Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 15
SAU NGÀY VỀ THÀNH PHỐ,
Thu bắt đầu đến lớp học. Nhưng thời gian ấy phần lớn học sinh tham gia hoạt
động ngoại khóa, học công nhân, học nông dân, học y thuật, học đủ thứ, chỉ duy
nhất không học kiến thức trong sách vở, cho nên về được ít lâu, lớp của Thu
chuyển sang học y.
Phần lớn học sinh của lớp Thu do giáo viên chủ nhiệm đưa xuống thị trấn Quan Lâm thuộc huyện D, ở đấy có một phân viện của quân y viện, học sinh ở nhờ nhà bà con nông dân, học y trong quân y viện. Vì nhà nghèo, Thu không có tiền trả tiền đi đường và tiền ăn, Thu cùng mấy học sinh gia đình thuộc diện cực kỳ khó khăn được ở lại thành phố K, đến mấy bệnh viện trong thành phố để học. Nhưng nhà trường cảm thấy Thu và mấy học sinh ở lại thành phố không đạt mức độ gian khổ như về nông thôn, sẽ không có lợi cho sự trưởng thành, vậy là giao cho thấy Trịnh, hiệu trưởng trường tiểu học trực thuộc, đưa mấy cô cậu này học đông y.
Nhà thầy Trịnh ở thôn Phó Gia Xung, một thôn miền núi nhỏ gần Nghiêm Gia Hà, cha của thầy Trịnh là “thầy thuốc chân đất” của đội sản xuất, thầy Trịnh cũng học được vài môn như giác, châm cứu, thừa sức dạy lại bọn Thu.
Thu và mấy đứa bạn rất bận, cuối tuần chỉ học một ngày Chủ nhật. Hễ đến thứ Bảy, Thu phải vào bệnh viện để học, đi làm như y tá bệnh viện; Chủ nhật học giác, học châm cứu của thầy Trịnh, thỉnh thoảng lại ra ngoại thành tìm thảo dược, chữa bệnh cho bà con trung nông lớp dưới, bận rộn suốt ngày.
Những lúc về nông thôn tìm thảo dược, đi trên những lối mòn trong làng, nhất là vào lúc chiều tối, khói bếp lan tỏa, Thu lại nhớ những ngày ở Tây Thôn Bình, nhớ cảnh lần đầu gặp Ba, lòng lại trào lên nỗi buồn vô cớ, cảm giác như sắp khóc. Những ngày ấy, tối nào, Thu cũng trốn vào chăn, mở cái túi bí mật bên trong áo bông, lấy lá thư ra đọc. Phần lớn thời gian Thu chỉ nhìn những dòng chữ của Ba viết, vì nội dung bức thư Thu đã thuộc lòng. Ngay từ đầu Thu rất thích nhìn nét chữ của anh, chữ anh rất đặc biệt, chữ ký của anh thật đáng yêu, chữ “Tân” chỉ có hai nét, phía trên một chấm ngang, những nét ở dưới viết liền một nét. Thu lặng lẽ mô phỏng chữ anh, chep đi chép lại đoạn lịch sử Tây Thôn Bình anh viết giúp, có thể đạt đến độ thật giả khó phân biệt.
Hồi ấy có bài hát Đọc sách của Mao Chủ tịch, bài hát có đoạn:
Sách của Mao Chủ tịch, tôi rất ham đọc, trăm bài í… a…, ngàn bài í… a…, thật công phu, đạo lí sâu sắc, tôi lĩnh hội sâu sắc lòng tôi í… a… bừng nóng, huầy dô, giống như í… a… ruộng khô hạn được mưa, mạ non long lanh giọt sương mai… Tư tưởng của Mao Chủ tịch vũ trang chúng ta… hăng say làm cách mạng í… a… a…
Hồi ấy hát không có nhạc đệm, chỉ hát, miệng đệm la đô la la đô la nào nào tạo nên cảm giác như có nhạc đệm.
Thu hát bài này giống như “nhà sư tụng kinh, có miệng không có lòng”. Nhưng bây giờ đọc thư Ba, Thu mới thực sự hiểu cảm giác trong bài hát miêu tả, tất nhiên Thu biết như vậy coi như so sánh anh với lãnh tụ là rất phản động, nhưng thư của anh Thu càng đọc càng thấy thích đọc. Thu dần dần cảm nhận ý nghĩa sâu sắc trong thư thật ấm lòng.
Ví dụ anh mong Thu tin rằng “trời sinh ra tài năng ắt phải có chỗ dùng”, hình như Thu rất có tài, hơn nữa có tài là việc tốt. Thu đã từng nghe nói “có tài” nên rất căng thẳng, là bởi “có tài” rất có thể nói Thu đi con đường “bạch chuyên”, “chuyên” mà không “hồng”. Mọi người đều biết, vệ tinh lên bầu trời cờ đỏ sẽ rơi xuống đất, cho nên người chỉ “chuyên” mà không “hồng” sẽ bị đả đảo.
Những điều ấy nói ra từ miệng Ba, Thu nghe rất đúng, có thể có tài không phải là chuyện xấu. Sẽ có ngày lại thi tuyển đại học, Thu sẽ thi để trở thành một sinh viên, vậy thì hay biết chừng nào!
Trong thư, Thu thích nhất câu “cho đến khi Thu bằng lòng nói với anh, sẽ nói với anh”, lúc ấy đọc không có ý nghĩa gì, bây giờ đọc lại cảm thấy hình như anh đang chờ Thu, vì anh mong Thu trả lời và anh vẫn đang chờ.
Nghĩ đến đây, Thu rất muốn về Tây Thôn Bình để xem cây sơn trà, biết đâu có thể gặp anh tại nhà bà Trương, biết đâu anh sẽ đưa Thu đi xem hoa sơn trà. Thu sẽ bảo với anh nguyên nhân Thu cáu giận, anh sẽ giải thích với Thu rằng anh không có vợ chưa cưới, mà chị Mẫn đã nhầm. Nhưng vào cái thời một công nhân học việc lương tháng chỉ mười tám đồng, mất năm, sáu đồng tiền đi đường để xem hoa sơn trà, với một người nghèo như Thu, quả là chuyện ngược đời. Với lại, Thu cũng không có thời gian. Hơn nữa, anh đã từng nói, anh sẽ đồng ý lấy con gái cấp trên của bố. Thậm chí, anh đã từng nắm tay người con gái kia.
Một ngày Chủ nhật cuối tháng Năm, trời rất đẹp, Thu dậy muộn, định giặt khăn trải giường của cả nhà vì buổi chiều còn phải học châm cứu với thầy Trịnh, Thu vừa mở cửa thì phát hiện một thằng nhỏ từ cửa nhà Thu chạy vụt đi. Thu không muốn đuổi theo, vì trong nhà không có gì có thể ăn cắp hoặc phá phách, nhiều lắm cũng chỉ lấy vài đôi giày cũ để trong ngăn bàn học cũ ở cửa. Nếu những đôi giày ấy không rách nát thì Thu cũng không để ở cửa.
Thu nhìn cái bàn, bỗng giật mình, trên bàn có một cái lọ hoa cắm một bó hoa, hoa đỏ, có cả lá xanh. Cái lọ đổ nghiêng, nước chảy ra đất, có một cành hoa bị ai đó lấy ra, vứt xuống đất, có thể thằng nhỏ kia vừa làm. Chắc hẳn nó thấy lọ hoa định đánh cắp một cành, gặp lúc Thu ra cho nên vứt hoa bỏ chạy.
Thu ngớ ra trong giây lát, ý thức được có thể đây là hoa sơn trà. Thu đã thấy hoa đào, hoa mai, hoa anh sơn hồng, nhưng chưa thấy hoa này bao giờ, màu hoa giống như màu len của Ba, chỉ có thể đấy là hoa sơn trà, điều ấy chứng tỏ Ba dến, đem hoa sơn trà cho Thu.
Có thể những ngày này Ba chờ Thu về Tây Thôn Bình xem hoa sơn trà, nhưng Thu không đi, anh hái mấy cành mang đến nhà Thu. Nhưng tại sao anh biết nhà Thu ở đây? Thu nhớ lại, lần đầu tiên gặp anh, anh nói: “Muốn báo với Thu nhưng không biết cách nào”. Xem ra, trước đây anh là lính trinh sát.
Tim Thu đập dồn dập, không biết là cảm động hay vì chuyện khác. Thu đổ đầy nước vào lọ hoa, cắm ngay ngắn những cành hoa, đem vào đặt trên cái bàn nhỏ bên giường, ngắm nhìn xem hoa có đẹp không, lòng những cảm thấy dịu ngọt: anh ấy còn nhờ đến mình, nhớ đến việc mình muốn thấy hoa sơn trà, anh phải vượt một chặn đường rất xa để mang hoa đến cho mình.
Sau một lúc cảm thấy dịu ngọt, Thu nghĩ đến một việc hệ trọng: Liệu anh có để kèm một lá thư bên bình hoa? Lẽ ra anh phải để một cái gì chứng tỏ rằng mình đã đến? Anh không thể cứ lặng lẽ để hoa lại rồi bỏ đi. Nếu anh để thư lại, vậy thì thư đâu rồi?
Cửa nhà Thu giống như đường Giải phóng của thành phố, là nơi có trường học ồn ào nhất. Cả trường chỉ còn lại hai cái vòi nước ở cạnh nhà Thu, trước nhà là cửa sau nhà ăn tập thể của trường, đến nhà ăn lấy nước lấy cơm đều đi qua lối cửa sau này, người ra vòi nước giặt rũ, rửa rau, xách nước đều có thể trông thấy cái bàn để ở cửa nhà Thu.
Chợt Thu rùng mình, không biết vừa rồi đã xảy ra chuyện kia. Bên cạnh nhà Thu là giáo viên chủ nhiệm lớp từ hồi Thu còn học trung học cơ sở, tên là Nghiêm Sường, tốt nghiệp đại học sư phạm L, nghe nói là con người tích cực hoạt động tạo phản, rất biết “chấn chỉnh” mọi người ở đại học L thời kỳ đầu Cách mạng văn hóa. Về sau, phái tạo phản bị thất thế, thầy bị phân công về trường trung học số Tám cách xa trung tâm thành phố K. Nhưng đầu óc tạo phản của thầy giáo này vẫn không nguội, rất tích cực tham gia chấn chỉnh>
Thầy Nghiêm Sường dạy toán, luôn khen ngợi khả năng học toán của Thu, nhưng thầy rất thích để ý chuyện lặt vặt, nhất là chuyện quan hệ trai gái. Thầy thường xuyên gọi mấy học sinh trong lớp ra, bắt làm báo cáo, gửi lên nhà trường, làm cho mấy cô cậu học sinh kia điêu đứng. Cái cậu học sinh viết lá thư tình có câu “Mao phi nữ tử thiên bát nhật” cũng chính thầy giáo này bắt được và báo cáo lên nhà trường để kỷ luật cậu ta.
Cái tình để ý những chuyện lặt vặt của thầy Sường suýt nữa làm hại Thu. Thu có đứa bạn từ hồi học tiểu học, tên là Trương Khắc Thụ, người đen đúa gầy gò. Bố mẹ Thụ đều là công nhân của xưởng đóng tàu, mẹ còn là một quan chức nhỏ. Hồi ấy xưởng đóng tàu xây được trường tiểu học cho con em công nhân, liền đưa con em về học tại trường của xưởng. Vậy là từ năm đầu trung học cơ sở Thụ không còn học cùng trường với Thu nữa. Không biết bắt đầu từ bao giờ cái cậu Thụ này viết thư cho Thu, chữ cậu ta rất đẹp, câu cú cũng rất mạch lạc, nhưng Thu rất ghét cậu ta, cũng không biết vì sao. Thu cảnh cáo cậu ta mấy lần, cậu ta vẫn không nghe, tiếp tục viết thư tình cho Thu.
Một hôm, Thụ bỏ thư vào chiếc giày cũ trước cửa nhà Thu, vì cậu ta phải đến trường của xưởng cho nên qua đây rất sớm, lúc ấy người nhà Thu chưa ai dậy. Thầy Sường bên cạnh dậy rất sớm, trông thấy lá thư liền cầm về, bóc ra xem ngay.
Mở đầu bức thư nói tình hình thế giới và trong nước rất tốt đẹp, sau đấy lại nói tình hình trong thành phố ta cũng rất tốt đẹp, lại nói tình hình trường ta lớp ta rất tốt đẹp, cậu ta viết liền ba trang giấy. Nhưng đấy là cách viết thư thời bấy giờ, không ai có thể chê trách. Cuối thư viết một câu tỏ ra kính nể tài hoa của Thu, có phần luyến tiếc trí thông minh, tỏ ra anh hùng gặp anh hùng. Tất nhiên cuối thư không quên hỏi Thu có muốn làm bạn chơi với nhau không?
Ngay cả con người như thầy Sường cũng nhận ra Thu không có trách nhiệm trong việc này, cho nên thầy đưa lá thư ấy cho mẹ Thu, bảo với bà nói chuyện với Thu, phải giáo dục Thu chăm học, không được phân tán tư tưởng. Thầy còn tự biểu dương mình, nói may mà thầy trông thấy, nếu là người khác thì không biết chuyện lan truyền đến tận đâu.
Về sau Thu được đọc lá thư ấy, ơn trời ơn đất, cậu ta vẫn chưa bịa chuyện hai người yêu nhau, nếu không sóng gió cũng đã nổi lên rồi. Nhưng mẹ Thu sợ gần chết, lại đưa câu “một lần sẩy chân ôm hận suốt đời” ra nhắc nhở Thu.
Thu ghét cay ghét đắng con người như Thụ, nhưng không đáng sợ lắm, vì không nói được Thu là con người thế nào. Thu không hổ thẹn với lòng mình, chưa bao giờ nói chuyện với những con người như vậy, càng không thể nói làm được việc gì.
Nhưng với Ba, Thu không thể biết. Thu càng ngày càng sợ, nhất định anh có viết thư. Một con người văn chương tài giỏi, chỉ một khoảnh khắc về lấy cái túi mà đã viết được một lá thư, liệu lần này anh không viết? Có thể anh để cả hoa và thư trên mặt bàn, ai đó đi qua thấy, rất độc ác lấy thư để hoa lại.
Thu ruột nóng như lửa đốt, chạy đi tìm thằng nhỏ kia, nhưng nó bảo không thấy thư, nó chỉ muốn lấy cành hoa chơi, ngoài ra không biết gì. Hỏi nó có biết ai để hoa ở đấy, nó cũng nói không biết; hỏi lúc đến có thấy ai không, nó bảo không thấy.
Chút tâm trạng dịu ngọt vừa rồi của Thu tan thành mây khói, bắt đầu điên cuồng nghĩ đến một chuyện: Nếu Ba viết thư, anh sẽ viết những gì? Nếu chỉ nói anh theo đuổi Thu thì cũng không đáng sợ, bị người khác theo đuổi không phải là tội lỗi. Nhưng Thu khẳng định Ba sẽ không viết như thế, anh sẽ viết những chuyện của hai người, ví dụ: Thu có còn nhớ hôm ấy chúng ta trên núi, Thu để anh nắm tay, anh ôm Thu vào lòng…
Một lá thư như vậy vào tay những người như thầy Sường thì Thu coi như hết đời, chắc chắn sẽ bị đem ra phê phán tác phong không đúng đắn, như vậy không chỉ Thu bị chôn vùi cuộc đời, ngay cả mẹ và em gái cũng bị liên lụy. Nếu Ba viết những lời lẽ phản động như lần trước lại càng tệ hại hơn.
Suy nghĩ như vậy Thu không dám giữ hoa lại, tưởng như có bó hoa mọi người sẽ lần mò tìm ra Thu. Thu vội bẻ vụn cành hoa, vứt vào nhà vệ sinh, ngay cả cái bình thủy tinh cũng vứt vào thùng rác thật xa. Tối hôm ấy Thu rất căng thẳng, không sao ngủ nổi, mấy ngày tiếp theo còn nằm mơ thấy thầy Sường gọi Thu, tay thầy cầm lá thư, bảo Thu thành khẩn khai báo phải chăng trong thời gian biên soạn tài liệu giáo khoa ở Tây Thôn Bình có vấn đề về tác phong? Thu giải thích, thanh minh, nhưng không ai tin. Cuối cùng họ gọi Ba đến, để hai người đối chất.
-Thu thừa nhận đi, lúc ấy Thu bảo rất thích được anh cầm tay cơ mà? – Ba nói.
Thu không ngờ Ba thú nhận một cách nhanh chóng như vậy, hơn nữa lại đẩy trách nhiệm cho Thu. Thu muốn chửi mắng anh, nhưng không làm sao nói thành lời. Sau đấy, Ba viết tường tr, nhà trường xử lí nhẹ tay đối với anh, nhưng Thu bị lôi lên sân khấu để mọi người phê phán. Không biết thế nào, Thu lại bị dẫn đi bêu khắp phố phường, ngực đeo một xâu giày rách, tay trái cầm phèng, tay phải cầm dùi, vừa đi vừa gõ phèng phèng, miệng hô to: “Tôi là giày rách1, mọi người hãy phê dấu tôi!” “Tôi là mụ đàn bà xấu xa, tôi thông dâm với người khác!”
Thu giật mình tỉnh giấc, người đẫm mồ hôi, một lúc lâu sau mới biết đấy là ác mộng. Nhưng cảnh trong ác mộng đã từng xảy ra, đấy là cảnh tượng Thu được thấy từ hồi con học tiểu học. Nghe nói, người con gái ấy trước kia là gái làm tiền, sau giải phóng đã được cải tạo, đã lấy chồng, nuôi một đứa con nuôi, thằng nhỏ ấy học cùng lớp với Thu. Mấy ngày sau khi bị dẫn đi bêu riếu, chị kia nhảy xuống một đập nước tự tử, trong bụng chứa đầy nước, nổi lên mặt nước đập bẩn thỉu, mấy ngày sau vẫn không có người vớt xác chị lên, vì sợ bẩn tay. Thu không hiểu tại sao người ta gọi một phụ nữ là “giày rách”, cũng không hiểu thế nào là “thông dâm”, nhưng từ đấy về sau, Thu không dám đi giày rách, thà đi chân đất, mỗi lần nghe thấy tiếng “thông” lại cảm thấy buồn nôn, nghe thấy tiếng “dâm” càng khỏi phải nói.
Thu sợ hãi không biết đến bao giờ mới hết, thấy ánh mắt của những thầy giáo, cô giáo ở trong trường rất không bình thường, hình như họ vừa chuyền tay nhau đọc thư của Ba. Thu muốn giải thích, nhưng không biết phải làm thế nào, đầu óc lòng dạ trống trải. Thu cũng không biết cuối cùng ai là người lấy là thư ấy đi, nhưng Thu cảm thấy những người kia đang bàn với nhau phải tìm được nhiều chứng cứ, bàn với nhau thi hành kỷ luật Thu thế nào.
Một tuần lễ qua đi, Thu thấy thần kinh mình sắp sụp đổ. Thu quyết định viết thư cho Ba, bảo với anh câu chuyện vô cùng nguy hiểm này. Thu cố thay đổi nét chữ, cũng không dám ghi tên mình, vì Thu sợ nhà trường đang theo dõi, bức thư này sẽ trở thành chứng cứ. Thu khẩn thiết mong anh quên Thu, đừng tặng hoa nữa, nếu không tương lai của cả hai người sẽ chôn vùi trong tay anh.
Nhưng viết như thế Thu thấy không ổn, nếu người khác bắt được thư họ sẽ suy đoán giữa Thu và Ba đã có chuyện gì rồi, nếu không tại sao lại nói đến quên nhau, tại sao lại nói đến chôn vùi tương lai?
Vậy là Thu viết lại, rất bực tức nói: tôi không quen biết anh, tại sao anh cứ bám lấy tôi, xin anh hãy biết tự trọng.
Nhưng viết như thế Thu cũng thấy không được. Thu lạnh lùng, độc ác, nếu làm anh phải xấu hổ dẫn đến phẫn nộ, anh sẽ vạch trần ra bằng hết, thậm chí thêm thắt bịa đặt, gửi cho trường Thu, như vậy càng tệ hại hơn. Một bên là con ông tư lệnh quân khu, một bên là con gái địa chủ, nhà trường sẽ tin ai, điều này khỏi phải nói.
Thu viết viết, sửa sửa, mất trọn một ngày mới viết được một lá thư ngắn. Thu cố viết thật lạnh lùng, lễ độ, xa lạ, để vừa không đắc tội với anh, vừa có thể có tác dụng đe dọa, cuối cùng Thu quyết định viết mười sáu chữ:
Biển khổ vô biên, ngoảnh đầu là bờ, không trách lỗi xưa, lần sau xin đừng!
___________________________________
Phần lớn học sinh của lớp Thu do giáo viên chủ nhiệm đưa xuống thị trấn Quan Lâm thuộc huyện D, ở đấy có một phân viện của quân y viện, học sinh ở nhờ nhà bà con nông dân, học y trong quân y viện. Vì nhà nghèo, Thu không có tiền trả tiền đi đường và tiền ăn, Thu cùng mấy học sinh gia đình thuộc diện cực kỳ khó khăn được ở lại thành phố K, đến mấy bệnh viện trong thành phố để học. Nhưng nhà trường cảm thấy Thu và mấy học sinh ở lại thành phố không đạt mức độ gian khổ như về nông thôn, sẽ không có lợi cho sự trưởng thành, vậy là giao cho thấy Trịnh, hiệu trưởng trường tiểu học trực thuộc, đưa mấy cô cậu này học đông y.
Nhà thầy Trịnh ở thôn Phó Gia Xung, một thôn miền núi nhỏ gần Nghiêm Gia Hà, cha của thầy Trịnh là “thầy thuốc chân đất” của đội sản xuất, thầy Trịnh cũng học được vài môn như giác, châm cứu, thừa sức dạy lại bọn Thu.
Thu và mấy đứa bạn rất bận, cuối tuần chỉ học một ngày Chủ nhật. Hễ đến thứ Bảy, Thu phải vào bệnh viện để học, đi làm như y tá bệnh viện; Chủ nhật học giác, học châm cứu của thầy Trịnh, thỉnh thoảng lại ra ngoại thành tìm thảo dược, chữa bệnh cho bà con trung nông lớp dưới, bận rộn suốt ngày.
Những lúc về nông thôn tìm thảo dược, đi trên những lối mòn trong làng, nhất là vào lúc chiều tối, khói bếp lan tỏa, Thu lại nhớ những ngày ở Tây Thôn Bình, nhớ cảnh lần đầu gặp Ba, lòng lại trào lên nỗi buồn vô cớ, cảm giác như sắp khóc. Những ngày ấy, tối nào, Thu cũng trốn vào chăn, mở cái túi bí mật bên trong áo bông, lấy lá thư ra đọc. Phần lớn thời gian Thu chỉ nhìn những dòng chữ của Ba viết, vì nội dung bức thư Thu đã thuộc lòng. Ngay từ đầu Thu rất thích nhìn nét chữ của anh, chữ anh rất đặc biệt, chữ ký của anh thật đáng yêu, chữ “Tân” chỉ có hai nét, phía trên một chấm ngang, những nét ở dưới viết liền một nét. Thu lặng lẽ mô phỏng chữ anh, chep đi chép lại đoạn lịch sử Tây Thôn Bình anh viết giúp, có thể đạt đến độ thật giả khó phân biệt.
Hồi ấy có bài hát Đọc sách của Mao Chủ tịch, bài hát có đoạn:
Sách của Mao Chủ tịch, tôi rất ham đọc, trăm bài í… a…, ngàn bài í… a…, thật công phu, đạo lí sâu sắc, tôi lĩnh hội sâu sắc lòng tôi í… a… bừng nóng, huầy dô, giống như í… a… ruộng khô hạn được mưa, mạ non long lanh giọt sương mai… Tư tưởng của Mao Chủ tịch vũ trang chúng ta… hăng say làm cách mạng í… a… a…
Hồi ấy hát không có nhạc đệm, chỉ hát, miệng đệm la đô la la đô la nào nào tạo nên cảm giác như có nhạc đệm.
Thu hát bài này giống như “nhà sư tụng kinh, có miệng không có lòng”. Nhưng bây giờ đọc thư Ba, Thu mới thực sự hiểu cảm giác trong bài hát miêu tả, tất nhiên Thu biết như vậy coi như so sánh anh với lãnh tụ là rất phản động, nhưng thư của anh Thu càng đọc càng thấy thích đọc. Thu dần dần cảm nhận ý nghĩa sâu sắc trong thư thật ấm lòng.
Ví dụ anh mong Thu tin rằng “trời sinh ra tài năng ắt phải có chỗ dùng”, hình như Thu rất có tài, hơn nữa có tài là việc tốt. Thu đã từng nghe nói “có tài” nên rất căng thẳng, là bởi “có tài” rất có thể nói Thu đi con đường “bạch chuyên”, “chuyên” mà không “hồng”. Mọi người đều biết, vệ tinh lên bầu trời cờ đỏ sẽ rơi xuống đất, cho nên người chỉ “chuyên” mà không “hồng” sẽ bị đả đảo.
Những điều ấy nói ra từ miệng Ba, Thu nghe rất đúng, có thể có tài không phải là chuyện xấu. Sẽ có ngày lại thi tuyển đại học, Thu sẽ thi để trở thành một sinh viên, vậy thì hay biết chừng nào!
Trong thư, Thu thích nhất câu “cho đến khi Thu bằng lòng nói với anh, sẽ nói với anh”, lúc ấy đọc không có ý nghĩa gì, bây giờ đọc lại cảm thấy hình như anh đang chờ Thu, vì anh mong Thu trả lời và anh vẫn đang chờ.
Nghĩ đến đây, Thu rất muốn về Tây Thôn Bình để xem cây sơn trà, biết đâu có thể gặp anh tại nhà bà Trương, biết đâu anh sẽ đưa Thu đi xem hoa sơn trà. Thu sẽ bảo với anh nguyên nhân Thu cáu giận, anh sẽ giải thích với Thu rằng anh không có vợ chưa cưới, mà chị Mẫn đã nhầm. Nhưng vào cái thời một công nhân học việc lương tháng chỉ mười tám đồng, mất năm, sáu đồng tiền đi đường để xem hoa sơn trà, với một người nghèo như Thu, quả là chuyện ngược đời. Với lại, Thu cũng không có thời gian. Hơn nữa, anh đã từng nói, anh sẽ đồng ý lấy con gái cấp trên của bố. Thậm chí, anh đã từng nắm tay người con gái kia.
Một ngày Chủ nhật cuối tháng Năm, trời rất đẹp, Thu dậy muộn, định giặt khăn trải giường của cả nhà vì buổi chiều còn phải học châm cứu với thầy Trịnh, Thu vừa mở cửa thì phát hiện một thằng nhỏ từ cửa nhà Thu chạy vụt đi. Thu không muốn đuổi theo, vì trong nhà không có gì có thể ăn cắp hoặc phá phách, nhiều lắm cũng chỉ lấy vài đôi giày cũ để trong ngăn bàn học cũ ở cửa. Nếu những đôi giày ấy không rách nát thì Thu cũng không để ở cửa.
Thu nhìn cái bàn, bỗng giật mình, trên bàn có một cái lọ hoa cắm một bó hoa, hoa đỏ, có cả lá xanh. Cái lọ đổ nghiêng, nước chảy ra đất, có một cành hoa bị ai đó lấy ra, vứt xuống đất, có thể thằng nhỏ kia vừa làm. Chắc hẳn nó thấy lọ hoa định đánh cắp một cành, gặp lúc Thu ra cho nên vứt hoa bỏ chạy.
Thu ngớ ra trong giây lát, ý thức được có thể đây là hoa sơn trà. Thu đã thấy hoa đào, hoa mai, hoa anh sơn hồng, nhưng chưa thấy hoa này bao giờ, màu hoa giống như màu len của Ba, chỉ có thể đấy là hoa sơn trà, điều ấy chứng tỏ Ba dến, đem hoa sơn trà cho Thu.
Có thể những ngày này Ba chờ Thu về Tây Thôn Bình xem hoa sơn trà, nhưng Thu không đi, anh hái mấy cành mang đến nhà Thu. Nhưng tại sao anh biết nhà Thu ở đây? Thu nhớ lại, lần đầu tiên gặp anh, anh nói: “Muốn báo với Thu nhưng không biết cách nào”. Xem ra, trước đây anh là lính trinh sát.
Tim Thu đập dồn dập, không biết là cảm động hay vì chuyện khác. Thu đổ đầy nước vào lọ hoa, cắm ngay ngắn những cành hoa, đem vào đặt trên cái bàn nhỏ bên giường, ngắm nhìn xem hoa có đẹp không, lòng những cảm thấy dịu ngọt: anh ấy còn nhờ đến mình, nhớ đến việc mình muốn thấy hoa sơn trà, anh phải vượt một chặn đường rất xa để mang hoa đến cho mình.
Sau một lúc cảm thấy dịu ngọt, Thu nghĩ đến một việc hệ trọng: Liệu anh có để kèm một lá thư bên bình hoa? Lẽ ra anh phải để một cái gì chứng tỏ rằng mình đã đến? Anh không thể cứ lặng lẽ để hoa lại rồi bỏ đi. Nếu anh để thư lại, vậy thì thư đâu rồi?
Cửa nhà Thu giống như đường Giải phóng của thành phố, là nơi có trường học ồn ào nhất. Cả trường chỉ còn lại hai cái vòi nước ở cạnh nhà Thu, trước nhà là cửa sau nhà ăn tập thể của trường, đến nhà ăn lấy nước lấy cơm đều đi qua lối cửa sau này, người ra vòi nước giặt rũ, rửa rau, xách nước đều có thể trông thấy cái bàn để ở cửa nhà Thu.
Chợt Thu rùng mình, không biết vừa rồi đã xảy ra chuyện kia. Bên cạnh nhà Thu là giáo viên chủ nhiệm lớp từ hồi Thu còn học trung học cơ sở, tên là Nghiêm Sường, tốt nghiệp đại học sư phạm L, nghe nói là con người tích cực hoạt động tạo phản, rất biết “chấn chỉnh” mọi người ở đại học L thời kỳ đầu Cách mạng văn hóa. Về sau, phái tạo phản bị thất thế, thầy bị phân công về trường trung học số Tám cách xa trung tâm thành phố K. Nhưng đầu óc tạo phản của thầy giáo này vẫn không nguội, rất tích cực tham gia chấn chỉnh>
Thầy Nghiêm Sường dạy toán, luôn khen ngợi khả năng học toán của Thu, nhưng thầy rất thích để ý chuyện lặt vặt, nhất là chuyện quan hệ trai gái. Thầy thường xuyên gọi mấy học sinh trong lớp ra, bắt làm báo cáo, gửi lên nhà trường, làm cho mấy cô cậu học sinh kia điêu đứng. Cái cậu học sinh viết lá thư tình có câu “Mao phi nữ tử thiên bát nhật” cũng chính thầy giáo này bắt được và báo cáo lên nhà trường để kỷ luật cậu ta.
Cái tình để ý những chuyện lặt vặt của thầy Sường suýt nữa làm hại Thu. Thu có đứa bạn từ hồi học tiểu học, tên là Trương Khắc Thụ, người đen đúa gầy gò. Bố mẹ Thụ đều là công nhân của xưởng đóng tàu, mẹ còn là một quan chức nhỏ. Hồi ấy xưởng đóng tàu xây được trường tiểu học cho con em công nhân, liền đưa con em về học tại trường của xưởng. Vậy là từ năm đầu trung học cơ sở Thụ không còn học cùng trường với Thu nữa. Không biết bắt đầu từ bao giờ cái cậu Thụ này viết thư cho Thu, chữ cậu ta rất đẹp, câu cú cũng rất mạch lạc, nhưng Thu rất ghét cậu ta, cũng không biết vì sao. Thu cảnh cáo cậu ta mấy lần, cậu ta vẫn không nghe, tiếp tục viết thư tình cho Thu.
Một hôm, Thụ bỏ thư vào chiếc giày cũ trước cửa nhà Thu, vì cậu ta phải đến trường của xưởng cho nên qua đây rất sớm, lúc ấy người nhà Thu chưa ai dậy. Thầy Sường bên cạnh dậy rất sớm, trông thấy lá thư liền cầm về, bóc ra xem ngay.
Mở đầu bức thư nói tình hình thế giới và trong nước rất tốt đẹp, sau đấy lại nói tình hình trong thành phố ta cũng rất tốt đẹp, lại nói tình hình trường ta lớp ta rất tốt đẹp, cậu ta viết liền ba trang giấy. Nhưng đấy là cách viết thư thời bấy giờ, không ai có thể chê trách. Cuối thư viết một câu tỏ ra kính nể tài hoa của Thu, có phần luyến tiếc trí thông minh, tỏ ra anh hùng gặp anh hùng. Tất nhiên cuối thư không quên hỏi Thu có muốn làm bạn chơi với nhau không?
Ngay cả con người như thầy Sường cũng nhận ra Thu không có trách nhiệm trong việc này, cho nên thầy đưa lá thư ấy cho mẹ Thu, bảo với bà nói chuyện với Thu, phải giáo dục Thu chăm học, không được phân tán tư tưởng. Thầy còn tự biểu dương mình, nói may mà thầy trông thấy, nếu là người khác thì không biết chuyện lan truyền đến tận đâu.
Về sau Thu được đọc lá thư ấy, ơn trời ơn đất, cậu ta vẫn chưa bịa chuyện hai người yêu nhau, nếu không sóng gió cũng đã nổi lên rồi. Nhưng mẹ Thu sợ gần chết, lại đưa câu “một lần sẩy chân ôm hận suốt đời” ra nhắc nhở Thu.
Thu ghét cay ghét đắng con người như Thụ, nhưng không đáng sợ lắm, vì không nói được Thu là con người thế nào. Thu không hổ thẹn với lòng mình, chưa bao giờ nói chuyện với những con người như vậy, càng không thể nói làm được việc gì.
Nhưng với Ba, Thu không thể biết. Thu càng ngày càng sợ, nhất định anh có viết thư. Một con người văn chương tài giỏi, chỉ một khoảnh khắc về lấy cái túi mà đã viết được một lá thư, liệu lần này anh không viết? Có thể anh để cả hoa và thư trên mặt bàn, ai đó đi qua thấy, rất độc ác lấy thư để hoa lại.
Thu ruột nóng như lửa đốt, chạy đi tìm thằng nhỏ kia, nhưng nó bảo không thấy thư, nó chỉ muốn lấy cành hoa chơi, ngoài ra không biết gì. Hỏi nó có biết ai để hoa ở đấy, nó cũng nói không biết; hỏi lúc đến có thấy ai không, nó bảo không thấy.
Chút tâm trạng dịu ngọt vừa rồi của Thu tan thành mây khói, bắt đầu điên cuồng nghĩ đến một chuyện: Nếu Ba viết thư, anh sẽ viết những gì? Nếu chỉ nói anh theo đuổi Thu thì cũng không đáng sợ, bị người khác theo đuổi không phải là tội lỗi. Nhưng Thu khẳng định Ba sẽ không viết như thế, anh sẽ viết những chuyện của hai người, ví dụ: Thu có còn nhớ hôm ấy chúng ta trên núi, Thu để anh nắm tay, anh ôm Thu vào lòng…
Một lá thư như vậy vào tay những người như thầy Sường thì Thu coi như hết đời, chắc chắn sẽ bị đem ra phê phán tác phong không đúng đắn, như vậy không chỉ Thu bị chôn vùi cuộc đời, ngay cả mẹ và em gái cũng bị liên lụy. Nếu Ba viết những lời lẽ phản động như lần trước lại càng tệ hại hơn.
Suy nghĩ như vậy Thu không dám giữ hoa lại, tưởng như có bó hoa mọi người sẽ lần mò tìm ra Thu. Thu vội bẻ vụn cành hoa, vứt vào nhà vệ sinh, ngay cả cái bình thủy tinh cũng vứt vào thùng rác thật xa. Tối hôm ấy Thu rất căng thẳng, không sao ngủ nổi, mấy ngày tiếp theo còn nằm mơ thấy thầy Sường gọi Thu, tay thầy cầm lá thư, bảo Thu thành khẩn khai báo phải chăng trong thời gian biên soạn tài liệu giáo khoa ở Tây Thôn Bình có vấn đề về tác phong? Thu giải thích, thanh minh, nhưng không ai tin. Cuối cùng họ gọi Ba đến, để hai người đối chất.
-Thu thừa nhận đi, lúc ấy Thu bảo rất thích được anh cầm tay cơ mà? – Ba nói.
Thu không ngờ Ba thú nhận một cách nhanh chóng như vậy, hơn nữa lại đẩy trách nhiệm cho Thu. Thu muốn chửi mắng anh, nhưng không làm sao nói thành lời. Sau đấy, Ba viết tường tr, nhà trường xử lí nhẹ tay đối với anh, nhưng Thu bị lôi lên sân khấu để mọi người phê phán. Không biết thế nào, Thu lại bị dẫn đi bêu khắp phố phường, ngực đeo một xâu giày rách, tay trái cầm phèng, tay phải cầm dùi, vừa đi vừa gõ phèng phèng, miệng hô to: “Tôi là giày rách1, mọi người hãy phê dấu tôi!” “Tôi là mụ đàn bà xấu xa, tôi thông dâm với người khác!”
Thu giật mình tỉnh giấc, người đẫm mồ hôi, một lúc lâu sau mới biết đấy là ác mộng. Nhưng cảnh trong ác mộng đã từng xảy ra, đấy là cảnh tượng Thu được thấy từ hồi con học tiểu học. Nghe nói, người con gái ấy trước kia là gái làm tiền, sau giải phóng đã được cải tạo, đã lấy chồng, nuôi một đứa con nuôi, thằng nhỏ ấy học cùng lớp với Thu. Mấy ngày sau khi bị dẫn đi bêu riếu, chị kia nhảy xuống một đập nước tự tử, trong bụng chứa đầy nước, nổi lên mặt nước đập bẩn thỉu, mấy ngày sau vẫn không có người vớt xác chị lên, vì sợ bẩn tay. Thu không hiểu tại sao người ta gọi một phụ nữ là “giày rách”, cũng không hiểu thế nào là “thông dâm”, nhưng từ đấy về sau, Thu không dám đi giày rách, thà đi chân đất, mỗi lần nghe thấy tiếng “thông” lại cảm thấy buồn nôn, nghe thấy tiếng “dâm” càng khỏi phải nói.
Thu sợ hãi không biết đến bao giờ mới hết, thấy ánh mắt của những thầy giáo, cô giáo ở trong trường rất không bình thường, hình như họ vừa chuyền tay nhau đọc thư của Ba. Thu muốn giải thích, nhưng không biết phải làm thế nào, đầu óc lòng dạ trống trải. Thu cũng không biết cuối cùng ai là người lấy là thư ấy đi, nhưng Thu cảm thấy những người kia đang bàn với nhau phải tìm được nhiều chứng cứ, bàn với nhau thi hành kỷ luật Thu thế nào.
Một tuần lễ qua đi, Thu thấy thần kinh mình sắp sụp đổ. Thu quyết định viết thư cho Ba, bảo với anh câu chuyện vô cùng nguy hiểm này. Thu cố thay đổi nét chữ, cũng không dám ghi tên mình, vì Thu sợ nhà trường đang theo dõi, bức thư này sẽ trở thành chứng cứ. Thu khẩn thiết mong anh quên Thu, đừng tặng hoa nữa, nếu không tương lai của cả hai người sẽ chôn vùi trong tay anh.
Nhưng viết như thế Thu thấy không ổn, nếu người khác bắt được thư họ sẽ suy đoán giữa Thu và Ba đã có chuyện gì rồi, nếu không tại sao lại nói đến quên nhau, tại sao lại nói đến chôn vùi tương lai?
Vậy là Thu viết lại, rất bực tức nói: tôi không quen biết anh, tại sao anh cứ bám lấy tôi, xin anh hãy biết tự trọng.
Nhưng viết như thế Thu cũng thấy không được. Thu lạnh lùng, độc ác, nếu làm anh phải xấu hổ dẫn đến phẫn nộ, anh sẽ vạch trần ra bằng hết, thậm chí thêm thắt bịa đặt, gửi cho trường Thu, như vậy càng tệ hại hơn. Một bên là con ông tư lệnh quân khu, một bên là con gái địa chủ, nhà trường sẽ tin ai, điều này khỏi phải nói.
Thu viết viết, sửa sửa, mất trọn một ngày mới viết được một lá thư ngắn. Thu cố viết thật lạnh lùng, lễ độ, xa lạ, để vừa không đắc tội với anh, vừa có thể có tác dụng đe dọa, cuối cùng Thu quyết định viết mười sáu chữ:
Biển khổ vô biên, ngoảnh đầu là bờ, không trách lỗi xưa, lần sau xin đừng!
___________________________________
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook