Vương Mệnh
Chương 61: Thiên Chủ


Lại nói, nghe Giang lão nói về dịch bệnh ở các châu bên cạnh, Giang Phong cau mày, suy nghĩ giây lát, nói :
- Man tộc không thể xuất hiện tại các thôn trấn mà không bị phát hiện.

Chắc chắn là có gian tế câu kết với Man tộc.
Giang lão gật đầu nói :
- Chắc chắn là thế.

Hiện Quan Phủ đang khẩn trương điều tra thủ phạm, cũng như nguồn lan truyền bệnh dịch, không thể để sự việc tái diễn.
Hồ lão phu tử nói :
- Đại nhân.

Loại bệnh dịch này rất nguy hiểm.

Dân chúng nhiễm bệnh thì sinh mạng giảm rất nhanh.

Thuốc do các dược sư điều chế tác dụng chậm, khôi phục không kịp.

Những người nhiễm bệnh chỉ vài canh giờ sau là tử vong.

Nếu có dùng thuốc cũng chỉ cầm cự được một ngày.

Đối phó bệnh dịch này, xem ra chỉ có tế tự thuật là hiệu quả.

Theo lão, đại nhân nên thân tự sang bên đó một chuyến.
Giang Phong trầm ngâm nghĩ ngợi.

Giang lão thấy vậy liền nói thêm :
- Bên đó loạn như thế, thế nào cũng có nhiều lưu dân chạy nạn.

Cậu qua đó, nhân tiện thu nhận lưu dân đưa về để tăng thêm dân số cho trấn ta.
Lưu dân.

Giang Phong rất cần lưu dân để tăng dân số của trấn.

Mà nếu là lưu dân chạy nạn thì càng dễ thu nhận.

Ánh mắt sáng lên, Giang Phong gật đầu nói :
- Ta đi chuẩn bị ngay đây.

Mọi việc ở đây trông cậy cả vào hai người vậy.
Hồ lão phu tử mỉm cười nói :
- Đại nhân yên tâm.


Mọi việc đã có lão lo.

Nếu Giang lão đầu lười biếng không chịu làm việc, lão sẽ đốc thúc lão ta.
Giang lão tức giận nói :
- Lão quỷ.

Lão bảo ai lười biếng.
Hồ lão phu tử vuốt chòm râu bạc, thủng thẳng nói :
- Ta chỉ ví dụ thôi mà.

Lão không có thì thôi.

Làm gì mà nóng dữ thế.

Đừng để người ta hiểu lầm là có tật giật mình đó.
Giang lão chỉ mặt Hồ lão phu tử, tức giận đến mức không nói nên lời :
- Lão … lão …
Hồ lão phu tử cũng vẫn vuốt râu cười nói :
- Ta làm sao.
Giang Phong khẽ lắc đầu mỉm cười, bế Long nhi rời Học Viện, qua Nha Phủ lệnh lão sư gia Lâm An chuẩn bị cho chuyến đi.

Ngoài Cấm vệ, pháp sư và tế tự, Giang Phong sẽ mang theo 1 đoàn cung thủ, 5 đoàn bộ binh, 5 thợ mộc, cùng với mấy vạn gỗ, đá, lương thực.

Giang Phong định cho xây dựng tế miếu ở những nơi sắp đến nên đem theo cả thợ mộc và vật tư.

Còn hành quân xa, lương thực là thứ không thể thiếu.
Sau đó Giang Phong đi qua Thần Miếu luyện chế các loại đặc thù vật tư, tức tinh thiết, tinh đồng, tinh ngân, tinh kim.

Xong đâu đấy, chợt nghĩ đến một việc, liền đi ra đại điện, sắp bày lễ vật trên bàn thờ Văn Tổ, tiến hành nghi lễ “Câu thông”.

Giữa hương trầm nghi ngút, Giang Phong trịnh trọng tụng đọc tế văn :
“Dụng danh nghĩa Thần sư, xin dâng tấm đan thành, trước tiên linh Tam Tổ, cùng thái cổ chư thần, khấn rằng :
Trời dựng Viêm triều một cõi;
Đất truyền Hồng Lạc vạn năm.
Thánh Tổ Càn khôn, xoay vần vũ trụ;
Đức ân gồm đủ, nhân nghĩa tề toàn.
Lòng ưu ái trong triều ngoài dã, thương mến trăm dân;
Tài kinh luân dọc đất ngang trời, dựng nền đại thống.
Dư uy truyền tứ hải;
Chính khí rạng núi sông.
Đất nước lắm người hay;
Nhân dân thêm giàu có.
Mở mang bờ cõi, công đức nghìn trùng;
Phù hộ tử tôn, khói hương vạn thuở.
Ngọn kim phong hiu hắt, cỏ cây nhường thấu tấm tinh thành;
Hồn cố quốc mơ màng, hương khói như khơi lòng kính mộ.
Thượng hưởng.”
Khói hương nghi ngút, cảnh vật mang mang.

Giang Phong nhắm mắt định thần, chợt nghe văng vẳng có tiếng nói :
- Hài tử.

Gọi ta có chuyện gì không ?
Giang Phong vội đáp :
- Cháu là Thần sư của Văn Tổ Thần Miếu.

Xin hỏi vị tôn thần nào đấy ạ ?
- A a.

Cửu tầng thiên giới, thập phương nhân gian, Cửu U Sum La, chỉ ta tôn quý.
Nhớ đến những lời bàn tán của mọi người, Giang Phong bật thốt :
- Thiên chủ.

Thiên chủ phải không ạ ?
- A a.

Cũng có kẻ gọi ta như thế ? Hài tử.

Gọi ta có chuyện gì ?
Thật may, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào, câu thông chư thần lại gặp ngay “Thiên chủ”.

Giang Phong kính cẩn nói :
- Dạ.

Cháu có một việc, muốn thỉnh ý chư thần đấy ạ.
- Cứ nói.

- Dạ.

Tế miếu là dùng để cho mọi người tế lễ chiêm bái, vậy mà hiện giờ chỉ có thể nhận phẩm vật của chúng tế tự, còn bình dân trăm họ thì không thể hiến tế chư thần được.

Cháu hy vọng tế miếu có thể nhận lễ vật của trăm họ, giúp họ cầu an cầu phúc, giải tai giải nạn.

Lễ vật một phần để cung hiến chư thần, một phần để chúng tế tự dùng cho việc tuyên truyền uy đức của tiên tổ, chư thần.

Không biết thượng ý thế nào ạ ?
- A a.

Cũng hay đấy.
- Vậy có được không ạ ?
- Sao lại không được.

Kể từ lúc này, các đình chùa miếu mạo thuộc hệ thống Văn Tổ Thần Miếu có thể nhận lễ vật của trăm họ.

Một nửa cung hiến chư thần, còn một nửa dùng cho các hoạt động của Thần Miếu.
- Tạ Thiên chủ.

Nhưng, trong hệ thống các kiến trúc của Thần Miếu có cả đình chùa nữa ạ.

Sao cháu thấy chỉ có miếu không hà ? Tế miếu, tổ miếu, Thần Miếu.

Toàn là miếu không hà ?
- A a.

Ta có nói đình chùa sao ?
- Vậy là không có ạ ?
- Ai bảo không có.

Hừm.

Tại ngươi chưa đủ điều kiện xây dựng đó thôi.
- Vậy thế nào mới đủ điều kiện ạ ?
- Hừm.

Tự ngươi phải tìm hiểu.

Ta đi đây.
Thanh âm ngừng hẳn.

Giang Phong khẽ thở phào.

Dự định thành công.

Tuy hệ thống lấy đến một nửa, nhưng nếu thu xếp hợp lý thì phần còn lại cũng rất đáng kể.

Thật ra Giang Phong cũng có thể dùng cách giao dịch kiểu như thu tiền vào tham quan Thần Miếu, nhưng làm như thế ít thì không sao, thu lợi nhiều quá sẽ không ổn.

Còn kiểu phân chia với hệ thống thế này, tuy phần thu sẽ ít hơn, nhưng được hệ thống bảo hộ.

Và dù không hỏi thêm được gì, nhưng Giang Phong cũng thầm mừng, vì do “Thiên chủ” lỡ lời mà sau này Thần Miếu sẽ có thêm các kiến trúc đình chùa.

Chỉ không biết đến khi nào mới đủ điều kiện.


Hy vọng không phải là quá lâu.

Cầu trời, à quên, cầu “Thiên chủ” a.
Khói hương dần tan, Long nhi lon ton chạy lại, ngơ ngác hỏi :
- Ba ba.

Khi nãy có chuyện gì thế ? Sao toàn khói không hà.

Long nhi không thấy gì hết.
Giang Phong bế Long nhi lên, âu yếm nói :
- A a.

Ba ba tế lễ thôi.

Lát nữa ba ba đi Hưng An Châu.

Long nhi đi theo không ?
Từ An Phú Trấn, theo dòng Nguyên Giang xuôi xuống hạ lưu sẽ đến Hưng An Châu ở phía đông, còn đi đường bộ, qua Định An Thành sẽ đến Mỹ An Châu ở phía bắc.

Thuyền có sẵn, Giang Phong quyết định đi đường thủy cho tiện.
Nghe hỏi, Long nhi vội nói ngay :
- Theo ạ.

Theo ạ.
Giang Phong mỉm cười, bế Long nhi đi xuống bến sông.

Binh sĩ, lương thực đã sẵn sàng.

Giang Phong cho xuống hết các trung thuyền.

Rồi cả đoàn thuyền 180 chiếc rần rộ xuôi dòng đi về phía đông.

Vì có ý định chiêu tập lưu dân chạy nạn nên có bao nhiêu trung thuyền Giang Phong đã cho đưa đi theo hết.

Trong trấn hiện giờ lương thực vật tư đều không thiếu, chỉ thiếu dân.

Chỉ cần tăng thêm hơn một nghìn dân nữa là đã có thể thăng cấp.

Do đó mà Giang Phong rất cần dân.

Mà thật ra những ai kiến thôn cũng đều rất cần dân.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương