Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
-
Chương 196: Đặc biệt tạo ra khác biệt
Nói thì có vẻ nghịch lý, hẳn một công quốc châu âu mà chỉ mò được 20 thanh đại bác bộ binh. Nhưng đó là sự thật. Nên nhớ trong cuộc chiến tranh Schleswig lần thứ hai, liên quân Phổ- Áo cũng chỉ có thể đầu nhập vào 158 thanh đại bác bộ binh, sau đó mới tăng viện thêm 64 khẩu mà thôi. Còn phía Đan Mạch đập nối dìm thuyền cũng chỉ có đầu nhập vào hơn trăm thanh đại bác.
Nên nhớ đại bác bộ binh lúc này chế không dễ, công nghệ chế pháo bộ binh bao giờ cũng cần tốt hơn pháo trang bị cho chiến hạm. Những tình huống vác pháo từ chiến hạm lắp vào giá bộ binh đem chiến nhau chỉ là cực chẳng đã mà thôi.
Tại sao lại có hiện tượng này thì phải xét đến công nghệ lúc này, pháo bộ binh bao giờ cũng quan tâm đến trọng lượng và độ dày thành pháo nhằm giảm trọng lượng nhưng vẫn đủ uy lực. Do vận chuyển pháo trên bộ là công việc khó khăn vô cùng. Pháo cho chiến hạm và thủ tường thành hay bờ biển nhìn thì tương tự như pháo cơ động bộ binh nhưng thực sự khác nhau rất nhiều. Vì pháo phòng thủ thành, bờ biển là cố định nên có thể đúc thành dày hơn, chịu đựng được áp lực của các vụ nổ phóng. Tương tự thì pháo trên chiến hạm cũng không khác mấy, vì trọng lượng với chiến hạm dù sao cũng thuận tiện hơn nhiều.
Nhưng pháo bộ binh thì khác, chúng vừa phải thỏa mãn nhỏ nhẹ, uy lực cao, cộng thêm độ bền tốt do chiến đấu trên bộ là tốc độ bắn cực nhanh và không có thời gian lướt sóng như chiến hạm. Chính vì lý do đó không phải nền công nghệ nào của Châu Âu cũng có thể đúc được pháo hiệu quả. Một công quốc be bé như Saxony đừng mong có nhiều pháo bộ binh tốt.
Nhưng điều này không phải là giới hạn của Phổ khi họ có được công ty Krupp với công nghệ tiên tiến, lại thêm Diêu thiếu bơm công nghệ luyện kim. Vậy nên nếu cộng cả pháo cối và Krupp C61 thì số lượng đại bác của quân Diêu thiếu phải gấp ba lần liên quân các quý tộc phương bắc Saxony. Chiến tranh cuối cùng là đọ vũ khí, đọ đạn, đọ quân số. Nói thật chiến thuật rất quan trọng nhưng nếu không có quân, có vũ khí thì đánh cái gì. Nói như chiến thuật đánh phủ đầu, chọc sâu đánh thẳng trung tâm gì đó v.v… toàn là chém trên giấy cả, không có con người phù hợp với lối đánh đó, không có kinh nghiệm với lối đánh kiểu ấy thì cố tình áp dụng là tự sát. Chính vì vậy Diêu thiếu với một đám tân binh Phổ không điên mà chơi mấy chiêu trò đó. Ý của Diêu thiếu chính là sử dụng số lượng đại bác vượt trội mà tiến hành oanh tạc đối phương. Cái gì hắn thiếu riêng tiền mua thuốc súng là hắn không thiếu. Nhất là người Anh lúc này vẫn đang trăng mật cùng Diêu thiếu, mua thuốc súng từ họ là con đường dễ dàng nhất.
Nhưng bên cạnh chuyện đào lấn chiến hào bố trí pháo binh oanh tạc trận địa, lợi dụng pháo hiện đại của Krupp để phá tan hàng thủ của liên quân quý tộc Sanxony thì Diêu thiếu cũng vẫn tổ chức đánh du kích ngựa quen đường cũ. 500 quân với với súng Dreyse 63 mỗi người được phát trên 50 viên đạn đồng được cử thâm nhập vào vùng hậu phương của quân địch tiến hành chiến tranh phá hoại. Quan trọng nhất đó chính là bọn họ không thiếu thuốc nổ Dynamite trong người, nhiệm vụ của 500 quân du kích này là phá hủy tất cả những gì có thể phá được. Từ nhà cửa, cầu đường, ngay cả nhà tiêu cũng phá hết, lần này Diêu thiếu tính chơi chiến tranh tiêu hao đánh cho Saxony kiệt quệ luôn. Chỉ có đánh cho chúng sợ đến không dám quấy nhiễu Wietze thì Diêu thiếu mới có nhiều thời gian để lo lắng các mặt trận khác.
Ngoài lực lượng 500 lính coi như là biệt kích bước đầu đặc biệt tinh nhuệ được Trần Văn Vân tự thân chỉ huy thâm nhập địch thì trong tay Diêu thiếu còn có quân bài chưa lật đó là 100 thanh súng thửa có tên Dreyse S. S ở đây là kí hiệu của chữ Super, đây là Diêu thiếu lười nên đặt tên như vậy mà thôi. Đây là những thanh súng bắn tỉa đặc biệt của quân đội Diêu thiếu.
Những thanh Dreyse 63 vẫn dùng lại dây truyền sản suất nòng khương khuyết của Dreyse M48. Cho nên nòng súng vẫn là cỡ 11mm và đầu đạn vẫn chưa có hình trụ dài. Nhưng 100 thanh súng bắn tỉa là súng chế tạo thực sự rất hiện đại, cấu tạo thì tương tự như Dreyse 63 về phần cơ học nhưng nòng súng chỉ có 7mm với rãnh xoắn cực kì chính xác. Nói thật những thanh súng này không thể chế tạo đại trà vào lúc này cho được, vì chất thép cho nòng súng đòi hỏi cực cao, việc khoan cỡ nòng bé cộng thêm rãnh xoắn lại càng là khó khăn vô cùng. Bên cạnh đó mỗi khẩu súng Dreyse S bắn tỉa này đều có trang bị kính ngắm quan học sơ khởi. Tất nhiên sự căn chỉnh của kính ngắm này không thể như hiện đại nhưng trong vòng 600m thì độ chính xác của chúng là rất ấn tượng.
Công nghệ lúc này về các loại thấu kính cùng ống ngắm đã rất cao rồi, đến cả kính hiển vi quang học còn có thể chế tạo theo một quy chuẩn nên việc chế các ống nhắm cho súng không quá khó khăn.
Những khẩu súng trường bắn tỉa Dreyse S có chiều dài nòng vượt trội Dreyse M63. Thêm vào đó đầu đạn hình trụ khí động học, cộng thêm đạn vỏ đồng khi phát nổ là kín nên lực đẩy cực mạnh. Chính vì thế Effective firing range lên tới 100m là bình thường. Tầm bắn tối đa của chúng còn có thể đạt đến 1400-1500m. Đây là do hình đạn khí động học của đầu đạn kết hợp cùng lượng thuốc lớn cộng thêm khoang nổ khín.
Sự thật thì Dreyse M48 bắn đạn giấy cũng có Effective firing range lên đến 600m đáng lẽ dưới tác dụng của đạn vỏ đồng thì Dreyse M63 mà Diêu thiếu mới cải tạo có thể nâng tầm bắn lên đến 700m. Nhưng bắn xa thì có tác dụng gì. Theo như nghiên cứu hiện đại thì các cuộc chiến đấu thường diễn ra trong khoảng 400m chính vì vậy mới ra đời loại súng trường tấn công như AK47 với tầm bắn 400m nhưng lại có thể bắn chế độ tự động. Chính vì biết được nghiên cứu tương lai này mà Diêu thiếu không có điên mà tập trung vào nghiên cứu nâng cao tầm bắn xa của súng trường tấn công. Chính điều này khiến cho Diêu thiếu cưa nòng Dreyse M63 để giảm trọng lượng súng.
Riêng Dreyse S thì không thể làm vậy mà trái lại còn phải tăng chiều dài nòng súng thêm 5 cm. Dreyse S là lực lượng đặc biệt, số lượng không cần nhiều với những thanh súng đắt đỏ được chế tạo đến 300 £ một khẩu tức là gấp 20 lần một khẩu súng trường tấn công bình thường. Chỉ có Diêu thiếu với một cái đầu hiện đại mới ý thức được sự quan trọng của đội ngũ súng bắn tỉa trong chiến trường. Và cũng có Diêu thiếu mới có đủ tiền để chơi cái loại phá sản vũ khí này. Nên nhớ với lực bắn mạnh như vậy thì tuổi thọ của các khẩu súng Dreyse S không thể bền lâu được, công nghệ luyện kim lúc này vẫn chưa đủ sức gánh vác điều đó.
Trong ngày đầu tiên hai quân gặp nhau là đấu pháo, dành dật từng mét công hào. Tất nhiên pháo Krupp cùng pháo cối Đại Nam M63 hiệu quả hơn nhiều. Thứ nhất là họ có được range rất xa từ 1,5-2,3 km trong đó pháo của Saxony là kiểu pháo cũ giống như Napoleon III nên tầm xa cũng chỉ có 1,3-1,6 km. Cũng may là quân Saxony đóng trên điểm cao nên có lợi thế pháo binh có thể bắn xa hơn một chút nếu không thì hẳn họ đã vỡ trận từ lâu rồi.
Cuộc đấu pháo vào dạng sáng 15 tháng 6 chỉ có pháo Krupp tham chiến vì đại bác của Saxony hoàn toàn có thể với tới được vị trí của pháo cối Đại Nam M63 nếu nhóm này bố trí trận địa. Nhưng chỉ 34 thanh pháo Krupp cũng có thể áp chế toàn bộ hơn 20 khẩu đại bác nạp đạn cửa trước của Saxony. Lúc này mới thấy được sự khác biệt về công nghệ gây ra được sự đặc biệt. Pháp Krupp tốc độ bắn nhanh gấp đôi, thời gian cần nghỉ làm mát nòng là sau 7 lượt bắn, còn pháo Saxony là 3 phát phải nghỉ làm mát một lần. Kinh dị hơn là ngay cả từ dưới đồi bắn lên mà pháo Krupp có thể vươn tới trận địa của đối phương trong khi đó quân Saxony chỉ có thể chịu bị đánh mà thôi. Họ không đủ range của đại bác để gây bất kì thiệt hai nào cho đối phương.
Quân Diêu thiếu bắn pháo như không hề quan tâm đến đạn dược có phải là tiền hay không. Chỉ sau 2 tiếng oanh tạc thì trận địa pháo của quân Saxony chịu quá nhiều thiệt hại. Họ không thể không lui lại về sau 500m.
Chính lúc này những binh sĩ người Đức lực lưỡng vác bao cát xông lên mà xếp thành tường nhỏ sau đó bò phía sau mà bắt đầu dùng xẻng công binh đào hào cùng hầm cá nhân. Cuộc chiến này rõ ràng là một trận chiến trường kỳ theo ý đồ của vị Nam tước phong vân Trần Quang Diêu.
Đây là một cuộc chiến điển hình phong cách Châu Âu, hai bên không có mưu kế gì đáng kể mà chỉ là bày binh bố trận trên một vùng binh nguyên rộng lớn rồi đọ số lương súng đạn, đọ số lượng pháo, đọ số lượng máu xương.
Ngày 16 tháng 6, quân Nam tước Trần đã đào chiến hào tiến lên thêm được 200m lúc này chiến hào của hai bên cũng chỉ là 1km mà thôi. Lúc này thì pháo cối của Nam tước quân thể hiện được hết công năng của mình rồi. Tất nhiên là quân Nam tước chỉ có thể bắn áp chế vào trận địa đối phương mà thôi, không có GPRS định vị thì quả thật là khó có thể thất được hiệu quả của cuộc oanh tạc để điều chỉnh. Nhưng kể cả như vậy thì với hiệu quả điều chỉnh bởi kinh nghiệm cũng không quá kém. Người lãnh đạo cao nhất của quân Nam tước là Diêu thiếu nhưng người thực sự lăn lộn tiền tuyến lại là Lý Chiến một chiến tướng quá rạn dũa của quân Thái Nguyên. Tên này dường như tham gia toàn bộ những trận chiến khốc liệt nhất ở Thái Bính, Kiến Xương và cả Hưng Yên. Về kinh nghiệm thì hắn giỏi nhất về pháo binh nên được giao nhiệm vụ chỉ huy tiên phong quân.
Ngày 17 tháng 6. Khoảng cách chiến hào của hai bên là 800m lúc này này thì ngoài pháo binh của hai bên bắn nhau đì đoàng thì đội ngũ 100 lính bắn tỉa lấp ló trong lô cốt mới là lực lượng chính gặt hái tính mệnh quân Saxony. Nói chung tầm bắn 800m có vẻ vẫn nằm trong range hiệu quả, các thông tin về việc triệt hạ đối phương liên tiếp được truyền về. Trong một ngày đầu tiên không ngờ chỉ riêng nhóm lính bắn tỉa đã hạ được hơn 70 tên địch chưa kể pháo binh. Cũng là do quân Saxony vẫn chưa biết đến một lực lượng có tên là súng bắn tỉa nên họ vẫn theo như thường lệ nhấp nhô đầu bên chiến hào. Đối với họ 800m là khoảng cách mà bên đối phương hoàn toàn không thể với tới được. Nhưng sự thật là có được hỗ trợ của kính ngắm, nút vặn điều chỉnh khoảng cách cộng thêm đường đạn khí động học thì 800 m không phải là cái gì đó quá mức khó khăn. Tuy tỉ lệ bắn trượt cũng cao nhưng tin tưởng trong thời gian tới đội súng bắn tỉa sẽ tự rút ra bài học và trưởng thành nhanh chóng.
Lính Saxony gặp tình trạng là cứ ra khỏi chiến hào là bị bắn ngay đầu bởi các xạ thủ bên quân Nam tước, họ cứ nghĩ đó chỉ là những phát đạn ăn may do khoảng cách rất xa như vậy bình thường không thể nhắm chính xác như thế được. Nhưng đến khi các sĩ quan Saxony trở thành mục tiêu được chiếu cố trọng điểm thì họ mới hiểu được, đây không phải là may mắn mà là cố ý. Vậy là quân Saxony rơi vào khủng hoảng toàn Diện. Ngày ngày pháo binh của họ bất lực nhìn trận địa chiến hào của quân mình bị oanh tạc không thương tiếc. Bên cạnh đó cả binh sĩ lẫn sĩ quan Saxony không ai dám ló đầu ra khỏi chiến hào quan sát tình hình, phải hình dung lúc này phe Saxony như những con chuột đang chui trong ống cống mà run rẩy thôi.
Nên nhớ đại bác bộ binh lúc này chế không dễ, công nghệ chế pháo bộ binh bao giờ cũng cần tốt hơn pháo trang bị cho chiến hạm. Những tình huống vác pháo từ chiến hạm lắp vào giá bộ binh đem chiến nhau chỉ là cực chẳng đã mà thôi.
Tại sao lại có hiện tượng này thì phải xét đến công nghệ lúc này, pháo bộ binh bao giờ cũng quan tâm đến trọng lượng và độ dày thành pháo nhằm giảm trọng lượng nhưng vẫn đủ uy lực. Do vận chuyển pháo trên bộ là công việc khó khăn vô cùng. Pháo cho chiến hạm và thủ tường thành hay bờ biển nhìn thì tương tự như pháo cơ động bộ binh nhưng thực sự khác nhau rất nhiều. Vì pháo phòng thủ thành, bờ biển là cố định nên có thể đúc thành dày hơn, chịu đựng được áp lực của các vụ nổ phóng. Tương tự thì pháo trên chiến hạm cũng không khác mấy, vì trọng lượng với chiến hạm dù sao cũng thuận tiện hơn nhiều.
Nhưng pháo bộ binh thì khác, chúng vừa phải thỏa mãn nhỏ nhẹ, uy lực cao, cộng thêm độ bền tốt do chiến đấu trên bộ là tốc độ bắn cực nhanh và không có thời gian lướt sóng như chiến hạm. Chính vì lý do đó không phải nền công nghệ nào của Châu Âu cũng có thể đúc được pháo hiệu quả. Một công quốc be bé như Saxony đừng mong có nhiều pháo bộ binh tốt.
Nhưng điều này không phải là giới hạn của Phổ khi họ có được công ty Krupp với công nghệ tiên tiến, lại thêm Diêu thiếu bơm công nghệ luyện kim. Vậy nên nếu cộng cả pháo cối và Krupp C61 thì số lượng đại bác của quân Diêu thiếu phải gấp ba lần liên quân các quý tộc phương bắc Saxony. Chiến tranh cuối cùng là đọ vũ khí, đọ đạn, đọ quân số. Nói thật chiến thuật rất quan trọng nhưng nếu không có quân, có vũ khí thì đánh cái gì. Nói như chiến thuật đánh phủ đầu, chọc sâu đánh thẳng trung tâm gì đó v.v… toàn là chém trên giấy cả, không có con người phù hợp với lối đánh đó, không có kinh nghiệm với lối đánh kiểu ấy thì cố tình áp dụng là tự sát. Chính vì vậy Diêu thiếu với một đám tân binh Phổ không điên mà chơi mấy chiêu trò đó. Ý của Diêu thiếu chính là sử dụng số lượng đại bác vượt trội mà tiến hành oanh tạc đối phương. Cái gì hắn thiếu riêng tiền mua thuốc súng là hắn không thiếu. Nhất là người Anh lúc này vẫn đang trăng mật cùng Diêu thiếu, mua thuốc súng từ họ là con đường dễ dàng nhất.
Nhưng bên cạnh chuyện đào lấn chiến hào bố trí pháo binh oanh tạc trận địa, lợi dụng pháo hiện đại của Krupp để phá tan hàng thủ của liên quân quý tộc Sanxony thì Diêu thiếu cũng vẫn tổ chức đánh du kích ngựa quen đường cũ. 500 quân với với súng Dreyse 63 mỗi người được phát trên 50 viên đạn đồng được cử thâm nhập vào vùng hậu phương của quân địch tiến hành chiến tranh phá hoại. Quan trọng nhất đó chính là bọn họ không thiếu thuốc nổ Dynamite trong người, nhiệm vụ của 500 quân du kích này là phá hủy tất cả những gì có thể phá được. Từ nhà cửa, cầu đường, ngay cả nhà tiêu cũng phá hết, lần này Diêu thiếu tính chơi chiến tranh tiêu hao đánh cho Saxony kiệt quệ luôn. Chỉ có đánh cho chúng sợ đến không dám quấy nhiễu Wietze thì Diêu thiếu mới có nhiều thời gian để lo lắng các mặt trận khác.
Ngoài lực lượng 500 lính coi như là biệt kích bước đầu đặc biệt tinh nhuệ được Trần Văn Vân tự thân chỉ huy thâm nhập địch thì trong tay Diêu thiếu còn có quân bài chưa lật đó là 100 thanh súng thửa có tên Dreyse S. S ở đây là kí hiệu của chữ Super, đây là Diêu thiếu lười nên đặt tên như vậy mà thôi. Đây là những thanh súng bắn tỉa đặc biệt của quân đội Diêu thiếu.
Những thanh Dreyse 63 vẫn dùng lại dây truyền sản suất nòng khương khuyết của Dreyse M48. Cho nên nòng súng vẫn là cỡ 11mm và đầu đạn vẫn chưa có hình trụ dài. Nhưng 100 thanh súng bắn tỉa là súng chế tạo thực sự rất hiện đại, cấu tạo thì tương tự như Dreyse 63 về phần cơ học nhưng nòng súng chỉ có 7mm với rãnh xoắn cực kì chính xác. Nói thật những thanh súng này không thể chế tạo đại trà vào lúc này cho được, vì chất thép cho nòng súng đòi hỏi cực cao, việc khoan cỡ nòng bé cộng thêm rãnh xoắn lại càng là khó khăn vô cùng. Bên cạnh đó mỗi khẩu súng Dreyse S bắn tỉa này đều có trang bị kính ngắm quan học sơ khởi. Tất nhiên sự căn chỉnh của kính ngắm này không thể như hiện đại nhưng trong vòng 600m thì độ chính xác của chúng là rất ấn tượng.
Công nghệ lúc này về các loại thấu kính cùng ống ngắm đã rất cao rồi, đến cả kính hiển vi quang học còn có thể chế tạo theo một quy chuẩn nên việc chế các ống nhắm cho súng không quá khó khăn.
Những khẩu súng trường bắn tỉa Dreyse S có chiều dài nòng vượt trội Dreyse M63. Thêm vào đó đầu đạn hình trụ khí động học, cộng thêm đạn vỏ đồng khi phát nổ là kín nên lực đẩy cực mạnh. Chính vì thế Effective firing range lên tới 100m là bình thường. Tầm bắn tối đa của chúng còn có thể đạt đến 1400-1500m. Đây là do hình đạn khí động học của đầu đạn kết hợp cùng lượng thuốc lớn cộng thêm khoang nổ khín.
Sự thật thì Dreyse M48 bắn đạn giấy cũng có Effective firing range lên đến 600m đáng lẽ dưới tác dụng của đạn vỏ đồng thì Dreyse M63 mà Diêu thiếu mới cải tạo có thể nâng tầm bắn lên đến 700m. Nhưng bắn xa thì có tác dụng gì. Theo như nghiên cứu hiện đại thì các cuộc chiến đấu thường diễn ra trong khoảng 400m chính vì vậy mới ra đời loại súng trường tấn công như AK47 với tầm bắn 400m nhưng lại có thể bắn chế độ tự động. Chính vì biết được nghiên cứu tương lai này mà Diêu thiếu không có điên mà tập trung vào nghiên cứu nâng cao tầm bắn xa của súng trường tấn công. Chính điều này khiến cho Diêu thiếu cưa nòng Dreyse M63 để giảm trọng lượng súng.
Riêng Dreyse S thì không thể làm vậy mà trái lại còn phải tăng chiều dài nòng súng thêm 5 cm. Dreyse S là lực lượng đặc biệt, số lượng không cần nhiều với những thanh súng đắt đỏ được chế tạo đến 300 £ một khẩu tức là gấp 20 lần một khẩu súng trường tấn công bình thường. Chỉ có Diêu thiếu với một cái đầu hiện đại mới ý thức được sự quan trọng của đội ngũ súng bắn tỉa trong chiến trường. Và cũng có Diêu thiếu mới có đủ tiền để chơi cái loại phá sản vũ khí này. Nên nhớ với lực bắn mạnh như vậy thì tuổi thọ của các khẩu súng Dreyse S không thể bền lâu được, công nghệ luyện kim lúc này vẫn chưa đủ sức gánh vác điều đó.
Trong ngày đầu tiên hai quân gặp nhau là đấu pháo, dành dật từng mét công hào. Tất nhiên pháo Krupp cùng pháo cối Đại Nam M63 hiệu quả hơn nhiều. Thứ nhất là họ có được range rất xa từ 1,5-2,3 km trong đó pháo của Saxony là kiểu pháo cũ giống như Napoleon III nên tầm xa cũng chỉ có 1,3-1,6 km. Cũng may là quân Saxony đóng trên điểm cao nên có lợi thế pháo binh có thể bắn xa hơn một chút nếu không thì hẳn họ đã vỡ trận từ lâu rồi.
Cuộc đấu pháo vào dạng sáng 15 tháng 6 chỉ có pháo Krupp tham chiến vì đại bác của Saxony hoàn toàn có thể với tới được vị trí của pháo cối Đại Nam M63 nếu nhóm này bố trí trận địa. Nhưng chỉ 34 thanh pháo Krupp cũng có thể áp chế toàn bộ hơn 20 khẩu đại bác nạp đạn cửa trước của Saxony. Lúc này mới thấy được sự khác biệt về công nghệ gây ra được sự đặc biệt. Pháp Krupp tốc độ bắn nhanh gấp đôi, thời gian cần nghỉ làm mát nòng là sau 7 lượt bắn, còn pháo Saxony là 3 phát phải nghỉ làm mát một lần. Kinh dị hơn là ngay cả từ dưới đồi bắn lên mà pháo Krupp có thể vươn tới trận địa của đối phương trong khi đó quân Saxony chỉ có thể chịu bị đánh mà thôi. Họ không đủ range của đại bác để gây bất kì thiệt hai nào cho đối phương.
Quân Diêu thiếu bắn pháo như không hề quan tâm đến đạn dược có phải là tiền hay không. Chỉ sau 2 tiếng oanh tạc thì trận địa pháo của quân Saxony chịu quá nhiều thiệt hại. Họ không thể không lui lại về sau 500m.
Chính lúc này những binh sĩ người Đức lực lưỡng vác bao cát xông lên mà xếp thành tường nhỏ sau đó bò phía sau mà bắt đầu dùng xẻng công binh đào hào cùng hầm cá nhân. Cuộc chiến này rõ ràng là một trận chiến trường kỳ theo ý đồ của vị Nam tước phong vân Trần Quang Diêu.
Đây là một cuộc chiến điển hình phong cách Châu Âu, hai bên không có mưu kế gì đáng kể mà chỉ là bày binh bố trận trên một vùng binh nguyên rộng lớn rồi đọ số lương súng đạn, đọ số lượng pháo, đọ số lượng máu xương.
Ngày 16 tháng 6, quân Nam tước Trần đã đào chiến hào tiến lên thêm được 200m lúc này chiến hào của hai bên cũng chỉ là 1km mà thôi. Lúc này thì pháo cối của Nam tước quân thể hiện được hết công năng của mình rồi. Tất nhiên là quân Nam tước chỉ có thể bắn áp chế vào trận địa đối phương mà thôi, không có GPRS định vị thì quả thật là khó có thể thất được hiệu quả của cuộc oanh tạc để điều chỉnh. Nhưng kể cả như vậy thì với hiệu quả điều chỉnh bởi kinh nghiệm cũng không quá kém. Người lãnh đạo cao nhất của quân Nam tước là Diêu thiếu nhưng người thực sự lăn lộn tiền tuyến lại là Lý Chiến một chiến tướng quá rạn dũa của quân Thái Nguyên. Tên này dường như tham gia toàn bộ những trận chiến khốc liệt nhất ở Thái Bính, Kiến Xương và cả Hưng Yên. Về kinh nghiệm thì hắn giỏi nhất về pháo binh nên được giao nhiệm vụ chỉ huy tiên phong quân.
Ngày 17 tháng 6. Khoảng cách chiến hào của hai bên là 800m lúc này này thì ngoài pháo binh của hai bên bắn nhau đì đoàng thì đội ngũ 100 lính bắn tỉa lấp ló trong lô cốt mới là lực lượng chính gặt hái tính mệnh quân Saxony. Nói chung tầm bắn 800m có vẻ vẫn nằm trong range hiệu quả, các thông tin về việc triệt hạ đối phương liên tiếp được truyền về. Trong một ngày đầu tiên không ngờ chỉ riêng nhóm lính bắn tỉa đã hạ được hơn 70 tên địch chưa kể pháo binh. Cũng là do quân Saxony vẫn chưa biết đến một lực lượng có tên là súng bắn tỉa nên họ vẫn theo như thường lệ nhấp nhô đầu bên chiến hào. Đối với họ 800m là khoảng cách mà bên đối phương hoàn toàn không thể với tới được. Nhưng sự thật là có được hỗ trợ của kính ngắm, nút vặn điều chỉnh khoảng cách cộng thêm đường đạn khí động học thì 800 m không phải là cái gì đó quá mức khó khăn. Tuy tỉ lệ bắn trượt cũng cao nhưng tin tưởng trong thời gian tới đội súng bắn tỉa sẽ tự rút ra bài học và trưởng thành nhanh chóng.
Lính Saxony gặp tình trạng là cứ ra khỏi chiến hào là bị bắn ngay đầu bởi các xạ thủ bên quân Nam tước, họ cứ nghĩ đó chỉ là những phát đạn ăn may do khoảng cách rất xa như vậy bình thường không thể nhắm chính xác như thế được. Nhưng đến khi các sĩ quan Saxony trở thành mục tiêu được chiếu cố trọng điểm thì họ mới hiểu được, đây không phải là may mắn mà là cố ý. Vậy là quân Saxony rơi vào khủng hoảng toàn Diện. Ngày ngày pháo binh của họ bất lực nhìn trận địa chiến hào của quân mình bị oanh tạc không thương tiếc. Bên cạnh đó cả binh sĩ lẫn sĩ quan Saxony không ai dám ló đầu ra khỏi chiến hào quan sát tình hình, phải hình dung lúc này phe Saxony như những con chuột đang chui trong ống cống mà run rẩy thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook