen mụ như đọc sớ tê sao giải hạn.
Bà Nguyệt thấy bố Nam to tiếng liền đi ra mào đầu:
- - Chú làm cái gì mà ầm ầm lên thế. Vợ chồng có gì đóng cửa bảo nhau, định để hàng xóm người ta cười cho à…? Thế làm sao..?
Bố Nam gắt:
- - Không phải việc của chị, nó bố láo, làm ác thì em phải dạy. Còn không dạy được thì cút…
Bà Nguyệt vặn lại:
- - Thế em dâu tôi làm gì mà chú bảo làm ác, con chú về đây nó chăm lo như thế còn thế nào. Chuyện thằng Nam bị ngộ độc tôi cũng nghe Hường nó kể rồi. Sao chú chỉ nghe một tai mà không mở nốt tai kia ra xem, mở nốt hai mắt ra nhìn. Sớm tôi vào đây thấy nhà cửa sạch sẽ, tủ lạnh thì đầy ắp đồ ăn, nào thịt lợn, thịt gà, hoa quả….Như thế còn như nào…
Bố Nam nghe vậy chạy xuống bếp mở tủ lạnh ra thì quả thật thức ăn đầy ắp, trên bếp nồi niêu đã được rửa sạch sẽ gon gàng. Chẳng còn nồi thịt kho nào cả, biết giờ làm ầm lên thì chỉ tổ xấu mặt. Cũng chẳng biết ai đúng ai sai, vì đặt vào trường hợp hai bên đều muốn bên kia nhận lỗi. Có thể là người đàn bà thủ đoạn kia giở trò, nhưng hiện tại trong nhà không có bằng chứng nào để quy tội mụ Hường cả. Chưa hết bà cô bên nội vẫn một mực bênh chằm chặp, bà Nguyệt tiếp:
- - Thằng Nam đấy cũng ghê gớm lắm. Nhớ ngày nhỏ nó bị ốm, nhà mình có cô Ngoan ra thăm cho nó tiền mà nó không lấy. Nó bảo mẹ nó đầy tiền…
Hai mụ người lớn đang nói xấu một đứa trẻ con một cách say mê và đầy hào hứng. Chưa biết thằng Nam có nói câu đó hay không, nhưng việc một người lớn đi so đo câu nói với một đứa trẻ con thì đủ thấy sự xấu xa trong con người họ như thế nào rồi. Mụ Hường thì làm bộ mặt buồn thiu đầy giả tạo, mắt mụ Hường như trực chảy nước, cộng thêm bà chị chồng đang ra sức bảo vệ. Không bằng chứng, không lý do, bố Nam đành phải dịu giọng. Thấy tình hình có vẻ đã yên ổn mụ Hường nói:
- - Anh cũng thấy đấy, hôm trước nó còn gọi em là bà xưng tôi. Em cũng có dám nói gì đâu, chùa chiền lễ bái lúc nào em chẳng cầu cho các con. Hoàn cảnh chúng nó như thế em sao nỡ làm thế được. Trẻ con không hiểu chuyện nói linh tinh em không chấp. Nhưng anh ở với em mấy năm nay anh phải biết chứ...Lúc nào cũng một dạ hai vâng, cả với gia đình anh cũng vậy..
Bố Nam ngắt lời mụ Hường:
- - Lần này tôi tạm bỏ qua, đúng là phải nghe hai phía. Nhưng con nó nói thì tôi phải tin, trước giờ nó là người ít nói. Còn những gì ai làm sau lưng tôi biết hết, đừng để chuyện gì đáng tiếc xảy ra... Phải biết nhìn nhau mà sống…
Vừa nói bố Nam vừa hướng mắt về phía cái Thư đang ngồi xem tivi, quay lại bố Nam nói tiếp với mụ Hường:
- - Trước tới giờ tôi hay anh em của tôi đối xử với mẹ con cô không tệ. Các em tôi về đây chơi nó cũng nói nhiều đấy. Đừng để đến lúc tôi phân biệt con anh - con em thì đừng có trách tôi ác. Giờ tôi phải đi vào viện, còn chuyện đâu có đó, những gì cô với tôi thỏa thuận với nhau thì tự mà hiểu.
Dứt lời bố Nam chạy lên tầng lấy đồ cho Nam rồi không nói năng gì thêm ông ra xe đi thẳng đến bệnh viện. Bố Nam vừa ra khỏi nhà là hai con mụ ác mồm, ác cả tâm lại kéo nhau vào phòng thậm thụt bàn mưu hèn kế bẩn. Phải nói mụ Hường quả thật là một con người đầy mưu mô, xảo quyệt. Ngay cả khi làm ra cái chuyện táng tận lương tâm như thế này mà mụ vẫn có thể khiến bố Nam không thể làm gì mình. Phải đối mặt với một người như thế cộng thêm sức ép, sự ghét bỏ từ phía đằng nội rồi đây cuộc sống của hai anh em Nam rồi sẽ ra sao
- - Dạ thưa bác sỹ, tối qua cháu ăn cơm nguội ở nhà với thịt kho từ hôm trước. Xong tối cháu mới ra bà thì bà cho quả lê.
Bác sỹ nhìn Nam lắc đầu:
- - Chết thật sao lại ăn thịt từ hôm trước, vậy chắc do cháu ăn phải dồ ôi thiu nên mới bị ngộ độc thực phẩm.
Bác sỹ quay sang nhìn bố Nam và mụ Hường nói:
- - Anh chị phải chú ý chứ, thức ăn đừng nên để qua đêm bên ngoài. Dù có cho vào tủ lạnh thì để qua ngày trẻ con ăn phải cũng rất dễ đau bụng. Ai lại cho cháu ăn uống như vậy bao giờ.
Bố Nam vẫn chưa hiểu lắm, ông nhìn Nam hỏi:
- - Sao lại ăn thịt kho từ hôm qua. Bố tưởng tối qua hai anh em ăn cơm nhà bà ngoại cơ mà. Mà nồi thịt kho từ hôm chú Đại về cô Hường bảo đổ đi rồi cơ mà…?
Bà ngoại cũng ngơ ngác như hiểu được vấn đề, Nam nhìn bố nói:
- - Ban đầu con với em định ăn cơm nhà bà, sau đó bố gọi về cho bác Dung bào hỏi chìa khóa. Bác Dung bảo con mang chìa khóa về nhà cho bố mẹ cô Hường. Con về nhà không thấy ai, đói quá vì từ chiều con còn phải lao động. Thế nên con định tìm mỳ tôm ăn luôn nhưng không thấy đâu. Thấy trên bếp có nồi thịt kho hôm qua với cơm nguội nên con ăn xong mới đạp xe ra bà. Đến đêm thì đau bụng…
Bây giờ mới rõ vấn đề, bố Nam quay lại nhìn mụ Hường bằng ánh mắt căm giận, nhưng mụ đâu có vừa, thấy Nam nói vậy mụ liền nói:
- - Đâu phải như thế, thịt đó mới mua sáng ngày mà. Lúc em kho thịt anh cũng biết còn gì.
Mụ nói dối mà không hề chớp mắt, dặn dò Nam uống thuốc xong bác sỹ đi ra ngoài. Lúc này Nam mới nói tiếp:
- - Thịt đó là từ hôm trước rồi, hôm đó kêu mặn nên không ai ăn cả. Nồi thịt còn nguyên, cô ấy còn cho cả mấy miếng thịt nướng trong tủ lạnh vào kho chung. Trong nồi vẫn còn mùi sả với tỏi mà.
Bố Nam nghe con nói xong thì giận tím mặt, ông quay sang hỏi mụ Hường:
- - Sao em bảo em mua đồ ăn mới cho các con mà lại làm thế. Cô đúng là loại rắn độc, may hôm nay con có khồng làm sao. Không tôi không tha cho cô đâu, đợi về nhà rồi tôi sẽ nói chuyện với cô.
Mụ Hường vẫn cố bào chữa:
- - Em có mua thức ăn cho các con, thịt hôm trước em đổ đi rồi. Con nó ra bà ăn cái gì xong giờ cứ đổ vạ cho em thế anh cũng tin à. Bác sỹ cũng đâu có nói là do ăn thịt nên bị ngộ độc, nó cũng ăn những cái khác nữa cơ mà.
Đến nước này mà mụ Hường vẫn chối bay chối biến, mụ vẫn còn đổ vạ cho bà ngoại. Bà ngoại ngồi nghe nãy giờ khồng chịu được nữa, bà đứng dậy chỉ tay vào mặt mụ dì ghẻ:
- - Cái loại mắt gián này, mày ác nó vừa thôi. Nó đổ điêu cho mày để làm gì, cả làng này nó biết loại mày sống bằng cho vay ăn lời cắt cổ, ai không trả được mày đến đổ cứt vào nhà người ta chứ mày tốt đẹp gì. Tao cũng ăn hoa quả với thằng Nam đây, nếu mà ngộ ddocjd thì ba bà cháu tao phải bị hết chứ không riêng gì nó. Loại thất đức…
Bố Nam cúi mặt không dám nói gì với bà ngoại, nhưng mụ Hường vẫn gân cổ lên nói:
- - Cháu có nói do bác đâu, trẻ con nó ra ngoài ăn quà thì biết sao được. Mà bác đừng chửi cháu, cháu chưa làm gì con cháu nhà bác đâu.
Bà ngoại xắn quần lên chửi:
- - Chưa làm gì à, mày cho cháu bà ăn đồ thiu thối để phải vào viện mà mày bảo chưa làm gì. Thê nó phải chết ra đấy mày mới yên tâm phải không..? Nó mà chết bà giết cả nhà mày..
Cả phòng bệnh trở nên ồn ào, mọi người xung quanh thấy to tiếng kéo lại xem. Bà ngoại thấy thê càng bù lu bù loa ầm lên:
- - Ối giời ơi..Mọi người lại đây mà xem Dì Ghẻ cho con chồng ăn thức ăn thiu phải rửa ruột mà vẫn nói chưa làm gì này.
Người bàn tán, người chỉ trỏ, người thấy vậy bực nói thẳng:
- - Làm gì thì cũng phải tích đức chứ cô ơi, trẻ con nó có tội tình gì….
Bà ngoại đứng đó nói hết tất cả, mụ Hường giận đỏ mặt mụ xô mọi người rồi đi ra ngoài. Chỉ còn bố Nam đứng đó, bác sỹ thấy ầm ỹ vội chạy lại giải tán đám đông. Mọi người đi khỏi bà ngoại mới nhìn bố Nam nói:
- - Tôi tưởng anh mang con về chăm sóc như thế nào. Hóa ra anh mang về cho người ta hại, rồi có ngày con chết mà bố không biết vì sao. Sau này anh để hai đứa nó về ở với tôi, nghèo hay không thì tôi cũng nuôi nó chục năm nay. Về ở với anh thế này thằng bé cũng không ở nổi.
Bố Nam vội xin lỗi bà ngoại:
- - Bà đừng nói thế có cháu nó ở đây, con cũng vô tâm không để ý chuyện ăn uông mấy. Bình thường ở nhà con ăn gì hai cháu ăn nấy. Bà nói thế cũng oan cho con...Các con nó mới về ở với con chưa được một tuần giờ bà lại đòi cháu về người ngoài nhìn vào sẽ nói con thế nào. Như vậy con làm gì còn mặt mũi nào ra đường nữa. Con cũng có nhiều khúc mắc chưa giải quyết xong nên vẫn phải chịu đựng. Nhưng con hứa với bà sẽ không có lần sau nữa đâu. Dù thế nào nó cũng phải sợ con, con có thể bỏ vợ chứ con cái con không bỏ được.
Bà ngoại nghe vậy cũng không nói gì thêm, Nam cũng đã nghe hết những điều bố nó nói. Bà nói vậy thôi chứ thạt sự bà làm sao có thể lo cho hai anh em ăn học được. Hiện giờ bà tuy không phải sống nhờ vào ai vì vẫn còn ít tiền sau khi ông mất đi để lại. Mỗi tháng các bác mỗi người cho bà một ít để bà tiêu pha ăn uống thì bà vẫn nhận nhưng bà có nói:
- - Các con cho thì cầm lại tiết kiệm sau này lỡ có chết cũng không phải nhờ đến ai.
Bà là như vậy dấy, Nam nhìn bà nó cười rồi nói với bà:
- - Không sao đâu bà ạ, hai anh em cháu ở với bố cũng được. Cháu vẫn ra thăm bà thường xuyên mà. Sau này lớn, học xong cháu sẽ đi làm nuôi bà…..
Bố Nam khẽ cười, ông nói với bà ngoại:
- - Đấy bà thấy cháu nó bé mà còn suy nghĩ được như thế. Bà phải thương con chứ, con có lỗi với mẹ nó nhiều. Giờ bà phải để cho con bù đắp cho cháu.
Đang nói chuyện thì bác Dung đi vào, tay cầm cặp lồng cháo. Thấy bố Nam ở đấy bác Dung nói:
- - Chú Tuấn dấy à, sao thấy mẹ bảo vợ...à nhầm bạn gái chú nói chị bị điếc phải không..?
Bố Nam chào bác Dung rồi hỏi:
- - Sao chị lại nói vậy..?
Bác Dung đặt cặp lồng xuống rồi mở ra xúc cháo cho Nam:
- - Dậy ăn cháo đi cháu, cháo bác tự nấu đấy không phải mua đâu, ăn đi còn uống thuốc. Mẹ cũng ăn một ít đi, từ sáng giờ đã ăn gì đâu cứ chạy đi chạy lại.
Quay lại bác Dung nói với bố Nam:
- - Nãy đứng ngoài tôi cũng nghe hết rồi, chú nên thấy may mắn khi hôm qua hai đứa nó còn biết ra nhà bà. Chứ ở trong đó có hai anh em, giờ không biết thế nào đâu. Mà có rảnh thì gọi cảm ơn cô Thảo một câu. Sáng nay mà không có cô ấy thì cũng rắc rối.
Bà ngoại gật đầu tán thành, cô Thảo hàng xóm đúng là người tốt. Bác Dung nói tiếp:
- - Tối qua lẽ ra thằng bé ăn cơm ở nhà bà ngoại nhưng do vợ..tiên sư lại nhầm đã cưới đâu mà vợ. Do bạn gái chú bắt thằng bé mang chìa khóa về cho con nó lấy gấu lấy chó gì ấy nên nó buông bát cơm đạp xe về đấy. Thế mà sáng nay tôi thấy mẹ kể cháu nó bảo con dì ghẻ kia nó bảo tôi bị điếc tôi nghe nhầm. Tôi có bị điên đâu mà bắt hại cháu nó như thế, trời đánh tránh miếng ăn. Điếc hay không ra ngoài sét nó đánh vào mõm cho thì lại cấm khẩu. Chú về bảo nó về ra ngoài đường đeo cái rọ mõm vào không rụng hết răng đấy.
Bố Nam lúc này chỉ biết gật đầu vâng dạ, cũng phải thôi nếu mọi chuyện như thế thì tất cả đều tại mụ Hường. Mải lo cho Nam mà quên mất bé Hạnh, bố Nam vội hỏi:
- - Còn con nhỏ nhà em đâu chị Dung..?
Bác Dung đáp:
- - Nó đang ở nhà tôi rồi, sáng gửi bên cô Thảo nãy về tôi đón về nhà tôi rồi. Chắc giờ chồng tôi đang cho cháu ăn cơm. Chú giỏi đi như thế thì chăm con kiểu gì, phải tính xem thế nào chứ như này tôi thấy không ổn đâu. Đã xác định đón hai đứa nó về thì phải tính cẩn thận chứ để thế đâu phải ngày một ngày hai. Sau này chú mà lấy nó thì nó đuổi hai đứa này ra đường à…?
Bố Nam im lặng lắng nghe, lát sau ông nhờ bà trông Nam rồi đi gặp bác sỹ để hỏi han tình hình của Nam đồng thời thanh toán viện phí. Bác sỹ nói Nam phải ở lại thêm hai ngày nữa để theo dõi tình trạng sức khỏe. Bố Nam vào gặp bà ngoại rồi nói:
- - Cháu nó phải ở đây mấy ngày nữa, giờ con về lấy cho cháu ít đồ với mua cho cháu mấy thứ cần thiết. Lát con quay lại chở bà về, bà cho con gửi cháu Hạnh mấy hôm. Sáng con ra chở cháu đi học, còn cháu Nam thì cứ để con trông.
Bác Dung thấy vậy nói:
- - Thế cũng được, chú cứ về lấy đồ đi. Bao giờ chú quay lại thì tôi chở mẹ về cũng được. Còn cái Hạnh đi học thì để tôi chở đi cho. Bao giờ thằng Nam ra viện thì trả lại chú.
Bố Nam cảm ơn bác Dung rối rít rồi vội lái xe đi về nhà. Trên đường về ông nghĩ đến những điều mọi người nói mà giận dữ vô cùng. Định rằng về nhà ông sẽ hỏi cho ra ngô ra khoai mọi chuyện. Ban nãy vì đang ở trong bệnh viện với đông người nên ông đã cố kìm nén cơn giận xuống. Vừa về đến nhà mở cổng ra đã thấy cái Thư chạy ra ôm chân ông Tuấn nịnh nọt, õng ẹo. Khẽ bế nó sang một bên ông Tuấn đi vào nhà gọi lớn:
- - Cô ra đây tôi hỏi chuyện xem nào...Cô có còn định muốn sống ở đây nữa không…??
Vừa dứt lời thì mụ Hường từ trong phòng đi ra, nhưng mụ không đi ra một mình mà còn một người nữa đi cùng. Không phải ai khác đó là chị của bố Nam, cô Nguyệt. Bà cô này khá thân thiết với mụ Hường đồng thời cũng là một người khá bẩn tính. Ngày trước khi bố mẹ Nam bỏ nhau chính mồm bà này đi ra ngoài rêu rao ngược lại rằng mẹ Nam không ra gì nên bố Nam mới bỏ. Bà Nguyệt cũng là một kẻ đặt điều, ngậm máu phun người. Nghe đâu đợt mới quen bố Nam mụ Hường có cho bà Nguyệt vay 100tr để mở quán làm ăn. Từ đó hai người thân nhau lắm, nói về đằng nội thì không chỉ bà Nguyệt mà ngay cả những người khác đều nói mụ Hường sống tốt. Đơn giản thôi vì mụ Hường có tiền, thi thoảng mụ lại mua cái này cái nọ biếu mỗi người một ít. Ai thiếu tiền tầm 5-7tr gọi điện mượn là mụ Hường cho vay luôn. Từ đó cả họ nội ai cũng khen mụ không tiếc lời, khen mụ như đọc sớ tê sao giải hạn.
Bà Nguyệt thấy bố Nam to tiếng liền đi ra mào đầu:
- - Chú làm cái gì mà ầm ầm lên thế. Vợ chồng có gì đóng cửa bảo nhau, định để hàng xóm người ta cười cho à…? Thế làm sao..?
Bố Nam gắt:
- - Không phải việc của chị, nó bố láo, làm ác thì em phải dạy. Còn không dạy được thì cút…
Bà Nguyệt vặn lại:
- - Thế em dâu tôi làm gì mà chú bảo làm ác, con chú về đây nó chăm lo như thế còn thế nào. Chuyện thằng Nam bị ngộ độc tôi cũng nghe Hường nó kể rồi. Sao chú chỉ nghe một tai mà không mở nốt tai kia ra xem, mở nốt hai mắt ra nhìn. Sớm tôi vào đây thấy nhà cửa sạch sẽ, tủ lạnh thì đầy ắp đồ ăn, nào thịt lợn, thịt gà, hoa quả….Như thế còn như nào…
Bố Nam nghe vậy chạy xuống bếp mở tủ lạnh ra thì quả thật thức ăn đầy ắp, trên bếp nồi niêu đã được rửa sạch sẽ gon gàng. Chẳng còn nồi thịt kho nào cả, biết giờ làm ầm lên thì chỉ tổ xấu mặt. Cũng chẳng biết ai đúng ai sai, vì đặt vào trường hợp hai bên đều muốn bên kia nhận lỗi. Có thể là người đàn bà thủ đoạn kia giở trò, nhưng hiện tại trong nhà không có bằng chứng nào để quy tội mụ Hường cả. Chưa hết bà cô bên nội vẫn một mực bênh chằm chặp, bà Nguyệt tiếp:
- - Thằng Nam đấy cũng ghê gớm lắm. Nhớ ngày nhỏ nó bị ốm, nhà mình có cô Ngoan ra thăm cho nó tiền mà nó không lấy. Nó bảo mẹ nó đầy tiền…
Hai mụ người lớn đang nói xấu một đứa trẻ con một cách say mê và đầy hào hứng. Chưa biết thằng Nam có nói câu đó hay không, nhưng việc một người lớn đi so đo câu nói với một đứa trẻ con thì đủ thấy sự xấu xa trong con người họ như thế nào rồi. Mụ Hường thì làm bộ mặt buồn thiu đầy giả tạo, mắt mụ Hường như trực chảy nước, cộng thêm bà chị chồng đang ra sức bảo vệ. Không bằng chứng, không lý do, bố Nam đành phải dịu giọng. Thấy tình hình có vẻ đã yên ổn mụ Hường nói:
- - Anh cũng thấy đấy, hôm trước nó còn gọi em là bà xưng tôi. Em cũng có dám nói gì đâu, chùa chiền lễ bái lúc nào em chẳng cầu cho các con. Hoàn cảnh chúng nó như thế em sao nỡ làm thế được. Trẻ con không hiểu chuyện nói linh tinh em không chấp. Nhưng anh ở với em mấy năm nay anh phải biết chứ...Lúc nào cũng một dạ hai vâng, cả với gia đình anh cũng vậy..
Bố Nam ngắt lời mụ Hường:
- - Lần này tôi tạm bỏ qua, đúng là phải nghe hai phía. Nhưng con nó nói thì tôi phải tin, trước giờ nó là người ít nói. Còn những gì ai làm sau lưng tôi biết hết, đừng để chuyện gì đáng tiếc xảy ra... Phải biết nhìn nhau mà sống…
Vừa nói bố Nam vừa hướng mắt về phía cái Thư đang ngồi xem tivi, quay lại bố Nam nói tiếp với mụ Hường:
- - Trước tới giờ tôi hay anh em của tôi đối xử với mẹ con cô không tệ. Các em tôi về đây chơi nó cũng nói nhiều đấy. Đừng để đến lúc tôi phân biệt con anh - con em thì đừng có trách tôi ác. Giờ tôi phải đi vào viện, còn chuyện đâu có đó, những gì cô với tôi thỏa thuận với nhau thì tự mà hiểu.
Dứt lời bố Nam chạy lên tầng lấy đồ cho Nam rồi không nói năng gì thêm ông ra xe đi thẳng đến bệnh viện. Bố Nam vừa ra khỏi nhà là hai con mụ ác mồm, ác cả tâm lại kéo nhau vào phòng thậm thụt bàn mưu hèn kế bẩn. Phải nói mụ Hường quả thật là một con người đầy mưu mô, xảo quyệt. Ngay cả khi làm ra cái chuyện táng tận lương tâm như thế này mà mụ vẫn có thể khiến bố Nam không thể làm gì mình. Phải đối mặt với một người như thế cộng thêm sức ép, sự ghét bỏ từ phía đằng nội rồi đây cuộc sống của hai anh em Nam rồi sẽ ra sao
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook