Vương Mệnh
Chương 36: Khai Thông Thủy Lộ


Khi lương thực vật tư đã vận chuyển xong, nhân số cũng tập hợp đầy đủ, Giang Phong cho chuyển vật tư xuống 2 chiếc Bè vận chuyển đang neo đậu dưới Bến thuyền.

Mỗi bè 300 đơn vị gỗ và 300 đơn vị đá.

Sau đó phái 2 phổ thông dân chúng chèo thuyền và 2 sĩ binh lên mỗi bè.

Đủ tải trọng, bè được lệnh rời bến, xuôi theo hạ lưu hướng đến Giang Lâm thôn.
Đến khi 4 chiếc tiểu thuyền được đóng xong, số vật tư và lương thực còn lại được chuyển hết xuống thuyền, 2 thuyền chở đầy vật tư, 1 thuyền chở vật tư lương thực và ngư dân, thuyền còn lại chở Giang Phong, 2 gã hộ vệ và thợ mộc.

Đương nhiên mỗi thuyền đều có 1 phổ thông dân chúng cầm chèo.

Ba chiếc thuyền câu mới đóng được kéo theo phía sau.

Thuyền câu không tải khá nhẹ, có thể kéo theo mà không làm giảm tốc độ của tiểu thuyền.

Chuẩn bị xong, Giang Phong ra lệnh cho thợ mộc tiến hành xây dựng 10 tòa Trang viện (cấp 2) dọc hai bên đại lộ gần mé sông, lệnh Nhà tạo thuyền đóng thêm 10 chiếc tiểu thuyền nữa, sau đó truyền lệnh khởi trình.
Đoàn thuyền rời bến, hướng về Giang Lâm thôn.

Giang Phong định xây dựng Giang Lâm thôn thành 1 thôn làng phụ thuộc An Phú Trấn.

Dù sao thì hiện giờ Giang Lâm thôn cũng chẳng thuộc quyền quản lý của trấn nào cả.

Không ai quản thì Giang Phong quản vậy.
Tiểu thuyền tốc độ nhanh hơn nên chẳng mấy chốc là đã vượt qua Bè vận chuyển.

Mỗi bè đều có sĩ binh bảo hộ nên Giang Phong yên tâm, cho thuyền đi trước chứ không chờ đợi.
Đi đến khu vực cách An Phú Trấn khoảng 20 dặm, Giang Phong chợt thấy ở bờ bên kia, phía xa xa thấp thoáng có mấy mái nhà.

Thôn làng a.

Giang Phong đang rất cần thôn làng, nhưng phải là những thôn làng không ai quản.
Dừng thuyền, đậu sát vào bờ, Giang Phong dẫn 2 gã hộ vệ lên bờ tra xét.
Thôn này rất nhỏ, chỉ có 3 mái nhà tranh xiêu vẹo.


Bờ rào tre đổ nát, hư hỏng nhiều chỗ.

Vài bộ y phục rách nát phơi trên bờ rào.

Quang cảnh tiêu điều thảm đạm.

Giang Phong chưa hề thấy thôn nào lại nghèo đến vậy.
Thấy Giang Phong vào thôn, một lão già từ trong chạy ra nghênh đón, cung kính nói :
- Tiểu dân là thôn trưởng Yên Hạ thôn, xin tham kiến đại nhân.
Rồi lão phục xuống khóc ròng, vừa khóc vừa nói :
- Cuối cùng cũng có một vị đại nhân chú ý đến bản thôn rồi.

Trời cao có mắt a.
Giang Phong cau mày, cúi xuống đỡ lão dậy, hỏi :
- Lão nói vậy là từ trước đến giờ thôn này không được trấn nào quản lý phải không ?
Lão thôn trưởng nghẹn ngào đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Bản thôn nghèo quá, nhân số ít ỏi, lại ở nơi hẻo lánh, không vị đại nhân nào chú ý đến cả.
Nghĩ cũng phải, toàn thôn chỉ có 3 mái nhà, lại ở nơi xa xôi, đường đi không có, các trấn muốn quản lý cũng khó mà quản nổi, lại chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích.

Giang Phong cả mừng, nói :
- Từ giờ Yên Hạ thôn sẽ thống thuộc vào địa hạt của An Phú Trấn.
Lão thôn trưởng mừng rỡ vái dài, cung kính nói :
- Cám ơn đại nhân.
Hệ thống thanh âm :
- Đinh.

Chúc mừng Thiếu Quân, Yên Hạ thôn bắt đầu thống thuộc An Phú Trấn.

Do hội đủ điều kiện, có thể tiếp nhận.

Xin hỏi có tiếp nhận không ?

- Tiếp nhận.
- Đinh.

Chúc mừng Thiếu Quân, tiếp nhận thành công.
Giang Phong nhìn lão thôn trưởng hỏi :
- Bản thôn nhân khẩu thế nào, cuộc sống ra sao ?
Lão thôn trưởng cung kính nói :
- Bản thôn tổng nhân khẩu 14, trong đó ngư dân 1.

Bản thôn sinh sống chủ yếu nhờ vào câu cá ở bờ sông, bữa đói bữa no thôi ạ.
Chỉ có 14 nhân khẩu, còn ít hơn đội thân vệ của Giang Phong nữa.

Nhưng dù sao cũng là 1 thôn.

Giang Phong lệnh lão thôn trưởng tập hợp thôn dân, ra bờ sông vận chuyển vật tư từ dưới thuyền lên.

Tổng vật tư trên các thuyền là 500 đơn vị gỗ, 500 đơn vị đá và 100 đơn vị lương thực.
Ngẫm nghĩ giây lát, vừa đủ đá để xây dựng Bến thuyền, Giang Phong cho thợ mộc tiến hành xây dựng.

Thôn này giống Giang Lâm thôn, nằm sâu trong rừng, sinh sống chủ yếu nhờ sông, giao thông chỉ có thể nhờ vào thủy lộ, nên không thể thiếu Bến thuyền.
Xây dựng Bến thuyền xong, Giang Phong cấp cho thôn 1 chiếc thuyền câu.

Toàn thôn chỉ có 14 thôn dân, thuyền câu kém lắm mỗi ngày cũng câu được 20 đơn vị lương thực, tính ra cũng đủ ăn.

Ngoài ra còn cấp thêm 1 chiếc tiểu thuyền dùng để đi lại, để khi cần thôn dân có thể trực tiếp chèo thuyền đến An Phú Trấn mua bán sắm sửa.

Trước mắt tạm vậy đi.
Nhận 2 chiếc thuyền, lão thôn trưởng mừng không kể siết, dẫn đầu thôn dân phục lạy tạ ơn.

Từ giờ thôn không còn bị cách ly với bên ngoài nữa rồi.
Đến khi 2 chiếc Bè vận chuyển đi đến, Giang Phong cho gọi lại, chuyển lên bờ 20 đá, để xây dựng 3 biệt viện và 1 giếng nước.


Thế là Yên Hạ thôn đã có thể an cư, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đã không còn sợ đói.

Giang Phong định sẽ phái thêm thợ may đến, để thôn dân có thể ăn no mặc ấm, nhưng đó là chuyện sau này.
Chuyển hết số vật tư còn dư xuống thuyền, để lại 20 đơn vị lương thực, sau đó tiếp tục hành trình.

Do đã có kinh nghiệm, lần này Giang Phong chú ý quan sát hai bên bờ.

Quả nhiên, đi được khoảng 15 dặm lại phát hiện 1 thôn làng nữa.
Thôn này nằm sát bờ sông, mặc dù cũng còn khó khăn nhưng so với Yên Hạ thôn thì khá hơn nhiều.

Toàn thôn có 6 nóc nhà, quang cảnh cũng tương tự như Giang Lâm thôn.

Giang Phong cũng cho neo thuyền lại, lên bờ tra xét.
Hiện giờ Giang Phong có uy vọng 5, là nhị phẩm đại quan, vừa bước vào thôn là lão thôn trưởng đã vội ra nghênh đón, kính cẩn nói :
- Tiểu dân là thôn trưởng Nghĩa Khánh thôn, xin tham kiến đại nhân.
Giang Phong đưa mắt nhìn khắp thôn một lượt, đoạn hỏi :
- Nghĩa Khánh thôn thống thuộc trấn nào ?
Lão thôn trưởng đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Bản thôn quá xa xôi, không liên hệ được với trấn nào nên cũng không có trấn nào quản lý cả.
Giang Phong nhìn thẳng vào lão thôn trưởng, nghiêm giọng nói :
- Ta đang tra xét những thôn làng ở xa xôi, để thống nhất vào sự quản lý của triều đình.

Từ giờ Nghĩa Khánh thôn sẽ thống thuộc An Phú Trấn, ngươi có ý kiến gì không ?
Quan uy không phải chuyện đùa, lão thôn trưởng kinh hãi, run giọng nói :
- Tiểu dân không dám, tiểu dân không dám.
Hệ thống thanh âm :
- Đinh.

Chúc mừng Thiếu Quân, Nghĩa Khánh thôn bắt đầu thống thuộc An Phú Trấn.

Do hội đủ điều kiện, có thể tiếp nhận.

Xin hỏi có tiếp nhận không ?
- Tiếp nhận.
- Đinh.

Chúc mừng Thiếu Quân, tiếp nhận thành công.

Giang Phong nhìn lão thôn trưởng, hỏi :
- Bản thôn nhân khẩu thế nào, cuộc sống ra sao ?
Lão thôn trưởng đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Bản thôn tổng nhân khẩu 32, trong đó thợ săn 1, ngư dân 1, thợ may 1.

Bản thôn sinh sống chủ yếu nhờ vào săn bắn, đôi khi cũng câu được ít cá, cuộc sống cũng không đến nỗi đói khổ.

Chỉ có điều ở vào nơi hẻo lánh, đi lại khó khăn, hầu như bị cách ly với bên ngoài nên cuộc sống còn nhiều thiếu thốn.
Giang Phong nói :
- Vậy trước tiên ta sẽ cho xây dựng Bến thuyền và cấp thuyền cho thôn để tiện việc đi lại.

Khi cần các ngươi có thể chèo thuyền trực tiếp đến An Phú Trấn.
Lão thôn trưởng mừng rỡ :
- Cám ơn đại nhân.
Cũng giống như ở Yên Hạ thôn, Giang Phong cho xây dựng Bến thuyền, và cấp cho 2 thuyền câu với 1 tiểu thuyền.

Sau đó xây dựng 6 biệt viện và 1 giếng làm nơi sinh hoạt cho thôn dân.
Còn dư lại 271 đơn vị gỗ và 45 đơn vị đá.

Giang Phong cho xây dựng thêm Trại mộc bên bìa rừng, để thợ mộc lại làm việc, và dựng thêm 4 biệt viện cho thợ mộc, ngư dân và 2 gã sĩ binh ở.

Nghĩa Khánh thôn tạm thời tăng lên 10 nóc nhà.

Số vật tư còn lại cũng tạm thời lưu lại đấy, chờ đủ vật tư sẽ xây dựng thêm những kiến trúc sau này.
Vật tư sử dụng gần hết, có đi tiếp nữa cũng vô ích, Giang Phong truyền quay thuyền hồi trấn.
Đoàn thuyền đi được vài dặm, chợt Giang Phong nghe thấy loáng thoáng trong mé rừng có tiếng quát tháo, nghe kỹ, trong các câu nói đều dùng những từ ngữ hiện đại, hẳn phải là người chơi chứ không phải NPC.

Lạ a.

Ở nơi hẻo lánh sao lại có người chơi.

Dù có đi lạc cũng đâu đến nỗi lạc đến tận chỗ xa xôi này.

Mà nghe thanh âm dường như là có đánh nhau.
Bất thường a.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương