Xuyên Không Thành Nam Chính Otome Game
-
16: Ngoại Truyện Hệ Thống Nhân Vật Trong Otome Game
Để nói về những đối tượng cưa cẩm trong một otome game thì có thể chia ra làm nhiều thể loại, nhưng nhìn chung một cái sườn bài cơ bản sẽ bao gồm:
- Nhân vật đại diện (poster boy), mà ở đây ví dụ to cồ cộ chính là anh bạn hoàng tử Alistair đáng mến của tôi.
Alistair cũng có thể được tính là ví dụ của một poster boy thành công vì anh chàng không bị nhàm chán hay rập khuôn, mà có những mặt khó đoán vừa đủ.
Cậu ta đủ dịu dàng, nhưng cũng đủ ma mãnh để biết cách giữ nữ chính bên mình.
Các poster boy thường là người đàn ông lý tưởng, hoặc là gu đại chúng, nhằm thu hút người chơi và cũng giúp họ không chóng chán.
- Nhân vật “anh trai”, người không ai khác lại chính là Oscar.
Nguyên mẫu nhân vật này là người dễ có khả năng bị Viridia friendzone nhất (hoặc là brotherzone, tuỳ bạn muốn nghĩ ra sao thì nghĩ).
Vì anh giữ khoảng cách và đối xử với Viridia đúng chất một quý ông lịch thiệp tuyệt đối không lỗ mãng suốt nửa đầu route, Oscar từng bị ngó lơ suốt một thời gian dài, đến goods bán lại trên các sàn thương mại điện tử của anh ta cũng có giá rẻ như cho.
- Nhân vật tsundere, mà đại diện ở đây lại chính là Ernest.
Những người như thế này thường thể hiện rằng họ không cần mấy cái tình yêu này nọ kia, nhưng chính họ là những kẻ khát cầu tình yêu có khi nhất nhì cả game.
Tôi đã từng nhắc đến “gap moe” ở các chương trước, cũng chính là lúc gặp Ernest đây, vì cậu chàng chính là điển hình cho việc này.
Cái gap moe này chính là điểm nhấn của những nhân vật tsundere, bên cạnh vài đặc điểm khác như trí thông minh hoặc là mỏ siêu hỗn.
Ernest là một tổ hợp giữa nhân vật thông minh và nhân vật tsundere, khiến cậu ta có một cái đầu đủ nguội để suy tính nhưng không đủ nguội để giúp cậu thoát khỏi cái bẫy tình yêu.
- Nhân vật trầm tính dễ chịu, đại diện là Darion.
Thường thì kiểu nhân vật này sẽ dành cho các cô gái thích người hùng thầm lặng trong đời họ.
Thông thường, thông thường thôi nhé, những nhân vật này sẽ được lồng tiếng bởi các seiyuu (diễn viên lồng tiếng) có chất giọng trầm.
Giọng của họ có thể cao hơn một chút khi những người này là các chàng trai mặt đẹp như hoa, đẹp kiểu con gái ấy.
- Nhân vật playboy (hoặc gọi là nhân vật… ờm… phở đầm).
Tôi dùng tạm chữ playboy, nhưng thực chất họ ra dáng host (hoặc là gigolo, đại loại như thế) hơn.
Những nhân vật kiểu này lại là gu của một số người quen mà tôi biết, do sự uyển chuyển và duyên dáng kèm với sự tinh tế không ngờ góp phần tạo nên sức hút không thể chối cãi cho họ.
- Nhân vật lưu manh.
Trái với kiểu anh trai đáng tin cậy hay là người trầm tính kiệm lời, những gã này là kiểu người có nụ cười nhếch mép khó ưa, nhưng về sau thể nào cũng lộ ra một cái backstory gì đấy đẫm nước mắt khiến người ta cảm thông.
Hoặc là không, và họ sẽ giữ nguyên danh hiệu “thằng khốn của năm” một cách đầy tự hào, nhưng trong otome game thì người chơi, tức nữ chính, còn cần phải đồng cảm với đối tượng tình ái của họ, nên trường hợp một sẽ xảy ra nhiều hơn
- Nhân vật shota/genki.
Tôi hồi đó không chuộng kiểu nhân vật này lắm, nhưng bây giờ làm bạn với Luciano lại thấy khá vui, và tôi mừng vì mình có cậu ấy trong đời.
Một chuyện khá thú vị nữa về Luciano là nhân vật genki thường sẽ có màu tóc sáng, hoặc cả màu mắt và màu tóc đều sáng, nhưng Luciano bạn tôi lại có màu tóc tối (bù lại bằng đôi mắt tím như thạch anh).
Những nhân vật kiểu shota không phải gu tôi, do tôi chỉ coi họ như mấy đứa em trai trong nhà.
- Phản diện.
Này thì tuỳ thiết lập và tuỳ câu chuyện, tuỳ route mà phản diện mỗi lần mỗi khác.
Có những game xây dựng phản diện rất chắc tay, tôi có thể hiểu được động cơ, nhưng loại phản diện nửa mùa cũng nhan nhản đầy ngoài đấy
… nhưng mà, đây cũng chỉ là hiểu biết từ quá khứ của tôi thôi.
Đến bây giờ, có lẽ vì thế giới đang dần dần khiến tôi hoà làm một với Oscar mà tôi nhận ra mình đã quên đi quá nhiều thứ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook