Vương Quốc Những Kẻ Lạ Mặt
-
Chương 41
Nhân viên bảo vệ ở bàn lễ tân luôn có cảm giác khó chịu khi phải cố hết sức để cất lời chào xã giao mỗi khi Mu'tazz đi qua. “Cầu chúc Allah ban phước lành cho ông. Mừng khi gặp lại ông sau bữa trưa, thưa Trung tá.”
Yasser Mu'tazz chẳng hề thích thú với những lời chào hỏi: làm ơn, cảm ơn, ơn Chúa. Ông ta chẳng bận tâm đáp lại nhân viên bảo vệ đó; ông ta chỉ sải bước vào phòng làm việc rồi đóng cửa lại.
Đã từ lâu rồi ông ta nhận ra rằng mình làm việc hiệu quả nhất khi chỉ có một mình, lặng lẽ nghiên cứu trên máy tính hoặc trong thư viện hoặc mày mò những hồ sơ cũ trong những góc khuất của phòng lưu trữ. Ông ta chưa bao giờ thích thú với yếu tố con người trong công việc của mình hết. Những gì mà người ta có thể phát hiện ra từ một mớ giấy nhỏ quả là bất ngờ. Ông ta đã trở nên khá thành thạo với việc rút ra những kết luận về con người thông qua những sự việc nhỏ nhặt nhất. Điều đó vô cùng thỏa mãn, gần như là một nghệ thuật vậy.
Nói một cách khác, anh có thể tóm lại toàn bộ nội dung cảm xúc bằng một từ, qua hình dạng những chữ cái câu tạo nên nó. Mới đêm qua thôi ông ta đã dành cả hai giờ đồng hồ để vẽ chữ fitna. Nó vốn là một thuật ngữ kỹ thuật trong ngành luyện kim chỉ việc loại bỏ xỉ kim loại nhưng giờ thì nó lại mang nghĩa là “hỗn loạn, khổ đau.” Đôi khi nó còn được dùng để mô tả vẻ quyến rũ chết người của một người đàn bà. Nó là một trong những từ không có cách trống, chỉ có một nét liền mạch, những đường cong lượn hợp nhất. Tất cả những dấu chấm biểu thị cho các chữ cái tụ lại trên cùng trông giống như những hạt trang trí trên bánh nướng. Quá dễ để có thể viết những từ đó một cách trang nhã. Nhưng nó cần có sự tàn phá. Ông ta viết một từ đậm nét và xấu xí bằng chất mực đen nhất trên mảnh giấy da màu trắng. Những nốt chấm trông như thể những nốt đậu mùa, còn đường kẻ ngang chính là một vết sẹo. Ông ta nhân nét bút cắt vào mảnh giấy da và để cho mực rì rì chảy trên mặt bàn, nhuốm màu phần còn lại của mảnh giấy da rồi lan đến cuốn sách gần đó. Và ông ta để mặc mọi thứ như vậy. Sự bất mãn duy nhất của ông ta là không kẻ nào hiểu được nghệ thuật của ông ta.
Sau khi nói chuyện với Đại tá Sa'ud ba tuần trước, Mu'tazz đã đi tìm những thanh niên có mặt trên chiếc thuyền kia. Ông ta tìm được và thẩm vấn tất cả bọn họ ngoại trừ hai người: Ali Dossari và Mohammed Wissam.
Những người mà ông ta thẩm vấn đều có bằng chứng ngoại phạm đáng tin cậy vào cái ngày Amina al-Fouad mất tích, cho nên ông ta đã loại trừ bọn họ. Nhưng Dossari và Wissam lại có vẻ không còn tồn tại nữa. Không có bất cứ thông tin gì về hai gã này từ đầu những năm chín mươi. Không hộ chiếu, không thẻ căn cước, không bằng lái xe (tất nhiên loại thứ ba không phải là thứ giấy tờ bắt buộc tại quốc gia này). Không có chứng nhận kết hôn hay chứng tử. Những bức ảnh hiện có của hai thanh niên này đều của trại giam vị thành niên - Wissam có một khuôn mặt thô bỉ, còn Dossari có cái đầu hình quả dưa kỳ quái và đôi tai vểnh sang hai bên. Theo cơ quan cấp thị thực thì hồ sơ lao động cho thấy Wissam, người Ai Cập, đã làm phụ bếp tại một nhà hàng nhỏ ở Jeddah vào cuối những năm tám mươi trong ba năm. Mu'tazz đã cố gắng tìm được chủ nhà hàng đó và phát hiện ra Wissam đã về Alexandria từ mười lăm năm trước. Người chủ cửa hàng không bao giờ gặp lại hắn nữa.
Dossari thì khác. Hắn ta là một công dân, và mặc dù có khả năng hắn ta cũng đã rời đất nước này, nhưng hồ sơ của cảnh sát lại không ghi nhận sự việc đó. Không có lưu trữ nào cho thấy hắn đã từng xin cấp hộ chiếu cả. Mu'tazz thậm chí đã phải nhờ đến dịch vụ bí mật Bộ Nội vụ để có được vài thông tin. Mabahith là cơ quan luôn theo sát mọi người, và có lẽ bọn họ có thông tin gì đó về Dossari. Thậm chí Dossari có thể đã trở thành một thành viên của Mabahith hoặc một điệp viên của Mukhabarat nữa kia. Tuy nhiên người quen của Mu'taz tại cơ quan này đã phản hồi thẳng thắn rằng họ không có bất cứ thông tin nào về gã trai này và hắn cũng không hề làm việc cho họ. Qua tất cả những sự việc đó, Mu'tazz đã kết luận rằng Dossari đã rút vào bí mật và đã đổi danh tính.
Do đó ông ta chuyển sang chiến thuật khác. Ông ta vẫn cho rằng chính Dossari đã đánh cắp chiếc hộp trong nhà kho tại bến thuyền năm 1989. Khi những bộ phận của xác chết kia bắt đầu xuất hiện trong khắp thành phố, cảnh sát đã ngay lập tức tìm đến Dossari. Hắn đã bị bắt trong vụ Osiris, nhưng có vẻ lời khai là bị ép cung và bọn họ cho rằng như vậy là đủ bằng chứng để buộc tội hắn. Lúc đó hắn mới mười tám tuổi. Rốt cuộc thì bọn họ đã phải thả hắn ra. Theo luật thì không nhất thiết bọn họ phải làm vậy, nhưng vị chánh thanh tra là một người nhân hậu.
Những nghiên cứu về tội phạm giết người hàng loạt của Mu'tazz đã giúp ông ta hiểu những tên này sớm có những dấu hiệu của sự tàn nhẫn, thiếu sự thấu cảm và thường được ghi nhận trong hồ sơ của các trường học và cảnh sát vì những tội như chứng cuồng phóng hỏa và hành hạ động vật. Và quả thực, đó là lý đo Dossari đã trên thuyền ngày hôm đó: hắn đã bị buộc tội giết con khỉ của nhà hàng xóm. Nhưng hắn không chỉ giết nó: hắn ta đã đốt mông con khỉ bằng thuốc lá, móc mắt nó, cắt tai và đuôi nó, rồi lột da - trong khi con khỉ vẫn còn sống. Vào những năm tám mươi, phần lớn các bậc cha mẹ sẽ đưa ngay một đứa con trai như vậy đến thầy trừ tà. Tất nhiên hắn sẽ được rửa tội, nhưng cũng cần có một bác sĩ giỏi nữa, mà chỉ có chương trình phục hồi nhân phẩm của cảnh sát mới có bác sĩ như vậy. Hắn đã được chỉ định tới một cố vấn, một ông bác sĩ Saleh nào đấy.
Mu'tazz tìm Saleh và phát hiện ra ông ta đã chết trong một vụ hỏa hoạn tại gia năm 1992.
Ông ta không báo cáo bất cứ thông tin gì về sự việc này với Ibrahim bởi nó chẳng giúp ích được cho ai cả. Ông ta đã lặng lẽ báo cho một người trong đám sĩ quan trẻ, Shaya, rằng đã có những suy nghĩ riêng về hướng điều tra và rằng ông ta đang tìm kiếm một thanh niên trong một vụ án hai mươi năm trước. Shaya đã hứa sẽ để mắt tói cái tên Dossari, nhưng anh ta không có vẻ hứng thú nghe về gã này. Có vẻ như cái tên đó chưa từng được nhắc đến bởi Shaya không phản hồi gì với ông ta. Mu'tazz không hiểu thực ra Ibrahim làm gì với thời gian của ông ta nữa - ngoại trừ việc yêu cầu rà soát kỹ phố Sitteen và quấn quýt với mấy cô ả trong đội pháp y.
Kể từ khi được giao phụ trách vụ án này, ông ta thật khốn khổ. Hiện giờ thì tất cả công việc điều phối nhóm - và việc hối thúc hàng trăm tên quan liêu đần độn trong khắp thành phố này - đã trở thành trách nhiệm của ông ta. Không còn thời gian để suy nghĩ sáng tạo nữa. Đó là công việc của những kẻ khác. Bọn họ phải mang những ý tưởng sáng tạo đến cho ông ta, và ông ta phải nói với bọn họ rằng những suy nghĩ đó mới sắc sảo làm sao và sau đó đảm bảo những ý tưởng đó sẽ được thực thi. Tất cả đều là một mớ những công việc vớ vẩn, quả là vậy. Đây còn chưa kể đến việc phải trở thành trung tâm của sự chú ý, hoàn toàn trái ngược với khuynh hướng nhún nhường bẩm sinh của ông ta.
Riyadh đã đảm bảo với ông ta rằng việc này chỉ là tạm thời, nên ông ta đã nhận lời. Ông ta cố gắng không phàn nàn với ai. Ông ta cố gắng để không mất bình tĩnh hay bắt đầu âm thầm căm ghét toàn bộ cái cơ quan này. Ông ta tập trung tâm trí vào việc vận hành mọi công việc. Nếu có điều gì ông ta tin tưởng, thì đó là khi con người đặt mình vào con đường của sự ngay chính, Chúa sẽ giúp. Con người chỉ cần để ý tới những tín hiệu của Người mà thôi.
Majdi đã có một bức ảnh lớn chụp địa điểm ngoài sa mạc từ trên cao theo tư thế các chữ cái của các thi thể phụ nữ đó. Bức ảnh đã chiếm toàn bộ mặt bàn làm việc của ông ta, chỉ còn lại một khoảng nhỏ để đặt chiếc đèn bàn và điện thoại. Sau phát hiện của cô Hijazi, Mu'tazz đã vô cùng tức giận chính mình. Ông ta đã dành đủ thời gian để suy nghĩ về vụ án này, xem xét các bức ảnh, đọc các báo cáo, đến mức đáng lẽ phải tự nhìn ra được quy luật ấy. Đó chính là sở trường của ông ta - nhận ra mọi thứ trên giấy tờ. Nhưng ông ta đã bỏ lỡ nó, thật là ngu xuẩn. Rốt cuộc thì ông ta đã tự nhủ sự lầm lạc thuần túy bởi một lỗi như vậy không phải lúc nào cũng xảy ra với ông ta và ông ta đã tự tha thứ cho mình. Sau đó ông ta đã bắt tay vào việc nghiên cứu các bức ảnh.
Có hai điều rõ ràng. Thứ nhất, tên giết người nghĩ rằng hắn là một nghệ sĩ. Một trong những nghệ sĩ hiện đại như Baldaccini (1) một người không chỉ ràng buộc với vải và màu vẽ mà còn đặt dấu ấn về tầm nhìn nghệ thuật tại những không gian công cộng, như các bùng binh hay những toà nhà, và đài phun nước bên bờ Biển Đỏ với một công trình mà người ta vẫn gọi đùa là “cái chậu rửa mông của nhà vua” đó. Trong vụ án này thì lại chính là sa mạc. Nó đặt tên giết người vào loại những kẻ ngạo mạn, phóng túng mà một ngày nào đó sẽ bắt đầu nhào nặn những đám mây thành hình những dương v*t, hoặc cắt tỉa toàn bộ các cánh rừng để vẽ nên những thân thể phụ nữ trần truồng, ơn Chúa là chính quyền luôn kiểm soát những gã này.
(1) César Baldaccini (1921-1998), nhà điêu khắc người Pháp.
Thứ hai, cho dù thông điệp có mang tính tôn giáo và người ta vẫn nói rằng hắn là một kẻ cuồng tín đi chăng nữa, thì rõ ràng hắn vẫn chẳng là cái gì hết. Hắn ta hoàn toàn ngược lại: một kẻ bội giáo. Mu'tazz dám cá toàn bộ lương tháng của mình rằng tên giết người đã từ bỏ tôn giáo từ lâu lắm rồi. Sự nhẫn tâm rõ ràng và mức độ tàn ác của những vụ giết người đó không phải là vấn đề; nếu địa điểm ngoài sa mạc đó là những tấm vải sơn dầu của hắn, thì nó thật là hồ đồ bởi một nguyên do chủ yếu: nó mô tả hình dáng con người. Bất kể một sự mô tả về dáng hình con người nào đều có nguy cơ gần với sự sùng bái thần tượng, và vì lẽ đó phải bị cấm. Mọi sự đã là như vậy kể từ khi có đạo Hồi.
Như vậy là bọn họ đang tìm kiếm một tên nghệ sĩ hồ đồ, không hơn.
Cách đây một tuần, ông ta đã bắt đầu gọi điện tới các viện nghiên cứu, các nhà trưng bày nghệ thuật và các thợ thủ công rèn kim loại.
Chắc chắn là có rất nhiều tay nghệ sĩ hồ đồ đang lẩn trốn trong những ngóc ngách khác nhau ở thành phố này, nhưng sẽ không có quá nhiều kẻ tự cao tự đại và phóng túng đủ để thực hiện điều gì đó hiến nhiên như thế này. Những kẻ như vậy có khuynh hướng muốn được chú ý, và hắn sẽ trông đợi vào vết nhơ đó. Ông ta tin vào Chúa. Một lời cầu nguyện lúc nào cũng vạng lên trong tâm trí ông ta: Tạ ơn đức Allah. Người sẽ cho ngươi thấy chỉ dấu của Người và ngươi sẽ nhận ra chúng.
Thở dài, ông ta mở tập tài liệu ra và bắt đầu làm việc.
Yasser Mu'tazz chẳng hề thích thú với những lời chào hỏi: làm ơn, cảm ơn, ơn Chúa. Ông ta chẳng bận tâm đáp lại nhân viên bảo vệ đó; ông ta chỉ sải bước vào phòng làm việc rồi đóng cửa lại.
Đã từ lâu rồi ông ta nhận ra rằng mình làm việc hiệu quả nhất khi chỉ có một mình, lặng lẽ nghiên cứu trên máy tính hoặc trong thư viện hoặc mày mò những hồ sơ cũ trong những góc khuất của phòng lưu trữ. Ông ta chưa bao giờ thích thú với yếu tố con người trong công việc của mình hết. Những gì mà người ta có thể phát hiện ra từ một mớ giấy nhỏ quả là bất ngờ. Ông ta đã trở nên khá thành thạo với việc rút ra những kết luận về con người thông qua những sự việc nhỏ nhặt nhất. Điều đó vô cùng thỏa mãn, gần như là một nghệ thuật vậy.
Nói một cách khác, anh có thể tóm lại toàn bộ nội dung cảm xúc bằng một từ, qua hình dạng những chữ cái câu tạo nên nó. Mới đêm qua thôi ông ta đã dành cả hai giờ đồng hồ để vẽ chữ fitna. Nó vốn là một thuật ngữ kỹ thuật trong ngành luyện kim chỉ việc loại bỏ xỉ kim loại nhưng giờ thì nó lại mang nghĩa là “hỗn loạn, khổ đau.” Đôi khi nó còn được dùng để mô tả vẻ quyến rũ chết người của một người đàn bà. Nó là một trong những từ không có cách trống, chỉ có một nét liền mạch, những đường cong lượn hợp nhất. Tất cả những dấu chấm biểu thị cho các chữ cái tụ lại trên cùng trông giống như những hạt trang trí trên bánh nướng. Quá dễ để có thể viết những từ đó một cách trang nhã. Nhưng nó cần có sự tàn phá. Ông ta viết một từ đậm nét và xấu xí bằng chất mực đen nhất trên mảnh giấy da màu trắng. Những nốt chấm trông như thể những nốt đậu mùa, còn đường kẻ ngang chính là một vết sẹo. Ông ta nhân nét bút cắt vào mảnh giấy da và để cho mực rì rì chảy trên mặt bàn, nhuốm màu phần còn lại của mảnh giấy da rồi lan đến cuốn sách gần đó. Và ông ta để mặc mọi thứ như vậy. Sự bất mãn duy nhất của ông ta là không kẻ nào hiểu được nghệ thuật của ông ta.
Sau khi nói chuyện với Đại tá Sa'ud ba tuần trước, Mu'tazz đã đi tìm những thanh niên có mặt trên chiếc thuyền kia. Ông ta tìm được và thẩm vấn tất cả bọn họ ngoại trừ hai người: Ali Dossari và Mohammed Wissam.
Những người mà ông ta thẩm vấn đều có bằng chứng ngoại phạm đáng tin cậy vào cái ngày Amina al-Fouad mất tích, cho nên ông ta đã loại trừ bọn họ. Nhưng Dossari và Wissam lại có vẻ không còn tồn tại nữa. Không có bất cứ thông tin gì về hai gã này từ đầu những năm chín mươi. Không hộ chiếu, không thẻ căn cước, không bằng lái xe (tất nhiên loại thứ ba không phải là thứ giấy tờ bắt buộc tại quốc gia này). Không có chứng nhận kết hôn hay chứng tử. Những bức ảnh hiện có của hai thanh niên này đều của trại giam vị thành niên - Wissam có một khuôn mặt thô bỉ, còn Dossari có cái đầu hình quả dưa kỳ quái và đôi tai vểnh sang hai bên. Theo cơ quan cấp thị thực thì hồ sơ lao động cho thấy Wissam, người Ai Cập, đã làm phụ bếp tại một nhà hàng nhỏ ở Jeddah vào cuối những năm tám mươi trong ba năm. Mu'tazz đã cố gắng tìm được chủ nhà hàng đó và phát hiện ra Wissam đã về Alexandria từ mười lăm năm trước. Người chủ cửa hàng không bao giờ gặp lại hắn nữa.
Dossari thì khác. Hắn ta là một công dân, và mặc dù có khả năng hắn ta cũng đã rời đất nước này, nhưng hồ sơ của cảnh sát lại không ghi nhận sự việc đó. Không có lưu trữ nào cho thấy hắn đã từng xin cấp hộ chiếu cả. Mu'tazz thậm chí đã phải nhờ đến dịch vụ bí mật Bộ Nội vụ để có được vài thông tin. Mabahith là cơ quan luôn theo sát mọi người, và có lẽ bọn họ có thông tin gì đó về Dossari. Thậm chí Dossari có thể đã trở thành một thành viên của Mabahith hoặc một điệp viên của Mukhabarat nữa kia. Tuy nhiên người quen của Mu'taz tại cơ quan này đã phản hồi thẳng thắn rằng họ không có bất cứ thông tin nào về gã trai này và hắn cũng không hề làm việc cho họ. Qua tất cả những sự việc đó, Mu'tazz đã kết luận rằng Dossari đã rút vào bí mật và đã đổi danh tính.
Do đó ông ta chuyển sang chiến thuật khác. Ông ta vẫn cho rằng chính Dossari đã đánh cắp chiếc hộp trong nhà kho tại bến thuyền năm 1989. Khi những bộ phận của xác chết kia bắt đầu xuất hiện trong khắp thành phố, cảnh sát đã ngay lập tức tìm đến Dossari. Hắn đã bị bắt trong vụ Osiris, nhưng có vẻ lời khai là bị ép cung và bọn họ cho rằng như vậy là đủ bằng chứng để buộc tội hắn. Lúc đó hắn mới mười tám tuổi. Rốt cuộc thì bọn họ đã phải thả hắn ra. Theo luật thì không nhất thiết bọn họ phải làm vậy, nhưng vị chánh thanh tra là một người nhân hậu.
Những nghiên cứu về tội phạm giết người hàng loạt của Mu'tazz đã giúp ông ta hiểu những tên này sớm có những dấu hiệu của sự tàn nhẫn, thiếu sự thấu cảm và thường được ghi nhận trong hồ sơ của các trường học và cảnh sát vì những tội như chứng cuồng phóng hỏa và hành hạ động vật. Và quả thực, đó là lý đo Dossari đã trên thuyền ngày hôm đó: hắn đã bị buộc tội giết con khỉ của nhà hàng xóm. Nhưng hắn không chỉ giết nó: hắn ta đã đốt mông con khỉ bằng thuốc lá, móc mắt nó, cắt tai và đuôi nó, rồi lột da - trong khi con khỉ vẫn còn sống. Vào những năm tám mươi, phần lớn các bậc cha mẹ sẽ đưa ngay một đứa con trai như vậy đến thầy trừ tà. Tất nhiên hắn sẽ được rửa tội, nhưng cũng cần có một bác sĩ giỏi nữa, mà chỉ có chương trình phục hồi nhân phẩm của cảnh sát mới có bác sĩ như vậy. Hắn đã được chỉ định tới một cố vấn, một ông bác sĩ Saleh nào đấy.
Mu'tazz tìm Saleh và phát hiện ra ông ta đã chết trong một vụ hỏa hoạn tại gia năm 1992.
Ông ta không báo cáo bất cứ thông tin gì về sự việc này với Ibrahim bởi nó chẳng giúp ích được cho ai cả. Ông ta đã lặng lẽ báo cho một người trong đám sĩ quan trẻ, Shaya, rằng đã có những suy nghĩ riêng về hướng điều tra và rằng ông ta đang tìm kiếm một thanh niên trong một vụ án hai mươi năm trước. Shaya đã hứa sẽ để mắt tói cái tên Dossari, nhưng anh ta không có vẻ hứng thú nghe về gã này. Có vẻ như cái tên đó chưa từng được nhắc đến bởi Shaya không phản hồi gì với ông ta. Mu'tazz không hiểu thực ra Ibrahim làm gì với thời gian của ông ta nữa - ngoại trừ việc yêu cầu rà soát kỹ phố Sitteen và quấn quýt với mấy cô ả trong đội pháp y.
Kể từ khi được giao phụ trách vụ án này, ông ta thật khốn khổ. Hiện giờ thì tất cả công việc điều phối nhóm - và việc hối thúc hàng trăm tên quan liêu đần độn trong khắp thành phố này - đã trở thành trách nhiệm của ông ta. Không còn thời gian để suy nghĩ sáng tạo nữa. Đó là công việc của những kẻ khác. Bọn họ phải mang những ý tưởng sáng tạo đến cho ông ta, và ông ta phải nói với bọn họ rằng những suy nghĩ đó mới sắc sảo làm sao và sau đó đảm bảo những ý tưởng đó sẽ được thực thi. Tất cả đều là một mớ những công việc vớ vẩn, quả là vậy. Đây còn chưa kể đến việc phải trở thành trung tâm của sự chú ý, hoàn toàn trái ngược với khuynh hướng nhún nhường bẩm sinh của ông ta.
Riyadh đã đảm bảo với ông ta rằng việc này chỉ là tạm thời, nên ông ta đã nhận lời. Ông ta cố gắng không phàn nàn với ai. Ông ta cố gắng để không mất bình tĩnh hay bắt đầu âm thầm căm ghét toàn bộ cái cơ quan này. Ông ta tập trung tâm trí vào việc vận hành mọi công việc. Nếu có điều gì ông ta tin tưởng, thì đó là khi con người đặt mình vào con đường của sự ngay chính, Chúa sẽ giúp. Con người chỉ cần để ý tới những tín hiệu của Người mà thôi.
Majdi đã có một bức ảnh lớn chụp địa điểm ngoài sa mạc từ trên cao theo tư thế các chữ cái của các thi thể phụ nữ đó. Bức ảnh đã chiếm toàn bộ mặt bàn làm việc của ông ta, chỉ còn lại một khoảng nhỏ để đặt chiếc đèn bàn và điện thoại. Sau phát hiện của cô Hijazi, Mu'tazz đã vô cùng tức giận chính mình. Ông ta đã dành đủ thời gian để suy nghĩ về vụ án này, xem xét các bức ảnh, đọc các báo cáo, đến mức đáng lẽ phải tự nhìn ra được quy luật ấy. Đó chính là sở trường của ông ta - nhận ra mọi thứ trên giấy tờ. Nhưng ông ta đã bỏ lỡ nó, thật là ngu xuẩn. Rốt cuộc thì ông ta đã tự nhủ sự lầm lạc thuần túy bởi một lỗi như vậy không phải lúc nào cũng xảy ra với ông ta và ông ta đã tự tha thứ cho mình. Sau đó ông ta đã bắt tay vào việc nghiên cứu các bức ảnh.
Có hai điều rõ ràng. Thứ nhất, tên giết người nghĩ rằng hắn là một nghệ sĩ. Một trong những nghệ sĩ hiện đại như Baldaccini (1) một người không chỉ ràng buộc với vải và màu vẽ mà còn đặt dấu ấn về tầm nhìn nghệ thuật tại những không gian công cộng, như các bùng binh hay những toà nhà, và đài phun nước bên bờ Biển Đỏ với một công trình mà người ta vẫn gọi đùa là “cái chậu rửa mông của nhà vua” đó. Trong vụ án này thì lại chính là sa mạc. Nó đặt tên giết người vào loại những kẻ ngạo mạn, phóng túng mà một ngày nào đó sẽ bắt đầu nhào nặn những đám mây thành hình những dương v*t, hoặc cắt tỉa toàn bộ các cánh rừng để vẽ nên những thân thể phụ nữ trần truồng, ơn Chúa là chính quyền luôn kiểm soát những gã này.
(1) César Baldaccini (1921-1998), nhà điêu khắc người Pháp.
Thứ hai, cho dù thông điệp có mang tính tôn giáo và người ta vẫn nói rằng hắn là một kẻ cuồng tín đi chăng nữa, thì rõ ràng hắn vẫn chẳng là cái gì hết. Hắn ta hoàn toàn ngược lại: một kẻ bội giáo. Mu'tazz dám cá toàn bộ lương tháng của mình rằng tên giết người đã từ bỏ tôn giáo từ lâu lắm rồi. Sự nhẫn tâm rõ ràng và mức độ tàn ác của những vụ giết người đó không phải là vấn đề; nếu địa điểm ngoài sa mạc đó là những tấm vải sơn dầu của hắn, thì nó thật là hồ đồ bởi một nguyên do chủ yếu: nó mô tả hình dáng con người. Bất kể một sự mô tả về dáng hình con người nào đều có nguy cơ gần với sự sùng bái thần tượng, và vì lẽ đó phải bị cấm. Mọi sự đã là như vậy kể từ khi có đạo Hồi.
Như vậy là bọn họ đang tìm kiếm một tên nghệ sĩ hồ đồ, không hơn.
Cách đây một tuần, ông ta đã bắt đầu gọi điện tới các viện nghiên cứu, các nhà trưng bày nghệ thuật và các thợ thủ công rèn kim loại.
Chắc chắn là có rất nhiều tay nghệ sĩ hồ đồ đang lẩn trốn trong những ngóc ngách khác nhau ở thành phố này, nhưng sẽ không có quá nhiều kẻ tự cao tự đại và phóng túng đủ để thực hiện điều gì đó hiến nhiên như thế này. Những kẻ như vậy có khuynh hướng muốn được chú ý, và hắn sẽ trông đợi vào vết nhơ đó. Ông ta tin vào Chúa. Một lời cầu nguyện lúc nào cũng vạng lên trong tâm trí ông ta: Tạ ơn đức Allah. Người sẽ cho ngươi thấy chỉ dấu của Người và ngươi sẽ nhận ra chúng.
Thở dài, ông ta mở tập tài liệu ra và bắt đầu làm việc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook