"Nói thì nói như thế, nhưng con gái thím lấy chồng đến nhà họ Cố, đương nhiên thím phải chuẩn bị của hồi môn cho nó chứ." Thím Trương nói.
Vì có Chu Lâm và thím Trương đi cùng, trên đường đi không sợ thiếu chuyện để nói, thế là quãng đường vốn dài dằng dặc bỗng nhiên có cảm giác chẳng mấy chốc đã đến nơi.
Ngay cả Trương Kiều Mai cũng phải cảm thán, có lẽ chỉ có thanh niên trí thức Bạch mới chịu nổi cái miệng lắm chuyện của Chu Lâm.
Đến nơi, sau khi hẹn thời gian quay về, Chu Lâm lập tức đến bưu điện, gửi bản thảo của cô tới địa chỉ mà vợ mình đưa. Gửi bản thảo cũng phải tốn tiền nhưng Chu Lâm không quan tâm.
Chỉ cần cầu trời cho bản thảo của vợ anh được chọn, tiền nhiều hay tiền ít không quan trọng, quan trọng là phải cho vợ có thêm niềm tin.
Vợ anh đã đặt rất nhiều hy vọng vào cuốn sách này.
Chu Lâm bước ra khỏi bưu điện rồi đi dạo xung quanh.
Anh muốn mua vải, chẳng mấy chốc bụng của vợ anh sẽ lớn lên. Buổi tối lúc đi ngủ, anh đã sờ vào bụng cô, đều có thể rõ ràng cảm giác được một cái bao phồng lên, cảm giác này xuất hiện từ nửa tháng nay, trước đó cũng chưa có cảm giác rõ ràng lắm.
Khi mùa xuân năm sau đến, bụng của cô chắc chắn sẽ lớn hơn. Anh đã từng thấy bụng của những người phụ nữ khác trong thôn khi họ đang mang thai, đặc biệt là những người sắp sinh, cái bụng to khiến anh hơi sợ.
Vì vậy, anh cần mua vải để may quần áo cho vợ khi bụng cô lớn hơn.
Ngoài ra còn cả quần áo của trẻ em và tã lót, tất cả đều cần vải, anh đã hỏi thăm giá cả từ chị Lý.
Tuy nhiên, nếu muốn mua vải ở cửa hàng thì đừng mong mua được, vừa ra mắt đã bị cướp sạch, ngay cả những cây vải hàng thanh lý cũng không còn sót lại.
Điều quan trọng là giá cũng rất đắt.
Vì vậy, Chu Lâm không nghĩ đến việc đi đến cửa hàng để lãng phí thời gian.
Anh có con mắt tinh tường. Sau khi đi một vòng quanh phố, anh đã phát hiện ra một bác gái.
"Bác ơi, cháu chào bác." Chu Lâm đến chào hỏi.
Bác gái nhìn anh một cách cảnh giác, hỏi: "Chàng trai, cậu làm việc ở đâu vậy? Nhìn cậu lạ quá."
"Cháu làm ở nhà máy giày, nhà máy của chúng cháu có mấy trăm công nhân. Bác chưa từng thấy cháu cũng bình thường thôi mà." Chu Lâm thuận miệng nói bừa.
Bác gái cười cười nhưng sự cảnh giác trong lòng vẫn không giảm bớt, bà ấy hỏi: "Chàng trai, cậu có chuyện gì sao?"
"Cháu không có chuyện gì, cháu thấy bác hiền lành nên đến chào hỏi." Chu Lâm cười nói.
Bác gái: "..." Bà ấy quấn mình như chiếc bánh chưng, nửa khuôn mặt đã bị miếng vải che đi, còn bảo hiền lành? Tên nhóc này thật biết nói dối!
Chu Lâm khẽ nói: "Người quang minh chính đại không nói chuyện mờ ám, cháu muốn mua chút vải, bác có không?"
"Chàng trai, có phải cậu đã tìm nhầm người rồi không? Tôi không biết cậu đang nói gì!" Bác gái lập tức nói.
Chu Lâm nhìn bà ấy, gật đầu nói: "Vậy là cháu tìm nhầm người rồi." Anh nói xong định đi.
Bác gái kêu lên một tiếng, tiến lên kéo tay Chu Lâm: "Cháu ơi, cháu ơi."
"Cháu gì chứ? Ai là cháu của bác? Bác đừng có nhận nhầm họ hàng nha." Chu Lâm nhìn bà ấy nhưng cũng không đi.
Bác gái cười: "Cháu à, bác thấy mặt cháu hiền lành giống như cháu trai bác! Chúng ta qua một bên nói chuyện nhé?" Bà ấy vừa nói vừa nhìn xung quanh.
Chu Lâm mới theo bà ấy đến góc tường nói chuyện, bác gái cười: "Chàng trai, cậu muốn mua vải à?"
"Cháu muốn mua vải rẻ, đắt thì cháu không mua nổi."
Bác gái cười nói: "Cháu là công nhân mà. Mỗi tháng đều có tiền lương, còn không mua nổi vải à?"
"Công nhân cũng chẳng có gì ghê gớm. Mỗi tháng lương hai mươi mấy đồng, mỗi đồng tiền đều phải bẻ đôi ra để tiêu." Chu Lâm nói vậy, lại nhìn chằm chằm bà ấy, hỏi: "Bác có vải không?"
Bác gái gật đầu hỏi lại: "Cậu cần bao nhiêu?"
Chu Lâm đáp: "Còn phải xem giá cả, bác bán thế nào?"
Bác gái nhìn xung quanh, giơ hai ngón tay rồi lại năm ngón tay, ý là một thước vải hai đồng năm hào. Chu Lâm liền làm ra vẻ muốn đi.
Bác gái vội vàng kéo anh lại: "Chàng trai, cậu đi đâu thế?"
"Cháu mua không nổi. Bác bán giá trời ơi đất hỡi như vậy, đừng nói bây giờ cháu còn có đồ mặc, cho dù không có đồ mặc phải cởi trần, cháu cũng không mua nổi vải đắt như vậy đâu." Chu Lâm nói.
Bác gái nói: "Đâu có đắt đâu? Ở cửa hàng hợp tác xã bên kia bán một thước vải với giá bốn đồng năm hào, loại rẻ nhất cũng phải ba hào. Tôi bán hai đồng năm hào, rẻ hơn biết bao nhiêu rồi còn gì? Tôi cũng là thấy cậu có gương mặt hiền lành mới để cho cậu giá này. Nếu cậu chê đắt thì có thể trả giá mà, sao lại quay người muốn đi thế?
"Bác gái, cháu không biết trả giá." Chu Lâm lắc đầu: "Vậy nên thôi đi, bác bán cho người khác đi."
Bác gái kéo tay anh không buông, trời lạnh thế này, khó khăn lắm mới gặp được một khách hàng nên bà ấy không muốn bỏ lỡ: "Cậu cứ nói cậu muốn giá bao nhiêu?"
Chu Lâm giơ một số, là số tám.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-sach-hanh-trinh-tim-kiem-hanh-phuc-hoan-hao-cua-nu-phu/chuong-39.html.]
Bác gái vừa thấy liền sững sờ, nói: "Cháu trai, cháu có đùa không đấy, tám hào một thước? Giá này trên đời không tìm đâu ra."
"Vải bác bán là vải thổ cẩm của chúng cháu dệt, không sai chứ?" Chu Lâm lắc đầu: "Không phải vải dệt máy của hợp tác xã, cháu nói tám hào một thước chính là giá thị trường. Cháu cũng không phải lần đầu đi mua. Bác đừng lừa cháu. Cháu là người thật thà nhưng cũng biết phân biệt, bác không muốn bán thì thôi."
Bác gái nói: "Tám hào thật sự không bán được. Nếu cậu thật lòng muốn mua thì lấy một cây đi, tôi sẽ tính cho cậu rẻ hơn một chút!"
Chu Lâm hỏi: "Một cây bao nhiêu tiền?"
"Tính cho cậu ba đồng năm hào, tính ra thì một thước vải hơn tám hào một chút!"
Chu Lâm nói: "Ba đồng."
"Ba đồng thật sự không được."
Chu Lâm nói tiếp: "Nếu giá ba đồng thì cháu lấy hai cây."
Bác gái nghe vậy thì lộ ra vẻ hơi do dự, rõ ràng vẫn còn đang đấu tranh: "Cậu thật sự lấy hai cây à?"
"Ừm." Chu Lâm gật đầu.
"Được, đi theo tôi." Bác gái đồng ý xong còn nói với anh: "Còn nói không biết trả giá. Đây là giá thấp nhất tôi từng bán, chẳng kiếm được tiền của cậu."
"Bác đừng đùa nữa, nếu không phải cháu nghèo đến mức không có cách nào, cháu cũng không muốn trả giá với bác. Nhìn bác cũng không dễ dàng gì, trời lạnh thế này." Chu Lâm nói.
Bác gái nghĩ thầm, nghèo đến mức không có cách nào mà còn mua nổi hai cây vải à?
Nhưng bà ấy cũng hiểu ra rồi, Chu Lâm cũng là một tay già đời, muốn làm thịt anh thì không được, nhưng giá này quả thực là giá rẻ nhất mà bà ấy từng bán. Nhưng nếu anh lấy hai cây thì cũng còn được.
Chu Lâm nhận lấy hai cây vải, sau khi xem xét kỹ lưỡng thì thấy không có vấn đề gì, cũng chỉ cần một tay giao tiền một tay giao hàng.
Giải quyết xong việc, trong lòng anh cũng thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng một lúc đã tiêu hết sáu đồng, điều này ít nhiều cũng có chút đau lòng.
Giờ đây quả thực là khác xa so với lúc anh còn độc thân, trước đây đâu cần phải tiêu những khoản tiền này? Nhưng bây giờ thật sự không được, bản thân không ăn không mặc cũng phải để vợ con ăn no mặc ấm chứ.
Chu Lâm ôm hai cây vải vừa đi vừa cảm thán gánh nặng ngọt ngào trên vai mình.
Mua được vải rồi, đương nhiên là không cần những thứ khác nữa, anh lập tức đến chỗ chú Đào hội hợp.
Từ lúc anh rời đi đến lúc anh quay lại cũng chỉ khoảng một tiếng đồng hồ, sớm hơn nửa tiếng so với giờ hẹn.
Chú Đào đang hút t.h.u.ố.c lá nhìn thấy anh ôm hai cây vải trở về thì ngạc nhiên hỏi: "Cậu mua hai cây vải làm gì, có dùng hết không?"
"Hai cây này rẻ mà." Chu Lâm nói.
Chú Đào: "..." Có tiền nhiều đến mức không biết tiêu chỗ nào.
Thím Trương và Trương Kiều Mai cũng sớm quay trở lại. Trương Kiều Mai dùng đòn gánh gánh hai chiếc chăn, nhìn có vẻ rất dày dặn!
Chu Lâm giúp đỡ nhấc lên xe lừa, sau đó hỏi: "Thím à, cái này là chăn lớn thím mua cho chị dâu sao?"
Thím Trương cười, đáp: "Cũng là do may mắn, gặp được vận may."
Ai mà chẳng có chút manh khóe của mình chứ?
Dĩ nhiên Chu Lâm sẽ không truy hỏi ngọn nguồn, chỉ hỏi: "Một cái nặng bao nhiêu cân vậy?"
"Một chiếc tám cân, một chiếc bốn cân!" Thím Trương cười, nói: "Đây hai chiếc chăn làm của hồi môn cho Kiều Mai, dù sao cũng có thể chấp nhận được."
Thời buổi này nhà mẹ đẻ chuẩn bị của hồi môn cho con gái, phần lớn chỉ cần sắm một bộ quần áo là xong, có nhà cho thêm một chiếc chăn thì cũng đã hiếm lắm rồi.
Nhưng bà ấy thì cho hẳn hai chiếc!
"Hai chiếc chăn lớn như vậy, nếu không làm của hồi môn thì khi nào mới đem ra xài chứ? Chắc chắn những người chưa lấy vợ trong thôn sẽ phải hối hận xanh cả ruột." Chu Lâm cười.
Thứ thím Trương muốn chính là hiệu quả này, bà ấy nở nụ cười tươi rói, nói: "Thím không thèm quan tâm đến bọn họ đâu. Thím chỉ muốn cho Kiều Mai được đi lấy chồng một cách vẻ vang thôi!"
Trương Kiều Mai sờ hai chiếc chăn, trên mặt cũng nở nụ cười.
hương 38: Cây ngay không sợ c.h.ế.t đứng
Sau khi mang hai cây vải về nhà, Chu Lâm liền đến nhà ông đội trưởng tìm con dâu thứ hai của ông ấy, chính là chị Đại Sơn trước đây đã đến thăm Bạch Minh Châu cùng chị Lý.
Trong thôn của họ, không có nhiều gia đình có máy may. Nhà ông đội trưởng lại vừa khéo có một cái. Hơn nữa Chu Lâm không biết may vá, vợ anh đã từng may quần áo cho anh nhưng trình độ cũng không hơn anh là bao.
Hơn nữa, anh cũng không muốn vợ mình phải vất vả may quần áo, cô còn phải bận viết bản thảo nữa.
Giao cho chị Đại Sơn là tốt nhất, dù sao bây giờ là thời kỳ trốn trong nhà vào mùa đông, không có gì phải bận rộn, có thể may quần áo.
Nhưng Chu Lâm sẽ không nhờ người ta giúp đỡ mà không trả công.
Vì có Chu Lâm và thím Trương đi cùng, trên đường đi không sợ thiếu chuyện để nói, thế là quãng đường vốn dài dằng dặc bỗng nhiên có cảm giác chẳng mấy chốc đã đến nơi.
Ngay cả Trương Kiều Mai cũng phải cảm thán, có lẽ chỉ có thanh niên trí thức Bạch mới chịu nổi cái miệng lắm chuyện của Chu Lâm.
Đến nơi, sau khi hẹn thời gian quay về, Chu Lâm lập tức đến bưu điện, gửi bản thảo của cô tới địa chỉ mà vợ mình đưa. Gửi bản thảo cũng phải tốn tiền nhưng Chu Lâm không quan tâm.
Chỉ cần cầu trời cho bản thảo của vợ anh được chọn, tiền nhiều hay tiền ít không quan trọng, quan trọng là phải cho vợ có thêm niềm tin.
Vợ anh đã đặt rất nhiều hy vọng vào cuốn sách này.
Chu Lâm bước ra khỏi bưu điện rồi đi dạo xung quanh.
Anh muốn mua vải, chẳng mấy chốc bụng của vợ anh sẽ lớn lên. Buổi tối lúc đi ngủ, anh đã sờ vào bụng cô, đều có thể rõ ràng cảm giác được một cái bao phồng lên, cảm giác này xuất hiện từ nửa tháng nay, trước đó cũng chưa có cảm giác rõ ràng lắm.
Khi mùa xuân năm sau đến, bụng của cô chắc chắn sẽ lớn hơn. Anh đã từng thấy bụng của những người phụ nữ khác trong thôn khi họ đang mang thai, đặc biệt là những người sắp sinh, cái bụng to khiến anh hơi sợ.
Vì vậy, anh cần mua vải để may quần áo cho vợ khi bụng cô lớn hơn.
Ngoài ra còn cả quần áo của trẻ em và tã lót, tất cả đều cần vải, anh đã hỏi thăm giá cả từ chị Lý.
Tuy nhiên, nếu muốn mua vải ở cửa hàng thì đừng mong mua được, vừa ra mắt đã bị cướp sạch, ngay cả những cây vải hàng thanh lý cũng không còn sót lại.
Điều quan trọng là giá cũng rất đắt.
Vì vậy, Chu Lâm không nghĩ đến việc đi đến cửa hàng để lãng phí thời gian.
Anh có con mắt tinh tường. Sau khi đi một vòng quanh phố, anh đã phát hiện ra một bác gái.
"Bác ơi, cháu chào bác." Chu Lâm đến chào hỏi.
Bác gái nhìn anh một cách cảnh giác, hỏi: "Chàng trai, cậu làm việc ở đâu vậy? Nhìn cậu lạ quá."
"Cháu làm ở nhà máy giày, nhà máy của chúng cháu có mấy trăm công nhân. Bác chưa từng thấy cháu cũng bình thường thôi mà." Chu Lâm thuận miệng nói bừa.
Bác gái cười cười nhưng sự cảnh giác trong lòng vẫn không giảm bớt, bà ấy hỏi: "Chàng trai, cậu có chuyện gì sao?"
"Cháu không có chuyện gì, cháu thấy bác hiền lành nên đến chào hỏi." Chu Lâm cười nói.
Bác gái: "..." Bà ấy quấn mình như chiếc bánh chưng, nửa khuôn mặt đã bị miếng vải che đi, còn bảo hiền lành? Tên nhóc này thật biết nói dối!
Chu Lâm khẽ nói: "Người quang minh chính đại không nói chuyện mờ ám, cháu muốn mua chút vải, bác có không?"
"Chàng trai, có phải cậu đã tìm nhầm người rồi không? Tôi không biết cậu đang nói gì!" Bác gái lập tức nói.
Chu Lâm nhìn bà ấy, gật đầu nói: "Vậy là cháu tìm nhầm người rồi." Anh nói xong định đi.
Bác gái kêu lên một tiếng, tiến lên kéo tay Chu Lâm: "Cháu ơi, cháu ơi."
"Cháu gì chứ? Ai là cháu của bác? Bác đừng có nhận nhầm họ hàng nha." Chu Lâm nhìn bà ấy nhưng cũng không đi.
Bác gái cười: "Cháu à, bác thấy mặt cháu hiền lành giống như cháu trai bác! Chúng ta qua một bên nói chuyện nhé?" Bà ấy vừa nói vừa nhìn xung quanh.
Chu Lâm mới theo bà ấy đến góc tường nói chuyện, bác gái cười: "Chàng trai, cậu muốn mua vải à?"
"Cháu muốn mua vải rẻ, đắt thì cháu không mua nổi."
Bác gái cười nói: "Cháu là công nhân mà. Mỗi tháng đều có tiền lương, còn không mua nổi vải à?"
"Công nhân cũng chẳng có gì ghê gớm. Mỗi tháng lương hai mươi mấy đồng, mỗi đồng tiền đều phải bẻ đôi ra để tiêu." Chu Lâm nói vậy, lại nhìn chằm chằm bà ấy, hỏi: "Bác có vải không?"
Bác gái gật đầu hỏi lại: "Cậu cần bao nhiêu?"
Chu Lâm đáp: "Còn phải xem giá cả, bác bán thế nào?"
Bác gái nhìn xung quanh, giơ hai ngón tay rồi lại năm ngón tay, ý là một thước vải hai đồng năm hào. Chu Lâm liền làm ra vẻ muốn đi.
Bác gái vội vàng kéo anh lại: "Chàng trai, cậu đi đâu thế?"
"Cháu mua không nổi. Bác bán giá trời ơi đất hỡi như vậy, đừng nói bây giờ cháu còn có đồ mặc, cho dù không có đồ mặc phải cởi trần, cháu cũng không mua nổi vải đắt như vậy đâu." Chu Lâm nói.
Bác gái nói: "Đâu có đắt đâu? Ở cửa hàng hợp tác xã bên kia bán một thước vải với giá bốn đồng năm hào, loại rẻ nhất cũng phải ba hào. Tôi bán hai đồng năm hào, rẻ hơn biết bao nhiêu rồi còn gì? Tôi cũng là thấy cậu có gương mặt hiền lành mới để cho cậu giá này. Nếu cậu chê đắt thì có thể trả giá mà, sao lại quay người muốn đi thế?
"Bác gái, cháu không biết trả giá." Chu Lâm lắc đầu: "Vậy nên thôi đi, bác bán cho người khác đi."
Bác gái kéo tay anh không buông, trời lạnh thế này, khó khăn lắm mới gặp được một khách hàng nên bà ấy không muốn bỏ lỡ: "Cậu cứ nói cậu muốn giá bao nhiêu?"
Chu Lâm giơ một số, là số tám.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-sach-hanh-trinh-tim-kiem-hanh-phuc-hoan-hao-cua-nu-phu/chuong-39.html.]
Bác gái vừa thấy liền sững sờ, nói: "Cháu trai, cháu có đùa không đấy, tám hào một thước? Giá này trên đời không tìm đâu ra."
"Vải bác bán là vải thổ cẩm của chúng cháu dệt, không sai chứ?" Chu Lâm lắc đầu: "Không phải vải dệt máy của hợp tác xã, cháu nói tám hào một thước chính là giá thị trường. Cháu cũng không phải lần đầu đi mua. Bác đừng lừa cháu. Cháu là người thật thà nhưng cũng biết phân biệt, bác không muốn bán thì thôi."
Bác gái nói: "Tám hào thật sự không bán được. Nếu cậu thật lòng muốn mua thì lấy một cây đi, tôi sẽ tính cho cậu rẻ hơn một chút!"
Chu Lâm hỏi: "Một cây bao nhiêu tiền?"
"Tính cho cậu ba đồng năm hào, tính ra thì một thước vải hơn tám hào một chút!"
Chu Lâm nói: "Ba đồng."
"Ba đồng thật sự không được."
Chu Lâm nói tiếp: "Nếu giá ba đồng thì cháu lấy hai cây."
Bác gái nghe vậy thì lộ ra vẻ hơi do dự, rõ ràng vẫn còn đang đấu tranh: "Cậu thật sự lấy hai cây à?"
"Ừm." Chu Lâm gật đầu.
"Được, đi theo tôi." Bác gái đồng ý xong còn nói với anh: "Còn nói không biết trả giá. Đây là giá thấp nhất tôi từng bán, chẳng kiếm được tiền của cậu."
"Bác đừng đùa nữa, nếu không phải cháu nghèo đến mức không có cách nào, cháu cũng không muốn trả giá với bác. Nhìn bác cũng không dễ dàng gì, trời lạnh thế này." Chu Lâm nói.
Bác gái nghĩ thầm, nghèo đến mức không có cách nào mà còn mua nổi hai cây vải à?
Nhưng bà ấy cũng hiểu ra rồi, Chu Lâm cũng là một tay già đời, muốn làm thịt anh thì không được, nhưng giá này quả thực là giá rẻ nhất mà bà ấy từng bán. Nhưng nếu anh lấy hai cây thì cũng còn được.
Chu Lâm nhận lấy hai cây vải, sau khi xem xét kỹ lưỡng thì thấy không có vấn đề gì, cũng chỉ cần một tay giao tiền một tay giao hàng.
Giải quyết xong việc, trong lòng anh cũng thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng một lúc đã tiêu hết sáu đồng, điều này ít nhiều cũng có chút đau lòng.
Giờ đây quả thực là khác xa so với lúc anh còn độc thân, trước đây đâu cần phải tiêu những khoản tiền này? Nhưng bây giờ thật sự không được, bản thân không ăn không mặc cũng phải để vợ con ăn no mặc ấm chứ.
Chu Lâm ôm hai cây vải vừa đi vừa cảm thán gánh nặng ngọt ngào trên vai mình.
Mua được vải rồi, đương nhiên là không cần những thứ khác nữa, anh lập tức đến chỗ chú Đào hội hợp.
Từ lúc anh rời đi đến lúc anh quay lại cũng chỉ khoảng một tiếng đồng hồ, sớm hơn nửa tiếng so với giờ hẹn.
Chú Đào đang hút t.h.u.ố.c lá nhìn thấy anh ôm hai cây vải trở về thì ngạc nhiên hỏi: "Cậu mua hai cây vải làm gì, có dùng hết không?"
"Hai cây này rẻ mà." Chu Lâm nói.
Chú Đào: "..." Có tiền nhiều đến mức không biết tiêu chỗ nào.
Thím Trương và Trương Kiều Mai cũng sớm quay trở lại. Trương Kiều Mai dùng đòn gánh gánh hai chiếc chăn, nhìn có vẻ rất dày dặn!
Chu Lâm giúp đỡ nhấc lên xe lừa, sau đó hỏi: "Thím à, cái này là chăn lớn thím mua cho chị dâu sao?"
Thím Trương cười, đáp: "Cũng là do may mắn, gặp được vận may."
Ai mà chẳng có chút manh khóe của mình chứ?
Dĩ nhiên Chu Lâm sẽ không truy hỏi ngọn nguồn, chỉ hỏi: "Một cái nặng bao nhiêu cân vậy?"
"Một chiếc tám cân, một chiếc bốn cân!" Thím Trương cười, nói: "Đây hai chiếc chăn làm của hồi môn cho Kiều Mai, dù sao cũng có thể chấp nhận được."
Thời buổi này nhà mẹ đẻ chuẩn bị của hồi môn cho con gái, phần lớn chỉ cần sắm một bộ quần áo là xong, có nhà cho thêm một chiếc chăn thì cũng đã hiếm lắm rồi.
Nhưng bà ấy thì cho hẳn hai chiếc!
"Hai chiếc chăn lớn như vậy, nếu không làm của hồi môn thì khi nào mới đem ra xài chứ? Chắc chắn những người chưa lấy vợ trong thôn sẽ phải hối hận xanh cả ruột." Chu Lâm cười.
Thứ thím Trương muốn chính là hiệu quả này, bà ấy nở nụ cười tươi rói, nói: "Thím không thèm quan tâm đến bọn họ đâu. Thím chỉ muốn cho Kiều Mai được đi lấy chồng một cách vẻ vang thôi!"
Trương Kiều Mai sờ hai chiếc chăn, trên mặt cũng nở nụ cười.
hương 38: Cây ngay không sợ c.h.ế.t đứng
Sau khi mang hai cây vải về nhà, Chu Lâm liền đến nhà ông đội trưởng tìm con dâu thứ hai của ông ấy, chính là chị Đại Sơn trước đây đã đến thăm Bạch Minh Châu cùng chị Lý.
Trong thôn của họ, không có nhiều gia đình có máy may. Nhà ông đội trưởng lại vừa khéo có một cái. Hơn nữa Chu Lâm không biết may vá, vợ anh đã từng may quần áo cho anh nhưng trình độ cũng không hơn anh là bao.
Hơn nữa, anh cũng không muốn vợ mình phải vất vả may quần áo, cô còn phải bận viết bản thảo nữa.
Giao cho chị Đại Sơn là tốt nhất, dù sao bây giờ là thời kỳ trốn trong nhà vào mùa đông, không có gì phải bận rộn, có thể may quần áo.
Nhưng Chu Lâm sẽ không nhờ người ta giúp đỡ mà không trả công.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook