Yêu Phải Bọ Cạp
-
Chương 6: Trần Đông Đông
Quân Soạn!”.
“Quân Soạn!”.
Bên tai có tiếng ai đang gọi, tôi cố gắng mở mắt ra. Đông Đông ngồi bên giường thở ra một hơi.
“Cậu còn không tỉnh chắc tôi phải khiêng cậu đi bệnh viện”.
Tôi sờ khăn ướt trên trán, giọng có chút khàn hỏi:
“Cậu tới lúc nào? Làm thế nào vô nhà được?”.
“Trèo tường, cạy cửa”.
Tôi chỉ chỉ vào cổ họng mình:
“Rót cho tôi cốc nước. Đang yên lành cậu đột nhập vào nhà tôi làm gì? Sao không gọi điện?”.
Cậu ta rót nước đưa tôi rồi mới trỏ tay về phía chiếc di động đang được sạc pin.
“Điện thoại hết pin cậu cũng không thèm để ý, lại còn hỏi. Đói bụng không? Cháo đã hâm nóng rồi, tôi đi múc cho cậu”.
Nhớ đến mùi vị bát cháo “nhớ mãi không quên” năm ngoái, tôi liền xua tay:
“Thôi, cháo cậu nấu tôi ăn vào lại phải chạy đi tìm bác sĩ”.
“Tôi đích thân xuống bếp, trượng nghĩa cỡ nào! Cậu còn dám chê! Khỏi lo, cháo này là tôi mang sẵn từ nhà tới. Năm nào tới ngày này cậu cũng phát sốt, tôi sớm đã có chuẩn bị rồi”.
Tôi cười cười, cháo mẹ cậu ta nấu thì tôi mới yên tâm mà dùng. Đợi tôi ăn xong bát cháo, Đông Đông thở dài nhìn tôi hỏi:
“Cậu lại mơ thấy An à? Khóc ướt cả gối thế kia…”.
Tôi lườm cậu ta. Làm gì có chuyện thằng Soạn này khóc lóc? Cả đêm qua cũng nhờ cậu ta chăm sóc, người mới ra mồ hôi. Cả gối và chăn đều ướt sũng. Nếu không cơn sốt không lui, lại phiền phức.
“Chuyện bữa trước, xin lỗi nhé! Tôi không chọn quán kĩ lưỡng, làm hại cậu gặp rắc rối”.
Tôi nhìn Đông Đông. Sắc mặc cậu ta vì thức trắng đêm nên trông rất mệt mỏi, trong bụng thật ra cũng chẳng giận gì. Tôi cũng chẳng lạ gì tính cách tên ngốc này.
“Tôi với cậu thì khỏi khách sáo đi. Nhưng người ta dù sao cũng là con gái, cậu nên cẩn thận, đừng có hành động tùy tiện”.
“Cậu cũng biết người ta là con gái? Sao chẳng động lòng chút nào vậy? Tôi thấy cô bé đó cũng tốt lắm mà. Xinh xắn, học giỏi, con nhà gia giáo. Lại mê cậu như điếu đổ”.
Tôi nhàn nhạt hỏi:
“Thế tôi không tốt à?”.
Cậu ta liền cắn câu:
“Tốt! Tốt ơi là tốt! Thế nên hai người lại càng xứng đôi chứ sao! Trai tài gái sắc, là một chuyện tình đẹp động lòng người…”.
Tôi ngắt lời:
“Cậu có tốt không?”.
Đông Đông há miệng mắc quai, muốn nói tốt không được nói xấu không xong. Cậu ta đâu dám tự nhận mình tốt, như thế khác nào “chuyện tình động lòng người” liền trở thành “tình tay ba kinh thiên động địa”. Tôi lại nói tiếp:
“Cô ta tốt hay không chẳng can hệ gì đến tôi. Cậu cũng bớt rỗi hơi đi. Cậu thích Ngọc Quỳnh? Lần trước đi cà phê, cũng là cậu cố ý sắp xếp đúng không?”.
Bị nói trúng tim đen, cậu ta ngượng ngùng gãi tai.
“Ngọc Quỳnh nói có cô bạn thân chưa biết yêu đương gì, tôi lại thấy cậu cả ngày vùi đầu vào công việc, nên mới hẹn thử xem thế nào. Chẳng ngờ cô bé đó thích cậu quá trời, chuyện gì của cậu cũng quan tâm hỏi. Quân Soạn à, cũng mười năm rồi còn gì. Cậu định cả đời cứ tiếp tục đau khổ như vậy sao?”.
“Tôi không thấy đau, cũng chẳng thấy khổ”.
Đông Đông vụt đứng dậy, ngực phập phồng.
“Cậu nhìn lại mình xem. Có chỗ nào là ổn chứ hả? Tôi quen biết cậu cũng không phải ngày một ngày hai. Mười năm rồi! Con người sống phải hướng tới tương lai, cậu cứ ôm chặt quá khứ không buông ra, làm sao lại nói là không đau khổ? An… nếu thấy cậu thế này liệu có vui không?”.
Phải, đã hơn mười năm rồi… Suốt mười năm, không lúc nào tôi không nhớ cậu ấy. Những năm đầu, tôi cố gắng ngủ thật nhiều. Chỉ hi vọng có thể mơ thấy cậu ấy nhiều hơn một chút, nghe cậu ấy lanh lảnh gọi “Soạn ơi”. Có những đêm giật mình tỉnh dậy, xung quanh yên lặng đến đáng sợ. Có cậu ấy ở bên, thế giới tràn đầy âm thanh và màu sắc. Chỉ cần ngắm nhìn nụ cười của An, lòng thấy yên bình như tắm trong nắng thiên đàng. Tôi quen thuộc từng tấc da thịt, từng cử chỉ, thói quen của cậu ấy. Giọng nói của cậu ấy là thanh âm đẹp đẽ nhất trên đời. Mùi hương thanh khiết như cỏ non khiến tôi không nỡ xa rời nửa bước. Lúc ngủ cậu ấy hệt như chú mèo con, rúc vào ngực tôi vừa cọ vừa dụi. Lúc thức dậy mở mắt ra có thể nhìn thấy cậu ấy nằm sát cạnh người mình, không có điều gì trên đời hạnh phúc hơn thế…
Tôi thích một người con gái khác, cùng cô gái đó sinh con dưỡng cái, sớm tối bên nhau? Vậy An của tôi thì sao? Ngay cả tôi cũng quên cậu ấy, An sẽ không vui đâu. Trần Đông Đông không biết, tôi có thể tiếp tục sống, kiên cường sống. Là vì An! Tôi không hề cảm thấy đau khổ. Ngược lại, có cậu ấy trong tim mình, tôi mới đủ sức để mở mắt ra nhìn thế giới mỗi ngày. Lúc rời khỏi giấc ngủ, bên tai sẽ có giọng nói nhắc nhở: “Soạn phải tiếp tục sống!”. Đó là câu nói cuối cùng của cậu ấy. Mười năm qua, ngày nào cậu ấy cũng lặp đi lặp lại câu ấy. Đó là sợi dây duy nhất liên kết sinh mệnh tôi với thế giới này. Nếu không như thế, tôi đã sớm đi cùng cậu ấy. Không có tôi ở bên, An lạnh thì sao? Khóc thì sao?
“Tương lai là gì? Mọi người đều hướng đến cuộc sống ổn định, có vợ chồng con cái. Là để bản thân mỗi người không phải cô đơn, có được hạnh phúc. Có người để chia sẻ gánh nặng trong lòng, san sớt buồn vui. Nhưng tôi đã có hạnh phúc của mình. Tôi không cô đơn, cũng chẳng đau đớn khổ sở gì cả. Tôi muốn giữ niềm hạnh phúc đó. Cậu có hiểu không?”.
Trần Đông Đông nhìn tôi chăm chú rồi đột nhiên nói:
“Còn nhớ lúc cậu mới vào trong này không? Lúc đó cậu mười lăm, bọn tôi cũng mười lăm. Bọn con gái trước mặt hay sau lưng đều hâm mộ cậu. Vừa đẹp trai, thành tích học tập luôn dẫn đầu, lại còn lạnh lùng ít nói. Đám con trai thì ban đầu ghen tị, về sau đều xem cậu như anh cả. Vì cậu không giống kiểu công tử chảnh chọe thích ra vẻ. Tụi nó trốn học lẻn đi chơi, cậu thì trốn học bỏ lên sân thượng ngắm mây ngó trời. Thằng Quang B kéo mấy đứa khác bắt nạt cậu, nhưng thầy chủ nhiệm hỏi tới, cậu chỉ thản nhiên nói do trời mưa đường trơn không cẩn thận trượt ngã. Lúc tan học một mình cậu tẩn cho cả đám kia một trận”.
Tôi không hiểu “công công” bỗng dưng nhắc chuyện này làm gì? Lần đó tôi đánh nhau xong cả người không chỗ nào không bầm da tím thịt, tay cầm viết run run chẳng chép nổi bài. Là Trần Đông Đông chủ động bắt chuyện, giật lấy vở tôi mà chép lấy chép để. Một mình chép hai cuốn tập, một của tôi, một của cậu ta.
“Từ dạo đó không chỉ Quang B mà con trai cả lớp đều rất nể phục cậu. Nhưng tôi ấn tượng với cậu là ngày đầu tiên của tuần thứ hai sau khi cậu chuyển tới. Khoảnh khắc cậu lặng im ngắm nhìn mấy cây hướng dương phía sau dãy phòng học, tôi có cảm giác cậu không giống bọn tôi. Không phải một thằng học sinh cuối cấp hai, mà như một người đàn ông trưởng thành hơn bọn tôi cả chục tuổi vậy. Hình ảnh đó vừa đẹp đẽ lạ lùng vừa khiến tôi sợ hãi. Sợ bọn tôi không giữ nổi cậu, sợ cả thế giới này không giữ nổi cậu. Ngần ấy năm, đến bây giờ tôi vẫn còn lo sợ điều đó. Có lẽ tôi vĩnh viễn cũng không hiểu được tình cảm giữa cậu và An, nhưng cậu còn có tôi mà”.
Tôi gật mạnh đầu, trêu chọc:
“Không phải cậu định nói tôi không lấy vợ, cậu cũng sẽ ở vậy cả đời đấy chứ?”.
Cậu ta lắc đầu nguầy nguậy:
“Lấy chứ! Thằng con một tôi đây mà không lấy vợ, mẹ tôi còn không khóc ngập hết mấy cái nóc nhà cao tầng ở Sài Gòn này mới lạ! Nhưng vợ là vợ, anh em là anh em. Lúc cậu cần tới, cho dù đang ngủ với vợ tôi cũng sẽ chạy đến với cậu”.
Nếu An là sợi chỉ đỏ nối tôi với cuộc đời, thì có lẽ Đông Đông là sợi dây thừng. Thỉnh thoảng cậu ta lại gây cho tôi không ít rắc rối, nhưng hễ tôi nản lòng, khi tôi khó khăn cậu ta lại xuất hiện thả cho tôi sợi dây, kéo tôi lên khỏi đáy vực tăm tối. Ba tôi từng nói, ông có một người anh em thân như tay chân. Cũng vì người bạn đó qua đời, ông mới thoát ly giang hồ, bỏ đất Sài thành mà đi. Ông siết vai tôi, giọng nói nghiêm túc:
“Con trai, ba con gặp được chú Quân là may mắn thứ nhất, gặp mẹ con là niềm hạnh phúc thứ hai. Con có bé An là may mắn thứ nhất, sau này nếu có thể gặp được một người bạn khiến con tin tưởng, nhớ phải trân trọng!”.
Chữ Quân trong Quân Soạn tên tôi, là để ba tôi tưởng niệm người đàn ông đó. Đấy là lần duy nhất ba gọi tôi là “con”, bình thường ông đều gọi “mày” hay “thằng Sáo con”.
Năm An đi, tôi vừa bước sang tuổi mười lăm. Sau tang lễ một tháng, tôi vẫn giam mình trong phòng của An. Chỉ rời nhà buổi chiều một tiếng đồng hồ, ra mộ đất trò chuyện với cậu ấy. Buổi tối vùi mặt vào gối cậu ấy, muốn thân thể khắc ghi mùi hương của An. Tôi sợ lớn lên sẽ dần quên đi mất. Quên hình dáng An, quên giọng nói, quên mùi hương như cỏ non trên người An. Tôi còn có thể lớn lên, An từ ngày hôm ấy mãi mãi dừng lại ở tuổi mười lăm…
Tôi vẫn ăn đủ ngày ba bữa, cố gắng nghe lời An. Nhưng cân nặng vẫn xuống dốc không phanh. Sinh nhật năm nào, An cũng tặng tôi một chiếc sơ mi trắng, vừa khít thân hình. Sơ mi vẫn thế, khi mặc lên người giờ lại càng ngày càng rộng. Mẹ không dám khóc trước mặt tôi, nhưng đôi mắt sưng húp khiến tôi không nỡ đi theo An…
Lại qua thêm một tháng, ba tôi gói ghém quần áo tôi vào cái ba lô “hành quân” của ông. Đặt lên bàn hai tờ vé xe. Điểm đến là Sài Gòn. Tôi ngẩng đầu khó hiểu nhìn ông. Mẹ ở bên muốn nói lại thôi, mắt nhìn tôi đầy lưu luyến.
“Em đừng lo. Anh năm tuổi bị vứt ra đường còn sống được. Thằng Soạn hơn anh những mười tuổi. Để nó đi thôi. Người khác không đốn ngã được nó. Cứ để thế này nó sẽ tự khô héo mà chết”.
Tôi theo chân ông đến thành phố phương Nam xa lạ, cố hương của ông.
“Thằng đàn ông không được làm người phụ nữ của mình thất vọng. Soạn, phải hoàn thành tâm nguyện của bé An. Có chú Phong ở cạnh, bé An đã có người chăm sóc rồi. Phải sống, mẹ mày ở nhà đã có ba lo. Chỉ cần mày sống tiếp thôi!”.
Ông sợ tôi quyết định giống chú Phong, ba của An. Chú Phong ra ngoài cật lực làm việc để kiếm đủ tiền chữa bệnh cho con gái. An cần tiền viện phí không nhỏ, cần một trái tim khỏe mạnh thích hợp. Chú Phong không kịp nhìn con lần cuối, lúc trở về chú như cây khô sắp đổ. Chú mua một cái quan tài thật lớn. Ngày hôm sau ba tôi đờ đẫn cầm tờ di chúc từ nhà An trở về. Cả tờ giấy chỉ vỏn vẹn một câu: “Chôn tôi cùng bé An”.
Ba tôi nói, An đã có chú Phong chăm sóc. Tôi có sứ mệnh riêng của mình. Tâm nguyện của An, muốn tôi tiếp tục sống.
Tôi ở thành phố, vùi đầu vào học. Mỗi năm gửi về cho An một xấp bằng khen, huy chương. Cậu ấy từng nói, muốn tôi giành huy chương. Tôi không bỏ qua bất kì cuộc thi nào. Toán Lí Hóa, Văn Sử Địa. Điền kinh, bơi lội. Có lúc ở giữa đường bơi, cảm thấy như chìm dưới đáy biển, mấy lần suýt không thắng nổi suy nghĩ trong đầu. Nhưng lòng lo lắng, nếu đi gặp An theo cách này, khẳng định cậu ấy sẽ không thèm nhìn mặt tôi. Lại cắn răng bơi tiếp, sống tiếp.
Năm tôi mười bảy, ba vào thăm. Nhìn gói thuốc lá bên bàn học, thở dài một hơi.
“Có thói quen xấu cũng tốt. Mất mát quá lớn, nếu không thể đào thải khổ đau trong lòng, giải tỏa cho vơi đi vậy”.
Tôi cụp mắt không dám đối diện với ông. Tôi không cần sự giải tỏa nào hết. Tôi chỉ muốn đốt cháy sinh mệnh nhanh một chút, sớm gặp lại cậu ấy. Chỉ vậy mà thôi…
Nếu sống quá lâu, đến lúc gặp lại, sợ An không thể nhận ra tôi là Soạn của cậu ấy. Tôi sợ cậu ấy giận, không dám vứt bỏ chính mình. Nhưng lòng không ngăn được khao khát của bản thân. Muốn đi tìm An.
“Lại thừ người rồi. Cậu ra đường mà cứ cái kiểu này, tụi xe lớn nhỏ sẽ giành nhau để tông phứt cậu đi đấy!”.
Đông Đông kéo tôi về thực tại. Cậu ta lắc đầu nhìn tôi, chịu thua.
“Cậu không thích yêu đương, tôi không quản nữa. Chỉ cần cậu sống khỏe mạnh, bình an cũng tốt rồi”.
Tôi cười.
“Tôi rất khỏe, cũng rất ổn. Cậu bớt sắm vai bà thím già đi”.
Cậu ta suốt ngày lải nhải, tôi muốn trốn chạy cũng chẳng xong.
“Mỗi năm đúng ngày lại lên cơn. Lần nào cũng sốt hơn bốn mươi độ. Cậu nói xem, khỏe ở chỗ nào hả? Cơ thể cậu sao lại giống đồng hồ vặn dây cót thế không biết? Đừng có cãi tôi!”.
Tôi nhìn cậu ta trợn mắt, xắn tay áo làm như sắp đánh nhau tới nơi.
“Làm gì vậy?”.
Đông Đông liếc tôi, tay nhanh nhẹn lột vỏ gối, vỏ chăn.
Tôi mủm mỉm cười.
“Chà, cục cưng muốn động phòng hoa chúc với anh à?”.
Cậu ta đẩy ngã tôi xuống giường, ôm đống vỏ chăn gối ướt mồ hôi, hung hăng nói:
“Ông không hầu mi, ông đi giặt đồ”.
Tôi nhìn bóng lưng cậu ta, lắc đầu nhếch môi, xoay người nhắm mắt.
“Quân Soạn!”.
Bên tai có tiếng ai đang gọi, tôi cố gắng mở mắt ra. Đông Đông ngồi bên giường thở ra một hơi.
“Cậu còn không tỉnh chắc tôi phải khiêng cậu đi bệnh viện”.
Tôi sờ khăn ướt trên trán, giọng có chút khàn hỏi:
“Cậu tới lúc nào? Làm thế nào vô nhà được?”.
“Trèo tường, cạy cửa”.
Tôi chỉ chỉ vào cổ họng mình:
“Rót cho tôi cốc nước. Đang yên lành cậu đột nhập vào nhà tôi làm gì? Sao không gọi điện?”.
Cậu ta rót nước đưa tôi rồi mới trỏ tay về phía chiếc di động đang được sạc pin.
“Điện thoại hết pin cậu cũng không thèm để ý, lại còn hỏi. Đói bụng không? Cháo đã hâm nóng rồi, tôi đi múc cho cậu”.
Nhớ đến mùi vị bát cháo “nhớ mãi không quên” năm ngoái, tôi liền xua tay:
“Thôi, cháo cậu nấu tôi ăn vào lại phải chạy đi tìm bác sĩ”.
“Tôi đích thân xuống bếp, trượng nghĩa cỡ nào! Cậu còn dám chê! Khỏi lo, cháo này là tôi mang sẵn từ nhà tới. Năm nào tới ngày này cậu cũng phát sốt, tôi sớm đã có chuẩn bị rồi”.
Tôi cười cười, cháo mẹ cậu ta nấu thì tôi mới yên tâm mà dùng. Đợi tôi ăn xong bát cháo, Đông Đông thở dài nhìn tôi hỏi:
“Cậu lại mơ thấy An à? Khóc ướt cả gối thế kia…”.
Tôi lườm cậu ta. Làm gì có chuyện thằng Soạn này khóc lóc? Cả đêm qua cũng nhờ cậu ta chăm sóc, người mới ra mồ hôi. Cả gối và chăn đều ướt sũng. Nếu không cơn sốt không lui, lại phiền phức.
“Chuyện bữa trước, xin lỗi nhé! Tôi không chọn quán kĩ lưỡng, làm hại cậu gặp rắc rối”.
Tôi nhìn Đông Đông. Sắc mặc cậu ta vì thức trắng đêm nên trông rất mệt mỏi, trong bụng thật ra cũng chẳng giận gì. Tôi cũng chẳng lạ gì tính cách tên ngốc này.
“Tôi với cậu thì khỏi khách sáo đi. Nhưng người ta dù sao cũng là con gái, cậu nên cẩn thận, đừng có hành động tùy tiện”.
“Cậu cũng biết người ta là con gái? Sao chẳng động lòng chút nào vậy? Tôi thấy cô bé đó cũng tốt lắm mà. Xinh xắn, học giỏi, con nhà gia giáo. Lại mê cậu như điếu đổ”.
Tôi nhàn nhạt hỏi:
“Thế tôi không tốt à?”.
Cậu ta liền cắn câu:
“Tốt! Tốt ơi là tốt! Thế nên hai người lại càng xứng đôi chứ sao! Trai tài gái sắc, là một chuyện tình đẹp động lòng người…”.
Tôi ngắt lời:
“Cậu có tốt không?”.
Đông Đông há miệng mắc quai, muốn nói tốt không được nói xấu không xong. Cậu ta đâu dám tự nhận mình tốt, như thế khác nào “chuyện tình động lòng người” liền trở thành “tình tay ba kinh thiên động địa”. Tôi lại nói tiếp:
“Cô ta tốt hay không chẳng can hệ gì đến tôi. Cậu cũng bớt rỗi hơi đi. Cậu thích Ngọc Quỳnh? Lần trước đi cà phê, cũng là cậu cố ý sắp xếp đúng không?”.
Bị nói trúng tim đen, cậu ta ngượng ngùng gãi tai.
“Ngọc Quỳnh nói có cô bạn thân chưa biết yêu đương gì, tôi lại thấy cậu cả ngày vùi đầu vào công việc, nên mới hẹn thử xem thế nào. Chẳng ngờ cô bé đó thích cậu quá trời, chuyện gì của cậu cũng quan tâm hỏi. Quân Soạn à, cũng mười năm rồi còn gì. Cậu định cả đời cứ tiếp tục đau khổ như vậy sao?”.
“Tôi không thấy đau, cũng chẳng thấy khổ”.
Đông Đông vụt đứng dậy, ngực phập phồng.
“Cậu nhìn lại mình xem. Có chỗ nào là ổn chứ hả? Tôi quen biết cậu cũng không phải ngày một ngày hai. Mười năm rồi! Con người sống phải hướng tới tương lai, cậu cứ ôm chặt quá khứ không buông ra, làm sao lại nói là không đau khổ? An… nếu thấy cậu thế này liệu có vui không?”.
Phải, đã hơn mười năm rồi… Suốt mười năm, không lúc nào tôi không nhớ cậu ấy. Những năm đầu, tôi cố gắng ngủ thật nhiều. Chỉ hi vọng có thể mơ thấy cậu ấy nhiều hơn một chút, nghe cậu ấy lanh lảnh gọi “Soạn ơi”. Có những đêm giật mình tỉnh dậy, xung quanh yên lặng đến đáng sợ. Có cậu ấy ở bên, thế giới tràn đầy âm thanh và màu sắc. Chỉ cần ngắm nhìn nụ cười của An, lòng thấy yên bình như tắm trong nắng thiên đàng. Tôi quen thuộc từng tấc da thịt, từng cử chỉ, thói quen của cậu ấy. Giọng nói của cậu ấy là thanh âm đẹp đẽ nhất trên đời. Mùi hương thanh khiết như cỏ non khiến tôi không nỡ xa rời nửa bước. Lúc ngủ cậu ấy hệt như chú mèo con, rúc vào ngực tôi vừa cọ vừa dụi. Lúc thức dậy mở mắt ra có thể nhìn thấy cậu ấy nằm sát cạnh người mình, không có điều gì trên đời hạnh phúc hơn thế…
Tôi thích một người con gái khác, cùng cô gái đó sinh con dưỡng cái, sớm tối bên nhau? Vậy An của tôi thì sao? Ngay cả tôi cũng quên cậu ấy, An sẽ không vui đâu. Trần Đông Đông không biết, tôi có thể tiếp tục sống, kiên cường sống. Là vì An! Tôi không hề cảm thấy đau khổ. Ngược lại, có cậu ấy trong tim mình, tôi mới đủ sức để mở mắt ra nhìn thế giới mỗi ngày. Lúc rời khỏi giấc ngủ, bên tai sẽ có giọng nói nhắc nhở: “Soạn phải tiếp tục sống!”. Đó là câu nói cuối cùng của cậu ấy. Mười năm qua, ngày nào cậu ấy cũng lặp đi lặp lại câu ấy. Đó là sợi dây duy nhất liên kết sinh mệnh tôi với thế giới này. Nếu không như thế, tôi đã sớm đi cùng cậu ấy. Không có tôi ở bên, An lạnh thì sao? Khóc thì sao?
“Tương lai là gì? Mọi người đều hướng đến cuộc sống ổn định, có vợ chồng con cái. Là để bản thân mỗi người không phải cô đơn, có được hạnh phúc. Có người để chia sẻ gánh nặng trong lòng, san sớt buồn vui. Nhưng tôi đã có hạnh phúc của mình. Tôi không cô đơn, cũng chẳng đau đớn khổ sở gì cả. Tôi muốn giữ niềm hạnh phúc đó. Cậu có hiểu không?”.
Trần Đông Đông nhìn tôi chăm chú rồi đột nhiên nói:
“Còn nhớ lúc cậu mới vào trong này không? Lúc đó cậu mười lăm, bọn tôi cũng mười lăm. Bọn con gái trước mặt hay sau lưng đều hâm mộ cậu. Vừa đẹp trai, thành tích học tập luôn dẫn đầu, lại còn lạnh lùng ít nói. Đám con trai thì ban đầu ghen tị, về sau đều xem cậu như anh cả. Vì cậu không giống kiểu công tử chảnh chọe thích ra vẻ. Tụi nó trốn học lẻn đi chơi, cậu thì trốn học bỏ lên sân thượng ngắm mây ngó trời. Thằng Quang B kéo mấy đứa khác bắt nạt cậu, nhưng thầy chủ nhiệm hỏi tới, cậu chỉ thản nhiên nói do trời mưa đường trơn không cẩn thận trượt ngã. Lúc tan học một mình cậu tẩn cho cả đám kia một trận”.
Tôi không hiểu “công công” bỗng dưng nhắc chuyện này làm gì? Lần đó tôi đánh nhau xong cả người không chỗ nào không bầm da tím thịt, tay cầm viết run run chẳng chép nổi bài. Là Trần Đông Đông chủ động bắt chuyện, giật lấy vở tôi mà chép lấy chép để. Một mình chép hai cuốn tập, một của tôi, một của cậu ta.
“Từ dạo đó không chỉ Quang B mà con trai cả lớp đều rất nể phục cậu. Nhưng tôi ấn tượng với cậu là ngày đầu tiên của tuần thứ hai sau khi cậu chuyển tới. Khoảnh khắc cậu lặng im ngắm nhìn mấy cây hướng dương phía sau dãy phòng học, tôi có cảm giác cậu không giống bọn tôi. Không phải một thằng học sinh cuối cấp hai, mà như một người đàn ông trưởng thành hơn bọn tôi cả chục tuổi vậy. Hình ảnh đó vừa đẹp đẽ lạ lùng vừa khiến tôi sợ hãi. Sợ bọn tôi không giữ nổi cậu, sợ cả thế giới này không giữ nổi cậu. Ngần ấy năm, đến bây giờ tôi vẫn còn lo sợ điều đó. Có lẽ tôi vĩnh viễn cũng không hiểu được tình cảm giữa cậu và An, nhưng cậu còn có tôi mà”.
Tôi gật mạnh đầu, trêu chọc:
“Không phải cậu định nói tôi không lấy vợ, cậu cũng sẽ ở vậy cả đời đấy chứ?”.
Cậu ta lắc đầu nguầy nguậy:
“Lấy chứ! Thằng con một tôi đây mà không lấy vợ, mẹ tôi còn không khóc ngập hết mấy cái nóc nhà cao tầng ở Sài Gòn này mới lạ! Nhưng vợ là vợ, anh em là anh em. Lúc cậu cần tới, cho dù đang ngủ với vợ tôi cũng sẽ chạy đến với cậu”.
Nếu An là sợi chỉ đỏ nối tôi với cuộc đời, thì có lẽ Đông Đông là sợi dây thừng. Thỉnh thoảng cậu ta lại gây cho tôi không ít rắc rối, nhưng hễ tôi nản lòng, khi tôi khó khăn cậu ta lại xuất hiện thả cho tôi sợi dây, kéo tôi lên khỏi đáy vực tăm tối. Ba tôi từng nói, ông có một người anh em thân như tay chân. Cũng vì người bạn đó qua đời, ông mới thoát ly giang hồ, bỏ đất Sài thành mà đi. Ông siết vai tôi, giọng nói nghiêm túc:
“Con trai, ba con gặp được chú Quân là may mắn thứ nhất, gặp mẹ con là niềm hạnh phúc thứ hai. Con có bé An là may mắn thứ nhất, sau này nếu có thể gặp được một người bạn khiến con tin tưởng, nhớ phải trân trọng!”.
Chữ Quân trong Quân Soạn tên tôi, là để ba tôi tưởng niệm người đàn ông đó. Đấy là lần duy nhất ba gọi tôi là “con”, bình thường ông đều gọi “mày” hay “thằng Sáo con”.
Năm An đi, tôi vừa bước sang tuổi mười lăm. Sau tang lễ một tháng, tôi vẫn giam mình trong phòng của An. Chỉ rời nhà buổi chiều một tiếng đồng hồ, ra mộ đất trò chuyện với cậu ấy. Buổi tối vùi mặt vào gối cậu ấy, muốn thân thể khắc ghi mùi hương của An. Tôi sợ lớn lên sẽ dần quên đi mất. Quên hình dáng An, quên giọng nói, quên mùi hương như cỏ non trên người An. Tôi còn có thể lớn lên, An từ ngày hôm ấy mãi mãi dừng lại ở tuổi mười lăm…
Tôi vẫn ăn đủ ngày ba bữa, cố gắng nghe lời An. Nhưng cân nặng vẫn xuống dốc không phanh. Sinh nhật năm nào, An cũng tặng tôi một chiếc sơ mi trắng, vừa khít thân hình. Sơ mi vẫn thế, khi mặc lên người giờ lại càng ngày càng rộng. Mẹ không dám khóc trước mặt tôi, nhưng đôi mắt sưng húp khiến tôi không nỡ đi theo An…
Lại qua thêm một tháng, ba tôi gói ghém quần áo tôi vào cái ba lô “hành quân” của ông. Đặt lên bàn hai tờ vé xe. Điểm đến là Sài Gòn. Tôi ngẩng đầu khó hiểu nhìn ông. Mẹ ở bên muốn nói lại thôi, mắt nhìn tôi đầy lưu luyến.
“Em đừng lo. Anh năm tuổi bị vứt ra đường còn sống được. Thằng Soạn hơn anh những mười tuổi. Để nó đi thôi. Người khác không đốn ngã được nó. Cứ để thế này nó sẽ tự khô héo mà chết”.
Tôi theo chân ông đến thành phố phương Nam xa lạ, cố hương của ông.
“Thằng đàn ông không được làm người phụ nữ của mình thất vọng. Soạn, phải hoàn thành tâm nguyện của bé An. Có chú Phong ở cạnh, bé An đã có người chăm sóc rồi. Phải sống, mẹ mày ở nhà đã có ba lo. Chỉ cần mày sống tiếp thôi!”.
Ông sợ tôi quyết định giống chú Phong, ba của An. Chú Phong ra ngoài cật lực làm việc để kiếm đủ tiền chữa bệnh cho con gái. An cần tiền viện phí không nhỏ, cần một trái tim khỏe mạnh thích hợp. Chú Phong không kịp nhìn con lần cuối, lúc trở về chú như cây khô sắp đổ. Chú mua một cái quan tài thật lớn. Ngày hôm sau ba tôi đờ đẫn cầm tờ di chúc từ nhà An trở về. Cả tờ giấy chỉ vỏn vẹn một câu: “Chôn tôi cùng bé An”.
Ba tôi nói, An đã có chú Phong chăm sóc. Tôi có sứ mệnh riêng của mình. Tâm nguyện của An, muốn tôi tiếp tục sống.
Tôi ở thành phố, vùi đầu vào học. Mỗi năm gửi về cho An một xấp bằng khen, huy chương. Cậu ấy từng nói, muốn tôi giành huy chương. Tôi không bỏ qua bất kì cuộc thi nào. Toán Lí Hóa, Văn Sử Địa. Điền kinh, bơi lội. Có lúc ở giữa đường bơi, cảm thấy như chìm dưới đáy biển, mấy lần suýt không thắng nổi suy nghĩ trong đầu. Nhưng lòng lo lắng, nếu đi gặp An theo cách này, khẳng định cậu ấy sẽ không thèm nhìn mặt tôi. Lại cắn răng bơi tiếp, sống tiếp.
Năm tôi mười bảy, ba vào thăm. Nhìn gói thuốc lá bên bàn học, thở dài một hơi.
“Có thói quen xấu cũng tốt. Mất mát quá lớn, nếu không thể đào thải khổ đau trong lòng, giải tỏa cho vơi đi vậy”.
Tôi cụp mắt không dám đối diện với ông. Tôi không cần sự giải tỏa nào hết. Tôi chỉ muốn đốt cháy sinh mệnh nhanh một chút, sớm gặp lại cậu ấy. Chỉ vậy mà thôi…
Nếu sống quá lâu, đến lúc gặp lại, sợ An không thể nhận ra tôi là Soạn của cậu ấy. Tôi sợ cậu ấy giận, không dám vứt bỏ chính mình. Nhưng lòng không ngăn được khao khát của bản thân. Muốn đi tìm An.
“Lại thừ người rồi. Cậu ra đường mà cứ cái kiểu này, tụi xe lớn nhỏ sẽ giành nhau để tông phứt cậu đi đấy!”.
Đông Đông kéo tôi về thực tại. Cậu ta lắc đầu nhìn tôi, chịu thua.
“Cậu không thích yêu đương, tôi không quản nữa. Chỉ cần cậu sống khỏe mạnh, bình an cũng tốt rồi”.
Tôi cười.
“Tôi rất khỏe, cũng rất ổn. Cậu bớt sắm vai bà thím già đi”.
Cậu ta suốt ngày lải nhải, tôi muốn trốn chạy cũng chẳng xong.
“Mỗi năm đúng ngày lại lên cơn. Lần nào cũng sốt hơn bốn mươi độ. Cậu nói xem, khỏe ở chỗ nào hả? Cơ thể cậu sao lại giống đồng hồ vặn dây cót thế không biết? Đừng có cãi tôi!”.
Tôi nhìn cậu ta trợn mắt, xắn tay áo làm như sắp đánh nhau tới nơi.
“Làm gì vậy?”.
Đông Đông liếc tôi, tay nhanh nhẹn lột vỏ gối, vỏ chăn.
Tôi mủm mỉm cười.
“Chà, cục cưng muốn động phòng hoa chúc với anh à?”.
Cậu ta đẩy ngã tôi xuống giường, ôm đống vỏ chăn gối ướt mồ hôi, hung hăng nói:
“Ông không hầu mi, ông đi giặt đồ”.
Tôi nhìn bóng lưng cậu ta, lắc đầu nhếch môi, xoay người nhắm mắt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook