Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
-
Chương 203: Tranh luận
Các cố vấn chính phủ cấp cao được đưa về phòng làm việc của họ, tại đây cơ sở vật chất là có đầy đủ cả rồi không cần thiết phải bày bố thê, tài liệu. Nhưng các hủ nho đi đâu cũng là sách sách vở vở nên các giá sách lúc này đã được bày biện đầy tràn hết cả. Lúc này các vị cố vấn cấp cao mới có dịp ngồi lại mà thưởng thức phòng làm việc mới toe còn vương mùi gỗ mới cũng như mùi sơn tường.
- Phạm đại nhân, theo ngài thì nơi này như thế nào, tôi thấy nơi này to lớn đại khí nhưng lại hơi thiếu vẻ tinh tế nhỉ?
Người lên tiếng là Võ Văn Giải, một trong những cự thần 3 triều nhà Nguyễn, nếu nói về kinh nghiệm chính trường thì ông ta còn già đời hơn cả Phạm Phú Thứ, nhưng nếu nói về địa vị thì mọi người nơi này đều lấy Phú Thứ làm đầu, vì cùng là cố vấn cấp cao nhưng Phú Thứ lại có một địa vị rất siêu nhiên vì trên danh nghĩa lão là sư phụ dẫn đường của Trần Vương Gia.
- Võ đại nhân nói phải, tuy về chi tiết không có quá tinh tế chau chuốt, nhưng đại thể lại quá tốt. Ví như bố trí trong phòng làm việc của chúng ta vừa có cảm giác riên tư lại có cảm giác tất cả cùng kết nối. Vả lại đãi ngộ cực kì cao và thuận tiện, tôi đã xem qua rồi, các phòng đều có những chiếc quạt có thể tự động chạy rất thần kỳ, gió mát luôn có và thoáng đãng. Ánh sáng thì đầy đủ, nhưng quan trọng nhất lại là những công trình phục vụ cho cá nhân các quan viên quá tốt. Ở Huế quả thật là không bì lại được.
Võ Văn Giải gật gù đồng ý. Không nói đâu xa, chỉ cần nói đến phòng vệ sinh được thiết kế trong cung điện kiến các quan viên có thể sử dụng quả thật là chưa từng nghe qua ở Phương Đông. Bên cạnh đó các phòng tắm rửa có vòi “hoa sen” cũng được bố trí trong gần các khu làm việc của quan viên. Thật nếu làm việc nơi này sẽ không bao giờ có cảnh đi cả trăm mét chỉ để vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó nếu quá nóng bức hay ra nhiều mồ hôi đều có thể tắm rửa ngay tại nơi này. Thành thử ra cả một ngày làm việc đối với các quan viên chính phủ không hề vất vả như công tác tại Huế kinh.
- Theo ngài thì tình hình Thái Nguyên lúc này cách cuộc sẽ ra sao? Riêng chuyện liên quân 4 phe phái hội họp tại Huế sau đó phân ra chia cắt Quảng Châu Loan thì tôi thấy Thái Nguyên lần này sử lý quá không gọn gàng. Con trai tôi là Võ Trọng Tiến làm phó sứ đi Huế lần này có thể thấy được chính quyền Huế đã kéo được danh vọng khá lớn trong lần liên minh quân tạm thời này.
Người lên tiếng là Võ Trọng Bình, ông ta đỗ cử nhân từ thời vua Minh Mạng và làm quan từ đấy, ông ta nổi tiếng là nổi tiếng là người có tính cương trực, thanh liêm và biết quý trọng dân. Võ Trọng Bình cũng như Lâm Duy Hiệp là người của phe thanh đảng với chủ nghĩa hơi cách tân một chút. Con trai út của ông ta là Võ Trọng Tiến đã là những người đầu tiên du học tại Vạn Ninh và giờ hắn đang làm đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Nguyen rồi.
Phạm Phú Thứ nghe xong Võ Trọng Bình ý kiến thừ vừa gật đầu đồng ý nhưng sau đó cũng lại hơi lắc đầu.
- Nhận định của ngài đúng nhưng hẳn là không đủ. Lần này quyết định của Vương Gia lôi cả Pháp và Huế vào cuộc chiến Quảng Châu đúng thật có hơi vội vã về mặt chính trị do thiếu kinh nghiệm nhưng lại đạt được thành công hoàn toàn về mặt quân sự. Tôi hiểu cách nghĩ của Vương Gia. Thứ nhất việc viễn chinh một nơi xa xôi như Quảng Châu luôn ẩn chứa rủi do, việc tìm kiếm liên minh như một sự bảo đảm là cần thiết. Thêm vào đó không thể không lường trước việc Huế hay Pháp có thể đâm một kiếm vào lưng Thái Nguyên, do đó việc kéo hai thế lực này vào cuộc chiến Quảng Châu là cần thiết. Ít nhất cũng khiến họ tỏ thái độ chắc chắn để Thái Nguyên có thể phân bố binh lực một cách hoàn hảo hơn. Về quân sự thì cách làm của Thái Nguyên cực kì chuẩn xác, điều này cũng dễ hiểu vì Vương Gia xuất thân là chiến tướng, cái mà ngài ấy giỏi nhất vẫn là quân sự… nhưng về mặt chính trị thì hơi đáng tiếc.
Võ Văn Giải nghe vậy gật đầu nhấp một ngụm trà nhìn xa xa.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với Phạm nhân, quân số của Thái Nguyên lúc này đã lên tới 2,5 vạn tinh binh cùng 1,2 vạn tân quân tất cả đều được trang bị hiện đại như nhau. Với quân số này để bảo vệ 8 tỉnh phía Bắc thì kể cả đánh hai đầu Nam, Bắc không thành vấn đề. Cộng thêm hạm đội khổng lồ ở Vạn Ninh thì…. Ôi… chỉ cần kéo giài chút thời gian sau đó mới tiến hành câu thông cùng các phe thế lực thì Thái Nguyên có thể dễ dàng thành chủ đạo rồi.
Xin đừng khinh thường Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương. Họ là những chiến tướng lừng danh của người Việt. Sở dĩ họ tác chiến bất lợi với quân Pháp trong lịch sử vì lý niệm chiến tranh của họ lạc hậu với thời đại cộng thêm sự thối nát của quân sự nhà Nguyễn khiến những người này ngậm đắng mà thua trận. Nhưng nếu nói về cách nhìn toàn cục một trận chiến tầm tổng lực thì Cán ca và các sĩ quan Thái Nguyên vẫn chưa có thể gọi kèo được.
Cái này cần hết sức cẩn thận suy xét. Ví như cho Võ Văn giải cầm 5000 quân cùng Trần Văn Vân tương tự số lượng mà lao vào đấm nhau thì đảm bảo Võ Văn Giải răng rơi đầy đất. Nhưng nếu để phân tích tình hình chiến đấu của 3 -4 -5 thế lực quân sự một lúc thì Trần Văn Vân chỉ có thể im lặng mà nghe lão tướng phân tích mà thôi. Nhưng sau khi phân tích thì Võ Văn Giải lại cần những chiến tướng kinh nghiệm đánh trận hiện đại như Trần Văn Vân, Trần Văn Võ, Lý
Chiến,v.v… đi thực hiện. Đây là sự khác nhau cơ bản của hai thế hệ, tất nhiên nếu để cả hai bên học hỏi lẫn nhau thì một thế hệ siêu tướng của Thái Nguyên không phải không có cơ hội ra đời.
- Chuyện đã rồi chúng ta có mặt nơi này cũng chính là để cho Vương Gia và Thái Nguyên không vướng phải những sự việc tương tự như vậy. Vấn đề lúc này là quân của chúng ta và quân Quảng Đông đã va chạm trực tiếp tại Lạng Sơn và Móng Cái. Tin tức truyền về thì Trần Văn Võ tướng quân dễ dàng chặn đứng quân Quảng Đông tại sông KaLong-Móng Cái mà dường như anh ta còn có ý định thọc sâu đánh thẳng vào lục địa Quảng Tây. Nhưng quân của Đại Tá Tôn Thất Liệt với 7 ngàn quân đang gặp rất nhiều khó khăn với hơn 2 vận quân Quảng Đông tấn công theo đường bộ…
Nói đến đây Hoàng Kế Viêm hơi liếc mắt nhìn về Tôn Thất Đính một chút. Phải nói dòng họ Tôn Thất không phải dòng họ bình thường với nhiều nhân tài xuất hiện lớp lớp. Tôn Thất Liệt sinh năm 1837 tuy lớn hơn Tôn Thất Thuyết 2 tuổi nhưng anh ta lại là con của vợ lẽ Tôn Thất Gia chính vì lý do này Tôn Thất Liệt tìm con đường đi của mình là đầu nhập Vạn Ninh du học. Anh ta là lứa du học thứ hai tức là vào những năm 1860. Tôn Thất Liệt tuy dụ học Vạn Ninh nhưng cũng như một số ít các trí thức trẻ sự quan tâm của anh ta lại nằm ở mặt quân sự. Nhưng Vạn Ninh lúc đó mở cửa mạnh mẽ đào tạo quân sự sĩ quan nhưng sự trọng dụng cho chính quân đội Vạn Ninh hay Thái Nguyên chỉ nằm trong các sĩ quan xuất thân Trần gia mà thôi. Lúc bấy giờ tư tưởng của Diêu thiếu vẫn là đào tạo nhóm sĩ quan có xuất thân tri thức này cho Đại Nam hoàng triều. Nhưng tình thế bất ngờ khi Pháp đánh chiếm Hà Nội cộng thêm sự việc Trần gia xưng vương khiến cho các sĩ quan không phải dòng chính Trần Gia đột ngột lại được trọng dụng và bước lên vũ đài quân sự của Thái Nguyên. Các cái tên như Tôn Thất Liệt, Võ Văn Chiêu, Hoàng Kế Võ nhanh chóng được thể hiện tài năng quân sự trong các trận đánh khốc liệt cùng quân Pháp.
Trong lần điều quân lần này lên biên giới phía bắc để đấm nhau cùng Lý Chấn thì vị trí lãnh đạo Lữ đoàn 235 là sự cạnh tranh cực kì mạnh mẽ của Tôn Thất Liệt và đại tá Hoàng Kế Võ. Cuối cùng thì chiến thắng thuộc về Tôn Thất Liệt anh ta lúc này đang đóng quân tại Ải Chi Lăng thành lập cứ điểm ngăn chặn quân Tàu Khựa. Còn về Hoàng Kế Võ thì ở lại Thái Nguyên làm nhiệm vụ huấn luyện tân quân.
Nói đến chiến tướng của Thái Nguyên thì nhiều lắm, với 6 năm liên tục chiến đấu không nhiều thì ít không lớn thì nhỏ nên thứ gì Thái Nguyên thiếu nhưng chiến tướng là thứ họ nhiều nhất. Những chiến tướng dòng chính họ Trần như Trần Văn Vân, Lý Chiến đã đi Châu Âu rồi. Trần Văn Thiện, Trần Duy, Trần Khoái thì là những chiến tướng thành danh từ lâu nên phải ở lại Hưng Yên, Thái Bình, Gia Lâm để phòng thủ sông Hồng. Vậy nên lúc này chiến đấu ở chiến trường Phương Bắc lại là các chiến tướng có vẻ là dòng ngoại như Tôn Thất Liệt, Võ Văn Chiêu, Hoàng Kế Võ. Việc quân Quảng Đông tấn công Thái Nguyên dĩ nhiên là điều không ai muốn cả nhưng đó lại là cơ hội thể hiện cho các chiến tướng ngoại dòng như các vị trên. Cơ hội được thể hiện là không nhiều nên các chiến tướng ngoại dòng lúc này cạch tranh rất khốc liệt. Lời nói của Hoàng Kế Viêm có chút đang cạnh khóe Tôn Thất Liệt cũng như là phụ thân của hắn là Tôn Thất Đính đang có mặt nơi đây.
- Hoàng đại nhân nói như vậy cũng không đúng, Thái Nguyên quân sự có nét đặc biệt của nó, các chiến tướng nơi tiền tuyến luôn có sự chủ động nhất định. Chắc Hoàng đại nhân không muốn lập lại sai lầm của Huế nơi chiến trường Thanh Hóa.
Tôn thất Đính nhắc lại sai lầm quân sự của Huế triều khi họ can thiệp quá sâu vào việc quân ở tiền tuyến khiến cho Tôn Tất Giác thiếu chút nữa rút kiếm tự tử đương trường. Ý tứ của Tôn Thất Đính chính là Hoàng Kế Viêm đừng thấy quân của Tôn Thất Liệt có chút khó khăn mà ngồi đây thêm mắm thêm muối. Chiến trường là đao thật súng thật và các chiến dịch lớn nhỏ khác nhau cùng tiến hành mà không phải là cứ ngồi bàn giấy mà nói bậy.
Sự tranh luận của hai vị lão thành trong nhóm tham mưu cố vấn cấp cao của chính phủ cuối cùng lại cũng là vì sự tranh dành sự thể hiện của con trai họ mà thôi. Cả hai đều không có bất kì sự một lòng hai ý nào đối với Thái Nguyên cả. Nói cho cùng thì tương lai của họ đã hoàn toàn trói chặt cùng Thái Nguyên trên cùng sợi dây rồi.
- Hai vị bớt tranh luận tôi nghĩ sự việc Ải Chi Lăng rất không đơn giản, vì lữ đoàn 235 không hề đơn giản, họ chính là lực lượng tinh nhuệ nhất của Thái Nguyên không dễ gì mà họ bị ép buộc rút lui như vậy. Theo tôi đây là chiến thuật tất cả sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta tham dự cuộc họp vào 10 giờ sáng nay. Nói thật chúng ta cũng mới tới Thái Nguyên nên tích cực nghe nhiều hơn là đưa ra nhận định ý kiến. Chúng ta cần tích cực hòa nhập nhanh chóng vào thể chế Thái Nguyên lúc đó mới có thể phát huy được kinh nghiệm của bản thân.
Võ Văn Giải cũng có con Trai làm đến chức Trun Tá tại quân đội Thái nguyên nhưng anh ta là sĩ quan Hải Quân nên chẳng có liên quan gì tới bộ chiến tại Lạng Sơn cả. Nhưng lời của vị lão thành này lại quá hợp lý rồi. Xem ra hao vị Tôn Thất Đính và Hoàng Kế Viêm hơi quá sốt ruột rồi.
-
- Phạm đại nhân, theo ngài thì nơi này như thế nào, tôi thấy nơi này to lớn đại khí nhưng lại hơi thiếu vẻ tinh tế nhỉ?
Người lên tiếng là Võ Văn Giải, một trong những cự thần 3 triều nhà Nguyễn, nếu nói về kinh nghiệm chính trường thì ông ta còn già đời hơn cả Phạm Phú Thứ, nhưng nếu nói về địa vị thì mọi người nơi này đều lấy Phú Thứ làm đầu, vì cùng là cố vấn cấp cao nhưng Phú Thứ lại có một địa vị rất siêu nhiên vì trên danh nghĩa lão là sư phụ dẫn đường của Trần Vương Gia.
- Võ đại nhân nói phải, tuy về chi tiết không có quá tinh tế chau chuốt, nhưng đại thể lại quá tốt. Ví như bố trí trong phòng làm việc của chúng ta vừa có cảm giác riên tư lại có cảm giác tất cả cùng kết nối. Vả lại đãi ngộ cực kì cao và thuận tiện, tôi đã xem qua rồi, các phòng đều có những chiếc quạt có thể tự động chạy rất thần kỳ, gió mát luôn có và thoáng đãng. Ánh sáng thì đầy đủ, nhưng quan trọng nhất lại là những công trình phục vụ cho cá nhân các quan viên quá tốt. Ở Huế quả thật là không bì lại được.
Võ Văn Giải gật gù đồng ý. Không nói đâu xa, chỉ cần nói đến phòng vệ sinh được thiết kế trong cung điện kiến các quan viên có thể sử dụng quả thật là chưa từng nghe qua ở Phương Đông. Bên cạnh đó các phòng tắm rửa có vòi “hoa sen” cũng được bố trí trong gần các khu làm việc của quan viên. Thật nếu làm việc nơi này sẽ không bao giờ có cảnh đi cả trăm mét chỉ để vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó nếu quá nóng bức hay ra nhiều mồ hôi đều có thể tắm rửa ngay tại nơi này. Thành thử ra cả một ngày làm việc đối với các quan viên chính phủ không hề vất vả như công tác tại Huế kinh.
- Theo ngài thì tình hình Thái Nguyên lúc này cách cuộc sẽ ra sao? Riêng chuyện liên quân 4 phe phái hội họp tại Huế sau đó phân ra chia cắt Quảng Châu Loan thì tôi thấy Thái Nguyên lần này sử lý quá không gọn gàng. Con trai tôi là Võ Trọng Tiến làm phó sứ đi Huế lần này có thể thấy được chính quyền Huế đã kéo được danh vọng khá lớn trong lần liên minh quân tạm thời này.
Người lên tiếng là Võ Trọng Bình, ông ta đỗ cử nhân từ thời vua Minh Mạng và làm quan từ đấy, ông ta nổi tiếng là nổi tiếng là người có tính cương trực, thanh liêm và biết quý trọng dân. Võ Trọng Bình cũng như Lâm Duy Hiệp là người của phe thanh đảng với chủ nghĩa hơi cách tân một chút. Con trai út của ông ta là Võ Trọng Tiến đã là những người đầu tiên du học tại Vạn Ninh và giờ hắn đang làm đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Nguyen rồi.
Phạm Phú Thứ nghe xong Võ Trọng Bình ý kiến thừ vừa gật đầu đồng ý nhưng sau đó cũng lại hơi lắc đầu.
- Nhận định của ngài đúng nhưng hẳn là không đủ. Lần này quyết định của Vương Gia lôi cả Pháp và Huế vào cuộc chiến Quảng Châu đúng thật có hơi vội vã về mặt chính trị do thiếu kinh nghiệm nhưng lại đạt được thành công hoàn toàn về mặt quân sự. Tôi hiểu cách nghĩ của Vương Gia. Thứ nhất việc viễn chinh một nơi xa xôi như Quảng Châu luôn ẩn chứa rủi do, việc tìm kiếm liên minh như một sự bảo đảm là cần thiết. Thêm vào đó không thể không lường trước việc Huế hay Pháp có thể đâm một kiếm vào lưng Thái Nguyên, do đó việc kéo hai thế lực này vào cuộc chiến Quảng Châu là cần thiết. Ít nhất cũng khiến họ tỏ thái độ chắc chắn để Thái Nguyên có thể phân bố binh lực một cách hoàn hảo hơn. Về quân sự thì cách làm của Thái Nguyên cực kì chuẩn xác, điều này cũng dễ hiểu vì Vương Gia xuất thân là chiến tướng, cái mà ngài ấy giỏi nhất vẫn là quân sự… nhưng về mặt chính trị thì hơi đáng tiếc.
Võ Văn Giải nghe vậy gật đầu nhấp một ngụm trà nhìn xa xa.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với Phạm nhân, quân số của Thái Nguyên lúc này đã lên tới 2,5 vạn tinh binh cùng 1,2 vạn tân quân tất cả đều được trang bị hiện đại như nhau. Với quân số này để bảo vệ 8 tỉnh phía Bắc thì kể cả đánh hai đầu Nam, Bắc không thành vấn đề. Cộng thêm hạm đội khổng lồ ở Vạn Ninh thì…. Ôi… chỉ cần kéo giài chút thời gian sau đó mới tiến hành câu thông cùng các phe thế lực thì Thái Nguyên có thể dễ dàng thành chủ đạo rồi.
Xin đừng khinh thường Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương. Họ là những chiến tướng lừng danh của người Việt. Sở dĩ họ tác chiến bất lợi với quân Pháp trong lịch sử vì lý niệm chiến tranh của họ lạc hậu với thời đại cộng thêm sự thối nát của quân sự nhà Nguyễn khiến những người này ngậm đắng mà thua trận. Nhưng nếu nói về cách nhìn toàn cục một trận chiến tầm tổng lực thì Cán ca và các sĩ quan Thái Nguyên vẫn chưa có thể gọi kèo được.
Cái này cần hết sức cẩn thận suy xét. Ví như cho Võ Văn giải cầm 5000 quân cùng Trần Văn Vân tương tự số lượng mà lao vào đấm nhau thì đảm bảo Võ Văn Giải răng rơi đầy đất. Nhưng nếu để phân tích tình hình chiến đấu của 3 -4 -5 thế lực quân sự một lúc thì Trần Văn Vân chỉ có thể im lặng mà nghe lão tướng phân tích mà thôi. Nhưng sau khi phân tích thì Võ Văn Giải lại cần những chiến tướng kinh nghiệm đánh trận hiện đại như Trần Văn Vân, Trần Văn Võ, Lý
Chiến,v.v… đi thực hiện. Đây là sự khác nhau cơ bản của hai thế hệ, tất nhiên nếu để cả hai bên học hỏi lẫn nhau thì một thế hệ siêu tướng của Thái Nguyên không phải không có cơ hội ra đời.
- Chuyện đã rồi chúng ta có mặt nơi này cũng chính là để cho Vương Gia và Thái Nguyên không vướng phải những sự việc tương tự như vậy. Vấn đề lúc này là quân của chúng ta và quân Quảng Đông đã va chạm trực tiếp tại Lạng Sơn và Móng Cái. Tin tức truyền về thì Trần Văn Võ tướng quân dễ dàng chặn đứng quân Quảng Đông tại sông KaLong-Móng Cái mà dường như anh ta còn có ý định thọc sâu đánh thẳng vào lục địa Quảng Tây. Nhưng quân của Đại Tá Tôn Thất Liệt với 7 ngàn quân đang gặp rất nhiều khó khăn với hơn 2 vận quân Quảng Đông tấn công theo đường bộ…
Nói đến đây Hoàng Kế Viêm hơi liếc mắt nhìn về Tôn Thất Đính một chút. Phải nói dòng họ Tôn Thất không phải dòng họ bình thường với nhiều nhân tài xuất hiện lớp lớp. Tôn Thất Liệt sinh năm 1837 tuy lớn hơn Tôn Thất Thuyết 2 tuổi nhưng anh ta lại là con của vợ lẽ Tôn Thất Gia chính vì lý do này Tôn Thất Liệt tìm con đường đi của mình là đầu nhập Vạn Ninh du học. Anh ta là lứa du học thứ hai tức là vào những năm 1860. Tôn Thất Liệt tuy dụ học Vạn Ninh nhưng cũng như một số ít các trí thức trẻ sự quan tâm của anh ta lại nằm ở mặt quân sự. Nhưng Vạn Ninh lúc đó mở cửa mạnh mẽ đào tạo quân sự sĩ quan nhưng sự trọng dụng cho chính quân đội Vạn Ninh hay Thái Nguyên chỉ nằm trong các sĩ quan xuất thân Trần gia mà thôi. Lúc bấy giờ tư tưởng của Diêu thiếu vẫn là đào tạo nhóm sĩ quan có xuất thân tri thức này cho Đại Nam hoàng triều. Nhưng tình thế bất ngờ khi Pháp đánh chiếm Hà Nội cộng thêm sự việc Trần gia xưng vương khiến cho các sĩ quan không phải dòng chính Trần Gia đột ngột lại được trọng dụng và bước lên vũ đài quân sự của Thái Nguyên. Các cái tên như Tôn Thất Liệt, Võ Văn Chiêu, Hoàng Kế Võ nhanh chóng được thể hiện tài năng quân sự trong các trận đánh khốc liệt cùng quân Pháp.
Trong lần điều quân lần này lên biên giới phía bắc để đấm nhau cùng Lý Chấn thì vị trí lãnh đạo Lữ đoàn 235 là sự cạnh tranh cực kì mạnh mẽ của Tôn Thất Liệt và đại tá Hoàng Kế Võ. Cuối cùng thì chiến thắng thuộc về Tôn Thất Liệt anh ta lúc này đang đóng quân tại Ải Chi Lăng thành lập cứ điểm ngăn chặn quân Tàu Khựa. Còn về Hoàng Kế Võ thì ở lại Thái Nguyên làm nhiệm vụ huấn luyện tân quân.
Nói đến chiến tướng của Thái Nguyên thì nhiều lắm, với 6 năm liên tục chiến đấu không nhiều thì ít không lớn thì nhỏ nên thứ gì Thái Nguyên thiếu nhưng chiến tướng là thứ họ nhiều nhất. Những chiến tướng dòng chính họ Trần như Trần Văn Vân, Lý Chiến đã đi Châu Âu rồi. Trần Văn Thiện, Trần Duy, Trần Khoái thì là những chiến tướng thành danh từ lâu nên phải ở lại Hưng Yên, Thái Bình, Gia Lâm để phòng thủ sông Hồng. Vậy nên lúc này chiến đấu ở chiến trường Phương Bắc lại là các chiến tướng có vẻ là dòng ngoại như Tôn Thất Liệt, Võ Văn Chiêu, Hoàng Kế Võ. Việc quân Quảng Đông tấn công Thái Nguyên dĩ nhiên là điều không ai muốn cả nhưng đó lại là cơ hội thể hiện cho các chiến tướng ngoại dòng như các vị trên. Cơ hội được thể hiện là không nhiều nên các chiến tướng ngoại dòng lúc này cạch tranh rất khốc liệt. Lời nói của Hoàng Kế Viêm có chút đang cạnh khóe Tôn Thất Liệt cũng như là phụ thân của hắn là Tôn Thất Đính đang có mặt nơi đây.
- Hoàng đại nhân nói như vậy cũng không đúng, Thái Nguyên quân sự có nét đặc biệt của nó, các chiến tướng nơi tiền tuyến luôn có sự chủ động nhất định. Chắc Hoàng đại nhân không muốn lập lại sai lầm của Huế nơi chiến trường Thanh Hóa.
Tôn thất Đính nhắc lại sai lầm quân sự của Huế triều khi họ can thiệp quá sâu vào việc quân ở tiền tuyến khiến cho Tôn Tất Giác thiếu chút nữa rút kiếm tự tử đương trường. Ý tứ của Tôn Thất Đính chính là Hoàng Kế Viêm đừng thấy quân của Tôn Thất Liệt có chút khó khăn mà ngồi đây thêm mắm thêm muối. Chiến trường là đao thật súng thật và các chiến dịch lớn nhỏ khác nhau cùng tiến hành mà không phải là cứ ngồi bàn giấy mà nói bậy.
Sự tranh luận của hai vị lão thành trong nhóm tham mưu cố vấn cấp cao của chính phủ cuối cùng lại cũng là vì sự tranh dành sự thể hiện của con trai họ mà thôi. Cả hai đều không có bất kì sự một lòng hai ý nào đối với Thái Nguyên cả. Nói cho cùng thì tương lai của họ đã hoàn toàn trói chặt cùng Thái Nguyên trên cùng sợi dây rồi.
- Hai vị bớt tranh luận tôi nghĩ sự việc Ải Chi Lăng rất không đơn giản, vì lữ đoàn 235 không hề đơn giản, họ chính là lực lượng tinh nhuệ nhất của Thái Nguyên không dễ gì mà họ bị ép buộc rút lui như vậy. Theo tôi đây là chiến thuật tất cả sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta tham dự cuộc họp vào 10 giờ sáng nay. Nói thật chúng ta cũng mới tới Thái Nguyên nên tích cực nghe nhiều hơn là đưa ra nhận định ý kiến. Chúng ta cần tích cực hòa nhập nhanh chóng vào thể chế Thái Nguyên lúc đó mới có thể phát huy được kinh nghiệm của bản thân.
Võ Văn Giải cũng có con Trai làm đến chức Trun Tá tại quân đội Thái nguyên nhưng anh ta là sĩ quan Hải Quân nên chẳng có liên quan gì tới bộ chiến tại Lạng Sơn cả. Nhưng lời của vị lão thành này lại quá hợp lý rồi. Xem ra hao vị Tôn Thất Đính và Hoàng Kế Viêm hơi quá sốt ruột rồi.
-
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook