Xuyên Thành Vai Ác Phải Sống Làm Sao
-
Chương 38
Đêm khuya, đốt đèn cắt nến, mưa đêm thê lương.
Hiểu Phong Nguyệt mãi không ngủ được, ngồi lại bên cạnh bàn, ánh nến đem thân ảnh của y kéo thật dài, y tỉ mỉ vuốt ve bình sứ trong tay, dưới đáy mắt tất cả đều là lạnh lẽo thê lương.
Một đời này của Hiểu Phong Nguyệt, hiểu rõ nhất chính là thế gian ấm lạnh.
Hồi tám tuổi, bởi vì cả song thân Hiểu Phong Nguyệt đều qua đời, gia cảnh suy tàn, y bị thân thích bán vào phủ vương gia, làm một tiểu nô, bắt đầu cuộc sống ăn nhờ ở đậu từ đó, nếm hết tất cả khó khăn.
Năm y mười sáu tuổi, có một nhạc công tuổi đã hơn giáp* tới phủ vương gia, thời điểm nhạc công già này tấu đàn, Hiểu Phong Nguyệt bởi vì phải hầu hạ vương gia nên may mắn có cơ hội ở một bên thưởng thức, một lần thưởng thức này đã khiến y hãm sâu vào trong những âm cung thương vũ** đẹp đẽ ấy, không có cách nào tự kiềm chế.
(*Một giáp = 60 năm.
** Cung, thương, vũ, giác, chủy: ngũ âm trong cổ cầm.)
Đáng tiếc, tên vương gia ngu ngốc hồ đồ kia, căn bản không hiểu được vẻ đẹp của âm luật, chỉ nói vị nhạc công này tuổi đã già, không thú vị, không có chút nào đáng xem, ngày thứ hai đã đuổi người đi.
Ngày lão nhạc công già ấy đi, mưa to như trút, Hiểu Phong Nguyệt không màng đến chuyện bị trách phạt, đội mưa chạy ra khỏi phủ đệ, đứng trước mặt lão nhạc công, đau khổ van xin: “Có thể cho ta chạm vào đàn của ngài được không? Một chút, chỉ một chút thôi cũng được, ta đã rửa sạch tay rồi.”
Lão nhạc công già cởi cây đàn trên lưng xuống, đưa tới trước mặt Hiểu Phong Nguyệt, Hiểu Phong Nguyệt bưng lấy cổ cầm, giống như nhặt được chí bảo, y thành kính nhẹ khảy dây đàn, vậy mà lại có thể đạn ra một khúc.
Chính là đoạn nhạc mà lão nhạc công đã tấu ngày hôm qua ở phủ vương gia.
Lão nhạc công giật mình, ngay tại chỗ dạy Hiểu Phong Nguyệt vài khúc, Hiểu Phong Nguyệt đàn từng khúc một, không chút sai lầm. Lão nhạc công ngửa mặt lên trời cười to, sau đó dốc hết toàn bộ gia sản, đem chuộc Hiểu Phong Nguyệt từ trong phủ vương gia ra.
Từ đây, thế gian thiếu đi một tiểu nô bộc, nhiều thêm một vị cầm sư đi theo sư phụ du sơn ngoạn thủy.
Năm năm sau lão nhạc công già qua đời, Hiểu Phong Nguyệt đem ông hậu táng, một mình phiêu bạt, cuộc sống tuy rằng kham khổ, nhưng dù là khổ cực cũng rất hài lòng. Bởi vì dung mạo bất phàm, tài nghệ đánh đàn lại cực cao, rất nhanh đã trở thành truyền thuyết trong dân gian.
Sau khi quân vương Nam Yến quốc nghe nói đến, mời Hiểu Phong Nguyệt vào cung làm nhạc công, kết quả chỉ mới qua nửa năm, Nam Yến quốc đã bị hủy dưới thiết kỵ của Bắc quốc.
Hiểu Phong Nguyệt không thể đào tẩu, bị bắt đến Bắc quốc, sau đó vì diện mạo mà bị Hồng Tụ chọn trúng, từ lao lục chuyển đến Cảnh Dương Cung.
Ngày cuối cùng ở trong lao lục, có một thị vệ đã thay y cởi xuống xích chân.
Lúc đó, cổ chân Hiểu Phong Nguyệt bị xích sắt mài bị thương, đi lại cực kỳ khó khăn.
Thị vệ kia mặt lộ áy náy nói: “Để ta cõng ngươi.”
Ngày hôm đó, Hiểu Phong Nguyệt yên ổn nằm ở trên lưng thị vệ, nghe người thị vệ ấy nhỏ giọng nói xin lỗi với y.
Hiểu Phong Nguyệt hỏi, vì sao phải xin lỗi?
Thị vệ trả lời, nói rằng ngươi đã chịu khổ rồi.
Đời này của Hiểu Phong Nguyệt đã nhận qua rất nhiều đau khổ, nhưng mà chưa từng có người nói xin lỗi với y.
Ngày thứ hai, thị vệ đỏ mặt, cầm bình thuốc đến, cẩn thận đưa cho y: “Ta sai người mang tới, hiệu quả trị thương rất tốt, ngươi cầm đi đi.”
Sau đó thị vệ lại nói: “Ở Bắc quốc này thời thiết rất lạnh, ngươi chịu được không?”
Thị vệ nói: “Nghe nói ngươi đã đi qua rất nhiều nơi, từ nhỏ ta chưa từng ra khỏi cửa cung, thế giới bên ngoài chắc là thú vị lắm nhỉ?”
Thị vệ nói: “Hôm nay không cần gác đêm, ngươi trò chuyện cùng ta, được không? Một canh giờ, không, nửa canh giờ thôi cũng được.”
Thị vệ nói: “Hôm nay ta đến ngự thiện phòng, nhìn thấy bánh hoa quế, xin mãi mới được một phần, lấy tới cho ngươi nếm thử này.”
Thị vệ nói: “Tên của ta là Dương Liễu An.”
Hiểu Phong Nguyệt hỏi: “Thế giới ngoài kia so với nơi thâm cung này đặc sắc hơn rất nhiều, một ngày nào đó, ngươi có nguyện ý cùng ta đi chu du khắp thiên hạ này không?”
Hiểu Phong Nguyệt hỏi: “Ta muốn đánh đàn cho ngươi nghe, được chứ?”
Hiểu Phong Nguyệt hỏi: “Nghe có hay không?”
Hoàng hôn ngày hôm đó, Dương Liễu An nhìn y, nhất điểm thâm tình, tam phân thiển thổ, bán bích tà dương*: “Hay lắm, nghe rất hay.”
(*Mấy câu này trích trong vở kịch “Mẫu đơn đình” của Thang Hiển Tổ. Vở này có dựng thành phim đó, mấy chế quan tâm thì vào link này đọc, khá là hay. Mấy câu này đại khái nghĩa là: một chút thâm tình này, giao phó nơi đây, như một nửa ánh tà dương hiện tại.)
Hai người dần dần tâm đầu ý hợp, thâm tình không dời, lại bởi vì thân phận của từng người mà chưa hề làm ra chuyện gì vượt qua quy củ.
Nhưng mà tại cái lồng giam hoàng cung này, dù chỉ thổ lộ tâm tình, cũng chính là tội chết.
Hiểu Phong Nguyệt nắm chặt bình sứ, nhắm mắt lại tất cả đều là đều là nụ cười của Dương Liễu An, qua hồi lâu, y mở mắt ra, trong đôi mắt ấy chỉ còn quyết tuyệt và bi thương.
Nhưng lại không có chút sợ hãi nào.
Hiểu Phong Nguyệt mãi không ngủ được, ngồi lại bên cạnh bàn, ánh nến đem thân ảnh của y kéo thật dài, y tỉ mỉ vuốt ve bình sứ trong tay, dưới đáy mắt tất cả đều là lạnh lẽo thê lương.
Một đời này của Hiểu Phong Nguyệt, hiểu rõ nhất chính là thế gian ấm lạnh.
Hồi tám tuổi, bởi vì cả song thân Hiểu Phong Nguyệt đều qua đời, gia cảnh suy tàn, y bị thân thích bán vào phủ vương gia, làm một tiểu nô, bắt đầu cuộc sống ăn nhờ ở đậu từ đó, nếm hết tất cả khó khăn.
Năm y mười sáu tuổi, có một nhạc công tuổi đã hơn giáp* tới phủ vương gia, thời điểm nhạc công già này tấu đàn, Hiểu Phong Nguyệt bởi vì phải hầu hạ vương gia nên may mắn có cơ hội ở một bên thưởng thức, một lần thưởng thức này đã khiến y hãm sâu vào trong những âm cung thương vũ** đẹp đẽ ấy, không có cách nào tự kiềm chế.
(*Một giáp = 60 năm.
** Cung, thương, vũ, giác, chủy: ngũ âm trong cổ cầm.)
Đáng tiếc, tên vương gia ngu ngốc hồ đồ kia, căn bản không hiểu được vẻ đẹp của âm luật, chỉ nói vị nhạc công này tuổi đã già, không thú vị, không có chút nào đáng xem, ngày thứ hai đã đuổi người đi.
Ngày lão nhạc công già ấy đi, mưa to như trút, Hiểu Phong Nguyệt không màng đến chuyện bị trách phạt, đội mưa chạy ra khỏi phủ đệ, đứng trước mặt lão nhạc công, đau khổ van xin: “Có thể cho ta chạm vào đàn của ngài được không? Một chút, chỉ một chút thôi cũng được, ta đã rửa sạch tay rồi.”
Lão nhạc công già cởi cây đàn trên lưng xuống, đưa tới trước mặt Hiểu Phong Nguyệt, Hiểu Phong Nguyệt bưng lấy cổ cầm, giống như nhặt được chí bảo, y thành kính nhẹ khảy dây đàn, vậy mà lại có thể đạn ra một khúc.
Chính là đoạn nhạc mà lão nhạc công đã tấu ngày hôm qua ở phủ vương gia.
Lão nhạc công giật mình, ngay tại chỗ dạy Hiểu Phong Nguyệt vài khúc, Hiểu Phong Nguyệt đàn từng khúc một, không chút sai lầm. Lão nhạc công ngửa mặt lên trời cười to, sau đó dốc hết toàn bộ gia sản, đem chuộc Hiểu Phong Nguyệt từ trong phủ vương gia ra.
Từ đây, thế gian thiếu đi một tiểu nô bộc, nhiều thêm một vị cầm sư đi theo sư phụ du sơn ngoạn thủy.
Năm năm sau lão nhạc công già qua đời, Hiểu Phong Nguyệt đem ông hậu táng, một mình phiêu bạt, cuộc sống tuy rằng kham khổ, nhưng dù là khổ cực cũng rất hài lòng. Bởi vì dung mạo bất phàm, tài nghệ đánh đàn lại cực cao, rất nhanh đã trở thành truyền thuyết trong dân gian.
Sau khi quân vương Nam Yến quốc nghe nói đến, mời Hiểu Phong Nguyệt vào cung làm nhạc công, kết quả chỉ mới qua nửa năm, Nam Yến quốc đã bị hủy dưới thiết kỵ của Bắc quốc.
Hiểu Phong Nguyệt không thể đào tẩu, bị bắt đến Bắc quốc, sau đó vì diện mạo mà bị Hồng Tụ chọn trúng, từ lao lục chuyển đến Cảnh Dương Cung.
Ngày cuối cùng ở trong lao lục, có một thị vệ đã thay y cởi xuống xích chân.
Lúc đó, cổ chân Hiểu Phong Nguyệt bị xích sắt mài bị thương, đi lại cực kỳ khó khăn.
Thị vệ kia mặt lộ áy náy nói: “Để ta cõng ngươi.”
Ngày hôm đó, Hiểu Phong Nguyệt yên ổn nằm ở trên lưng thị vệ, nghe người thị vệ ấy nhỏ giọng nói xin lỗi với y.
Hiểu Phong Nguyệt hỏi, vì sao phải xin lỗi?
Thị vệ trả lời, nói rằng ngươi đã chịu khổ rồi.
Đời này của Hiểu Phong Nguyệt đã nhận qua rất nhiều đau khổ, nhưng mà chưa từng có người nói xin lỗi với y.
Ngày thứ hai, thị vệ đỏ mặt, cầm bình thuốc đến, cẩn thận đưa cho y: “Ta sai người mang tới, hiệu quả trị thương rất tốt, ngươi cầm đi đi.”
Sau đó thị vệ lại nói: “Ở Bắc quốc này thời thiết rất lạnh, ngươi chịu được không?”
Thị vệ nói: “Nghe nói ngươi đã đi qua rất nhiều nơi, từ nhỏ ta chưa từng ra khỏi cửa cung, thế giới bên ngoài chắc là thú vị lắm nhỉ?”
Thị vệ nói: “Hôm nay không cần gác đêm, ngươi trò chuyện cùng ta, được không? Một canh giờ, không, nửa canh giờ thôi cũng được.”
Thị vệ nói: “Hôm nay ta đến ngự thiện phòng, nhìn thấy bánh hoa quế, xin mãi mới được một phần, lấy tới cho ngươi nếm thử này.”
Thị vệ nói: “Tên của ta là Dương Liễu An.”
Hiểu Phong Nguyệt hỏi: “Thế giới ngoài kia so với nơi thâm cung này đặc sắc hơn rất nhiều, một ngày nào đó, ngươi có nguyện ý cùng ta đi chu du khắp thiên hạ này không?”
Hiểu Phong Nguyệt hỏi: “Ta muốn đánh đàn cho ngươi nghe, được chứ?”
Hiểu Phong Nguyệt hỏi: “Nghe có hay không?”
Hoàng hôn ngày hôm đó, Dương Liễu An nhìn y, nhất điểm thâm tình, tam phân thiển thổ, bán bích tà dương*: “Hay lắm, nghe rất hay.”
(*Mấy câu này trích trong vở kịch “Mẫu đơn đình” của Thang Hiển Tổ. Vở này có dựng thành phim đó, mấy chế quan tâm thì vào link này đọc, khá là hay. Mấy câu này đại khái nghĩa là: một chút thâm tình này, giao phó nơi đây, như một nửa ánh tà dương hiện tại.)
Hai người dần dần tâm đầu ý hợp, thâm tình không dời, lại bởi vì thân phận của từng người mà chưa hề làm ra chuyện gì vượt qua quy củ.
Nhưng mà tại cái lồng giam hoàng cung này, dù chỉ thổ lộ tâm tình, cũng chính là tội chết.
Hiểu Phong Nguyệt nắm chặt bình sứ, nhắm mắt lại tất cả đều là đều là nụ cười của Dương Liễu An, qua hồi lâu, y mở mắt ra, trong đôi mắt ấy chỉ còn quyết tuyệt và bi thương.
Nhưng lại không có chút sợ hãi nào.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook