Yêu Phải Bọ Cạp
-
Chương 9: Chuyến đi Osaka
Chuyến bay thẳng từ sân bay Haneda đáp xuống sân bay quốc tế Osaka mất một giờ mười lăm phút đồng hồ. Tuy gọi là sân bay quốc tế, nhưng sân bay Itami (tên thường gọi của sân bay này, để phân biệt với sân bay quốc tế Kansai và sân bay Kobe cách không xa) lại đảm nhận chủ yếu các chuyến bay quốc nội. Bởi vậy, chẳng thấy khách nước ngoài là mấy.
Nắng buổi sáng chiếu xiên, quét lên dòng người một lớp màu vàng dễ chịu. Tôi hơi ngẩng đầu, nhắm mắt tập trung cảm nhận bằng thính giác. Xung quanh tôi: bên trái, bên phải, trước mặt, sau lưng. Đầy ắp tiếng địa phương vùng Kansai. Có cảm giác như một anh chàng mọt sách bước chân vào trong thư viện quốc gia với cơ man số lượng đầu sách không đếm xuể.
“Sao vậy anh?”.
Tôi mở mắt ra nhìn Hattori, mủm mỉm cười:
“Vẫn là giọng Hat-chan nghe hay nhất!”.
Cậu ta tự vỗ trán mình cái bụp.
“Ôi mẹ em hại em rồi. Anh đừng có gọi em như thế nữa!”.
Người Nhật thường hay dùng “chan” để gọi trẻ con, đa phần là các bé gái. Cũng có nhiều người dùng “chan” để gọi người thân của mình. Nên sẽ chẳng có ai thấy lạ nếu nghe tôi gọi Hattori là Hat-chan. Chỉ là cậu ấy không thích lắm, bảo là gọi như thế “dễ thương quá mức”. Tôi chỉ gọi như vậy khi nào buồn chán không có việc gì làm, muốn ngắm bộ dạng xấu hổ của Hattori. Nó làm tôi nhớ đến “công công”. Nhắc đến tên bạn thân đó, tối qua trước khi ngủ tôi dùng điện thoại check mail. Vừa đi có một ngày, tên ấy cứ như thái giám không tìm thấy hoàng thượng. Hòm thư điện tử bị cậu ta khủng bố bằng một đống ngôn từ thổ tả:
“Cậu đi đâu đấy? Sao lại không có nhà? Điện thoại gọi cũng không được. Không phải chơi trò mất tích đấy chứ hả?”.
“Này, sao vẫn không gọi được cho cậu? Mau mở điện thoại cho tôi!”.
“Tên biến thái nhà cậu, chết ở đâu rồi? Trần Quân Soạn!”.
Còn thêm mấy câu kêu gào, rủa xả nữa mà tôi chả buồn tiếp tục nhìn cậu ta lên cơn. Gõ hai chữ: “Đi Nhật”, gửi đi. Sau đó ngon lành ngủ.
Ngày hôm qua đã kết thúc bằng việc “bắn bỏ” Đông Đông. Sáng nay khởi đầu bằng việc trêu chọc Hattori. Khi tôi hỏi cậu ta đã sẵn sàng để “gả” cho tôi chưa, Hattori lúc đó đang rót nước. Kết quả cả nước lẫn cốc rơi xuống sàn. Tôi mặc kệ cậu ta mắt chữ A mồm chữ O, thản nhiên đi qua người cậu ta tự rót nước cho mình. Uống xong còn tốt bụng đặt một cốc nước khác vào tay “bức tượng” bên cạnh. Hattori hết hóa đá, lại ngượng ngùng liếc tôi. Đúng lúc ấy thì chú Shintaro đi vào, bắt gặp. Không biết chú suy đoán tới tận đâu, lại vỗ vai Hattori mấy cái làm cậu ta suýt chút thì không đứng vững.
“Con trai, khá lắm!”.
Tôi chào chú ấy rồi đút tay trong túi quần, lúc đi ngang qua Hattori, nhìn cậu ta từ đầu đến chân, gật gù kết luận một câu.
“Đúng là không tệ”.
Chú Shintaro sau lưng cười lớn, dường như trí tưởng tượng của chú ấy đã trôi đến tận đảo Honshu trước bọn tôi rồi. Lúc ăn sáng, Hattori mới nhận ra tôi chỉ nói đùa. Nhưng không chống đỡ nổi ánh mắt quyết liệt của bố mẹ mình, liền giải quyết bát cơm chiên bằng tốc độ hành quân đánh giặc. Rồi chuồn ra xe trước. Chú Shintaro lái xe đưa ba người bọn tôi đến sân bay Haneda, sau đó trở về một mình.
Ra khỏi cổng sân bay Itami là mười giờ sáng. Sau khi càu nhàu với tôi vụ xưng hô, Hattori quay sang nói chuyện với Trân. (May phước hôm nay cô nàng không mặc màu hồng). Tôi nghe cậu ta hỏi cô nàng có bị tôi trêu chọc bao giờ chưa. Trân dùng tiếng Anh, lưu loát kể lại chuyện tôi cho cô ta nghe âm thanh đáng sợ của Gay Video. Thấy hai người họ có vẻ hợp nhau, tôi liền mỉm cười nói:
“Giờ chúng ta chia ra. Tôi đi thu thập tư liệu viết bài. Cậu đưa cô ấy đi tham quan nhé. Ba giờ chiều chúng ta gặp nhau trước cổng vào “thành Osaka”. Sau đấy đi ăn tối rồi tham quan tháp Tsukentaku. Tám giờ tối chúng ta đón tàu trở về Tokyo”.
Tôi nói bằng tiếng Anh để Trân cùng nghe. Cô nàng mau mắn hỏi:
“Sao không đi cùng nhau hả anh? Để em đi một mình với anh ta… liệu có ổn không?”.
Việc cô nàng nói bằng tiếng Việt, và nội dung câu nói khiến tôi khó chịu. Tôi quen biết Hattori và bố mẹ cậu ấy hơn ba năm. Tôi quý bọn họ không chỉ vì lòng mến khách họ dành cho tôi. Mà hơn hết là cách đối nhân xử thế của họ với người khác. Sự đôn hậu thật thà của vợ chồng chú Shintaro, lòng nhiệt tình của con trai họ. Bảo Hattori có ý định gì với cô nàng này? Cho tôi xin đi, không phải cô ta xem quá nhiều phim ảnh bạo lực đấy chứ? Tôi cau mày nói:
“Lúc tôi làm việc không muốn bị quấy rầy. Em đến Nhật để lấy tư liệu thì nên hỏi Hattori, cậu ấy quê ở Osaka nhưng hiểu biết về truyền thống và các lễ hội các vùng miền khác cũng rất sâu rộng. Cậu ấy mà biết em vừa nói gì, sẽ rất buồn đấy!”.
Cô nàng cúi đầu nhận sai. Hattori thấy thái độ bọn tôi như vừa tranh cãi thì hỏi có chuyện gì không. Tôi vỗ vỗ vai cậu ấy.
“Cô nàng giở tính trẻ con thôi, không có gì đâu. Cậu đưa cô ấy đi thăm thú vài tiếng đồng hồ nhé. Ở Osaka cậu rành nhất mà”.
Hattori gật đầu.
“Không thành vấn đề. Nhưng anh không có việc cần em giúp thì gọi em đi Osaka làm gì cho tốn thêm tiền vé?”.
Tôi bật cười.
“Tôi cần gì đương nhiên sẽ nhờ cậu giúp. Tôi đến “Bảo tàng mỹ thuật quốc gia Osaka” thu thập tư liệu, tự đi là ổn. Buổi chiều sẽ nhờ cậu làm hướng dẫn viên”.
“Vậy được. Ba giờ bọn em đợi anh chỗ thành Osaka”.
Cậu ta quay sang Trân mỉm cười.
“Tôi đưa em đi xem Công viên chủ đề Universal Studio Japan. Người trẻ tuổi đều rất thích đến đó. Từ đây đến USJ mất hơn bốn mươi phút ngồi tàu. Chúng ta nên tranh thủ để kịp giờ hẹn với Alex-san”.
Cô nàng nói cảm ơn với Hattori. Tôi lại kéo cậu ấy, kín đáo đưa tiền mặt. Hai người họ chỉ có ba tiếng để tham quan và xem trình diễn. Muốn không phải đợi cả giờ đồng hồ chỗ các trò chơi, thì phải mua vé Universal Express Pass thay vì vé Studio Pass loại thường. Còn có vé tàu, chi phí ăn uống. Hattori sẽ vì lịch sự mà thanh toán hết. Nhưng chuyến đi này là tôi nhờ vả, sao có thể để cậu ấy tốn kém. Hattori nhăn mặt, nhìn tôi vẻ không vui.
“Anh mà thế này là xem thường em đấy!”.
Hattori bình thường hiền lành là thế, lúc giận lên lại chả khác bố cậu ấy là bao. Tôi đành từ bỏ ý định, nhét tiền vào túi. Buổi tối mời cậu ấy một bữa thịnh soạn vậy.
Chia tay Hattori, tôi đón tàu đi tới bảo tàng. Vừa xuống trạm ở nhà ga, tôi vô tình bắt gặp một cảnh tượng không muốn nhìn thấy nhất. Phía bên kia đường ray, một người đàn ông mặc vest có điệu bộ không được bình thường. Tôi cũng lấy làm lạ, hiện tại đã qua giờ vào làm của các công ty, văn phòng. Anh ta làm gì ở đây vào giờ này, trong bộ trang phục kia? Người đàn ông bước nửa bước về trước, rồi lại lùi lại hai bước, sau đó lại vụt tiến lên. Khi còn cách đường ray hai bước chân, tôi đã nghĩ anh ta sẽ nhảy phứt xuống thì người đó bỗng dưng xoay người hấp tấp chạy đi…
Tôi cảm thấy cổ họng khô khốc. Tôi luôn tránh nghĩ đến việc “tự sát”, giống như thời xa xưa người ta tránh xa các bệnh nhân mắc phải đậu mùa. Vậy mà vừa rồi tôi đã trông thấy gì? Một người có ý định tự sát bằng việc toan nhảy xuống đường ray.
Những tiếng rò rè xung quanh, tôi không nghe rõ bọn họ nói gì, cố gắng ngước lên nhìn. Chẳng biết từ lúc nào mà tôi đã ngồi thụp xuống, ôm lấy ngực. Khó thở quá! Một cô gái trẻ tiến tới, môi mấp máp như đang hỏi cái gì. Gương mặt cô ta nhòe dần, thân hình cô ta nhòe dần, quang cảnh cũng nhòe dần đi… Tôi nhìn thấy An vẫy tay với mình. Cậu ấy đứng cách tôi một quãng không xa. Đột nhiên cậu ấy quay lưng lại, bỏ đi… Tôi cuống lên muốn đuổi theo. Có ai đó dùng lực rất mạnh kéo tôi từ đằng sau. Cơ thể tôi ngã xuống, tay đập mạnh vào một vật gì đấy. Đau đớn khiến tôi nhìn rõ ràng mọi thứ. Âm thanh ồn ào hỗn tạp ập vào tai.
“Anh muốn chết hả?”.
“Hình như anh ta muốn tự tử?”.
“Gọi cảnh sát đi”.
Tôi ôm cái tay đau gắng gượng đứng dậy. Bên cạnh một người đàn ông hói đầu mặc đồng phục có vẻ là nhân viên nhà ga. Hẳn mới vừa rồi là ông ta ngăn tôi nhảy xuống đường ray. Đám người xung quanh vẫn đang cảnh giác nhìn tôi. Chắc bọn họ sợ tôi lại hành động ngu ngốc như lúc nãy. Tôi cố mỉm cười, nhưng giọng nói ra nghe không còn giống giọng của chính tôi nữa.
“Tôi đánh rơi đồ, không phải muốn tự sát”.
Bọn họ nửa tin nửa ngờ nhìn tôi đăm đăm. Không để ý tới đám người tốt này nữa. Tôi mệt mỏi bỏ đi. Lý trí đã quay trở lại. Tôi cay đắng nhếch môi, sau này nhìn thấy ai đó muốn tự tử, tốt nhất nên nhắm mắt lại. Nỗi đau mà tôi cố gắng đè ép chôn sâu xuống, khi thoát ra không ngờ lại đáng sợ như vậy.
Đông Đông nói không sai, tôi thật ra không ổn một chút nào cả…
Nắng buổi sáng chiếu xiên, quét lên dòng người một lớp màu vàng dễ chịu. Tôi hơi ngẩng đầu, nhắm mắt tập trung cảm nhận bằng thính giác. Xung quanh tôi: bên trái, bên phải, trước mặt, sau lưng. Đầy ắp tiếng địa phương vùng Kansai. Có cảm giác như một anh chàng mọt sách bước chân vào trong thư viện quốc gia với cơ man số lượng đầu sách không đếm xuể.
“Sao vậy anh?”.
Tôi mở mắt ra nhìn Hattori, mủm mỉm cười:
“Vẫn là giọng Hat-chan nghe hay nhất!”.
Cậu ta tự vỗ trán mình cái bụp.
“Ôi mẹ em hại em rồi. Anh đừng có gọi em như thế nữa!”.
Người Nhật thường hay dùng “chan” để gọi trẻ con, đa phần là các bé gái. Cũng có nhiều người dùng “chan” để gọi người thân của mình. Nên sẽ chẳng có ai thấy lạ nếu nghe tôi gọi Hattori là Hat-chan. Chỉ là cậu ấy không thích lắm, bảo là gọi như thế “dễ thương quá mức”. Tôi chỉ gọi như vậy khi nào buồn chán không có việc gì làm, muốn ngắm bộ dạng xấu hổ của Hattori. Nó làm tôi nhớ đến “công công”. Nhắc đến tên bạn thân đó, tối qua trước khi ngủ tôi dùng điện thoại check mail. Vừa đi có một ngày, tên ấy cứ như thái giám không tìm thấy hoàng thượng. Hòm thư điện tử bị cậu ta khủng bố bằng một đống ngôn từ thổ tả:
“Cậu đi đâu đấy? Sao lại không có nhà? Điện thoại gọi cũng không được. Không phải chơi trò mất tích đấy chứ hả?”.
“Này, sao vẫn không gọi được cho cậu? Mau mở điện thoại cho tôi!”.
“Tên biến thái nhà cậu, chết ở đâu rồi? Trần Quân Soạn!”.
Còn thêm mấy câu kêu gào, rủa xả nữa mà tôi chả buồn tiếp tục nhìn cậu ta lên cơn. Gõ hai chữ: “Đi Nhật”, gửi đi. Sau đó ngon lành ngủ.
Ngày hôm qua đã kết thúc bằng việc “bắn bỏ” Đông Đông. Sáng nay khởi đầu bằng việc trêu chọc Hattori. Khi tôi hỏi cậu ta đã sẵn sàng để “gả” cho tôi chưa, Hattori lúc đó đang rót nước. Kết quả cả nước lẫn cốc rơi xuống sàn. Tôi mặc kệ cậu ta mắt chữ A mồm chữ O, thản nhiên đi qua người cậu ta tự rót nước cho mình. Uống xong còn tốt bụng đặt một cốc nước khác vào tay “bức tượng” bên cạnh. Hattori hết hóa đá, lại ngượng ngùng liếc tôi. Đúng lúc ấy thì chú Shintaro đi vào, bắt gặp. Không biết chú suy đoán tới tận đâu, lại vỗ vai Hattori mấy cái làm cậu ta suýt chút thì không đứng vững.
“Con trai, khá lắm!”.
Tôi chào chú ấy rồi đút tay trong túi quần, lúc đi ngang qua Hattori, nhìn cậu ta từ đầu đến chân, gật gù kết luận một câu.
“Đúng là không tệ”.
Chú Shintaro sau lưng cười lớn, dường như trí tưởng tượng của chú ấy đã trôi đến tận đảo Honshu trước bọn tôi rồi. Lúc ăn sáng, Hattori mới nhận ra tôi chỉ nói đùa. Nhưng không chống đỡ nổi ánh mắt quyết liệt của bố mẹ mình, liền giải quyết bát cơm chiên bằng tốc độ hành quân đánh giặc. Rồi chuồn ra xe trước. Chú Shintaro lái xe đưa ba người bọn tôi đến sân bay Haneda, sau đó trở về một mình.
Ra khỏi cổng sân bay Itami là mười giờ sáng. Sau khi càu nhàu với tôi vụ xưng hô, Hattori quay sang nói chuyện với Trân. (May phước hôm nay cô nàng không mặc màu hồng). Tôi nghe cậu ta hỏi cô nàng có bị tôi trêu chọc bao giờ chưa. Trân dùng tiếng Anh, lưu loát kể lại chuyện tôi cho cô ta nghe âm thanh đáng sợ của Gay Video. Thấy hai người họ có vẻ hợp nhau, tôi liền mỉm cười nói:
“Giờ chúng ta chia ra. Tôi đi thu thập tư liệu viết bài. Cậu đưa cô ấy đi tham quan nhé. Ba giờ chiều chúng ta gặp nhau trước cổng vào “thành Osaka”. Sau đấy đi ăn tối rồi tham quan tháp Tsukentaku. Tám giờ tối chúng ta đón tàu trở về Tokyo”.
Tôi nói bằng tiếng Anh để Trân cùng nghe. Cô nàng mau mắn hỏi:
“Sao không đi cùng nhau hả anh? Để em đi một mình với anh ta… liệu có ổn không?”.
Việc cô nàng nói bằng tiếng Việt, và nội dung câu nói khiến tôi khó chịu. Tôi quen biết Hattori và bố mẹ cậu ấy hơn ba năm. Tôi quý bọn họ không chỉ vì lòng mến khách họ dành cho tôi. Mà hơn hết là cách đối nhân xử thế của họ với người khác. Sự đôn hậu thật thà của vợ chồng chú Shintaro, lòng nhiệt tình của con trai họ. Bảo Hattori có ý định gì với cô nàng này? Cho tôi xin đi, không phải cô ta xem quá nhiều phim ảnh bạo lực đấy chứ? Tôi cau mày nói:
“Lúc tôi làm việc không muốn bị quấy rầy. Em đến Nhật để lấy tư liệu thì nên hỏi Hattori, cậu ấy quê ở Osaka nhưng hiểu biết về truyền thống và các lễ hội các vùng miền khác cũng rất sâu rộng. Cậu ấy mà biết em vừa nói gì, sẽ rất buồn đấy!”.
Cô nàng cúi đầu nhận sai. Hattori thấy thái độ bọn tôi như vừa tranh cãi thì hỏi có chuyện gì không. Tôi vỗ vỗ vai cậu ấy.
“Cô nàng giở tính trẻ con thôi, không có gì đâu. Cậu đưa cô ấy đi thăm thú vài tiếng đồng hồ nhé. Ở Osaka cậu rành nhất mà”.
Hattori gật đầu.
“Không thành vấn đề. Nhưng anh không có việc cần em giúp thì gọi em đi Osaka làm gì cho tốn thêm tiền vé?”.
Tôi bật cười.
“Tôi cần gì đương nhiên sẽ nhờ cậu giúp. Tôi đến “Bảo tàng mỹ thuật quốc gia Osaka” thu thập tư liệu, tự đi là ổn. Buổi chiều sẽ nhờ cậu làm hướng dẫn viên”.
“Vậy được. Ba giờ bọn em đợi anh chỗ thành Osaka”.
Cậu ta quay sang Trân mỉm cười.
“Tôi đưa em đi xem Công viên chủ đề Universal Studio Japan. Người trẻ tuổi đều rất thích đến đó. Từ đây đến USJ mất hơn bốn mươi phút ngồi tàu. Chúng ta nên tranh thủ để kịp giờ hẹn với Alex-san”.
Cô nàng nói cảm ơn với Hattori. Tôi lại kéo cậu ấy, kín đáo đưa tiền mặt. Hai người họ chỉ có ba tiếng để tham quan và xem trình diễn. Muốn không phải đợi cả giờ đồng hồ chỗ các trò chơi, thì phải mua vé Universal Express Pass thay vì vé Studio Pass loại thường. Còn có vé tàu, chi phí ăn uống. Hattori sẽ vì lịch sự mà thanh toán hết. Nhưng chuyến đi này là tôi nhờ vả, sao có thể để cậu ấy tốn kém. Hattori nhăn mặt, nhìn tôi vẻ không vui.
“Anh mà thế này là xem thường em đấy!”.
Hattori bình thường hiền lành là thế, lúc giận lên lại chả khác bố cậu ấy là bao. Tôi đành từ bỏ ý định, nhét tiền vào túi. Buổi tối mời cậu ấy một bữa thịnh soạn vậy.
Chia tay Hattori, tôi đón tàu đi tới bảo tàng. Vừa xuống trạm ở nhà ga, tôi vô tình bắt gặp một cảnh tượng không muốn nhìn thấy nhất. Phía bên kia đường ray, một người đàn ông mặc vest có điệu bộ không được bình thường. Tôi cũng lấy làm lạ, hiện tại đã qua giờ vào làm của các công ty, văn phòng. Anh ta làm gì ở đây vào giờ này, trong bộ trang phục kia? Người đàn ông bước nửa bước về trước, rồi lại lùi lại hai bước, sau đó lại vụt tiến lên. Khi còn cách đường ray hai bước chân, tôi đã nghĩ anh ta sẽ nhảy phứt xuống thì người đó bỗng dưng xoay người hấp tấp chạy đi…
Tôi cảm thấy cổ họng khô khốc. Tôi luôn tránh nghĩ đến việc “tự sát”, giống như thời xa xưa người ta tránh xa các bệnh nhân mắc phải đậu mùa. Vậy mà vừa rồi tôi đã trông thấy gì? Một người có ý định tự sát bằng việc toan nhảy xuống đường ray.
Những tiếng rò rè xung quanh, tôi không nghe rõ bọn họ nói gì, cố gắng ngước lên nhìn. Chẳng biết từ lúc nào mà tôi đã ngồi thụp xuống, ôm lấy ngực. Khó thở quá! Một cô gái trẻ tiến tới, môi mấp máp như đang hỏi cái gì. Gương mặt cô ta nhòe dần, thân hình cô ta nhòe dần, quang cảnh cũng nhòe dần đi… Tôi nhìn thấy An vẫy tay với mình. Cậu ấy đứng cách tôi một quãng không xa. Đột nhiên cậu ấy quay lưng lại, bỏ đi… Tôi cuống lên muốn đuổi theo. Có ai đó dùng lực rất mạnh kéo tôi từ đằng sau. Cơ thể tôi ngã xuống, tay đập mạnh vào một vật gì đấy. Đau đớn khiến tôi nhìn rõ ràng mọi thứ. Âm thanh ồn ào hỗn tạp ập vào tai.
“Anh muốn chết hả?”.
“Hình như anh ta muốn tự tử?”.
“Gọi cảnh sát đi”.
Tôi ôm cái tay đau gắng gượng đứng dậy. Bên cạnh một người đàn ông hói đầu mặc đồng phục có vẻ là nhân viên nhà ga. Hẳn mới vừa rồi là ông ta ngăn tôi nhảy xuống đường ray. Đám người xung quanh vẫn đang cảnh giác nhìn tôi. Chắc bọn họ sợ tôi lại hành động ngu ngốc như lúc nãy. Tôi cố mỉm cười, nhưng giọng nói ra nghe không còn giống giọng của chính tôi nữa.
“Tôi đánh rơi đồ, không phải muốn tự sát”.
Bọn họ nửa tin nửa ngờ nhìn tôi đăm đăm. Không để ý tới đám người tốt này nữa. Tôi mệt mỏi bỏ đi. Lý trí đã quay trở lại. Tôi cay đắng nhếch môi, sau này nhìn thấy ai đó muốn tự tử, tốt nhất nên nhắm mắt lại. Nỗi đau mà tôi cố gắng đè ép chôn sâu xuống, khi thoát ra không ngờ lại đáng sợ như vậy.
Đông Đông nói không sai, tôi thật ra không ổn một chút nào cả…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook