Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 16
TUY THU KHÔNG CÓ ĐỊA CHỈ
CHÍNH XÁC của Ba, chỉ ghi thêm mấy chữ “đội thăm dò” sau thôn Tây Thôn Bình,
nhưng đoán chắc Ba sẽ nhận được, vì không thấy anh gửi thêm gì nữa.
Thu phấn khởi, kỳ nghỉ hè sắp tới Thu lại có thể đi làm suốt vụ hè, không nghỉ ngày nào, rất lạc quan ước đoán sẽ được tám, chín chục đồng.
Tiền chưa đến tay nhưng Thu đã dự toán. Đầu tiên trả cho Ba ba chục đồng, sau đấy cho mẹ mua túi đựng nước nóng. Mỗi lần mẹ ốm đều đau bên hông, cần một túi đựng nước nóng để chườm. Bây giờ mẹ phải dùng cái chai để thay túi nước nóng, nhưng cái chai có lúc bị chảy nước, hơn nữa diện tích nóng cũng hẹp.
Kế hoạch của Thu là, khi có tiền sẽ mua nửa cái thủ lợn về ăn, vì một cân tem thịt có thể mua được hai cân thủ, tai lợn, lưỡi lợn đều ngon, thịt thủ nấu, còn các thứ khác có thể để hầm canh. Nghĩ đến thịt thủ xào mầm tỏi, Thu đã cảm thấy thèm, muốn đi mua về làm ngay. Nhà Thu thường mấy tháng không thấy miếng thịt, ở Tây Thôn Bình Thu được anh thịt Ba mang đến đều tự hỏi lòng mình có ngượng hay không, vì không thể đem về cho
Mùa hè năm nay đi làm, Thu nhất định phải mua vải để may cho em gái cái áo mặc Tết. Thu mặc đồ cũ của anh trai bị mọi người cười, cho nên Thu không muốn để em phải nếm trải cái cảm giác, bị cười chê ấy. Thu còn muốn mua cho em đôi ủng lửng, kể ra cũng hơi xa xỉ. Nhưng nó muốn một đôi như vậy từ lâu rồi, qua ánh mắt lúc nó nhìn đôi ủng của người khác Thu biết tâm tư nó.
Anh trai của Thu còn nợ tiền lương thực của đội sản xuất, Thu hi vọng tiền làm công trong kỳ nghỉ hè sẽ giúp anh trai thanh toán một phần. Đám thanh niên trí thức về nông thôn không có cái ăn, có lúc đi bắt trộm gà, trộm chó, ra đồng lấy trộm rau của bà con nông dân. Nhiều nơi, thanh niên trí thức hây thù gây oán với dân địa phương, hai bên thường xuyên đánh nhau. Có lúc, nông dân nhiều thôn liên hiệp lại đánh thanh niên trí thức, thanh niên trí thức của mấy đội sản xuất liên kết lại đánh nông dân, hai bên đánh nhau chảy máu, mọi người trong tình thế nguy hiểm.
Cách đây ít lâu, anh trai Thu bị nông dân đánh, trên mặt trên người đầy thương tích. Anh của Thu nói, thật may mắn, vì lần ấy đám bạn bè bị thương còn nặng hơn, có mấy cậu bị đánh nằm liệt giường, được bạn bè khiêng về, chỉ có anh Thu và mấy người nữa trong tiểu đội chạy nhanh, nên chỉ bị trầy da, xước thịt tí chút.
Lần ấy, những thanh niên bị đánh và người nhà gặp nhau ở thành phố K để bàn biện pháp đối phó. Những thanh niên bị đánh cho rằng nông dân sai, họ không ăn cắp, nông dân nhận nhầm, không hỏi han gì mà cứ vậy bao vây, dùng đòn gánh, cuốc cào xông vào đánh túi bụi. Còn nông dân rất căm đáng thanh niên trí thức, bảo họ về nông thôn đã cướp mất công điểm vốn ít ỏi của bà con, làm chó gà táo tác, cho nên, hễ có cơ hội là nông dân đánh thanh niên. Đám thanh niên chỉ biết tố giác với đại đội sản xuất và công xã, nhưng đại đội và công xã không phân xử. Kết quả của cuộc thảo luận là báo cáo sự việc với cấp ủy. Những thanh niên bị đánh và người nhà tìm nhiều cách, cấp ủy địa phương mới đồng ý cử người tiếp họ, nghe báo cáo lại sự việc.
Tối hôm ấy Thu cũng đến, vì mẹ ốm, anh lại bị thương. Mọi người kéo đến cơ quan cấp ủy khu [1] ư, thấy trước cổng cơ quan có lính gác với đầy đủ súng đạn, một vài người sợ, cùng những người bị trương không nặng lắm rút lui. Thu và những người kiên cường vào trong sân cơ quan cấp ủy, cấp úy cử người ra tiếp, mời mọi người vào phòng họp chờ, ông bí thư bận họp.
Chờ suốt mấy tiếng đồng hồ nhưng chẳng thấy ông bí thư đâu. Không rõ ai đã thăm dò biết ông bí thư đang ăn nhậu với ai đó, đang say xỉn, không biết có tiếp được dân hay không.
Nghe tin ấy, Thu vô cớ nghĩ đến bố của Ba, hình như cũng là quan to, lòng Thu bỗng trào lên nổi hận, thì ra quan to ở tít trên cao, xem thường người dân như ngọn cỏ. Trong phòng họp có những thanh niên bị đánh nằm bất động, có những người mặt mũi thâm tím, gãy tay gãy chân, thêm vào đó là bố mẹ ruột nóng như lửa, vậy mà ông bí thư vẫn yên tâm đi nhậu.
Thu biết quân khu K chỉ có một quân khu, bố của Ba là tư lệnh quan khu, quản lí một địa bàn lớn hơn. Thu tưởng tượng Ba ở trong một khuôn viên có lính gác, vợ chưa cưới của anh cũng ở trong đó, bố anh có thể là người nói chuyện với giọng điệu quan cách, hễ mở miệng ra như là người báo cáo: “Vấn đề này, việc này…”.
Thu nhớ có lần chị Mẫn nói, chúng ta không thể đến được với những người làm quan. Thu hiểu câu nói ấy, nhưng tận mắt trông thấy sự việc trong khuôn viên cơ quan cấp ủy khu mới thật hiểu. Rõ ràng Ba đối với Thu như một người ở trên trời, một người dưới đất, hai người của hai thế giới. Lúc này Thu đang ngồi chờ ông bí thư, có cảm giác như đang chờ bố của Ba, lòng đầy phẫn nộ và bất bình. Vì người không làm quan nghĩ rằng làm quan ai cũng như ai, chắc chắn bố của Ba đối xử với dân thường cũng như thế này. Lại chờ một lúc nữa, có mấy vị phụ huynh sợ hãi, bảo đây là cài thòng lọng, họ để mọi người ngồi và đi gọi lính đến bắt, không cần tội danh gì, chỉ cần nói “xâm phạm cơ quan chính quyền cách mạng” cũng đủ để vào tù.
Những người có mặt đều sợ hãi, mẹ Thu nói:
- Chúng ta về thôi, người khác có thể làm nổi, người nhà ta không làm nổi. Đã bị đánh rồi còn bị đánh thêm, như vậy chỉ chuốc thêm cái khổ vào người, liệu có thể trông chờ ông bí thư cho bắt những người nông dân kia không? Tại sao nói thanh niên về nông thôn để tiếp thu sự giáo dục của nông dân, nông dân lại dùng đòn gánh để giáo dục, không còn cách nào khác hay sao?
Thu rất bực vì mẹ nhát gan, Thu kiên trì đợi đến cùng, nói nếu mẹ sợ, cứ để con chờ. Mẹ không còn cách nào, đành cùng chờ với Thu. Cuối cùng có một cán bộ xuất hiện, không phải ông bí thư khu ủy, không biết là cán bộ gì, chỉ nói thay mặt ông bí thư. Thanh niên và người nhà nói rõ tình hình, người kia ghi lại, rồi bảo mọi người về.
Sau đấy không còn nghe thấy tin tức gì nữa. Mẹ Thu tự an ủi:
- Thôi, thế thôi, ít ra là không bắt cánh thanh niên bị thương, không bị xử phạt.
Rồi bà nuốt nước mắt, đưa cậu con trai về lại nông thôn. Có thể người của đội sản xuất nơi anh trai Thu làm việc, nghe nói bị tố giác, nên họ cũng sợ, chăm sóc anh, để anh trông coi sân phơi thóc, việc nhẹ hơn ra đồng, nhưng mỗi ngày chỉ được một nửa công điểm, xem ra cuối năm phải kiếm thêm để trả tiền khẩu phần ăn.
Nghĩ đến những khoản chi cần thiết ấy, cho nên ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè, Thu bảo mẹ đi tìm mẹ của “cô em vợ” đang làm chủ tịch khu dân cư để xin việc. Hai mẹ con mới sớm ra đã đến nhà “cô em vợ” ngồi chờ. “Cô em vợ” tên là Lý Thân Minh, mọi người gọi mẹ cậu ta là bà chủ tịch. Thu ngượng vì phải gặp “cô em vợ”, vì hai người tuy học cùng một lớp, ngày thường vẫn gặp nhau nhưng ít chuyện trò, bây giờ phải gõ cửa cậy cục, nhờ mẹ cậu ta giúp đỡ.
Mẹ Thu đã từng dạy con trai bà chủ tịch, cho nên bà Chủ tịch rất khách khí với mẹ, bảo mẹ cứ về đi, bà ta hứa sẽ tìm việc cho Thu. Năm nào Thu cũng được mẹ dẫn đến gặp bà Lí, cho nên Thu đều bảo mẹ về để Thu đợi.
Lúc ấy, các nhà náy, xí nghiệp cần người làm việc vặt đều cho người phụ trách lao động đến gặp bà Lí, người của nhà máy, xí nghiệp đều được gọi chung là bên A.
Chín giờ hàng ngày bên A đến tuyển người, những người tìm việc nếu sau chín giờ mà không được tuyển coi như mất dứt ngày hôm đó. Nhìn chung, nếu tìm được việc làm có thể làm mấy ngày, công việc kết thúc, người tìm việc lại đến nhà bà Lí tìm việc mới.
Hôm ấy cùng chờ với Thu còn có một bà già, không biết bà bao nhiêu tuổi, răng đã rụng hết. Thu biết bà này, hai người trước đây cũng đã đi làm với nhau, mọi người gọi bà là bà Đồng. Vì bà lớn tuổi vẫn phải đi làm, Thu gọi bà là bà. Nghe nói con trai bà bị đấu, bị đánh đến chết, nàng dâu bỏ đi, để lại một đứa cháu vừa đến tuổi đi học. Thu không dám nghĩ đến hoàn cảnh của bà, nếu nay mai bà chết, thằng cháu kia sẽ sống thế nào?
Ngồi chờ hồi lâu mới thấy bên A đến tuyển người, họ cần lao động khỏe, vì phải chuyển cát từ thuyền xuống và gánh lên bờ. Thu hào hứng đò, nhưng bên A không chấp nhận, bảo không cần lao động nữ, nữ không gánh nổi cát. Bà Lí bảo Thu không vội, chờ có công việc nhẹ sẽ đến lượt.
Lại ngồi chờ. Một bên A khác đến, lần này cần người đầm đất, Thu lại hăng hái xung phong, nhưng bên A không nhận, bảo cô quá trẻ, da mặt mỏng, đầm đất phải là người vừa làm vừa hát thật to. Thu bảo không sợ, cô có thể hát. Bên A bảo cô hát thử. Thu cảm thấy người kia có phần giả dối, bên cạnh lại có Thân Minh, cô không thể hát nổi.
Bên A nói:
- Tôi nói rồi, không hát được, việc này chỉ có thể cho phụ nữ trung niên, mồm mép các bà ấy gì cũng có thể hát.
Bà Đồng nói:
- Để tôi hát, tôi dám hát. – Bà hắng giọng. – Ni cô hòa thượng trở mình, huầy huầy a…, ngày ngày đêm đêm nhờ người thương, cũng í a… í a…
Thu nghe, không biết hát cái trò gì mà toàn chuyện trai gái, tuy không hiểu, nhưng cũng nghe ra: về đêm gái nhơ trai, trai nhớ gái. Thu nghĩ mình không làm được chuyện ấy, đành xem bà Đồng hát, thế rồi bà vui vẻ đi với bên A.
Hôm ấy Thu chờ đến mười giờ mà vẫn không tìm được việc, cô đành lưu luyến ra về. Một ngày không có việc làm tựa như ngồi trên lửa, tựa như có người lấy từ trong túi Thu ra một đồng hai hào, đành phải chờ ngày mai đến nhờ bà Lí.
Chờ đến ngày thứ ba Thu mới tìm được việc, vẫn là việc gánh cát. Bên A nói nhiều người hôm trước tuyển đều không gánh nổi, bỏ việc, cho nên ông ta phải đến đây tuyển thêm. Thu khẩn thiết yêu cầu. Bên A mới tạm cho Thu thử việc, nếu làm không nổi thì phải thôi ngay, không trả tiền công nửa ngày. Thu vội đồng ý.
Tìm được việc Thu vui lắm, giống như một chân đã bước đến chủ nghĩa cộng sản. Thu theo bên A đến nơi làm việc, lúc ấy vừa đúng giờ nghỉ giải lao, tất cả đều là nam, không có một phụ nữ nào. Những người kia thấy Thu đến gánh cát đều ngạc nhiên. Có một người nói với giọng không thân thiện:
- Đằng ấy gánh ít, chúng tớ chịu thiệt, coi như giúp đằng ấy, đi tìm việc khác mà làm, làm nhiều được nhiều, làm ít được í>
Một người khác có phần tốt bụng, nói:
- Cánh tớ hai người làm thành một nhóm, một người xuống thuyền, một người gánh lên dốc, chứ một người vừa phải xuống thuyền vừa phải gánh lên dốc vất vả lắm. Liệu ai làm thành một cặp với cậu? Cùng nhóm với cậu chẳng hóa ra phải gánh thêm cho cậu à?
Thu lạnh lùng nói:
- Anh đừng lo, tôi vơi tôi làm thành một nhóm, tôi không gánh ít hơn các anh đâu.
Bên A nói:
- Cô cứ làm đi rồi hãy nói, không được thì đừng cố rồi lại xảy ra tai nạn lao động.
Có một người quen Thu nói: “Mẹ cô là cô giáo, cô còn tham chút tiền này làm gì?”
Có người thấy bên A đi rồi liền nói đùa:
- Ngày hè nóng bức, một mình cô là gái ở đây không tiện. Chốc nữa làm nóng lên, chúng tớ cởi hết áo quần, đến lúc ấy cô em đừng xấu hổ nhé.
Thu mặc bọn họ, nghĩ bụng: chúng mày cởi mà chả sợ xấu hổ, tao nhìn sợ gì? Thu chỉ cắm cúi sửa lại quang sọt, đòn gánh. Lúc làm việc, Thu cùng với một con trai xuống sông. Thuyền nối với bờ bằng một tấm ván làm cầu, tấm ván chỉ rộng chừng ba chục phân, đi lên đấy tấm ván oằn xuống. Phía dưới là sông, nước sông đang to, đục ngầu, đỏ vàng lẫn lộn, trông thật dễ sợ, những người non gan đi tay không cũng không dám qua cầu ván này đừng nói gì gánh cát nặng.
Lâu không gánh, nay gánh cảm thấy đâu vai. Cũng may, cái đòn gánh Thu gánh quen từ nhiều năm nay, vẫn còn rất tốt, không quá dài, hơn nữa rất mềm, gánh lên vai cứ nhún nha nhún nhảy. Những người biết gánh đều biết, nếu một đòn gánh không nhún nhảy, cứng đơ đơ, lúc gánh rất mệt; nếu cái đòn gánh gánh lên nhún nhảy hài hòa với bước đi, khiến gánh nặng trên vai nhe đi rất nhiều.
Gánh cát phải đến năm chục ký, Thu gánh cát đi trên cái cầu ván hẹp oằn xuống, chỉ sợ chân bước hụt sẽ rơi xuống sông. Thu biết bơi, nhưng bên mép nước đầy những đá, ơi xuống chắc chắn không bị chết đuối thì cũng va vào đá mà chết. Thu không dám nhìn xuống chân, mắt nhìn thẳng, nín thở, coi như qua cầu an toàn.
Xuống khỏi thuyền lại phải leo dốc, có một đoạn bằng phẳng gần mép nước, nhưng càng đi càng dốc, đi tay không leo dốc còn phải thở phì phò, gánh nặng trên vai thì không biết như thế nào. Bây giờ Thu mới hiểu tại sao bọn con trai kia chia thành nhóm hai người, là vì vừa qua cầu ván, hai chân đã bủn rủn, nếu có người tiếp sức leo dốc, người gánh từ thuyền xuống có thể nhẹ nhàng đi về thuyền, tạm thời nghỉ ngơi. Nhưng nếu là một người phải đi một đoạn đường xa mới tới đích.
Thu không có bạn, đành gánh một mình. Gánh được hai chuyến, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, nắng đã lên, lại không có nước uống, cảm thấy người như say nắng, sắp ngất. Nhưng nghĩ hôm nay gánh sẽ được một đồng hai hào, nhất là nhớ lại hai hôm nay không tìm được việc, Thu phải cắn răng để làm.
Ngày hôm ấy không biết đã qua đi thế nào, đến lúc hết giờ, Thu mệt nhoài. Nhưng về đến nhà Thu vẫn làm ra vẻ thanh thản, nếu không mẹ sẽ lo lắng. Hôm ấy Thu rất mệt, ăn cơm, tắm xong là đi ngủ ngay.
Hôm sau, mới rạng sáng Thu đã dậy, lúc ấy mới cảm thấy cái đau đớn của ngày hôm qua không là gì, lúc này toàn thân rã rời, hai vai phồng rộp, đau đến độ không mặc được áo. Vì phải trở vai luôn luôn nên phía sau cổ cũng bị trầy xước, hai bắp đùi nặng trĩu, mặt với cánh tay sém nắng, khi rửa mặt nước lên mặt đau rát.
Mẹ thấy Thu dậy liền đến khuyên con đừng đi làm nữa, mẹ nói:
- Con làm vất vả quá, đem qua ngủ cứ rên hừ hừ, hôm nay đừng đi nữa.
- Con ngủ lúc nào cũng rên. – Thu nói
Mẹ cầm cái đòn gánh, nói như khẩn cầu:
- Con ơi, đừng đi nữa, con gái của mẹ, con gái gánh nặng không tốt đâu, sẽ sinh ra nhiều chứng bệnh, mẹ biết thói quen của con, con không ốm thì làm sao ngủ lại rên, chắc chắn hôm qua con mệt lắm.
Thu an ủi mẹ:
- Mẹ yên tâm, conoán cả rồi, con sẽ không đi làm những việc quá nặng nhọc đâu.
Gánh cát hai ngày, cánh thanh niên cùng làm có cái nhìn khác về Thu, tuy Thu là gái nhưng gánh không kém bọn họ. Có một câu tên lá Vương Trường Sinh chủ động đến nhận làm một nhóm với Thu, cậu ta bảo, leo dốc mệt, tôi sẽ gánh lên dốc, Thu gánh từ thuyền xuống.
Sinh cố gắng đi thật nhanh, đi quãng đường dài thêm, như vậy Thu có thể đi quãng đường ngắn hơn. Có lúc Thu vừa xuống thuyền thì Sinh đã đến đón, khiến Thu phát ngượng, những người khác cũng cười cho hai người.
Gánh liền mấy hôm Thu cảm thấy đỡ đau mỏi, cũng không thở dốc như mấy hôm trước. Điều Thu lo lắng ấy là việc làm chỉ được mấy hôm, lại phải đến chờ việc, không biết lúc nào mới có việc làm. Bây giờ hạnh phúc nhất đối với Thu có cát để gánh, có việc để làm, suốt mùa hè làm không hết việc.
Trước khi hết đợt gánh cát vài hôm, Thu vừa gánh cát từ thuyền lên, Sinh đến đón, nói:
- Để tôi gánh cho, có người chờ cô trên kia, cô lên đấy nhanh lên.
Thu phấn khởi, kỳ nghỉ hè sắp tới Thu lại có thể đi làm suốt vụ hè, không nghỉ ngày nào, rất lạc quan ước đoán sẽ được tám, chín chục đồng.
Tiền chưa đến tay nhưng Thu đã dự toán. Đầu tiên trả cho Ba ba chục đồng, sau đấy cho mẹ mua túi đựng nước nóng. Mỗi lần mẹ ốm đều đau bên hông, cần một túi đựng nước nóng để chườm. Bây giờ mẹ phải dùng cái chai để thay túi nước nóng, nhưng cái chai có lúc bị chảy nước, hơn nữa diện tích nóng cũng hẹp.
Kế hoạch của Thu là, khi có tiền sẽ mua nửa cái thủ lợn về ăn, vì một cân tem thịt có thể mua được hai cân thủ, tai lợn, lưỡi lợn đều ngon, thịt thủ nấu, còn các thứ khác có thể để hầm canh. Nghĩ đến thịt thủ xào mầm tỏi, Thu đã cảm thấy thèm, muốn đi mua về làm ngay. Nhà Thu thường mấy tháng không thấy miếng thịt, ở Tây Thôn Bình Thu được anh thịt Ba mang đến đều tự hỏi lòng mình có ngượng hay không, vì không thể đem về cho
Mùa hè năm nay đi làm, Thu nhất định phải mua vải để may cho em gái cái áo mặc Tết. Thu mặc đồ cũ của anh trai bị mọi người cười, cho nên Thu không muốn để em phải nếm trải cái cảm giác, bị cười chê ấy. Thu còn muốn mua cho em đôi ủng lửng, kể ra cũng hơi xa xỉ. Nhưng nó muốn một đôi như vậy từ lâu rồi, qua ánh mắt lúc nó nhìn đôi ủng của người khác Thu biết tâm tư nó.
Anh trai của Thu còn nợ tiền lương thực của đội sản xuất, Thu hi vọng tiền làm công trong kỳ nghỉ hè sẽ giúp anh trai thanh toán một phần. Đám thanh niên trí thức về nông thôn không có cái ăn, có lúc đi bắt trộm gà, trộm chó, ra đồng lấy trộm rau của bà con nông dân. Nhiều nơi, thanh niên trí thức hây thù gây oán với dân địa phương, hai bên thường xuyên đánh nhau. Có lúc, nông dân nhiều thôn liên hiệp lại đánh thanh niên trí thức, thanh niên trí thức của mấy đội sản xuất liên kết lại đánh nông dân, hai bên đánh nhau chảy máu, mọi người trong tình thế nguy hiểm.
Cách đây ít lâu, anh trai Thu bị nông dân đánh, trên mặt trên người đầy thương tích. Anh của Thu nói, thật may mắn, vì lần ấy đám bạn bè bị thương còn nặng hơn, có mấy cậu bị đánh nằm liệt giường, được bạn bè khiêng về, chỉ có anh Thu và mấy người nữa trong tiểu đội chạy nhanh, nên chỉ bị trầy da, xước thịt tí chút.
Lần ấy, những thanh niên bị đánh và người nhà gặp nhau ở thành phố K để bàn biện pháp đối phó. Những thanh niên bị đánh cho rằng nông dân sai, họ không ăn cắp, nông dân nhận nhầm, không hỏi han gì mà cứ vậy bao vây, dùng đòn gánh, cuốc cào xông vào đánh túi bụi. Còn nông dân rất căm đáng thanh niên trí thức, bảo họ về nông thôn đã cướp mất công điểm vốn ít ỏi của bà con, làm chó gà táo tác, cho nên, hễ có cơ hội là nông dân đánh thanh niên. Đám thanh niên chỉ biết tố giác với đại đội sản xuất và công xã, nhưng đại đội và công xã không phân xử. Kết quả của cuộc thảo luận là báo cáo sự việc với cấp ủy. Những thanh niên bị đánh và người nhà tìm nhiều cách, cấp ủy địa phương mới đồng ý cử người tiếp họ, nghe báo cáo lại sự việc.
Tối hôm ấy Thu cũng đến, vì mẹ ốm, anh lại bị thương. Mọi người kéo đến cơ quan cấp ủy khu [1] ư, thấy trước cổng cơ quan có lính gác với đầy đủ súng đạn, một vài người sợ, cùng những người bị trương không nặng lắm rút lui. Thu và những người kiên cường vào trong sân cơ quan cấp ủy, cấp úy cử người ra tiếp, mời mọi người vào phòng họp chờ, ông bí thư bận họp.
Chờ suốt mấy tiếng đồng hồ nhưng chẳng thấy ông bí thư đâu. Không rõ ai đã thăm dò biết ông bí thư đang ăn nhậu với ai đó, đang say xỉn, không biết có tiếp được dân hay không.
Nghe tin ấy, Thu vô cớ nghĩ đến bố của Ba, hình như cũng là quan to, lòng Thu bỗng trào lên nổi hận, thì ra quan to ở tít trên cao, xem thường người dân như ngọn cỏ. Trong phòng họp có những thanh niên bị đánh nằm bất động, có những người mặt mũi thâm tím, gãy tay gãy chân, thêm vào đó là bố mẹ ruột nóng như lửa, vậy mà ông bí thư vẫn yên tâm đi nhậu.
Thu biết quân khu K chỉ có một quân khu, bố của Ba là tư lệnh quan khu, quản lí một địa bàn lớn hơn. Thu tưởng tượng Ba ở trong một khuôn viên có lính gác, vợ chưa cưới của anh cũng ở trong đó, bố anh có thể là người nói chuyện với giọng điệu quan cách, hễ mở miệng ra như là người báo cáo: “Vấn đề này, việc này…”.
Thu nhớ có lần chị Mẫn nói, chúng ta không thể đến được với những người làm quan. Thu hiểu câu nói ấy, nhưng tận mắt trông thấy sự việc trong khuôn viên cơ quan cấp ủy khu mới thật hiểu. Rõ ràng Ba đối với Thu như một người ở trên trời, một người dưới đất, hai người của hai thế giới. Lúc này Thu đang ngồi chờ ông bí thư, có cảm giác như đang chờ bố của Ba, lòng đầy phẫn nộ và bất bình. Vì người không làm quan nghĩ rằng làm quan ai cũng như ai, chắc chắn bố của Ba đối xử với dân thường cũng như thế này. Lại chờ một lúc nữa, có mấy vị phụ huynh sợ hãi, bảo đây là cài thòng lọng, họ để mọi người ngồi và đi gọi lính đến bắt, không cần tội danh gì, chỉ cần nói “xâm phạm cơ quan chính quyền cách mạng” cũng đủ để vào tù.
Những người có mặt đều sợ hãi, mẹ Thu nói:
- Chúng ta về thôi, người khác có thể làm nổi, người nhà ta không làm nổi. Đã bị đánh rồi còn bị đánh thêm, như vậy chỉ chuốc thêm cái khổ vào người, liệu có thể trông chờ ông bí thư cho bắt những người nông dân kia không? Tại sao nói thanh niên về nông thôn để tiếp thu sự giáo dục của nông dân, nông dân lại dùng đòn gánh để giáo dục, không còn cách nào khác hay sao?
Thu rất bực vì mẹ nhát gan, Thu kiên trì đợi đến cùng, nói nếu mẹ sợ, cứ để con chờ. Mẹ không còn cách nào, đành cùng chờ với Thu. Cuối cùng có một cán bộ xuất hiện, không phải ông bí thư khu ủy, không biết là cán bộ gì, chỉ nói thay mặt ông bí thư. Thanh niên và người nhà nói rõ tình hình, người kia ghi lại, rồi bảo mọi người về.
Sau đấy không còn nghe thấy tin tức gì nữa. Mẹ Thu tự an ủi:
- Thôi, thế thôi, ít ra là không bắt cánh thanh niên bị thương, không bị xử phạt.
Rồi bà nuốt nước mắt, đưa cậu con trai về lại nông thôn. Có thể người của đội sản xuất nơi anh trai Thu làm việc, nghe nói bị tố giác, nên họ cũng sợ, chăm sóc anh, để anh trông coi sân phơi thóc, việc nhẹ hơn ra đồng, nhưng mỗi ngày chỉ được một nửa công điểm, xem ra cuối năm phải kiếm thêm để trả tiền khẩu phần ăn.
Nghĩ đến những khoản chi cần thiết ấy, cho nên ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè, Thu bảo mẹ đi tìm mẹ của “cô em vợ” đang làm chủ tịch khu dân cư để xin việc. Hai mẹ con mới sớm ra đã đến nhà “cô em vợ” ngồi chờ. “Cô em vợ” tên là Lý Thân Minh, mọi người gọi mẹ cậu ta là bà chủ tịch. Thu ngượng vì phải gặp “cô em vợ”, vì hai người tuy học cùng một lớp, ngày thường vẫn gặp nhau nhưng ít chuyện trò, bây giờ phải gõ cửa cậy cục, nhờ mẹ cậu ta giúp đỡ.
Mẹ Thu đã từng dạy con trai bà chủ tịch, cho nên bà Chủ tịch rất khách khí với mẹ, bảo mẹ cứ về đi, bà ta hứa sẽ tìm việc cho Thu. Năm nào Thu cũng được mẹ dẫn đến gặp bà Lí, cho nên Thu đều bảo mẹ về để Thu đợi.
Lúc ấy, các nhà náy, xí nghiệp cần người làm việc vặt đều cho người phụ trách lao động đến gặp bà Lí, người của nhà máy, xí nghiệp đều được gọi chung là bên A.
Chín giờ hàng ngày bên A đến tuyển người, những người tìm việc nếu sau chín giờ mà không được tuyển coi như mất dứt ngày hôm đó. Nhìn chung, nếu tìm được việc làm có thể làm mấy ngày, công việc kết thúc, người tìm việc lại đến nhà bà Lí tìm việc mới.
Hôm ấy cùng chờ với Thu còn có một bà già, không biết bà bao nhiêu tuổi, răng đã rụng hết. Thu biết bà này, hai người trước đây cũng đã đi làm với nhau, mọi người gọi bà là bà Đồng. Vì bà lớn tuổi vẫn phải đi làm, Thu gọi bà là bà. Nghe nói con trai bà bị đấu, bị đánh đến chết, nàng dâu bỏ đi, để lại một đứa cháu vừa đến tuổi đi học. Thu không dám nghĩ đến hoàn cảnh của bà, nếu nay mai bà chết, thằng cháu kia sẽ sống thế nào?
Ngồi chờ hồi lâu mới thấy bên A đến tuyển người, họ cần lao động khỏe, vì phải chuyển cát từ thuyền xuống và gánh lên bờ. Thu hào hứng đò, nhưng bên A không chấp nhận, bảo không cần lao động nữ, nữ không gánh nổi cát. Bà Lí bảo Thu không vội, chờ có công việc nhẹ sẽ đến lượt.
Lại ngồi chờ. Một bên A khác đến, lần này cần người đầm đất, Thu lại hăng hái xung phong, nhưng bên A không nhận, bảo cô quá trẻ, da mặt mỏng, đầm đất phải là người vừa làm vừa hát thật to. Thu bảo không sợ, cô có thể hát. Bên A bảo cô hát thử. Thu cảm thấy người kia có phần giả dối, bên cạnh lại có Thân Minh, cô không thể hát nổi.
Bên A nói:
- Tôi nói rồi, không hát được, việc này chỉ có thể cho phụ nữ trung niên, mồm mép các bà ấy gì cũng có thể hát.
Bà Đồng nói:
- Để tôi hát, tôi dám hát. – Bà hắng giọng. – Ni cô hòa thượng trở mình, huầy huầy a…, ngày ngày đêm đêm nhờ người thương, cũng í a… í a…
Thu nghe, không biết hát cái trò gì mà toàn chuyện trai gái, tuy không hiểu, nhưng cũng nghe ra: về đêm gái nhơ trai, trai nhớ gái. Thu nghĩ mình không làm được chuyện ấy, đành xem bà Đồng hát, thế rồi bà vui vẻ đi với bên A.
Hôm ấy Thu chờ đến mười giờ mà vẫn không tìm được việc, cô đành lưu luyến ra về. Một ngày không có việc làm tựa như ngồi trên lửa, tựa như có người lấy từ trong túi Thu ra một đồng hai hào, đành phải chờ ngày mai đến nhờ bà Lí.
Chờ đến ngày thứ ba Thu mới tìm được việc, vẫn là việc gánh cát. Bên A nói nhiều người hôm trước tuyển đều không gánh nổi, bỏ việc, cho nên ông ta phải đến đây tuyển thêm. Thu khẩn thiết yêu cầu. Bên A mới tạm cho Thu thử việc, nếu làm không nổi thì phải thôi ngay, không trả tiền công nửa ngày. Thu vội đồng ý.
Tìm được việc Thu vui lắm, giống như một chân đã bước đến chủ nghĩa cộng sản. Thu theo bên A đến nơi làm việc, lúc ấy vừa đúng giờ nghỉ giải lao, tất cả đều là nam, không có một phụ nữ nào. Những người kia thấy Thu đến gánh cát đều ngạc nhiên. Có một người nói với giọng không thân thiện:
- Đằng ấy gánh ít, chúng tớ chịu thiệt, coi như giúp đằng ấy, đi tìm việc khác mà làm, làm nhiều được nhiều, làm ít được í>
Một người khác có phần tốt bụng, nói:
- Cánh tớ hai người làm thành một nhóm, một người xuống thuyền, một người gánh lên dốc, chứ một người vừa phải xuống thuyền vừa phải gánh lên dốc vất vả lắm. Liệu ai làm thành một cặp với cậu? Cùng nhóm với cậu chẳng hóa ra phải gánh thêm cho cậu à?
Thu lạnh lùng nói:
- Anh đừng lo, tôi vơi tôi làm thành một nhóm, tôi không gánh ít hơn các anh đâu.
Bên A nói:
- Cô cứ làm đi rồi hãy nói, không được thì đừng cố rồi lại xảy ra tai nạn lao động.
Có một người quen Thu nói: “Mẹ cô là cô giáo, cô còn tham chút tiền này làm gì?”
Có người thấy bên A đi rồi liền nói đùa:
- Ngày hè nóng bức, một mình cô là gái ở đây không tiện. Chốc nữa làm nóng lên, chúng tớ cởi hết áo quần, đến lúc ấy cô em đừng xấu hổ nhé.
Thu mặc bọn họ, nghĩ bụng: chúng mày cởi mà chả sợ xấu hổ, tao nhìn sợ gì? Thu chỉ cắm cúi sửa lại quang sọt, đòn gánh. Lúc làm việc, Thu cùng với một con trai xuống sông. Thuyền nối với bờ bằng một tấm ván làm cầu, tấm ván chỉ rộng chừng ba chục phân, đi lên đấy tấm ván oằn xuống. Phía dưới là sông, nước sông đang to, đục ngầu, đỏ vàng lẫn lộn, trông thật dễ sợ, những người non gan đi tay không cũng không dám qua cầu ván này đừng nói gì gánh cát nặng.
Lâu không gánh, nay gánh cảm thấy đâu vai. Cũng may, cái đòn gánh Thu gánh quen từ nhiều năm nay, vẫn còn rất tốt, không quá dài, hơn nữa rất mềm, gánh lên vai cứ nhún nha nhún nhảy. Những người biết gánh đều biết, nếu một đòn gánh không nhún nhảy, cứng đơ đơ, lúc gánh rất mệt; nếu cái đòn gánh gánh lên nhún nhảy hài hòa với bước đi, khiến gánh nặng trên vai nhe đi rất nhiều.
Gánh cát phải đến năm chục ký, Thu gánh cát đi trên cái cầu ván hẹp oằn xuống, chỉ sợ chân bước hụt sẽ rơi xuống sông. Thu biết bơi, nhưng bên mép nước đầy những đá, ơi xuống chắc chắn không bị chết đuối thì cũng va vào đá mà chết. Thu không dám nhìn xuống chân, mắt nhìn thẳng, nín thở, coi như qua cầu an toàn.
Xuống khỏi thuyền lại phải leo dốc, có một đoạn bằng phẳng gần mép nước, nhưng càng đi càng dốc, đi tay không leo dốc còn phải thở phì phò, gánh nặng trên vai thì không biết như thế nào. Bây giờ Thu mới hiểu tại sao bọn con trai kia chia thành nhóm hai người, là vì vừa qua cầu ván, hai chân đã bủn rủn, nếu có người tiếp sức leo dốc, người gánh từ thuyền xuống có thể nhẹ nhàng đi về thuyền, tạm thời nghỉ ngơi. Nhưng nếu là một người phải đi một đoạn đường xa mới tới đích.
Thu không có bạn, đành gánh một mình. Gánh được hai chuyến, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, nắng đã lên, lại không có nước uống, cảm thấy người như say nắng, sắp ngất. Nhưng nghĩ hôm nay gánh sẽ được một đồng hai hào, nhất là nhớ lại hai hôm nay không tìm được việc, Thu phải cắn răng để làm.
Ngày hôm ấy không biết đã qua đi thế nào, đến lúc hết giờ, Thu mệt nhoài. Nhưng về đến nhà Thu vẫn làm ra vẻ thanh thản, nếu không mẹ sẽ lo lắng. Hôm ấy Thu rất mệt, ăn cơm, tắm xong là đi ngủ ngay.
Hôm sau, mới rạng sáng Thu đã dậy, lúc ấy mới cảm thấy cái đau đớn của ngày hôm qua không là gì, lúc này toàn thân rã rời, hai vai phồng rộp, đau đến độ không mặc được áo. Vì phải trở vai luôn luôn nên phía sau cổ cũng bị trầy xước, hai bắp đùi nặng trĩu, mặt với cánh tay sém nắng, khi rửa mặt nước lên mặt đau rát.
Mẹ thấy Thu dậy liền đến khuyên con đừng đi làm nữa, mẹ nói:
- Con làm vất vả quá, đem qua ngủ cứ rên hừ hừ, hôm nay đừng đi nữa.
- Con ngủ lúc nào cũng rên. – Thu nói
Mẹ cầm cái đòn gánh, nói như khẩn cầu:
- Con ơi, đừng đi nữa, con gái của mẹ, con gái gánh nặng không tốt đâu, sẽ sinh ra nhiều chứng bệnh, mẹ biết thói quen của con, con không ốm thì làm sao ngủ lại rên, chắc chắn hôm qua con mệt lắm.
Thu an ủi mẹ:
- Mẹ yên tâm, conoán cả rồi, con sẽ không đi làm những việc quá nặng nhọc đâu.
Gánh cát hai ngày, cánh thanh niên cùng làm có cái nhìn khác về Thu, tuy Thu là gái nhưng gánh không kém bọn họ. Có một câu tên lá Vương Trường Sinh chủ động đến nhận làm một nhóm với Thu, cậu ta bảo, leo dốc mệt, tôi sẽ gánh lên dốc, Thu gánh từ thuyền xuống.
Sinh cố gắng đi thật nhanh, đi quãng đường dài thêm, như vậy Thu có thể đi quãng đường ngắn hơn. Có lúc Thu vừa xuống thuyền thì Sinh đã đến đón, khiến Thu phát ngượng, những người khác cũng cười cho hai người.
Gánh liền mấy hôm Thu cảm thấy đỡ đau mỏi, cũng không thở dốc như mấy hôm trước. Điều Thu lo lắng ấy là việc làm chỉ được mấy hôm, lại phải đến chờ việc, không biết lúc nào mới có việc làm. Bây giờ hạnh phúc nhất đối với Thu có cát để gánh, có việc để làm, suốt mùa hè làm không hết việc.
Trước khi hết đợt gánh cát vài hôm, Thu vừa gánh cát từ thuyền lên, Sinh đến đón, nói:
- Để tôi gánh cho, có người chờ cô trên kia, cô lên đấy nhanh lên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook