[Vô Hạn Lưu] Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian
-
Chương 59
Tim tôi chết lặng theo từng câu
chữ lúc nói chuyện với Tử Duy. Biểu hiện của Hồ Tử Duy gần như không
thay đổi. Nhưng cái cách sức sống của anh ta biến mất khỏi gương mặt
không khác gì của một kẻ vừa chết trên giường bệnh.
Tôi biết rõ khuôn mặt đó. Tôi đã từng thấy nó rồi. Sau một khoảng thời gian quá dài, anh ta chỉ trả lời ngắn gọn.
“ Cám ơn cô. “
Sự hối hận trào dâng ngay lập tức. Nó khiến thời gian ngừng lại. Khiến cho khoảnh khắc đó in vào tâm trí tôi.
Tử Duy bước đi. Hai ánh nhìn theo dõi tấm lưng đó. Phan và tôi.
“ Chúng ta có nên đi theo anh ta không? “ _ Phan hỏi. Đúng câu hỏi tôi định thốt lên.
Cả hai nhìn nhau, chần chừ không biết mình nên làm gì. Chỉ có điều Phan không bao giờ là một con người thích đứng một chỗ lâu.
Thoắt một cái, tên này đã phóng đi, hắn còn kéo tay tôi khiến tôi chẳng có lựa chọn nào khác.
Cái bóng của người con trai Hồ gia cũng nhanh nhẹn không kém. Anh ta lao đi như tên lửa. Trong chớp mắt đã đến ngôi chùa nhỏ.
Cảnh phim bị ấn dừng, cả hai đứng im như pho tượng, Hồ Tử Duy, kiếm đã rút khỏi bao từ lúc nào không hay, và vị sư chùa cầm chổi đứng sững, bụi trần cuốn quanh chân. Họ nhìn nhau.
Hồ Tử Duy chém kiếm đầu tiên.
Cây chổi đứt làm đôi. Người cầm chổi nhanh nhạy nhảy né.
Tên cầm kiếm gườm đối thủ. Sự giận dữ và căm ghét tràn qua khuôn mặt điển trai. Sự đau khổ lại thống trị khuôn mặt đó trên người em trai sinh đôi.
“ Em biết ngày này rồi cuối cùng tới. “ _ giọng Tử Huy cố lắm mới không run lên _ “ bao nhiêu năm lẩn tránh cũng không thoát nổi quả báo. “
“Tường Vy đâu? Cô ấy đâu rồi? “ _ Tử Duy nghiến răng, anh ta cũng run lên, nhưng vì một lí do khác.
Đôi vai của người em trai sõng xuống:
“ Cô ấy ra đi rồi. “
Tử Duy, có lẽ đã gục xuống ngay lúc ấy. Chỉ có cây kiếm nắm chặt trong tay cho anh ta đủ sức mạnh để giữ lấy cơn giận này. Tại sao? Cô ấy đã ra đi thế nào? Những câu hỏi ấy ở ngay trên đầu môi. Nhưng Tử Duy không nói gì. Càng biết nhiều, càng đau khổ mà thôi.
Phan muốn nhảy ra mà ngăn cảnh này lại. Anh em tương tàn, có ai muốn đâu? Đến những kẻ không liên quan cũng không thể làm ngơ. Tuy nhiên tôi lại không thể để Phan vậy. Móng tay tôi ấn vào cả da tay cậu ta để giữ lại.
“ Cô không định làm gì ư? “
“ Đây là chuyện của họ. Đừng! “
Cậu ta như cũng muốn nổi quạu với tôi. Hai bên quắc mắt lên nhìn nhau, như một trận đấu nhỏ ngay bên cạnh trận đấu kia.
Chỉ có điều Tử Duy đã bắt đầu luôn rồi. Anh ta nói thẳng với người em:
“ Nếu hôm nay một trong hai ta không bỏ mạng thì không thể thoát được kiếp nạn này. “
Tử Huy gật đầu. Nhưng anh ta cần một cây kiếm.
“ Mệ. “
Thằng bé đầu trọc ngó cái đầu ra. Ba cái đầu khác cũng nghiêng ra nghe ngóng.
“ Đem cho thầy miếng vải đen. “
Kiếm của Tử Huy cũ kĩ và bám bụi làm sao, khác hẳn thanh kiếm điệu nghệ trong vỏ bao gắn ngọc của người anh trai. Chỉ có điều nó mới là thanh kiếm Tử Duy mong muốn.
Trước khi ra đi cùng vợ sắp cưới của anh trai mình trong đúng đám cưới của họ, Tử Huy cũng ẵm luôn thanh kiếm gia truyền.
“ Nếu em thua, anh sẽ làm gì với Gió Tàn? “
Câu hỏi này khiến Tử Duy bàng hoàng. Vứt nó đi? Không, một thanh kiếm quí như vậy lại vứt đi thì thực vô tâm với nó. Giữ nó lại để dùng? Và rồi mỗi lần rút kiếm lại nhớ đến sự phản bội của chính gia đình? Mang nó về đưa lại cho người cha già? Tặng nó cho một người khác?
Lưỡi kiếm sáng lên trong vạt nắng. Nó cũng đang im lặng chờ người chủ cũ quyết định.
Đôi lông mày nheo lại rồi thả ra trước khi anh trả lời:
“ Ta sẽ tính tiếp khi ngươi đã không còn nữa. “
Hay nói cách khác, anh ta không có câu trả lời.
Tử Huy dường như cũng đồng lòng. Giây phút bình yên cuối cùng đã kết thúc. Hai người anh em nhìn nhau, đủ mọi cảm xúc đến từ hai gương mặt giống hệt nhau. Trước khi tôi kịp thở, hai thanh kiếm đã vung lên.
Tử Duy nhanh hơn. Anh ta tấn công tới tấp. Thậm chí có những lúc tưởng như chẳng phải chiêu kiếm gì cả, chỉ là những đường chém của kẻ điên loạn. thế rồi tất cả những gì tất cả những gì tử duy có thể tung ra là những nhát chém tán loạn. Chúng có thể khiến người thường sợ hãi, nhưng đối với những người học võ thì chẳng là gì. Người cầm kiếm phải kiềm chế cảm xúc khi dùng kiếm chính là vì vậy.
Có lẽ người em trai cũng nhận ra điều đó. Nhưng anh ta không đánh trả mỗi lúc nhận thấy sơ hở. Chỉ thủ rồi né rồi tiếp tục thủ. Từ lúc nào đã lùi cả mười bước chân. Nhưng Tử Huy không phải là kẻ thua. Đó mới là Tử Duy.
Trong một trận đấu, đôi khi chỉ cần xem chiêu thức đầu tiên cũng biết ai sẽ thắng, ai sẽ thua.
Nhưng kẻ thắng lại không muốn thắng. Anh ta tự nhận thua.
Lưỡi kiếm nhắm ngay cổ quá rõ ràng. Vậy mà nó vẫn không bị ngăn lại. Đỉnh kiếm rạch nát động mạch. Máu kẻ đáng lẽ phải thắng đổ ra, đỏ như một lời nói dối.
Bốn đứa trẻ rú lên. Ba kẻ lạ mặt đứng xung quanh xác nhà sư. Nhà sư, ngay lúc chết, mỉm cười. Kẻ giết người thì suy sụp đến tận tâm cản. Máu đã đổ. Mạng người đã thay lời xin lỗi không được nói ra.
Với lời hứa sẽ được trả một đồng vàng, bác bán cải đồng ý đưa chúng tôi ra khỏi ngôi làng ngay lập tức. Hồ Bắc không quá xa và xe cải hàng ngày cũng chỉ được nhiều nhất nửa đồng bạc nếu bán hết sớm.
Thằng bé Đức là đứa duy nhất vẫn thức thao láo cả con đường. Ba nhóc kia khóc cho đến lúc thiếp đi. Tôi không dám nhìn vào mắt thằng bé. Nó đỏ hoe, không biết lúc nào nước mắt lại chảy như sông.
Đôi mắt đấy cắm thẳng vào Tử Duy, như muốn bắt anh ta phải nhìn vào mình mà giải thích tất cả. Một câu chuyện quá dài cho một đứa trẻ. Có lẽ trong tương lai, khi nhà sư đứng đầu ngôi chùa duy nhất ở Hồ Bắc đưa cho nó bức thư tôi viết, Đức sẽ hiểu được mọi chuyện. Tử Duy không biết tôi đã để lại bức thư ấy khi đưa mấy thằng bé vào ngôi chùa với mười đồng vàng.
Nhưng sự im lặng cố chấp của kẻ họ Hồ khiến tôi không thể không nghĩ tới một tương lai mà Đức sẽ đi tìm anh ta để đòi lại công bằng cho vị sư đã nuôi lớn mình. Cách đôi mắt đỏ hoe đấy vẫn nhìn chằm chằm vào lưng Tử Duy trước khi cánh cửa gỗ đỏ đóng sập đủ để khiến Phan và tôi đều rùng mình.
Tiền đổi từ mặt dây chuyền tên cướp để lại cho chúng tôi nhiều hơn tôi có thể ngờ. Chỉ là một mặt ngọc thô kệch mà đắt giá vậy sao?
Tử Duy chẳng nói một câu từ lúc hạ kiếm. Một tuần liền anh ta ngồi trong phòng ở quán trọ. Im lặng như mình mới là kẻ đã chết trong trận đấu.
Có lẽ là vậy. Có lẽ cả hai người anh em sinh đôi đã chết cùng nhau.
Mọi chuyện có thực sự phải kết thúc như vậy không? Lấy cái chết làm lời xin lỗi không thể nói ra. Lời xin lỗi duy nhất Tử Duy sẽ chịu nghe. Rồi bây giờ thì người anh trai lại có máu của chính em mình trên tay, trên thanh kiếm mình dùng. Máu có thể rửa đi. Vết thương lòng này thì không thể.
Tôi vẫn nhìn thấy Tử Huy trên khuôn mặt của Tử Duy. Tôi nhìn thấy nỗi đau đấy. Sự phản bội dẫn đến hận thù. Rồi mai kia Đức sẽ lại đi tìm câu trả lời đầy máu này.
Bản thân tôi như một kẻ giật dây mà không bị phạt. Tôi khóc ướt đẫm cả lưng Phan trong khi anh ta cứ nói rằng tôi chẳng có lỗi. Anh ta nói lại đúng câu đó cả ngày, cho đến khi tôi chịu lắng nghe, và ít nhất là ngừng khóc lại. Về Tử Duy, anh ta thiếu chút nữa đã đẩy cửa phòng tên Hồ gia, bóp lấy cổ Tử Duy cho đến khi Tử Duy sống lại.
Thực ra một điều tương tự xảy ra không lâu sau, khi một lá thư gửi thẳng đến nhà trọ, đề tên cả ba chúng tôi.
“ Hồ Tử Duy và gia đình. “
Bên góc của thư cài huy hiệu cây cung và mũi tên.
Tôi biết rõ khuôn mặt đó. Tôi đã từng thấy nó rồi. Sau một khoảng thời gian quá dài, anh ta chỉ trả lời ngắn gọn.
“ Cám ơn cô. “
Sự hối hận trào dâng ngay lập tức. Nó khiến thời gian ngừng lại. Khiến cho khoảnh khắc đó in vào tâm trí tôi.
Tử Duy bước đi. Hai ánh nhìn theo dõi tấm lưng đó. Phan và tôi.
“ Chúng ta có nên đi theo anh ta không? “ _ Phan hỏi. Đúng câu hỏi tôi định thốt lên.
Cả hai nhìn nhau, chần chừ không biết mình nên làm gì. Chỉ có điều Phan không bao giờ là một con người thích đứng một chỗ lâu.
Thoắt một cái, tên này đã phóng đi, hắn còn kéo tay tôi khiến tôi chẳng có lựa chọn nào khác.
Cái bóng của người con trai Hồ gia cũng nhanh nhẹn không kém. Anh ta lao đi như tên lửa. Trong chớp mắt đã đến ngôi chùa nhỏ.
Cảnh phim bị ấn dừng, cả hai đứng im như pho tượng, Hồ Tử Duy, kiếm đã rút khỏi bao từ lúc nào không hay, và vị sư chùa cầm chổi đứng sững, bụi trần cuốn quanh chân. Họ nhìn nhau.
Hồ Tử Duy chém kiếm đầu tiên.
Cây chổi đứt làm đôi. Người cầm chổi nhanh nhạy nhảy né.
Tên cầm kiếm gườm đối thủ. Sự giận dữ và căm ghét tràn qua khuôn mặt điển trai. Sự đau khổ lại thống trị khuôn mặt đó trên người em trai sinh đôi.
“ Em biết ngày này rồi cuối cùng tới. “ _ giọng Tử Huy cố lắm mới không run lên _ “ bao nhiêu năm lẩn tránh cũng không thoát nổi quả báo. “
“Tường Vy đâu? Cô ấy đâu rồi? “ _ Tử Duy nghiến răng, anh ta cũng run lên, nhưng vì một lí do khác.
Đôi vai của người em trai sõng xuống:
“ Cô ấy ra đi rồi. “
Tử Duy, có lẽ đã gục xuống ngay lúc ấy. Chỉ có cây kiếm nắm chặt trong tay cho anh ta đủ sức mạnh để giữ lấy cơn giận này. Tại sao? Cô ấy đã ra đi thế nào? Những câu hỏi ấy ở ngay trên đầu môi. Nhưng Tử Duy không nói gì. Càng biết nhiều, càng đau khổ mà thôi.
Phan muốn nhảy ra mà ngăn cảnh này lại. Anh em tương tàn, có ai muốn đâu? Đến những kẻ không liên quan cũng không thể làm ngơ. Tuy nhiên tôi lại không thể để Phan vậy. Móng tay tôi ấn vào cả da tay cậu ta để giữ lại.
“ Cô không định làm gì ư? “
“ Đây là chuyện của họ. Đừng! “
Cậu ta như cũng muốn nổi quạu với tôi. Hai bên quắc mắt lên nhìn nhau, như một trận đấu nhỏ ngay bên cạnh trận đấu kia.
Chỉ có điều Tử Duy đã bắt đầu luôn rồi. Anh ta nói thẳng với người em:
“ Nếu hôm nay một trong hai ta không bỏ mạng thì không thể thoát được kiếp nạn này. “
Tử Huy gật đầu. Nhưng anh ta cần một cây kiếm.
“ Mệ. “
Thằng bé đầu trọc ngó cái đầu ra. Ba cái đầu khác cũng nghiêng ra nghe ngóng.
“ Đem cho thầy miếng vải đen. “
Kiếm của Tử Huy cũ kĩ và bám bụi làm sao, khác hẳn thanh kiếm điệu nghệ trong vỏ bao gắn ngọc của người anh trai. Chỉ có điều nó mới là thanh kiếm Tử Duy mong muốn.
Trước khi ra đi cùng vợ sắp cưới của anh trai mình trong đúng đám cưới của họ, Tử Huy cũng ẵm luôn thanh kiếm gia truyền.
“ Nếu em thua, anh sẽ làm gì với Gió Tàn? “
Câu hỏi này khiến Tử Duy bàng hoàng. Vứt nó đi? Không, một thanh kiếm quí như vậy lại vứt đi thì thực vô tâm với nó. Giữ nó lại để dùng? Và rồi mỗi lần rút kiếm lại nhớ đến sự phản bội của chính gia đình? Mang nó về đưa lại cho người cha già? Tặng nó cho một người khác?
Lưỡi kiếm sáng lên trong vạt nắng. Nó cũng đang im lặng chờ người chủ cũ quyết định.
Đôi lông mày nheo lại rồi thả ra trước khi anh trả lời:
“ Ta sẽ tính tiếp khi ngươi đã không còn nữa. “
Hay nói cách khác, anh ta không có câu trả lời.
Tử Huy dường như cũng đồng lòng. Giây phút bình yên cuối cùng đã kết thúc. Hai người anh em nhìn nhau, đủ mọi cảm xúc đến từ hai gương mặt giống hệt nhau. Trước khi tôi kịp thở, hai thanh kiếm đã vung lên.
Tử Duy nhanh hơn. Anh ta tấn công tới tấp. Thậm chí có những lúc tưởng như chẳng phải chiêu kiếm gì cả, chỉ là những đường chém của kẻ điên loạn. thế rồi tất cả những gì tất cả những gì tử duy có thể tung ra là những nhát chém tán loạn. Chúng có thể khiến người thường sợ hãi, nhưng đối với những người học võ thì chẳng là gì. Người cầm kiếm phải kiềm chế cảm xúc khi dùng kiếm chính là vì vậy.
Có lẽ người em trai cũng nhận ra điều đó. Nhưng anh ta không đánh trả mỗi lúc nhận thấy sơ hở. Chỉ thủ rồi né rồi tiếp tục thủ. Từ lúc nào đã lùi cả mười bước chân. Nhưng Tử Huy không phải là kẻ thua. Đó mới là Tử Duy.
Trong một trận đấu, đôi khi chỉ cần xem chiêu thức đầu tiên cũng biết ai sẽ thắng, ai sẽ thua.
Nhưng kẻ thắng lại không muốn thắng. Anh ta tự nhận thua.
Lưỡi kiếm nhắm ngay cổ quá rõ ràng. Vậy mà nó vẫn không bị ngăn lại. Đỉnh kiếm rạch nát động mạch. Máu kẻ đáng lẽ phải thắng đổ ra, đỏ như một lời nói dối.
Bốn đứa trẻ rú lên. Ba kẻ lạ mặt đứng xung quanh xác nhà sư. Nhà sư, ngay lúc chết, mỉm cười. Kẻ giết người thì suy sụp đến tận tâm cản. Máu đã đổ. Mạng người đã thay lời xin lỗi không được nói ra.
Với lời hứa sẽ được trả một đồng vàng, bác bán cải đồng ý đưa chúng tôi ra khỏi ngôi làng ngay lập tức. Hồ Bắc không quá xa và xe cải hàng ngày cũng chỉ được nhiều nhất nửa đồng bạc nếu bán hết sớm.
Thằng bé Đức là đứa duy nhất vẫn thức thao láo cả con đường. Ba nhóc kia khóc cho đến lúc thiếp đi. Tôi không dám nhìn vào mắt thằng bé. Nó đỏ hoe, không biết lúc nào nước mắt lại chảy như sông.
Đôi mắt đấy cắm thẳng vào Tử Duy, như muốn bắt anh ta phải nhìn vào mình mà giải thích tất cả. Một câu chuyện quá dài cho một đứa trẻ. Có lẽ trong tương lai, khi nhà sư đứng đầu ngôi chùa duy nhất ở Hồ Bắc đưa cho nó bức thư tôi viết, Đức sẽ hiểu được mọi chuyện. Tử Duy không biết tôi đã để lại bức thư ấy khi đưa mấy thằng bé vào ngôi chùa với mười đồng vàng.
Nhưng sự im lặng cố chấp của kẻ họ Hồ khiến tôi không thể không nghĩ tới một tương lai mà Đức sẽ đi tìm anh ta để đòi lại công bằng cho vị sư đã nuôi lớn mình. Cách đôi mắt đỏ hoe đấy vẫn nhìn chằm chằm vào lưng Tử Duy trước khi cánh cửa gỗ đỏ đóng sập đủ để khiến Phan và tôi đều rùng mình.
Tiền đổi từ mặt dây chuyền tên cướp để lại cho chúng tôi nhiều hơn tôi có thể ngờ. Chỉ là một mặt ngọc thô kệch mà đắt giá vậy sao?
Tử Duy chẳng nói một câu từ lúc hạ kiếm. Một tuần liền anh ta ngồi trong phòng ở quán trọ. Im lặng như mình mới là kẻ đã chết trong trận đấu.
Có lẽ là vậy. Có lẽ cả hai người anh em sinh đôi đã chết cùng nhau.
Mọi chuyện có thực sự phải kết thúc như vậy không? Lấy cái chết làm lời xin lỗi không thể nói ra. Lời xin lỗi duy nhất Tử Duy sẽ chịu nghe. Rồi bây giờ thì người anh trai lại có máu của chính em mình trên tay, trên thanh kiếm mình dùng. Máu có thể rửa đi. Vết thương lòng này thì không thể.
Tôi vẫn nhìn thấy Tử Huy trên khuôn mặt của Tử Duy. Tôi nhìn thấy nỗi đau đấy. Sự phản bội dẫn đến hận thù. Rồi mai kia Đức sẽ lại đi tìm câu trả lời đầy máu này.
Bản thân tôi như một kẻ giật dây mà không bị phạt. Tôi khóc ướt đẫm cả lưng Phan trong khi anh ta cứ nói rằng tôi chẳng có lỗi. Anh ta nói lại đúng câu đó cả ngày, cho đến khi tôi chịu lắng nghe, và ít nhất là ngừng khóc lại. Về Tử Duy, anh ta thiếu chút nữa đã đẩy cửa phòng tên Hồ gia, bóp lấy cổ Tử Duy cho đến khi Tử Duy sống lại.
Thực ra một điều tương tự xảy ra không lâu sau, khi một lá thư gửi thẳng đến nhà trọ, đề tên cả ba chúng tôi.
“ Hồ Tử Duy và gia đình. “
Bên góc của thư cài huy hiệu cây cung và mũi tên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook