Dì Ghẻ
-
Chương 11: Ấm Ức
Hết ba ngày nằm viện hai anh em Nam được bố đón về nhà. Hôm bố Nam ra bà ngoại đón bé Hạnh, con bé khóc không muốn xa bà. Mấy bà cháu bịn rịn khiến ai nhìn cảnh đó cũng cảm động. Ba ngày nằm viện Nam cũng được bố tâm sự nhiều chuyện, chủ yếu ông Tuấn động viên hai con cố gắng. Chắc bố Nam gọi điện cho chú Đại báo tin hay sao mà ngày hôm sau chú Đại gọi về hỏi thăm Nam, nói vói Nam đươc mấy câu chú Đại bảo Nam đưa máy cho bố rồi bố Nam đi ra ngoài nói chuyện gì đó.
Từ hôm ở bệnh viện Nam đã nói là do ăn thịt kho của mụ Hường nên đau bụng. Nhưng sau đó bố Nam quay lại bệnh viện cũng không đả động gì đến chuyện đó nữa. Nam cũng phần nào hiểu được bố Nam không muốn làm to chuyện. Nó nhìn bố hỏi:
- - Con về thế này có bị cô ấy nói gì không hả bố.?
Bố Nam trả lời:
- - Nói gì là nói gì, nhà của bố bao giờ bố bảo con đi thì con hãy đi. Còn ai không chịu được thì tự đi. Con đừng nghe ai nói gì mà bỏ bố.
Tuy bố nói vậy nhưng Nam cũng biết được một ít chuyện của bố liên quan đến mụ Hường. Trước mặt người khác bố Nam luôn nói coi trọng con cái hơn những thứ khác. Nhưng ở chung nhà những ngày qua những thứ Nam nhìn thấy, nghe thấy lại không phải vậy. Những cuộc điện thoại nó vô tình nghe được khi đi từ trên tâng xuống mà bố nó không hề hay biết. Hay đơn giản như cuộc điện thoại của chú Đại hôm trước, nghe trộm là không tốt nhưng nhờ nghe trộm mà nó nôm na hiểu được nội dung cuộc nói chuyện đó là gì. Có lẽ trong điện thoại chú Đại lo cho hai anh em nó nên khuyên bố nó dứt điểm với mụ Hường. Tuy nhiên bố nó noi:
- - Giờ anh còn phải phụ thuộc nhiều cái, anh cũng biết nhưng không thể bỏ bây giờ được.
Nghe câu đó xong nó biết những lời bố nó nói với hai anh em nó cũng chỉ nghe mà biết vậy. Một mặt bố nó không muốn bỏ chúng nó, nhưng mặt khác cũng không thể bỏ được mụ Hường. Tự nhiên nó thấy sợ, không phải tự nhiên mà mấy năm nay bố nó sống bình thường được với một người đàn bà thủ đoạn như thế mà không biết gì. Đến hôm nay thì nó hiểu bố nó biết hết, nhưng không nói hoặc không dám nói. Có khi nào anh em nó đang đóng vai khán giả xem một vở diễn của những người lớn với những suy nghĩ mà anh em nó không bao giờ hiểu được. Bằng chứng là cả họ nội cũng không ai hoan nghênh hai anh em nó về ở với bố. Từ ngày mẹ nó đi xa cả họ nội không ai thăm hỏi được một câu, cho được cái kẹo mút.
Không những thế họ còn đặt đủ mọi điều xấu xa nào là ra đường gặp các bác, các cô không chào. Rồi là mất dạy không nhận họ hàng...Họ nói ra những lời bẩn thỉu đó mà không nghĩ đến bản thân họ đã bao giờ hỏi thăm hai đứa cháu được một câu nào chưa..? Các bác, các cô không gặp cháu nhưng lại nói cháu không chào. Từ nhỏ nó đã không biết các bác, các cô mặt mũi như nào thi chào vào đâu. Liên tục là những lời đàm tếu ác mồm từ họ, giờ đây gặp được người có tí tiền họ lại sợ việc bố Nam đón hai anh em nó về sẽ gây cản trở việc cưới xin trong nay mai giữa mụ Hường và bố Nam. Theo như những gì chú Đại nói qua với Nam thì chính chú Đại cùng ông bà trên Hà Nội khuyên nhủ, cũng nói nhiều cùng với anh em xã hội, bạn làm ăn góp ý nên bố Nam hiểu ra nên đón hai anh em Nam về. Với Nam bây giờ những người ở cạnh nó không ai khiến nó tin tưởng, kể cả bố mình. Ký ức về một người bố phụ bạc mẹ con nó vẫn còn in nguyên trong đầu nó.
Mọi người hay nói nó lầm lỳ, ít nói nhưng cái quá khứ lẫn cái hiện thực bây giờ không cho phép bản thân nó chia sẻ, tâm sự với ai bất cứ điều gì. Nó có thể tầm tuổi đó cũng như nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác sẽ nghỉ học và đi làm một công việc nặng nhọc nào đó. Không phải nó không nghĩ đến điều này, ngày ông còn sống một lần nó thấy thằng Hào gần nhà hơn nó 1 tuổi đã bỏ học đi làm hàn xì. Lần đó thằng Hào gặp nó hỏi:
- - Mày có đi làm không..? Chỗ tao cũng đang cần người đấy, vất vả mấy hôm đầu thôi, sau bê sắt bê đồ thấy nhẹ tênh. Mà ở dó người ta nuôi cơm một bữa.
Nhà thằng Hào nghèo lắm, bố mẹ nó lại còn bệnh tật. Vậy nên 13-14t thằng Hào đã phải nghỉ học đi làm. Hoàn cảnh của Nam nghĩ lại cũng đâu khá hơn bao nhiêu, có khi còn thảm hơn khi mẹ mất, lúc đó thì bố cũng khác gì chết rồi. Hai ông bà nuôi hai đứa ăn học là quá nặng nề, thế là Nam chạy về khoe ông:
- - Ông ơi cháu nghỉ học đi làm với thằng Hào nhé….
Chưa dứt lời nó bị ông ngọa chửi cho té tát:
- - Nghỉ nghỉ cái gì, ông cho mày đi học để giờ mày đòi nghỉ à..? Mày mà nghỉ học ông đánh xong đuổi ra đường. Nhà này không cần loại vô học, mất dạy.
Nghe ông mắng như thế nó sợ luôn, từ đó không dám nói hay đả động gì đến việc nghỉ học nữa. Nó thì không sao nhưng còn em gái nó, giờ nếu không ở với bố quả thật hai anh em nó chỉ còn là gánh nặng cho người khác. Về đến nhà ba bố con vừa mở cổng bước vào trong thì gặp ngay mụ Hường đi ra đón. Trái ngược với suy nghĩ của Nam mụ Hường sẽ mặt nặng mày nhẹ khi nhìn thấy hai anh em. Nhưng không mụ Hường hôm nay hoàn toàn khác, mụ đi ra cửa đón bố con Nam bằng một nu cười hiền diu, một giọng nói nhẹ nhàng:
- - Mấy bố con về nhà rồi à..May quá cơm nước cũng vừa chuẩn bị xong. Mấy bố con rửa tay mặt mũi di rồi ăn luôn cho nóng.
Mụ Hường xoa đầu bé Hạnh, quay sang nhìn Nam mụ hỏi:
- - Con còn đau không, khổ thân phải nằm viện mất mấy hôm. Hôm nay cô mua toàn đồ ăn ngon thôi, cố gắng ăn cho lại sức.
Nói xong mụ nắm tay dẫn bé Hạnh đi vào nhà, bố Nam nói:
- - Đấy con thấy chưa, bố nói cái là phải nghe ngay. Con cứ yên tâm mà ở đây nhé.
Nam gật đầu, sự thay dổi của mụ Hường khiến nó yên tâm hơn phần nào. Nó sợ sau lần vừa rồi mụ Hường sẽ ghét cay ghét đắng hai anh em nó. Hóa ra nó đã nhầm, quả thật bố nó có tiếng nói. Vậy mà vừa mới đây nó lại nghi ngờ bố, nó liếc nhìn bố tỏ vẻ hối hận. Sau một tuần về đây ở thì hôm nay là ngày mà Nam cảm thấy vui vẻ nhất, bữa cơm đều huề những món ăn ngon. Không khí thoải mái mọi người tươi cười với nhau, cả nhà ăn cơm xong ngồi phòng khách bố Nam nói:
- - Anh mong sao gia đình mình hòa hợp như ngày hôm nay. Em chăm lo cho các con cẩn thận thì anh cũng yên tâm. Thôi thì mọi hiểu lầm trước đây coi như bỏ, từ bây giờ các con cũng phải lễ phép với cô, mấy anh em trong nhà phải biết yêu thương nhau.
Mụ Hường lễ phép:
- - Dạ cái đó thì trước giờ em vẫn sống như thế, chỉ sợ các con ra ngoài lại nghe người xấu nói em không ra sao. Còn đã là con thì con ai em cũng đều yêu thương như nhau. Em cũng là người biết trước biết sau chứ có phải không đâu.
Nam ngồi lắng nghe, bé Hạnh thì vẫn mải xem tivi. Bố Nam nhìn hai anh em nói:
- - Thôi hai anh em dẫn nhau lên phòng học bài đi nhé. Mai còn đi học…
Nam vâng dạ rồi dắt bé Hạnh lên trên tầng, tầm một tiếng sau như chợt nhớ ra điều gì nó vội vã chạy xuống dưới nhà gọi bố:
- - Bố ơi. mấy bộ quần áo cũ của con mặc ở bệnh viện dâu rồi ạ.
Bố Nam trả lời:
- - À quần ảo bẩn lúc nãy bố đưa cho cô Hường giặt cho hai anh em rồi. Chắc giờ cô ây đang phơi trên tầng ấy.
Nam lại vội vàng chạy lên tầng thượng, đúng thật là mụ Hường đang phơi quàn áo. Nam chạy lại chậu quần áo móc móc mấy cái túi quần như tìm gì đó. Thấy vậy mụ Hường hỏi:
- - Con tìm cái gì ạ…
Nam vôi trả lời:
- - Vâng ạ, cháu cháu tìm...tìm...hôm qua thay ra cháu còn để trong cái quần này gấp lại..
Mụ Hường hỏi lại:
- - Thế con tìm cái gì…? Để quên tiền hả..?
Nam gật đầu lia lịa, nó nhìn mụ Hường tỏ vẻ biết ơn. Đúng là nó đang tìm tiền, số tiền mà chú Đại cho nó lần trước nó chưa tiêu đến, rồi tiền bà ngoại cho 20k. Tất cả nó để dành cất đi trong cái túi quần, tối hôm trước tắm xong ra bà ăn cơm nó định để tiền đó ở nhà nhưng không hiểu sao nó lại cho hết vào túi mang đi. Sáng hôm sau đi viện lúc tỉnh dậy nó sờ thấy trong túi vẫn còn. Mới chiều nay về nó cẩn thận cho vào túi quần cũ vì cái quần nó đang mặc không có túi quần. Nó làm thế vì chú Đại đã dặn đừng nói với ai là chú ấy cho anh em nó tiền. Nam nhìn mụ Hường như chờ đợi điều gì đó, mụ Hường móc túi ra một tờ 20k rồi đưa nó nói:
- - Đây nãy cho quần áo vào máy xong lên phơi cô thấy rơi ra 20k, cứ nghĩ tiền trong quần áo bố con rơi ra. Con chạy lên đây tìm thì đúng là tiền của con rồi…
Thằng Nam mặt mũi đần ra, đúng là số tiền của nó có đồng 20k nhưng đó là số lẻ, còn một đồng 500k nữa cơ mà. Nhận lấy 20k từ tay mụ Hường nó tiếp tục bới trong chậu quần áo từng cái một để nuôi hi vọng tìm thấy đồng 500k. Nhưng không có, nó thò đầu nhìn vào cái máy giặt trống trơn như để vớt vát chút tia sáng cuối cùng. Thấy vậy mụ Hường nói:
- - Thế con vẫn còn nữa à, hết rồi cô chỉ thấy tờ 20k đấy thôi. Có thì cô phải trả lại cho con chứ.
Nam mặt buồn thiu không tìm nữa, người nó nghi đầu tiên chính là mụ Hường, tuy nhiên giờ nó có nói nó mất 500k cũng chẳng ai tin, mà chắc gì đã là rơi trong máy giặt. Nhưng nó dám chắc mụ Hường là người lấy tiền của nó, tiền nó để trong cái túi quần cũ ấy chính tay nó xếp gọn gàng cho vào túi mang về. Làm sao có chuyện rơi ra ngoài được, nếu rơi thì phải là rơi cả. Đằng này, nhìn bản mặt mụ Hường tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra khiến nó rấn nước mắt.
Bản chất của mụ vẫn vậy, mụ vẫn luôn ghét bỏ hai anh em Nam. Nó im lặng không trả lời rồi lầm lỳ đi xuống phòng. Số tiền với nó là cả một gia tài, số tiền chú Đại cho hai anh em nó giống như một kho báu nhỏ mà nó vẫn nâng niu mấy ngày qua. Nó từng tính dùng số tiền đó cho bé Hạnh ăn sáng mỗi ngày, mỗi lần ngắm số tiền to nhất trong đời nó được cầm lúc bấy giờ nó nghĩ sau này phải có thật nhiều tờ tiền như thế này.
Vậy mà giờ đây chỉ một phút quên đi nó đã đánh mất cái kho báu của mình. Nó nhìn bé Hạnh ngồi đó không dám kể với em. Uất ức trong lòng khiến nó muốn òa lên khóc, nó muốn kể sự cay đắng này ra cho một người nào đó nhưng trong nhà này nó không kể được với ai cả. Bởi vậy nó càng cảm thấy khó chịu hơn, cả đêm hôm đó nó không ngủ được vì tiếc tiền. Nhất là sáng hôm sau khi chuẩn bị đi học nó bắt gặp ngay bộ mặt đáng ghét của mụ Hường. Lúc hai anh em nó chuẩn bị đi học bố Nam có hỏi:
- - Bố cho hai anh em tiền ăn sáng đây.
Bố nó lấy ra 50k, nó đưa tay định nhận thì mụ Hường nói:
- - Nam hôm qua còn 20k đây, trẻ con cầm tiền ít thôi kẻo lại rơi. Tiêu hết 20k ấy đi rồi khi nào bố cho hãy lấy. Cầm nhiều tiền không tốt.
Bố Nam vẫn dúi tiền vào tay nó, nhưng nghe thấy mụ Hường nói vậy nó lặng lẽ rụt tay lại:
- - Dạ thôi, con vẫn còn tiền…
Nói rồi hai anh em lên xe chở nhau đi học, bé Hạnh bấu bấu tay anh:
- - Hi hi mình có tiền rồi anh nhỉ..?
Nam nhìn bé Hạnh cười rồi hỏi:
- - Thế hôm nay em muốn ăn gì..? Bánh bao nhé, thêm một hộp sữa..
Con bé gật đầu luôn, nhìn em gái trong lòng nó lại nhói lên cái cảm giác uất ức ngày hôm qua. Nó cảm thấy có lỗi với bé Hạnh, có lỗi với cả chú Đại...Và tất nhiên nó cảm thấy giận mụ Hường vô cùng. Giận như thế nhưng nó cũng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng, từ hôm ra viện ngoài việc mất tiền ra Nam không thể trách cứ mụ điều gì. Ngày nào mụ cũng ân cần hỏi han hai anh em Nam, ăn uống thì có bố Nam ở nhà nên ngày nào cũng được ăn ngon. Nói chung sau hôm Nam ra viện mụ Hường hoàn toàn thay đổi, tối hôm đó cả nhà đang ăn cơm thì bố Nam có điện thoại. Ông đi ra ngoài nghe xong luc sau quay lại nói:
- - Sáng mai anh phải đi có việc mấy hôm, mấy mẹ con ở nhà chăm lo cho nhau nhé.
Như chưa yên tâm ông nhìn mụ Hường nói thêm:
- - Nhớ phải cơm nước cho các con đàng hoàng đấy.
Mụ Hường khẽ cười rồi nói:
- - Anh cứ yên tâm đi công việc, các con ở nhà dã có em lo.
Nghe thấy bố phải đi làm xa mấy hôm mới về bỗng nhiên Nam thấy lo sợ, nhất là khi nó nhìn sang mụ Hường đang cười rất tươi. Không ai biết mụ cười tươi là do bố Nam đi làm sẽ mang tiền về hay mụ cười tươi khi bố Nam đi thì ở nhà mụ là sẽ là người làm Chủ.
Từ hôm ở bệnh viện Nam đã nói là do ăn thịt kho của mụ Hường nên đau bụng. Nhưng sau đó bố Nam quay lại bệnh viện cũng không đả động gì đến chuyện đó nữa. Nam cũng phần nào hiểu được bố Nam không muốn làm to chuyện. Nó nhìn bố hỏi:
- - Con về thế này có bị cô ấy nói gì không hả bố.?
Bố Nam trả lời:
- - Nói gì là nói gì, nhà của bố bao giờ bố bảo con đi thì con hãy đi. Còn ai không chịu được thì tự đi. Con đừng nghe ai nói gì mà bỏ bố.
Tuy bố nói vậy nhưng Nam cũng biết được một ít chuyện của bố liên quan đến mụ Hường. Trước mặt người khác bố Nam luôn nói coi trọng con cái hơn những thứ khác. Nhưng ở chung nhà những ngày qua những thứ Nam nhìn thấy, nghe thấy lại không phải vậy. Những cuộc điện thoại nó vô tình nghe được khi đi từ trên tâng xuống mà bố nó không hề hay biết. Hay đơn giản như cuộc điện thoại của chú Đại hôm trước, nghe trộm là không tốt nhưng nhờ nghe trộm mà nó nôm na hiểu được nội dung cuộc nói chuyện đó là gì. Có lẽ trong điện thoại chú Đại lo cho hai anh em nó nên khuyên bố nó dứt điểm với mụ Hường. Tuy nhiên bố nó noi:
- - Giờ anh còn phải phụ thuộc nhiều cái, anh cũng biết nhưng không thể bỏ bây giờ được.
Nghe câu đó xong nó biết những lời bố nó nói với hai anh em nó cũng chỉ nghe mà biết vậy. Một mặt bố nó không muốn bỏ chúng nó, nhưng mặt khác cũng không thể bỏ được mụ Hường. Tự nhiên nó thấy sợ, không phải tự nhiên mà mấy năm nay bố nó sống bình thường được với một người đàn bà thủ đoạn như thế mà không biết gì. Đến hôm nay thì nó hiểu bố nó biết hết, nhưng không nói hoặc không dám nói. Có khi nào anh em nó đang đóng vai khán giả xem một vở diễn của những người lớn với những suy nghĩ mà anh em nó không bao giờ hiểu được. Bằng chứng là cả họ nội cũng không ai hoan nghênh hai anh em nó về ở với bố. Từ ngày mẹ nó đi xa cả họ nội không ai thăm hỏi được một câu, cho được cái kẹo mút.
Không những thế họ còn đặt đủ mọi điều xấu xa nào là ra đường gặp các bác, các cô không chào. Rồi là mất dạy không nhận họ hàng...Họ nói ra những lời bẩn thỉu đó mà không nghĩ đến bản thân họ đã bao giờ hỏi thăm hai đứa cháu được một câu nào chưa..? Các bác, các cô không gặp cháu nhưng lại nói cháu không chào. Từ nhỏ nó đã không biết các bác, các cô mặt mũi như nào thi chào vào đâu. Liên tục là những lời đàm tếu ác mồm từ họ, giờ đây gặp được người có tí tiền họ lại sợ việc bố Nam đón hai anh em nó về sẽ gây cản trở việc cưới xin trong nay mai giữa mụ Hường và bố Nam. Theo như những gì chú Đại nói qua với Nam thì chính chú Đại cùng ông bà trên Hà Nội khuyên nhủ, cũng nói nhiều cùng với anh em xã hội, bạn làm ăn góp ý nên bố Nam hiểu ra nên đón hai anh em Nam về. Với Nam bây giờ những người ở cạnh nó không ai khiến nó tin tưởng, kể cả bố mình. Ký ức về một người bố phụ bạc mẹ con nó vẫn còn in nguyên trong đầu nó.
Mọi người hay nói nó lầm lỳ, ít nói nhưng cái quá khứ lẫn cái hiện thực bây giờ không cho phép bản thân nó chia sẻ, tâm sự với ai bất cứ điều gì. Nó có thể tầm tuổi đó cũng như nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác sẽ nghỉ học và đi làm một công việc nặng nhọc nào đó. Không phải nó không nghĩ đến điều này, ngày ông còn sống một lần nó thấy thằng Hào gần nhà hơn nó 1 tuổi đã bỏ học đi làm hàn xì. Lần đó thằng Hào gặp nó hỏi:
- - Mày có đi làm không..? Chỗ tao cũng đang cần người đấy, vất vả mấy hôm đầu thôi, sau bê sắt bê đồ thấy nhẹ tênh. Mà ở dó người ta nuôi cơm một bữa.
Nhà thằng Hào nghèo lắm, bố mẹ nó lại còn bệnh tật. Vậy nên 13-14t thằng Hào đã phải nghỉ học đi làm. Hoàn cảnh của Nam nghĩ lại cũng đâu khá hơn bao nhiêu, có khi còn thảm hơn khi mẹ mất, lúc đó thì bố cũng khác gì chết rồi. Hai ông bà nuôi hai đứa ăn học là quá nặng nề, thế là Nam chạy về khoe ông:
- - Ông ơi cháu nghỉ học đi làm với thằng Hào nhé….
Chưa dứt lời nó bị ông ngọa chửi cho té tát:
- - Nghỉ nghỉ cái gì, ông cho mày đi học để giờ mày đòi nghỉ à..? Mày mà nghỉ học ông đánh xong đuổi ra đường. Nhà này không cần loại vô học, mất dạy.
Nghe ông mắng như thế nó sợ luôn, từ đó không dám nói hay đả động gì đến việc nghỉ học nữa. Nó thì không sao nhưng còn em gái nó, giờ nếu không ở với bố quả thật hai anh em nó chỉ còn là gánh nặng cho người khác. Về đến nhà ba bố con vừa mở cổng bước vào trong thì gặp ngay mụ Hường đi ra đón. Trái ngược với suy nghĩ của Nam mụ Hường sẽ mặt nặng mày nhẹ khi nhìn thấy hai anh em. Nhưng không mụ Hường hôm nay hoàn toàn khác, mụ đi ra cửa đón bố con Nam bằng một nu cười hiền diu, một giọng nói nhẹ nhàng:
- - Mấy bố con về nhà rồi à..May quá cơm nước cũng vừa chuẩn bị xong. Mấy bố con rửa tay mặt mũi di rồi ăn luôn cho nóng.
Mụ Hường xoa đầu bé Hạnh, quay sang nhìn Nam mụ hỏi:
- - Con còn đau không, khổ thân phải nằm viện mất mấy hôm. Hôm nay cô mua toàn đồ ăn ngon thôi, cố gắng ăn cho lại sức.
Nói xong mụ nắm tay dẫn bé Hạnh đi vào nhà, bố Nam nói:
- - Đấy con thấy chưa, bố nói cái là phải nghe ngay. Con cứ yên tâm mà ở đây nhé.
Nam gật đầu, sự thay dổi của mụ Hường khiến nó yên tâm hơn phần nào. Nó sợ sau lần vừa rồi mụ Hường sẽ ghét cay ghét đắng hai anh em nó. Hóa ra nó đã nhầm, quả thật bố nó có tiếng nói. Vậy mà vừa mới đây nó lại nghi ngờ bố, nó liếc nhìn bố tỏ vẻ hối hận. Sau một tuần về đây ở thì hôm nay là ngày mà Nam cảm thấy vui vẻ nhất, bữa cơm đều huề những món ăn ngon. Không khí thoải mái mọi người tươi cười với nhau, cả nhà ăn cơm xong ngồi phòng khách bố Nam nói:
- - Anh mong sao gia đình mình hòa hợp như ngày hôm nay. Em chăm lo cho các con cẩn thận thì anh cũng yên tâm. Thôi thì mọi hiểu lầm trước đây coi như bỏ, từ bây giờ các con cũng phải lễ phép với cô, mấy anh em trong nhà phải biết yêu thương nhau.
Mụ Hường lễ phép:
- - Dạ cái đó thì trước giờ em vẫn sống như thế, chỉ sợ các con ra ngoài lại nghe người xấu nói em không ra sao. Còn đã là con thì con ai em cũng đều yêu thương như nhau. Em cũng là người biết trước biết sau chứ có phải không đâu.
Nam ngồi lắng nghe, bé Hạnh thì vẫn mải xem tivi. Bố Nam nhìn hai anh em nói:
- - Thôi hai anh em dẫn nhau lên phòng học bài đi nhé. Mai còn đi học…
Nam vâng dạ rồi dắt bé Hạnh lên trên tầng, tầm một tiếng sau như chợt nhớ ra điều gì nó vội vã chạy xuống dưới nhà gọi bố:
- - Bố ơi. mấy bộ quần áo cũ của con mặc ở bệnh viện dâu rồi ạ.
Bố Nam trả lời:
- - À quần ảo bẩn lúc nãy bố đưa cho cô Hường giặt cho hai anh em rồi. Chắc giờ cô ây đang phơi trên tầng ấy.
Nam lại vội vàng chạy lên tầng thượng, đúng thật là mụ Hường đang phơi quàn áo. Nam chạy lại chậu quần áo móc móc mấy cái túi quần như tìm gì đó. Thấy vậy mụ Hường hỏi:
- - Con tìm cái gì ạ…
Nam vôi trả lời:
- - Vâng ạ, cháu cháu tìm...tìm...hôm qua thay ra cháu còn để trong cái quần này gấp lại..
Mụ Hường hỏi lại:
- - Thế con tìm cái gì…? Để quên tiền hả..?
Nam gật đầu lia lịa, nó nhìn mụ Hường tỏ vẻ biết ơn. Đúng là nó đang tìm tiền, số tiền mà chú Đại cho nó lần trước nó chưa tiêu đến, rồi tiền bà ngoại cho 20k. Tất cả nó để dành cất đi trong cái túi quần, tối hôm trước tắm xong ra bà ăn cơm nó định để tiền đó ở nhà nhưng không hiểu sao nó lại cho hết vào túi mang đi. Sáng hôm sau đi viện lúc tỉnh dậy nó sờ thấy trong túi vẫn còn. Mới chiều nay về nó cẩn thận cho vào túi quần cũ vì cái quần nó đang mặc không có túi quần. Nó làm thế vì chú Đại đã dặn đừng nói với ai là chú ấy cho anh em nó tiền. Nam nhìn mụ Hường như chờ đợi điều gì đó, mụ Hường móc túi ra một tờ 20k rồi đưa nó nói:
- - Đây nãy cho quần áo vào máy xong lên phơi cô thấy rơi ra 20k, cứ nghĩ tiền trong quần áo bố con rơi ra. Con chạy lên đây tìm thì đúng là tiền của con rồi…
Thằng Nam mặt mũi đần ra, đúng là số tiền của nó có đồng 20k nhưng đó là số lẻ, còn một đồng 500k nữa cơ mà. Nhận lấy 20k từ tay mụ Hường nó tiếp tục bới trong chậu quần áo từng cái một để nuôi hi vọng tìm thấy đồng 500k. Nhưng không có, nó thò đầu nhìn vào cái máy giặt trống trơn như để vớt vát chút tia sáng cuối cùng. Thấy vậy mụ Hường nói:
- - Thế con vẫn còn nữa à, hết rồi cô chỉ thấy tờ 20k đấy thôi. Có thì cô phải trả lại cho con chứ.
Nam mặt buồn thiu không tìm nữa, người nó nghi đầu tiên chính là mụ Hường, tuy nhiên giờ nó có nói nó mất 500k cũng chẳng ai tin, mà chắc gì đã là rơi trong máy giặt. Nhưng nó dám chắc mụ Hường là người lấy tiền của nó, tiền nó để trong cái túi quần cũ ấy chính tay nó xếp gọn gàng cho vào túi mang về. Làm sao có chuyện rơi ra ngoài được, nếu rơi thì phải là rơi cả. Đằng này, nhìn bản mặt mụ Hường tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra khiến nó rấn nước mắt.
Bản chất của mụ vẫn vậy, mụ vẫn luôn ghét bỏ hai anh em Nam. Nó im lặng không trả lời rồi lầm lỳ đi xuống phòng. Số tiền với nó là cả một gia tài, số tiền chú Đại cho hai anh em nó giống như một kho báu nhỏ mà nó vẫn nâng niu mấy ngày qua. Nó từng tính dùng số tiền đó cho bé Hạnh ăn sáng mỗi ngày, mỗi lần ngắm số tiền to nhất trong đời nó được cầm lúc bấy giờ nó nghĩ sau này phải có thật nhiều tờ tiền như thế này.
Vậy mà giờ đây chỉ một phút quên đi nó đã đánh mất cái kho báu của mình. Nó nhìn bé Hạnh ngồi đó không dám kể với em. Uất ức trong lòng khiến nó muốn òa lên khóc, nó muốn kể sự cay đắng này ra cho một người nào đó nhưng trong nhà này nó không kể được với ai cả. Bởi vậy nó càng cảm thấy khó chịu hơn, cả đêm hôm đó nó không ngủ được vì tiếc tiền. Nhất là sáng hôm sau khi chuẩn bị đi học nó bắt gặp ngay bộ mặt đáng ghét của mụ Hường. Lúc hai anh em nó chuẩn bị đi học bố Nam có hỏi:
- - Bố cho hai anh em tiền ăn sáng đây.
Bố nó lấy ra 50k, nó đưa tay định nhận thì mụ Hường nói:
- - Nam hôm qua còn 20k đây, trẻ con cầm tiền ít thôi kẻo lại rơi. Tiêu hết 20k ấy đi rồi khi nào bố cho hãy lấy. Cầm nhiều tiền không tốt.
Bố Nam vẫn dúi tiền vào tay nó, nhưng nghe thấy mụ Hường nói vậy nó lặng lẽ rụt tay lại:
- - Dạ thôi, con vẫn còn tiền…
Nói rồi hai anh em lên xe chở nhau đi học, bé Hạnh bấu bấu tay anh:
- - Hi hi mình có tiền rồi anh nhỉ..?
Nam nhìn bé Hạnh cười rồi hỏi:
- - Thế hôm nay em muốn ăn gì..? Bánh bao nhé, thêm một hộp sữa..
Con bé gật đầu luôn, nhìn em gái trong lòng nó lại nhói lên cái cảm giác uất ức ngày hôm qua. Nó cảm thấy có lỗi với bé Hạnh, có lỗi với cả chú Đại...Và tất nhiên nó cảm thấy giận mụ Hường vô cùng. Giận như thế nhưng nó cũng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng, từ hôm ra viện ngoài việc mất tiền ra Nam không thể trách cứ mụ điều gì. Ngày nào mụ cũng ân cần hỏi han hai anh em Nam, ăn uống thì có bố Nam ở nhà nên ngày nào cũng được ăn ngon. Nói chung sau hôm Nam ra viện mụ Hường hoàn toàn thay đổi, tối hôm đó cả nhà đang ăn cơm thì bố Nam có điện thoại. Ông đi ra ngoài nghe xong luc sau quay lại nói:
- - Sáng mai anh phải đi có việc mấy hôm, mấy mẹ con ở nhà chăm lo cho nhau nhé.
Như chưa yên tâm ông nhìn mụ Hường nói thêm:
- - Nhớ phải cơm nước cho các con đàng hoàng đấy.
Mụ Hường khẽ cười rồi nói:
- - Anh cứ yên tâm đi công việc, các con ở nhà dã có em lo.
Nghe thấy bố phải đi làm xa mấy hôm mới về bỗng nhiên Nam thấy lo sợ, nhất là khi nó nhìn sang mụ Hường đang cười rất tươi. Không ai biết mụ cười tươi là do bố Nam đi làm sẽ mang tiền về hay mụ cười tươi khi bố Nam đi thì ở nhà mụ là sẽ là người làm Chủ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook