Cuộc Hôn Nhân Ấm Áp
-
Chương 46
Edit: An Bi
Beta: Song Linh
1. Lúc rảnh rỗi, tôi thường gửi tin nhắn cho anh Diệp, hỏi anh đang làm gì thế.
Anh Diệp lời ít ý nhiều trả lời lại là đang họp hoặc bận việc, tôi rất biết điều nên không làm phiền nữa.
Một lúc sau, anh Diệp nhắn tin: “Sao em không làm phiền anh nữa?”
Hóa ra anh Diệp thích tôi gửi tin nhắn lúc anh đang bận, nói: “Anh rất bận, cực kì bận...”
Tôi nhắn lại cho anh mấy chữ: “Anh cứ bận tiếp đi!”
Một lát sau anh nhắn lại, nói: “Em không quan tâm anh chút nào.”
Tôi: “...”
Đôi khi anh Diệp rất vô sỉ như vậy đấy.
2. Tôi vẫn luôn có chứng khó ngủ, phải nằm trằn trọc trên giường hơn nửa tiếng mới ngủ được, hơn nữa, chỉ cần có chút tiếng động là không thể nào chìm vào giấc ngủ được.
Hồi tôi học năm cuối cấp 3, buổi trưa về nhà ngủ, tôi ngủ trong phòng ngủ lớn, mẹ và em trai tôi xem TV nhưng không bật tiếng trong phòng khách, mỗi khi có hàng xóm sang nhà tôi chơi, sẽ nghe thấy em tôi nói: “Xuỵt, người nói nhỏ thôi, chị con đang ngủ.”
Năm đó em tôi bảy tuổi, là một bé trai thích khóc nhè, bây giờ đã là một chàng thanh niên cao hơn tôi hẳn cái đầu, mỗi lần gặp tôi đều luôn cõng tôi xoay vài vòng
3. Tôi đang đội mũ giấy gấp từ báo, mặc tạp dề, đeo khẩu trang tổng vệ sinh ngôi nhà.
Chuông cửa vang lên, tôi lau khô tay rồi bỏ cái khăn xuống, vội vàng đi từ ban công ra phòng khách mở cửa, anh Diệp nhàn nhã đứng ngoài đó, tôi lườm anh: “Anh cũng có tay mà, sao không tự mở cửa?”
Anh Diệp lướt qua tôi rồi bước vào nhà như vào chỗ không người: “Anh thích cảm giác có người ở nhà ra mở cửa cho anh.”
Tôi: “...”
4. Tập quân sự cả ngày, lúc nghỉ ngơi, thầy quân sự liền tìm người lên biểu diễn một tiết mục để giải trí cho mọi người, ngày hôm đó, rút thăm trúng phải tôi, tôi nói tôi không biết làm gì hết, thầy bảo tôi hát một bài.
Tôi đành chịu, kéo cổ họng hát ‘Lần đầu chạy trốn’, cả lớp cười vang, mặt tôi đỏ như mông khỉ.
Anh Diệp nói có một năm anh đi theo đoàn trường xuống kiểm tra việc tập quân sự của các trường, đến bãi tập liền thấy một cô gái vừa gầy vừa nhỏ bị phơi nắng đen xì đang hát ‘Lần đầu chạy trốn’, khiến cả đại đội gặp ác mộng một tháng.
Đó là do anh Diệp nói, tôi không nhớ gì cả, trong cuộc tình này, anh Diệp phải trả giá rất nhiều, nếu không phải anh kiên trì, có lẽ chúng tôi sẽ không đến với nhau.
5. Vào năm thứ hai đại học, tôi phải làm một cuộc giải phẫu nhỏ, đó là lần đầu tiên kể từ khi sinh ra tôi nằm trên bàn giải phẫu, rồi bị tiêm thuốc tê và dao giải phẫu mới bắt đầu làm việc, lúc giải phẫu gặp một bác sĩ nam rất đẹp trai, dáng người cao gầy, khí chất lạnh lùng, nhưng tiếc là đã kết hôn rồi.
Lúc về ký túc xá dưỡng bệnh, bạn cùng phòng hỏi có muốn ăn bán rán trái cây của thím bán ở cổng trường hay không, rồi sau đó thuê xe đến tiệm cơm trên núi gần đó, nấu canh chim bồ câu hầm cho tôi. Đây là lần đầu tiên tôi uống canh chim bồ câu, nói thật, rất khó uống, nhưng tôi lại cảm động vô cùng!
6. Anh Diệp đi công tác, buổi tối gửi tin nhắn hỏi tôi, đang nhớ anh sao?
Tôi nói, không rảnh để nhớ.
Lúc đó lời nói của tôi là thật, tôi đang bận chuẩn bị tài liệu, bận đến mức chân không chạm đất, đâu có rảnh nhớ đến anh.
Mười phút sau, lại có một tin nhắn mới, em không nhớ anh, anh sẽ nhớ em gấp đôi, nhiều đến mức em không muốn cũng không được.
Chẳng biết tại sao, lại có cảm giác vừa đáng yêu vừa đáng ghét.
8. Có lúc rảnh rỗi tôi sẽ vẽ tranh, vẽ cha mẹ, vẽ em của tôi, vẽ rất nhiều người.
Mỗi lần anh Diệp nhìn tôi vẽ, chỉ lạnh lùng nhìn, không nói lời nào.
Nhưng mỗi khi đến tối đi ngủ, lời chúc ngủ ngon cuối cùng của anh Diệp vẫn là, tối hôm nay anh nhất định sẽ xuất hiện trong tranh vẽ của em.
Tôi bất đắc dĩ, đành phải vẽ một bức cho anh.
Anh Diệp nhìn một mảnh giấy đen kịt, mặt lạnh hỏi, đây là cái gì?
Tôi nói, tôi thích nhất là tóc anh, rất mềm, nếu như vẽ tranh, tự nhiên sẽ vẽ thứ bản thân thích nhất.
Tôi nói thật, tóc anh Diệp rất đẹp, vừa đen vừa mềm.
Từ đó về sau, anh Diệp không còn mong tôi vẽ anh nữa.
Anh Diệp không biết rằng, tôi có một quyển giấy vẽ tranh, trong đó toàn bộ đều là anh, anh ngồi, anh đứng, anh cau mày, anh làm việc, anh chơi bóng, đó là chỗ mềm yếu nhất trong lòng tôi, chỉ là bây giờ tôi chưa muốn cho anh biết.
9. Lúc còn học đại học, có một giáo sư vừa hoàn thành khóa nghiên cứu sinh đến dạy ở trường học của chúng tôi, sau đó thầy yêu cô gái xinh đẹp nhất ở kí túc xá của chúng tôi, đó là lần đầu tiên tôi thấy thầy trò yêu nhau, lúc đấy luôn chúc phúc, nhưng không biết mối tình của họ có đơm hoa kết trái hay không.
May mắn là có kết quả tốt, năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, hai người ở cùng phòng tôi đã kết hôn, bây giờ đứa bé đã ngây người trong bụng năm tháng rồi, tình cảm rất tốt.
10. Tôi cận nặng, bình thường luôn phải đeo kính áp tròng, nhưng lúc ở nhà thì phải bỏ ra, nhưng lại không thích đeo kính, nên rất nhiều lần, ở trong phòng anh Diệp lạnh lùng nhìn tôi như người mù sờ tới sờ lui dò đường, rồi sau khi tôi không cẩn thận đụng phải góc bàn, anh lại kéo tôi để dẫn đường.
Sau năm lần bảy lượt, anh Diệp bất đắc dĩ, bọc vải tất cả những chỗ có góc nhọn trong nhà, rồi cảm thán, tại sao người mắt vẫn tốt lại muốn trải qua thế giới của người mù thế này?
Anh Diệp cận rất nhẹ, không cần đeo kính, nhưng lúc ở nhà lại thích đeo kính, tôi thắc mắc, hỏi anh tại sao?
Anh khinh bỉ nhìn tôi, tôi thật ngốc, đeo kính có thể che đi ánh mắt chưa thỏa mãn dục vọng chứ sao.
Tôi giả vờ như không phát hiện ánh mắt lên án của anh, lạnh nhạt tránh ra.
10. Em tôi gọi điện tới, anh Diệp nghe máy.
Em tôi: “Chị, chị đang làm gì thế?”
Anh Diệp: “Anh đang xem TV.”
Em tôi: “Ồ, là anh à, em đang hỏi chị em cơ mà?”
Anh Diệp: “À, anh nói anh đang xem TV.”
Em tôi cắn răng: “... Anh có thể đưa điện thoại cho chị em không?”
Anh Diệp: “Có thể.”
Nửa ngày sau…
Em tôi: “Chị đấy à?”
Anh Diệp: “Ý em là bây giờ đưa cho cô ấy sao?”
Em tôi liền cúp điện thoại.
Anh Diệp lắc đầu, tự lẩm bẩm, người trẻ tuổi bây giờ, không kiên nhẫn gì cả.
Tôi vừa từ phòng tắm đi ra: “...”
11. Lúc em tôi vào cấp 1, rất thích ra ngoài chơi, luôn không về nhà đúng giờ.
Một hôm, nó lại về trễ, mẹ tôi tức giận, đuổi nó ra khỏi nhà, bắt nó đứng phạt ngoài hành lang.
Tôi lo cho nó, liền đứng ở chỗ cửa chống trộm nghe ngóng tình hình bên ngoài.
Chợt có hàng xóm đi qua, thấy nó đứng ở hành lang, liền hỏi: “Nhóc X, sao cháu lại đứng ở đây, không về nhà hả?”
Em tôi vô cùng lễ phép nói: “Dì ạ, chị cháu đến giờ vẫn chưa về nhà, cháu lo cho chị ấy, đứng đây chờ chị về.”
Hàng xóm liền khen ngợi rồi đi mất.
Tôi không nhịn cười được.
Sau nửa ngày, em tôi gõ cửa, tôi mở một khe hở nhỏ, em tôi vươn cổ nhìn mẹ tôi đang ngồi trên sô pha: “Mẹ, cho con đứng phạt trong nhà đi, đứng phạt ngoài hành lang quá mất mặt mẹ.”
Tôi lại không nhịn được cười một trận.
12. Anh Diệp và em trai tôi ở chung vừa kì lạ lại vừa hòa hợp.
Lúc đối mặt với kẻ thù bên ngoài thì họng súng cùng hướng về bên ngoài, lúc không có kẻ thù bên ngoài thì xâu xé nhau không thể can nổi.
Bạn tốt nhất của anh Diệp tên là I, khuyên hai người họ, hỗ trợ nhau trong lúc hoạn nạn không bằng cá quay về nước, quên đi chuyện trên bờ (*).
(*) Cá quay về nước, quên đi chuyện trên bờ: Dứt bỏ tình cảm, coi như không quen biết lẫn nhau, sống tự do tự tại.
13. Buổi tối ở nhà không đeo kính, mơ hồ đụng phải người anh Diệp, đúng lúc vừa tắm xong chỉ mặc mỗi quần dài, anh Diệp một bên thay tôi xoa cái mũi đỏ ửng do bị đụng phải, một bên mập mờ nói, thật ra anh không ngại đè tôi xuống đâu.
Tôi đẩy tay anh ra, lướt qua anh, vừa đi vừa nói, tôi ngại.
Anh Diệp chỉ có thể nghiến răng nghiến lợi.
14. Gần đây TV có chiếu hình ảnh cặp đôi đè nhau vào tường, bỗng nhiên nhìn thấy, anh Diệp giống như có điều suy nghĩ.
Một hôm, tôi đi trước, anh Diệp đi sau bước vào nhà, anh Diệp theo sát tôi bỗng nhiên kéo tôi ép vào tường, tôi đột nhiên bất giác dùng sức, đập đầu vào đầu anh Diệp.
Anh Diệp một bên xoa cục u thay tôi, một bên đau lòng hát, chuyện cổ tích đều để lừa gạt người ta...
15. Cùng ra ngoài với anh Diệp và em tôi.
Đi ngang qua một vũng nước, tôi giả bộ thấp giọng kêu: “Ôi, có nước.”
Anh Diệp và em trai tôi đồng thanh nói: “Anh cõng em”/ “Em cõng chị.”
Nói xong, hai người trừng mắt nhìn nhau, rồi nhìn tôi.
Mặt tôi không cảm xúc, vượt qua vũng nước đó, đi tiếp.
16. Lúc người trong nhà chưa biết anh Diệp, vẫn giục tôi tìm bạn trai.
Hồi đó, em tôi rất thích ăn Kentucky Fried Chicken (KFC), có lần tôi dẫn nó đi ăn, em tôi chỉ vào một anh đẹp trai đang bán đồ ăn nói: “Chị, anh chàng kia nhìn cũng khá được, dáng dấp ngay thẳng, quan trọng nhất là anh ta bán KFC đấy!”
Sau đó, lần đầu tiên anh Diệp đến nhà tôi, em tôi rất nhiệt tình nhào lên hỏi: “Anh, anh bán KFC hả?”
Anh Diệp: “...”
17. Hôm khai giảng năm thứ ba đại học, trời mưa phùn, tôi học xong liền đi từ phòng học về kí túc xá.
Lúc đi tới sân tập trong trường, có một người đến gần, dưới mưa phùn anh mặc một thân quân phục màu xanh, thân hình cao gầy.
Anh đi tới, đứng dưới mưa nhìn tôi: “Không mang ô theo, cho tôi đi nhờ một đoạn được không?”
Lúc đó sinh viên mới vào năm nhất đang tập quân sự, tôi nghĩ anh là thầy quốc phòng, liền gật đầu.
Anh rất cao, tôi phải duỗi hết tay ra mới che được anh, anh lặng lẽ đi, không nói câu nào, cũng không nói giúp tôi cầm ô.
Quãng đường đi mất 20 phút, hai chúng tôi đều không nói gì, trai đẹp quân nhân, tôi liền nhớ kĩ.
Anh không nói đi đâu, tôi cũng không thấy có vấn đề gì, đến kí túc xá nữ, anh nói, cho anh mượn cái dù này một chút.
Tôi ừ một tiếng, anh còn nói, cho anh số của tôi, sau này anh sẽ trả lại.
Tôi nói không cần
Anh vẫn kiên trì.
Tôi đành phải nói số di động của mình nhưng chỉ đọc qua một lần.
Anh gật đầu, xoay người rời đi, cầm theo cái ô in hoạ tiết hoa nhỏ.
Cảm giác duy nhất của tôi ngay lúc đó là, số điện thoại tôi chỉ nói một lần mà anh ấy có thể nhớ được sao? Thật ra, anh ấy chỉ hỏi cho phải phép lịch sự thôi, cũng không có ý định trả lại ô cho tôi.
Sau đó, sự thật chứng minh, anh Diệp có trí nhớ siêu phàm.
18. Anh Diệp và I lớn lên với nhau từ nhỏ, cùng tham gia quân đội, chỉ là I bị bố đưa đi sinh hoạt tập thể với binh sĩ, còn anh Diệp thật sự có tình yêu với quân phục màu xanh.
Một năm nọ, khuỷu tay anh Diệp bị thương, binh sĩ và lãnh đạo muốn điều anh đi nghiên cứu khoa học, anh Diệp từ chối, rồi mới xuất ngũ.
Lúc anh xuất ngũ chính là ngày mưa ấy, anh nói chẳng biết tại sao lại đến trường nhìn một cái, rồi gặp tôi, rồi hai người mỗi người đi một đường, anh cảm thấy bình tĩnh trong lòng anh đã biến mất rồi.
Sau khi tôi biết những chuyện này, chỉ cảm thấy rất đau lòng cho anh, anh Diệp rất lạnh lùng, có một số việc để trong lòng, chưa bao giờ nói ra, nhưng tôi biết rõ, anh vẫn một lòng với quân doanh.
Beta: Song Linh
1. Lúc rảnh rỗi, tôi thường gửi tin nhắn cho anh Diệp, hỏi anh đang làm gì thế.
Anh Diệp lời ít ý nhiều trả lời lại là đang họp hoặc bận việc, tôi rất biết điều nên không làm phiền nữa.
Một lúc sau, anh Diệp nhắn tin: “Sao em không làm phiền anh nữa?”
Hóa ra anh Diệp thích tôi gửi tin nhắn lúc anh đang bận, nói: “Anh rất bận, cực kì bận...”
Tôi nhắn lại cho anh mấy chữ: “Anh cứ bận tiếp đi!”
Một lát sau anh nhắn lại, nói: “Em không quan tâm anh chút nào.”
Tôi: “...”
Đôi khi anh Diệp rất vô sỉ như vậy đấy.
2. Tôi vẫn luôn có chứng khó ngủ, phải nằm trằn trọc trên giường hơn nửa tiếng mới ngủ được, hơn nữa, chỉ cần có chút tiếng động là không thể nào chìm vào giấc ngủ được.
Hồi tôi học năm cuối cấp 3, buổi trưa về nhà ngủ, tôi ngủ trong phòng ngủ lớn, mẹ và em trai tôi xem TV nhưng không bật tiếng trong phòng khách, mỗi khi có hàng xóm sang nhà tôi chơi, sẽ nghe thấy em tôi nói: “Xuỵt, người nói nhỏ thôi, chị con đang ngủ.”
Năm đó em tôi bảy tuổi, là một bé trai thích khóc nhè, bây giờ đã là một chàng thanh niên cao hơn tôi hẳn cái đầu, mỗi lần gặp tôi đều luôn cõng tôi xoay vài vòng
3. Tôi đang đội mũ giấy gấp từ báo, mặc tạp dề, đeo khẩu trang tổng vệ sinh ngôi nhà.
Chuông cửa vang lên, tôi lau khô tay rồi bỏ cái khăn xuống, vội vàng đi từ ban công ra phòng khách mở cửa, anh Diệp nhàn nhã đứng ngoài đó, tôi lườm anh: “Anh cũng có tay mà, sao không tự mở cửa?”
Anh Diệp lướt qua tôi rồi bước vào nhà như vào chỗ không người: “Anh thích cảm giác có người ở nhà ra mở cửa cho anh.”
Tôi: “...”
4. Tập quân sự cả ngày, lúc nghỉ ngơi, thầy quân sự liền tìm người lên biểu diễn một tiết mục để giải trí cho mọi người, ngày hôm đó, rút thăm trúng phải tôi, tôi nói tôi không biết làm gì hết, thầy bảo tôi hát một bài.
Tôi đành chịu, kéo cổ họng hát ‘Lần đầu chạy trốn’, cả lớp cười vang, mặt tôi đỏ như mông khỉ.
Anh Diệp nói có một năm anh đi theo đoàn trường xuống kiểm tra việc tập quân sự của các trường, đến bãi tập liền thấy một cô gái vừa gầy vừa nhỏ bị phơi nắng đen xì đang hát ‘Lần đầu chạy trốn’, khiến cả đại đội gặp ác mộng một tháng.
Đó là do anh Diệp nói, tôi không nhớ gì cả, trong cuộc tình này, anh Diệp phải trả giá rất nhiều, nếu không phải anh kiên trì, có lẽ chúng tôi sẽ không đến với nhau.
5. Vào năm thứ hai đại học, tôi phải làm một cuộc giải phẫu nhỏ, đó là lần đầu tiên kể từ khi sinh ra tôi nằm trên bàn giải phẫu, rồi bị tiêm thuốc tê và dao giải phẫu mới bắt đầu làm việc, lúc giải phẫu gặp một bác sĩ nam rất đẹp trai, dáng người cao gầy, khí chất lạnh lùng, nhưng tiếc là đã kết hôn rồi.
Lúc về ký túc xá dưỡng bệnh, bạn cùng phòng hỏi có muốn ăn bán rán trái cây của thím bán ở cổng trường hay không, rồi sau đó thuê xe đến tiệm cơm trên núi gần đó, nấu canh chim bồ câu hầm cho tôi. Đây là lần đầu tiên tôi uống canh chim bồ câu, nói thật, rất khó uống, nhưng tôi lại cảm động vô cùng!
6. Anh Diệp đi công tác, buổi tối gửi tin nhắn hỏi tôi, đang nhớ anh sao?
Tôi nói, không rảnh để nhớ.
Lúc đó lời nói của tôi là thật, tôi đang bận chuẩn bị tài liệu, bận đến mức chân không chạm đất, đâu có rảnh nhớ đến anh.
Mười phút sau, lại có một tin nhắn mới, em không nhớ anh, anh sẽ nhớ em gấp đôi, nhiều đến mức em không muốn cũng không được.
Chẳng biết tại sao, lại có cảm giác vừa đáng yêu vừa đáng ghét.
8. Có lúc rảnh rỗi tôi sẽ vẽ tranh, vẽ cha mẹ, vẽ em của tôi, vẽ rất nhiều người.
Mỗi lần anh Diệp nhìn tôi vẽ, chỉ lạnh lùng nhìn, không nói lời nào.
Nhưng mỗi khi đến tối đi ngủ, lời chúc ngủ ngon cuối cùng của anh Diệp vẫn là, tối hôm nay anh nhất định sẽ xuất hiện trong tranh vẽ của em.
Tôi bất đắc dĩ, đành phải vẽ một bức cho anh.
Anh Diệp nhìn một mảnh giấy đen kịt, mặt lạnh hỏi, đây là cái gì?
Tôi nói, tôi thích nhất là tóc anh, rất mềm, nếu như vẽ tranh, tự nhiên sẽ vẽ thứ bản thân thích nhất.
Tôi nói thật, tóc anh Diệp rất đẹp, vừa đen vừa mềm.
Từ đó về sau, anh Diệp không còn mong tôi vẽ anh nữa.
Anh Diệp không biết rằng, tôi có một quyển giấy vẽ tranh, trong đó toàn bộ đều là anh, anh ngồi, anh đứng, anh cau mày, anh làm việc, anh chơi bóng, đó là chỗ mềm yếu nhất trong lòng tôi, chỉ là bây giờ tôi chưa muốn cho anh biết.
9. Lúc còn học đại học, có một giáo sư vừa hoàn thành khóa nghiên cứu sinh đến dạy ở trường học của chúng tôi, sau đó thầy yêu cô gái xinh đẹp nhất ở kí túc xá của chúng tôi, đó là lần đầu tiên tôi thấy thầy trò yêu nhau, lúc đấy luôn chúc phúc, nhưng không biết mối tình của họ có đơm hoa kết trái hay không.
May mắn là có kết quả tốt, năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, hai người ở cùng phòng tôi đã kết hôn, bây giờ đứa bé đã ngây người trong bụng năm tháng rồi, tình cảm rất tốt.
10. Tôi cận nặng, bình thường luôn phải đeo kính áp tròng, nhưng lúc ở nhà thì phải bỏ ra, nhưng lại không thích đeo kính, nên rất nhiều lần, ở trong phòng anh Diệp lạnh lùng nhìn tôi như người mù sờ tới sờ lui dò đường, rồi sau khi tôi không cẩn thận đụng phải góc bàn, anh lại kéo tôi để dẫn đường.
Sau năm lần bảy lượt, anh Diệp bất đắc dĩ, bọc vải tất cả những chỗ có góc nhọn trong nhà, rồi cảm thán, tại sao người mắt vẫn tốt lại muốn trải qua thế giới của người mù thế này?
Anh Diệp cận rất nhẹ, không cần đeo kính, nhưng lúc ở nhà lại thích đeo kính, tôi thắc mắc, hỏi anh tại sao?
Anh khinh bỉ nhìn tôi, tôi thật ngốc, đeo kính có thể che đi ánh mắt chưa thỏa mãn dục vọng chứ sao.
Tôi giả vờ như không phát hiện ánh mắt lên án của anh, lạnh nhạt tránh ra.
10. Em tôi gọi điện tới, anh Diệp nghe máy.
Em tôi: “Chị, chị đang làm gì thế?”
Anh Diệp: “Anh đang xem TV.”
Em tôi: “Ồ, là anh à, em đang hỏi chị em cơ mà?”
Anh Diệp: “À, anh nói anh đang xem TV.”
Em tôi cắn răng: “... Anh có thể đưa điện thoại cho chị em không?”
Anh Diệp: “Có thể.”
Nửa ngày sau…
Em tôi: “Chị đấy à?”
Anh Diệp: “Ý em là bây giờ đưa cho cô ấy sao?”
Em tôi liền cúp điện thoại.
Anh Diệp lắc đầu, tự lẩm bẩm, người trẻ tuổi bây giờ, không kiên nhẫn gì cả.
Tôi vừa từ phòng tắm đi ra: “...”
11. Lúc em tôi vào cấp 1, rất thích ra ngoài chơi, luôn không về nhà đúng giờ.
Một hôm, nó lại về trễ, mẹ tôi tức giận, đuổi nó ra khỏi nhà, bắt nó đứng phạt ngoài hành lang.
Tôi lo cho nó, liền đứng ở chỗ cửa chống trộm nghe ngóng tình hình bên ngoài.
Chợt có hàng xóm đi qua, thấy nó đứng ở hành lang, liền hỏi: “Nhóc X, sao cháu lại đứng ở đây, không về nhà hả?”
Em tôi vô cùng lễ phép nói: “Dì ạ, chị cháu đến giờ vẫn chưa về nhà, cháu lo cho chị ấy, đứng đây chờ chị về.”
Hàng xóm liền khen ngợi rồi đi mất.
Tôi không nhịn cười được.
Sau nửa ngày, em tôi gõ cửa, tôi mở một khe hở nhỏ, em tôi vươn cổ nhìn mẹ tôi đang ngồi trên sô pha: “Mẹ, cho con đứng phạt trong nhà đi, đứng phạt ngoài hành lang quá mất mặt mẹ.”
Tôi lại không nhịn được cười một trận.
12. Anh Diệp và em trai tôi ở chung vừa kì lạ lại vừa hòa hợp.
Lúc đối mặt với kẻ thù bên ngoài thì họng súng cùng hướng về bên ngoài, lúc không có kẻ thù bên ngoài thì xâu xé nhau không thể can nổi.
Bạn tốt nhất của anh Diệp tên là I, khuyên hai người họ, hỗ trợ nhau trong lúc hoạn nạn không bằng cá quay về nước, quên đi chuyện trên bờ (*).
(*) Cá quay về nước, quên đi chuyện trên bờ: Dứt bỏ tình cảm, coi như không quen biết lẫn nhau, sống tự do tự tại.
13. Buổi tối ở nhà không đeo kính, mơ hồ đụng phải người anh Diệp, đúng lúc vừa tắm xong chỉ mặc mỗi quần dài, anh Diệp một bên thay tôi xoa cái mũi đỏ ửng do bị đụng phải, một bên mập mờ nói, thật ra anh không ngại đè tôi xuống đâu.
Tôi đẩy tay anh ra, lướt qua anh, vừa đi vừa nói, tôi ngại.
Anh Diệp chỉ có thể nghiến răng nghiến lợi.
14. Gần đây TV có chiếu hình ảnh cặp đôi đè nhau vào tường, bỗng nhiên nhìn thấy, anh Diệp giống như có điều suy nghĩ.
Một hôm, tôi đi trước, anh Diệp đi sau bước vào nhà, anh Diệp theo sát tôi bỗng nhiên kéo tôi ép vào tường, tôi đột nhiên bất giác dùng sức, đập đầu vào đầu anh Diệp.
Anh Diệp một bên xoa cục u thay tôi, một bên đau lòng hát, chuyện cổ tích đều để lừa gạt người ta...
15. Cùng ra ngoài với anh Diệp và em tôi.
Đi ngang qua một vũng nước, tôi giả bộ thấp giọng kêu: “Ôi, có nước.”
Anh Diệp và em trai tôi đồng thanh nói: “Anh cõng em”/ “Em cõng chị.”
Nói xong, hai người trừng mắt nhìn nhau, rồi nhìn tôi.
Mặt tôi không cảm xúc, vượt qua vũng nước đó, đi tiếp.
16. Lúc người trong nhà chưa biết anh Diệp, vẫn giục tôi tìm bạn trai.
Hồi đó, em tôi rất thích ăn Kentucky Fried Chicken (KFC), có lần tôi dẫn nó đi ăn, em tôi chỉ vào một anh đẹp trai đang bán đồ ăn nói: “Chị, anh chàng kia nhìn cũng khá được, dáng dấp ngay thẳng, quan trọng nhất là anh ta bán KFC đấy!”
Sau đó, lần đầu tiên anh Diệp đến nhà tôi, em tôi rất nhiệt tình nhào lên hỏi: “Anh, anh bán KFC hả?”
Anh Diệp: “...”
17. Hôm khai giảng năm thứ ba đại học, trời mưa phùn, tôi học xong liền đi từ phòng học về kí túc xá.
Lúc đi tới sân tập trong trường, có một người đến gần, dưới mưa phùn anh mặc một thân quân phục màu xanh, thân hình cao gầy.
Anh đi tới, đứng dưới mưa nhìn tôi: “Không mang ô theo, cho tôi đi nhờ một đoạn được không?”
Lúc đó sinh viên mới vào năm nhất đang tập quân sự, tôi nghĩ anh là thầy quốc phòng, liền gật đầu.
Anh rất cao, tôi phải duỗi hết tay ra mới che được anh, anh lặng lẽ đi, không nói câu nào, cũng không nói giúp tôi cầm ô.
Quãng đường đi mất 20 phút, hai chúng tôi đều không nói gì, trai đẹp quân nhân, tôi liền nhớ kĩ.
Anh không nói đi đâu, tôi cũng không thấy có vấn đề gì, đến kí túc xá nữ, anh nói, cho anh mượn cái dù này một chút.
Tôi ừ một tiếng, anh còn nói, cho anh số của tôi, sau này anh sẽ trả lại.
Tôi nói không cần
Anh vẫn kiên trì.
Tôi đành phải nói số di động của mình nhưng chỉ đọc qua một lần.
Anh gật đầu, xoay người rời đi, cầm theo cái ô in hoạ tiết hoa nhỏ.
Cảm giác duy nhất của tôi ngay lúc đó là, số điện thoại tôi chỉ nói một lần mà anh ấy có thể nhớ được sao? Thật ra, anh ấy chỉ hỏi cho phải phép lịch sự thôi, cũng không có ý định trả lại ô cho tôi.
Sau đó, sự thật chứng minh, anh Diệp có trí nhớ siêu phàm.
18. Anh Diệp và I lớn lên với nhau từ nhỏ, cùng tham gia quân đội, chỉ là I bị bố đưa đi sinh hoạt tập thể với binh sĩ, còn anh Diệp thật sự có tình yêu với quân phục màu xanh.
Một năm nọ, khuỷu tay anh Diệp bị thương, binh sĩ và lãnh đạo muốn điều anh đi nghiên cứu khoa học, anh Diệp từ chối, rồi mới xuất ngũ.
Lúc anh xuất ngũ chính là ngày mưa ấy, anh nói chẳng biết tại sao lại đến trường nhìn một cái, rồi gặp tôi, rồi hai người mỗi người đi một đường, anh cảm thấy bình tĩnh trong lòng anh đã biến mất rồi.
Sau khi tôi biết những chuyện này, chỉ cảm thấy rất đau lòng cho anh, anh Diệp rất lạnh lùng, có một số việc để trong lòng, chưa bao giờ nói ra, nhưng tôi biết rõ, anh vẫn một lòng với quân doanh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook