Đại Đế Cơ
-
Quyển 1 - Chương 19: Tri thức
Đương nhiên ở thành Trường An này không phải chỉ có duy nhất một ngôi trường.
Trường học mà Thanh Hà tiên sinh dạy do quan lại quản lý nên không phải ai muốn học thì đều được nhận. Bởi vậy ngoài ngôi trường đó ra vẫn còn rất nhiều trường tư khác. Một số người có tiền cũng sẽ tự mở ra trường dạy học riêng của mình, người nào nổi tiếng thì thu được nhiều học sinh, còn người nào không có tiếng tăm thì thu được ít học sinh, kiếm ít tiền sống qua ngày. Ngoài ra cũng có một số nhà văn, thi sĩ nổi tiếng nhận học trò với những quy định khắc khe vô cùng... Nói chung là có đủ loại tình huống khác nhau.
Tiết Thanh quan sát kỹ ông lão này.
Tuổi ông khoảng chừng sáu mươi, trên người ông lúc này là chiếc áo dài nhăn nhúm, trên tay và thân người đổ đầy mồ hôi, trông chẳng giống một thầy giáo dạy học chút nào hết.
Tiết Thanh nhìn bên cạnh ông, nàng thấy một miếng vải rất bẩn được trải ra trên đất, bên trên đó là những quyển sách cũ đã phai màu.
Ngoại trừ mấy cửa hàng, trên đường phố người ta cũng thường hay bán hàng trên sạp hoặc bày hàng trên đất.
“Sách cũ đây, sách cũ đây, mua đi, mua đi bà con ơi.” Ông lão vừa hì hì cười vừa chỉ những quyển sách cũ kia thấp giọng nói với Tiết Thanh: “Mấy cuốn sách này đều là sách hay cả đó.”
Một cơn gió bất chợt thổi qua làm mấy trang sách bay lên, Tiết Thanh vô tình nhìn thấy một trang Xuân cung đồ (1) trong số mấy quyển sách kia, nàng chợt bật cười.
“Ông đã nhận mấy học sinh rồi?” Nàng nói: “Cháu không phải là người bái sư tùy tiện đâu ạ.”
“Vậy là đúng rồi, ta cũng không phải là người hay tùy tiện thu học trò đâu.” Ông lão giậm chân nói với vẻ mặt đầy nghiêm túc: “Ta chỉ thu những người có duyên với ta thôi.”
Tiết Thanh cười lần nữa, chỉ tay vào mình.
“Ví dụ như cháu sao?” Nàng hỏi.
Ông lão nghiêm túc gật đầu.
Tiết Thanh cười, những buồn phiền lúc nãy khi nàng ở lớp Thanh Hà tiên sinh đã tan biến hết.
“Ồ, ông à, ông đã đậu Trạng Nguyên chưa?” Nàng hỏi.
Ông lão nghe vậy liền bật cười.
“Trạng Nguyên đâu phải là thứ mà ai muốn cũng có thể thi đậu được đâu. Ta chưa từng hi vọng xa vời như vậy.”
Ông nói tiếp: “Làm người phải tự biết bản thân, không thể giống cái tên ngốc kia, cái tên ngốc nổi tiếng trong thành gần đây vì đã tuyên bố sẽ thi đậu Trạng Nguyên ấy, hình như tên Tiết Thanh thì phải, đúng là làm trò cười cho thiên hạ mà.”
Tiết Thanh “À” một tiếng.
“Vậy ông có công danh hay chức vị gì chưa?” Nàng hỏi: “Dù sao ông cũng là thầy dạy học nên cũng phải có chút tài năng gì chứ?”
Ông lão lại “Xùy” một tiếng bác bỏ.
“Cậu bé, cậu đã đã sai rồi.” Ông nói: “Ai nói với cậu chỉ có những thầy giáo đã thi đậu công danh mới có thể dạy ra những học sinh giỏi? Thế trong câu chuyện chú mèo con dạy lão hổ đó, chẳng lẽ lúc nào mèo con cũng phải lợi hại hơn lão hổ mới có thể dạy nó hay sao?”
Tiết Thanh nghe vậy phì cười.
“Vậy nếu muốn biết học sinh đó có thể thi đậu được công danh hay không, chẳng phải nên xét xem bản chất học sinh đó là lão hổ hay là mèo?” Nếu bản thân học sinh đó quá tệ thì mãi mãi không thể thi đỗ được sao?” Nàng hỏi: “Nếu ông tuyển học sinh theo cách này, vậy trách nhiệm của người làm thầy như ông cũng thật “nhẹ nhàng” đó ạ!”
Ông lão nghe vậy cũng cười hì hì theo.
“Cũng không hẳn như vậy, thầy giáo chỉ là người truyền đạt kiến thức còn tiếp thu được bao nhiêu là tùy thuộc mỗi học sinh.”
Ông nói: “Gia thế cũng là thứ rất quan trọng, người không có gia thế mà đi thi, dù cho đó là thiên tài cũng chưa chắc có thể thi đậu, hoặc nếu có thi đậu cũng sẽ không ra làm quan, giống như vị Thanh Mai tiên sinh kia.”
Ông chỉ tay lên núi với vẻ mặt xem thường.
“Là Thanh Hà.” Tiết Thanh sửa lại một lần nữa, nàng lắc đầu cười. Ông lão này biết được chuyện nàng bị Thanh Hà tiên sinh đuổi ngoài cửa nên cứ luôn miệng nói xấu Thanh Hà tiên sinh để lôi kéo nàng thành đồng minh.
“Mặc kệ ông ta tên gì.” Ông vừa nói vừa cười tủm tỉm nhìn Tiết Thanh, giơ lên vài ngón tay. “Thế nào? Cậu có muốn đến lớp của ta học không? Học phí mỗi tháng chỉ cần có một bình rượu, một miếng thịt, mười đồng tiền là đủ rồi.”
Ngón tay ông lại chỉ về hướng trên núi.
“Trên kia mặc dù không thu tiền học phí nhưng bù lại tiền trả công cho thầy giáo cũng rất cao. Bởi vì ông ta là người nổi tiếng nên chắc chắn tiền trả công còn đắt hơn rất nhiều so với chỗ ta.”
Tiết Thanh cười ha ha.
“Tiền nào của nấy mà, ông cũng không thể so sánh như vậy được.” Nàng nói, suy nghĩ một lát lại mở rổ lấy bình rượu ra đưa cho ông: “Nếu đã có duyên với nhau, vậy bình rượu này cháu tặng ông đấy.”
Ông lão thấy vậy liền lạnh nhạt đẩy trả lại.
“Ta không phải ăn mày.” Ông nói tiếp: “Ta chỉ thu tiền trả công cho thầy giáo.”
Tiết Thanh mỉm cười tính đem bầu rượu bỏ lại vào giỏ xách. Ông lão nhìn theo bằng ánh mắt tiếc nuối, ông suy nghĩ một lát liền cản Tiết Thanh lại.
“Hay làm vậy đi, ta với cậu đều là người có duyên với nhau, ta sẽ đồng ý với cậu một việc. Không phải cậu nhập học là để thi đỗ làm quan sao? Ta bảo đảm sẽ dạy cậu thật tốt để cậu thi đỗ được vị trí cậu muốn. Nếu cậu không đậu, ta sẽ bồi thường gấp mười lần tiền học phí trước đó mà cậu đã đưa ta.” Ông cắn răng nói.
Mấy đứa nhỏ lúc mới đầu đi học vẫn còn rất khờ khạo, bởi vậy chỉ cần dạy tụi nó vượt qua được kì thi Thiếu nhi, cao lắm là kì thi Huyện là phụ huynh của chúng nó đã rất vui mừng rồi.
Tiết Thanh “Ồ” một tiếng, bỏ bầu rượu vào trong giỏ xách, sau đó đưa nó cho ông lão.
Ông lão thấy vậy liền vui mừng cầm lấy nhưng khi ông đã cầm được thì Tiết Thanh vẫn không chịu buông tay.
“Nhưng cháu có một điều kiện.” Nàng suy nghĩ một lát liền nói.
Ông lão nghe vậy vội gật đầu đồng ý.
“Cậu cứ nói đi.” Ông nói.
“Ông phải cố gắng dạy thật nghiêm túc, không được nói mấy câu vô bổ, nói xấu người khác rồi dạy đạo đức này nọ như ban nãy.” Tiết Thanh nói: “Cháu đến đây để học kiến thức chứ không phải đến để học cách làm người.”
Ông lão “ha ha” cười lớn.
“Muốn học làm người, có bao nhiêu đó tiền học phí chỉ sợ không đủ đâu.” Ông nói.
Tiết Thanh buông tay, ông lão liền vui vẻ cầm giỏ xách mở ra xem.
“Ừm, trong đây có nhiều đồ tốt thật.” Ông vô cùng hài lòng nói.
Tiết Thanh ho nhẹ một tiếng.
“Trước khi vô học, không cần thi thử trước ạ?” Nàng hỏi.
Thanh Hà tiên sinh thường cho học trò làm rất nhiều bài kiểm tra, nhớ đến điều đó, ông lão vội gật đầu, vẻ mặt nghiêm túc nói.
“Có chứ, tất nhiên là có rồi.” Ông vừa nghĩ vừa nói: “Biết chính là biết.”
Vừa nói xong liền nhìn Tiết Thanh.
Tiết Thanh nhìn ông.
“Không biết chính là không biết nhưng cũng giống như đã biết.” Nàng nói.
Ông lão nghe vậy liền vỗ tay.
“Tốt, cậu đã vượt qua bài kiểm tra.” Ông nói: “Sau này cậu chính là học trò của ta.”
Tiết Thanh ngạc nhiên nhìn ông, sau đó cười đứng lên.
“Xin hỏi thầy tên là gì ạ?” Nàng hỏi.
Hành động như vậy chứng tỏ cậu ta đã nhận mình làm thầy rồi, ông lão thấy vậy cũng đứng lên, sửa lại chiếc áo đã bị nhàu nát.
“Người khác thường gọi ta là Tứ Hạt.” Ông đáp, nhưng không nói rõ họ tên.
Tiết Thanh cũng không hỏi tới, chỉ chắp tay trước ngực thi lễ.
“Học trò Tiết Thanh, xin ra mắt Tứ Hạt tiên sinh.” Nàng nói.
Tứ Hạt tiên sinh nghe vậy mỉm cười gật đầu.
“Tốt, tốt, Tiết Thanh à... Tiết... Thanh?” Ông đang nói thì đột nhiên cất cao giọng, mắt trợn to vì bất ngờ.
Tiết Thanh nhìn ông.
“Dạ, Tiết Thanh.” Nàng nói.
“Thật là trùng hợp, hóa ra học trò của ta lại cùng tên với cái cậu Tiết Thanh muốn thi Trạng Nguyên ở Quách gia.” Tứ Hạt tiên sinh cười gượng nói.
Tiết Thanh cười.
“Không phải cùng tên đâu, người đó chính là học trò đấy ạ!” Nàng vừa nói vừa nhìn Tứ Hạt tiên sinh bằng ánh mắt chân thành, tha thiết: “Mong tiên sinh có thể chỉ dạy cho học trò thi đậu được Trạng Nguyên.”
Tứ Hạt tiên sinh nghe vậy liền run rẩy, ông hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh.
“Tiết thiếu gia.” Ông nói: “Chắc không phải bởi vì cậu không xin đi học được ở chỗ Thanh Hà nên mới chạy lại chỗ ta để lừa gạt chút tiền chứ hả?”
Tiết Thanh bình tĩnh thi lễ.
“Tiên sinh đang đùa với học trò sao ạ?” Nàng nói: “Người nhìn ta có giống loại người như vậy không?”
Tứ Hạt tiên sinh vừa vuốt râu vừa liếc Tiết Thanh.
“Tất nhiên là có rồi, không phải ngay cả Quách gia ngươi còn lừa được sao?” Ông tự nói thầm.
Tiết Thanh chỉ cười không nói, Tứ Hạt tiên sinh ngẩn người nhìn trời, sau một lát giống như không còn cách nào khác nữa, ông đành bất đắc dĩ xoay người.
“Đi nào, để thầy dẫn con đến lớp học.” Ông nói.
................
Lớp học của Tứ Hạt tiên sinh cũng không xa. Đó là một căn nhà tranh nằm sau một cửa hàng sách sang trọng.
Tiết Thanh đứng trước căn nhà tranh, nhìn thấy một tấm ván gỗ xiêu vẹo được treo bên trên, trên tấm ván có viết ba chữ.
Lớp Tri Thức.
Cái tên rất hay nhưng điều kiện vật chất ở đây cũng quá đơn sơ rồi.
“Học trò yêu dấu!” Tứ Hạt tiên sinh lấy bình rượu trong giỏ xách ra uống một hớp: “Trước tiên, con hãy chép mười lần bài thơ “Lậu thất minh” cho ta.”
Tiết Thanh liếc nhìn ông.
Tứ Hạt tiên sinh ợ một tiếng lại nói tiếp.
“À, đúng rồi. Ở đây ta không có gì hết nên con phải tự chuẩn bị bút viết, tập vở đi nhé.”
***
(1) Xuân cung đồ: Tranh vẽ về những cảnh sinh hoạt tình ái của nam và nữ.
Trường học mà Thanh Hà tiên sinh dạy do quan lại quản lý nên không phải ai muốn học thì đều được nhận. Bởi vậy ngoài ngôi trường đó ra vẫn còn rất nhiều trường tư khác. Một số người có tiền cũng sẽ tự mở ra trường dạy học riêng của mình, người nào nổi tiếng thì thu được nhiều học sinh, còn người nào không có tiếng tăm thì thu được ít học sinh, kiếm ít tiền sống qua ngày. Ngoài ra cũng có một số nhà văn, thi sĩ nổi tiếng nhận học trò với những quy định khắc khe vô cùng... Nói chung là có đủ loại tình huống khác nhau.
Tiết Thanh quan sát kỹ ông lão này.
Tuổi ông khoảng chừng sáu mươi, trên người ông lúc này là chiếc áo dài nhăn nhúm, trên tay và thân người đổ đầy mồ hôi, trông chẳng giống một thầy giáo dạy học chút nào hết.
Tiết Thanh nhìn bên cạnh ông, nàng thấy một miếng vải rất bẩn được trải ra trên đất, bên trên đó là những quyển sách cũ đã phai màu.
Ngoại trừ mấy cửa hàng, trên đường phố người ta cũng thường hay bán hàng trên sạp hoặc bày hàng trên đất.
“Sách cũ đây, sách cũ đây, mua đi, mua đi bà con ơi.” Ông lão vừa hì hì cười vừa chỉ những quyển sách cũ kia thấp giọng nói với Tiết Thanh: “Mấy cuốn sách này đều là sách hay cả đó.”
Một cơn gió bất chợt thổi qua làm mấy trang sách bay lên, Tiết Thanh vô tình nhìn thấy một trang Xuân cung đồ (1) trong số mấy quyển sách kia, nàng chợt bật cười.
“Ông đã nhận mấy học sinh rồi?” Nàng nói: “Cháu không phải là người bái sư tùy tiện đâu ạ.”
“Vậy là đúng rồi, ta cũng không phải là người hay tùy tiện thu học trò đâu.” Ông lão giậm chân nói với vẻ mặt đầy nghiêm túc: “Ta chỉ thu những người có duyên với ta thôi.”
Tiết Thanh cười lần nữa, chỉ tay vào mình.
“Ví dụ như cháu sao?” Nàng hỏi.
Ông lão nghiêm túc gật đầu.
Tiết Thanh cười, những buồn phiền lúc nãy khi nàng ở lớp Thanh Hà tiên sinh đã tan biến hết.
“Ồ, ông à, ông đã đậu Trạng Nguyên chưa?” Nàng hỏi.
Ông lão nghe vậy liền bật cười.
“Trạng Nguyên đâu phải là thứ mà ai muốn cũng có thể thi đậu được đâu. Ta chưa từng hi vọng xa vời như vậy.”
Ông nói tiếp: “Làm người phải tự biết bản thân, không thể giống cái tên ngốc kia, cái tên ngốc nổi tiếng trong thành gần đây vì đã tuyên bố sẽ thi đậu Trạng Nguyên ấy, hình như tên Tiết Thanh thì phải, đúng là làm trò cười cho thiên hạ mà.”
Tiết Thanh “À” một tiếng.
“Vậy ông có công danh hay chức vị gì chưa?” Nàng hỏi: “Dù sao ông cũng là thầy dạy học nên cũng phải có chút tài năng gì chứ?”
Ông lão lại “Xùy” một tiếng bác bỏ.
“Cậu bé, cậu đã đã sai rồi.” Ông nói: “Ai nói với cậu chỉ có những thầy giáo đã thi đậu công danh mới có thể dạy ra những học sinh giỏi? Thế trong câu chuyện chú mèo con dạy lão hổ đó, chẳng lẽ lúc nào mèo con cũng phải lợi hại hơn lão hổ mới có thể dạy nó hay sao?”
Tiết Thanh nghe vậy phì cười.
“Vậy nếu muốn biết học sinh đó có thể thi đậu được công danh hay không, chẳng phải nên xét xem bản chất học sinh đó là lão hổ hay là mèo?” Nếu bản thân học sinh đó quá tệ thì mãi mãi không thể thi đỗ được sao?” Nàng hỏi: “Nếu ông tuyển học sinh theo cách này, vậy trách nhiệm của người làm thầy như ông cũng thật “nhẹ nhàng” đó ạ!”
Ông lão nghe vậy cũng cười hì hì theo.
“Cũng không hẳn như vậy, thầy giáo chỉ là người truyền đạt kiến thức còn tiếp thu được bao nhiêu là tùy thuộc mỗi học sinh.”
Ông nói: “Gia thế cũng là thứ rất quan trọng, người không có gia thế mà đi thi, dù cho đó là thiên tài cũng chưa chắc có thể thi đậu, hoặc nếu có thi đậu cũng sẽ không ra làm quan, giống như vị Thanh Mai tiên sinh kia.”
Ông chỉ tay lên núi với vẻ mặt xem thường.
“Là Thanh Hà.” Tiết Thanh sửa lại một lần nữa, nàng lắc đầu cười. Ông lão này biết được chuyện nàng bị Thanh Hà tiên sinh đuổi ngoài cửa nên cứ luôn miệng nói xấu Thanh Hà tiên sinh để lôi kéo nàng thành đồng minh.
“Mặc kệ ông ta tên gì.” Ông vừa nói vừa cười tủm tỉm nhìn Tiết Thanh, giơ lên vài ngón tay. “Thế nào? Cậu có muốn đến lớp của ta học không? Học phí mỗi tháng chỉ cần có một bình rượu, một miếng thịt, mười đồng tiền là đủ rồi.”
Ngón tay ông lại chỉ về hướng trên núi.
“Trên kia mặc dù không thu tiền học phí nhưng bù lại tiền trả công cho thầy giáo cũng rất cao. Bởi vì ông ta là người nổi tiếng nên chắc chắn tiền trả công còn đắt hơn rất nhiều so với chỗ ta.”
Tiết Thanh cười ha ha.
“Tiền nào của nấy mà, ông cũng không thể so sánh như vậy được.” Nàng nói, suy nghĩ một lát lại mở rổ lấy bình rượu ra đưa cho ông: “Nếu đã có duyên với nhau, vậy bình rượu này cháu tặng ông đấy.”
Ông lão thấy vậy liền lạnh nhạt đẩy trả lại.
“Ta không phải ăn mày.” Ông nói tiếp: “Ta chỉ thu tiền trả công cho thầy giáo.”
Tiết Thanh mỉm cười tính đem bầu rượu bỏ lại vào giỏ xách. Ông lão nhìn theo bằng ánh mắt tiếc nuối, ông suy nghĩ một lát liền cản Tiết Thanh lại.
“Hay làm vậy đi, ta với cậu đều là người có duyên với nhau, ta sẽ đồng ý với cậu một việc. Không phải cậu nhập học là để thi đỗ làm quan sao? Ta bảo đảm sẽ dạy cậu thật tốt để cậu thi đỗ được vị trí cậu muốn. Nếu cậu không đậu, ta sẽ bồi thường gấp mười lần tiền học phí trước đó mà cậu đã đưa ta.” Ông cắn răng nói.
Mấy đứa nhỏ lúc mới đầu đi học vẫn còn rất khờ khạo, bởi vậy chỉ cần dạy tụi nó vượt qua được kì thi Thiếu nhi, cao lắm là kì thi Huyện là phụ huynh của chúng nó đã rất vui mừng rồi.
Tiết Thanh “Ồ” một tiếng, bỏ bầu rượu vào trong giỏ xách, sau đó đưa nó cho ông lão.
Ông lão thấy vậy liền vui mừng cầm lấy nhưng khi ông đã cầm được thì Tiết Thanh vẫn không chịu buông tay.
“Nhưng cháu có một điều kiện.” Nàng suy nghĩ một lát liền nói.
Ông lão nghe vậy vội gật đầu đồng ý.
“Cậu cứ nói đi.” Ông nói.
“Ông phải cố gắng dạy thật nghiêm túc, không được nói mấy câu vô bổ, nói xấu người khác rồi dạy đạo đức này nọ như ban nãy.” Tiết Thanh nói: “Cháu đến đây để học kiến thức chứ không phải đến để học cách làm người.”
Ông lão “ha ha” cười lớn.
“Muốn học làm người, có bao nhiêu đó tiền học phí chỉ sợ không đủ đâu.” Ông nói.
Tiết Thanh buông tay, ông lão liền vui vẻ cầm giỏ xách mở ra xem.
“Ừm, trong đây có nhiều đồ tốt thật.” Ông vô cùng hài lòng nói.
Tiết Thanh ho nhẹ một tiếng.
“Trước khi vô học, không cần thi thử trước ạ?” Nàng hỏi.
Thanh Hà tiên sinh thường cho học trò làm rất nhiều bài kiểm tra, nhớ đến điều đó, ông lão vội gật đầu, vẻ mặt nghiêm túc nói.
“Có chứ, tất nhiên là có rồi.” Ông vừa nghĩ vừa nói: “Biết chính là biết.”
Vừa nói xong liền nhìn Tiết Thanh.
Tiết Thanh nhìn ông.
“Không biết chính là không biết nhưng cũng giống như đã biết.” Nàng nói.
Ông lão nghe vậy liền vỗ tay.
“Tốt, cậu đã vượt qua bài kiểm tra.” Ông nói: “Sau này cậu chính là học trò của ta.”
Tiết Thanh ngạc nhiên nhìn ông, sau đó cười đứng lên.
“Xin hỏi thầy tên là gì ạ?” Nàng hỏi.
Hành động như vậy chứng tỏ cậu ta đã nhận mình làm thầy rồi, ông lão thấy vậy cũng đứng lên, sửa lại chiếc áo đã bị nhàu nát.
“Người khác thường gọi ta là Tứ Hạt.” Ông đáp, nhưng không nói rõ họ tên.
Tiết Thanh cũng không hỏi tới, chỉ chắp tay trước ngực thi lễ.
“Học trò Tiết Thanh, xin ra mắt Tứ Hạt tiên sinh.” Nàng nói.
Tứ Hạt tiên sinh nghe vậy mỉm cười gật đầu.
“Tốt, tốt, Tiết Thanh à... Tiết... Thanh?” Ông đang nói thì đột nhiên cất cao giọng, mắt trợn to vì bất ngờ.
Tiết Thanh nhìn ông.
“Dạ, Tiết Thanh.” Nàng nói.
“Thật là trùng hợp, hóa ra học trò của ta lại cùng tên với cái cậu Tiết Thanh muốn thi Trạng Nguyên ở Quách gia.” Tứ Hạt tiên sinh cười gượng nói.
Tiết Thanh cười.
“Không phải cùng tên đâu, người đó chính là học trò đấy ạ!” Nàng vừa nói vừa nhìn Tứ Hạt tiên sinh bằng ánh mắt chân thành, tha thiết: “Mong tiên sinh có thể chỉ dạy cho học trò thi đậu được Trạng Nguyên.”
Tứ Hạt tiên sinh nghe vậy liền run rẩy, ông hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh.
“Tiết thiếu gia.” Ông nói: “Chắc không phải bởi vì cậu không xin đi học được ở chỗ Thanh Hà nên mới chạy lại chỗ ta để lừa gạt chút tiền chứ hả?”
Tiết Thanh bình tĩnh thi lễ.
“Tiên sinh đang đùa với học trò sao ạ?” Nàng nói: “Người nhìn ta có giống loại người như vậy không?”
Tứ Hạt tiên sinh vừa vuốt râu vừa liếc Tiết Thanh.
“Tất nhiên là có rồi, không phải ngay cả Quách gia ngươi còn lừa được sao?” Ông tự nói thầm.
Tiết Thanh chỉ cười không nói, Tứ Hạt tiên sinh ngẩn người nhìn trời, sau một lát giống như không còn cách nào khác nữa, ông đành bất đắc dĩ xoay người.
“Đi nào, để thầy dẫn con đến lớp học.” Ông nói.
................
Lớp học của Tứ Hạt tiên sinh cũng không xa. Đó là một căn nhà tranh nằm sau một cửa hàng sách sang trọng.
Tiết Thanh đứng trước căn nhà tranh, nhìn thấy một tấm ván gỗ xiêu vẹo được treo bên trên, trên tấm ván có viết ba chữ.
Lớp Tri Thức.
Cái tên rất hay nhưng điều kiện vật chất ở đây cũng quá đơn sơ rồi.
“Học trò yêu dấu!” Tứ Hạt tiên sinh lấy bình rượu trong giỏ xách ra uống một hớp: “Trước tiên, con hãy chép mười lần bài thơ “Lậu thất minh” cho ta.”
Tiết Thanh liếc nhìn ông.
Tứ Hạt tiên sinh ợ một tiếng lại nói tiếp.
“À, đúng rồi. Ở đây ta không có gì hết nên con phải tự chuẩn bị bút viết, tập vở đi nhé.”
***
(1) Xuân cung đồ: Tranh vẽ về những cảnh sinh hoạt tình ái của nam và nữ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook