Việc Máu
-
Chương 14
Buddy Lockridge tấp chiếc Taurus vào một ô trống ở bãi đậu xe của Video GraFX Consultants trên Đại lộ La Brea, Hollywood. Ngày thứ hai lái xe cho McCaleb, Lockridge không mặc bộ đồ bảnh chọe kiểu Hollywood nữa. Lần này anh mặc quần soóc dùng để đi thuyền và áo sơ mi Hawaii lòe loẹt vẽ những cây hạ uy cầm với mấy cô thiếu nữ uốn éo hông trôi bồng bềnh trên nền đại dương xanh. McCaleb bảo anh ta rằng chắc ông sẽ đi không lâu rồi chui ra khỏi xe.
VGC là một cơ sở được dùng chủ yếu bởi ngành giải trí. Nó cho thuê thiết bị video chuyên nghiệp cũng như studio biên tập và lồng tiếng video. Các nhà làm phim cấp ba, vốn dĩ sản phẩm làm ra hầu hết đều quay bằng video, là khách hàng chủ yếu của VGC, nhưng nơi này cũng cung cấp một trong các phòng lab hiệu ứng âm thanh và cải thiện chất lượng hình ảnh tốt nhất ở Hollywood.
Trước đây McCaleb đã vào VGC một lần, dạo đó ông làm biệt phái cho đơn vị chuyên án nhà băng của phòng tác chiến. Đó là mặt tiêu cực của việc ông được chuyển từ trụ sở ở Quantico sang nhóm tiền tiêu của phòng tác chiến; về mặt tổ chức, ông nằm dưới sự chỉ huy của thám tử đặc nhiệm PTC phụ trách chỉ huy. Và bất cứ khi nào cấp trên cho rằng công việc ở đơn vị chuyên án giết người hàng loạt đang tiến triển ì ạch - nếu như có chuyện đó thật - thì y như rằng ông ta sẽ lôi McCaleb ra đặng ấn vào chỗ khác, thường là chỗ mà McCaleb xem như dưới tầm mình.
Khi vào VGC lần trước, ông cầm trong tay cuốn băng video quay bằng camera trên trần của Nhà băng Wells Cargo tại Beverly Hills. Nhà băng này bị vài tên cướp đeo mặt nạ xông vào cướp lấy đi 363.000 đô tiền mặt. Đó là vụ cướp nhà băng thứ tư của bọn này trong vòng mười hai ngày. Manh mối duy nhất các thám tử có được là cuốn băng video. Khi một trong các tên cướp vươn tay qua quầy thu ngân để chộp túi tiền mà cô thu ngân vừa nhét tiền vào, tay áo hắn vướng vào mép quầy bằng đá hoa cương và bị cuốn về phía sau. Tên cướp nhanh chóng cuộn tay áo ra đằng trước trở lại, nhưng trong một khoảnh khắc ngắn hơn giây người ta có thể thấy một hình xăm ở mặt trong cánh tay trước của hắn. Hình bị nhiễu, lại quay bằng camera cách xa tới chín mét. Sau khi kỹ thuật viên ở phòng lab của phòng tác chiến bảo anh ta chịu không làm gì được, người ta quyết định không gửi cuốn băng tới tổng hành dinh ở Washington bởi nếu để người ở đó phân tích cho xong thì phải đợi hơn một tháng. Bọn cướp thì cứ ba ngày lại làm ăn một lần. Trong cuốn băng chúng có vẻ kích động, gần như hung bạo. Cần phải làm thật nhanh.
McCaleb mang cuốn băng đến Video GraFX. Một kỹ thuật viên của VGC trích khung hình ra khỏi cuốn băng và, chỉ trong một ngày, bằng biện pháp tăng độ phân giải và phóng đại, đã cải thiện được hình ảnh đến mức nhìn thấy rõ hình xăm. Đó là một con đại bàng bay, một bên móng cắp khẩu súng trường, móng kia quặp một lưỡi hái.
Nhờ hình xăm đó mà họ phá được vụ án. Bản mô tả hình xăm được gửi bằng telex, ảnh chụp thì gửi bằng fax đến sáu mươi phòng tác chiến trên toàn quốc. Rồi thì một nhân viên giám sát ở Văn phòng Butte chuyển tiếp thông tin đến Phòng Thường trú nhỏ hơn tại Coeur d’TAlene, Idaho, ở đây có một đặc vụ nhận ra hình xăm này là biểu hiệu mà anh ta từng thấy trên lá cờ treo bên ngoài tư gia một thành viên của một nhóm cực đoan chống chính phủ tại địa phương. Nhóm này có những lúc từng bị Cục Điều tra Liên bang giám sát và tình nghi bởi gần đây họ mua những thửa đất nông thôn rộng thênh thang bên ngoài thành phố. Chừng đó giám sát viên bên chính phủ có thể cung cấp cho phòng tác chiến LA danh sách họ tên và số bảo hiểm xã hội của các thành viên nhóm này. Các đặc vụ liền bắt đầu kiểm tra các khách sạn và chẳng bao lâu phát hiện bảy thành viên của nhóm đang lưu lại Khách sạn Airport Hilton. Họ bắt đầu tiến hành giám sát nhóm này và ngày hôm sau theo dõi bọn chúng cướp một nhà băng ở Willowbrook. Ba mươi đặc vụ được triển khai ở các vị trí canh chừng, sẵn sàng xông vào ngay khi có dấu hiệu bọn cướp dùng vũ lực. Nhưng không có dấu hiệu gì. Họ lại theo dõi bọn cướp quay về khách sạn, và rồi các cảnh sát ăn mặc giả làm bồi bàn và nhân viên dọn phòng tóm gọn chúng một cách có hệ thống ngay tại phòng chúng trọ.
Cuối cùng một trong các tên cướp hợp tác với cảnh sát và thú nhận rằng băng của chúng đi cướp nhà băng để kiếm tiền mua thêm đất ở Idaho. Nhóm này muốn mua đất để các thành viên có thể an toàn trú ẩn cho qua Trận chiến Cuối cùng mà lãnh tụ của họ hứa hẹn sắp xảy đến với nước Mỹ.
Giờ McCaleb lại đến. Khi bước tới quầy lễ tân, ông để ý thấy bức thư cảm tạ có đóng dấu của Cục mà ông đã gửi cho họ sau vụ điều tra băng cướp kia, nay được đóng khung gắn trên tường sau lưng người tiếp tân. Ông tựa sát vào quầy cho đến khi đọc được tên của người mà ông đề gửi thư này.
“Tôi giúp gì được cho ông?” cô tiếp tân hỏi.
McCaleb chỉ lá thư mà nói: “Tôi muốn nói chuyện với ông Tony Banks.”
Cô hỏi tên McCaleb, dường như không nhận ra mặc dù nó nằm sờ sờ trên bức thư treo tường đằng sau cô, rồi thì cô gọi điện thoại. Không lâu sau, một người mà McCaleb nhận ra là Tony Banks bước ra chào ông. Anh ta không nhận ra McCaleb, mãi đến khi ông kể lại câu chuyện cuốn video ở nhà băng thì anh ta mới nhớ.
“Đúng rồi, đúng rồi, tôi nhớ. Chính ông gửi lá thư ấy.”
Anh ta chỉ lá thư lồng khung.
“Là tôi đấy.”
“Vậy tôi làm gì được cho ông đây? Lại một vụ nhà băng nữa à?”
Anh ta đang nhìn cuốn băng McCaleb cầm trên tay.
“Ờ, tôi có một vụ khác đây. Tôi đang tự hỏi liệu anh có xem qua cái này được không. Ở đây có mấy cái tôi muốn xem liệu có thể nhìn rõ hơn được không.”
“Rồi, ta sẽ xem. Tôi luôn sẵn lòng giúp mà.”
Anh ta dẫn McCaleb đi dọc một hành lang phủ thảm màu xám, qua mấy cánh cửa mà lần trước đến đây ông đã biết là phòng biên tập. Họ đang ăn nên làm ra. Cửa nào cũng có biển đề Đang bận. Từ sau một trong các cửa ấy McCaleb nghe thấy những tiếng hổn hển thống khoái bị ỉm cho nghẹt lại. Banks ngoái lại nhìn ông mà đảo tròn mắt.
“Không phải thực đâu,” anh ta nói. “Người ta biên tập băng đó mà.”
McCaleb gật đầu. Lần trước ông đến đây anh ta cũng giải thích với ông y như thế.
Banks mở cánh cửa cuối hành lang. Anh ta thò đầu vào để đoán chắc là phòng trống, đoạn lùi lại ra dấu bảo McCaleb vào. Có hai chiếc ghế đặt trước một máy biên tập video, bên trên máy là một màn hình ba mươi inch. Banks mở máy, bấm một cái nút, ổ băng bên trái liền mở ra.
“Cái này sẽ hơi kinh đấy,” McCaleb nói. “Có người bị bắn chết. Nếu muốn, anh có thể ra ngoài, rồi tôi sẽ tua ngay tới khung hình anh cần xem.”
Banks nghĩ một thoáng về đề nghị của ông. Anh ta là người mảnh khảnh trạc ba mươi, mái tóc ẻo lả nhuộm vàng đến mức hầu như trắng xóa. Trên đỉnh thì dài còn bốn phía lại tỉa ngắn. Kiểu đầu Hollywood.
“Tôi thấy máu me chết chóc nhiều rồi,” anh ta nói. “Cho vào đi.”
“Giống cái này thì không, tôi nghĩ vậy. Giữa máu me chết chóc trong đời thật với trong phim ảnh có sự khác nhau đấy.”
“Cho vào đi.”
McCaleb cho cuốn băng vào rãnh và Banks bắt đầu cho chiếu. McCaleb nghe được tiếng thở của anh chàng trẻ tuổi khi anh ta quan sát cảnh Gloria Torres bị túm lấy từ đằng sau rồi thì khẩu súng gí vào đầu cô mà bắn. McCaleb rướn về phía trước đặt tay lên núm Dừng. Khi đến đúng khoảnh khắc đó, sau khi Chan Ho Kang bị bắn và xác ông già gục ngã vắt ngang qua quầy rồi trượt lui, ông nhấn nút để dừng hình lại. Rồi, dùng một cái nút, ông chuyển hình tới lui chầm chậm cho tới khi dừng được đúng khung hình ông muốn. Ông nhìn Banks. Nom anh chàng như thể toàn bộ sự ác của thế nhân vừa mới được phơi bày cho anh ta thấy.
“Anh không sao chứ?”
“Rùng rợn quá.”
“Phải. Rùng rợn thật.”
“Tôi giúp gì được cho ông?”
McCaleb lấy bút chì ra khỏi túi áo mà trỏ vào màn hình, gõ gõ nơi cái đồng hồ trên cổ tay Kang.
“Cái đồng hồ á?”
“Ừ. Tôi muốn biết liệu có thể phóng to khung hình này lên hoặc làm sao đó để tôi đọc được giờ trên đồng hồ hay không? Tôi muốn biết tại thời điểm này trên cuốn băng thì cái đồng hồ chỉ mấy giờ.”
“Giờ ư? Thế còn cái này?”
Anh ta trỏ vào dòng giờ phút chạy qua mép dưới màn hình.
“Giờ đó tôi không tin được. Thành thử tôi mới cần cái đồng hồ.”
Banks cúi người tới phía trước, bắt đầu chỉnh tới chỉnh lui các phím trên bảng điều khiển tiêu cự và cỡ ảnh.
“Cái này không phải bản gốc,” anh ta nói.
“Cuốn băng ấy hả? Không, nhưng sao?”
“Không phóng to được nhiều đâu. Ông lấy bản gốc được không?”
“Tôi e là không.”
McCaleb nhìn màn hình. Banks đã làm cho ảnh rõ và lớn hơn. Choán toàn bộ màn hình là phần thân trên và cánh tay dang thẳng của Kang. Nhưng mặt đồng hồ vẫn là một mảng xám mờ.
“Thôi thì, nếu ông để cuốn băng lại đây cho tôi, tôi làm được gì chăng là thế này thôi: tôi sẽ mầy mò chút đỉnh, đem tới một trong mấy tay ở lab. Có thể phóng lên một chút, làm rõ hơn một chút bằng cách tăng độ phân giải. Nhưng với thiết bị này thì tôi chỉ làm được đến thế thôi.”
“Theo anh liệu có đáng làm không, dù không có bản gốc? Liệu có được gì không?”
“Tôi không biết, nhưng cũng đáng thử xem. Người ta có thể làm mấy chuyện điên rồ ngoài kia. Ông đang truy tìm hắn phải không? Thằng cha trong cuốn băng ấy?”
Anh ta ra hiệu về phía màn hình, dù lúc này hung thủ không có đó.
“Ừ, tôi truy hắn.”
“Vậy thì sẽ xem mình làm được gì. Ông để cái này lại được không?”
“Ừ. Tôi muốn nói là... ừ, anh sao một bản cho tôi để tôi lúc nào cũng có bên mình, được chứ? Tôi có thể còn cần để cho người khác xem nữa.”
“Được chứ. Để tôi đi sao.”
Banks đứng dậy rời phòng. McCaleb ngồi nhìn chăm chăm vào màn hình. Ông đã quan sát cách Banks dùng cái máy. Ông tua lại băng rồi phóng to một khung hình cho thấy hung thủ bịt mặt. Chẳng ích gì mấy. Ông tua tới trước một chút rồi dừng ở một khung cận cảnh khuôn mặt Gloria. Ông cảm thấy mình thật sỗ sàng khi ở gần đến vậy vào lúc đó, nhìn chăm chăm một người đàn bà vừa mới bị lấy mạng. Mặt cô đang nghiêng bên trái và con mắt duy nhất ông thấy được vẫn còn đang mở.
McCaleb nhận thấy có ba cái hoa tai trên tai trái cô. Một cái là một khuy nhỏ hình trăng lưỡi liềm bằng bạc. Kế đó, xuôi xuống khúc lượn cong của tai, là một cái vòng nhỏ mà ông đoán là bằng bạc, rồi cuối cùng, lủng lẳng dưới dái tai là một hoa tai hình chữ thập. Ông biết các phụ nữ trẻ hiện nay có cái kiểu đeo nhiều hoa tai trên ít nhất là một tai.
Trong khi tiếp tục chờ Banks, ông nghịch lần nữa mấy cái nút tua tới tua lui, cho băng quay lại cho tới khi nhìn thấy được phía bên phải của Gloria, ngay khi cô bước vào khung hình. Ông thấy chỉ có một hoa tai trên tai phải cô, một vầng trăng lưỡi liềm khác.
Banks quay lại mang theo một cuốn băng và mau mắn nhét vào ổ băng thứ hai trong khi tua nốt cuốn đầu tiên. Anh ta chỉ mất chừng ba mươi giây để làm bản sao cấp tốc. Anh ta lấy bản sao ra, đút vào một cái hộp rồi đưa cho McCaleb.
“Cám ơn,” McCaleb nói. “Theo anh thì phải bao lâu nữa mới có người thu xếp được để làm việc với nó?”
“Chúng tôi cũng khá bận. Nhưng tôi sẽ sang bên phòng nhân sự xem liệu có phân được ai càng sớm càng tốt không. Có lẽ là ngày mai hoặc thứ Bảy. Được không?”
“Được. Cám ơn nhé, Tony, tôi rất cảm kích.”
“Có gì đâu. Tôi không biết liệu có còn giữ danh thiếp của ông không. Ông cần tôi gọi điện không?”
Ngay lúc đó McCaleb quyết định tiếp tục lừa. Ông đã không bảo Banks ông không còn là thám tử FBI nữa. Ông nghĩ Banks hẳn sẽ làm việc này nghiêm túc hơn nếu anh ta đinh ninh ông đang làm cho Cục Điều tra Liên bang.
“Tôi bảo này, để tôi cho anh số máy riêng nhé. Nếu anh gọi mà tôi không nhấc máy thì để tin nhắn lại, khi nào gọi lại được là tôi sẽ gọi ngay.”
“Cũng được. Hy vọng chúng tôi giúp được.”
“Tôi cũng thế. À Tony này, anh làm ơn đừng cho ai xem cuốn băng nếu không cần thiết phải xem, nhé.”
“Tôi không cho ai xem đâu,” Banks nói, hơi đỏ mặt. McCaleb nhận ra rằng, hoặc là ông vừa làm Banks bối rối bằng một yêu cầu không nhất thiết phải nói ra, hoặc ông đã yêu cầu như vậy đúng lúc Banks đang nghĩ xem có thể cho ai xem cuốn băng. McCaleb nghĩ có lẽ cái sau thì đúng hơn.
McCaleb cho anh ta số điện thoại, họ bắt tay, rồi McCaleb một mình đi ngược trở lại hành lang. Khi đi ngang qua cánh cửa mà ban nãy ông nghe những tiếng ồ à vờ vịt ấy, ông nhận thấy giờ thì nó im lìm.
Khi mở cửa chiếc Taurus, McCaleb nghe tiếng radio đang bật và nhận thấy Lockridge đang để một chiếc harmonica trên đùi, sẵn sàng nhấc lên chơi nếu gặp đúng bài nào đó cất lên. Buddy gấp một cuốn sách có nhan đề Cái chết của người giọng nam cao lại. Anh ta đã đánh dấu một chỗ ở nửa chừng sách.
“Chuyện gì xảy ra với Thám tử Fujigama?”
“Sao cơ?”
“Cuốn sách anh đọc hôm qua ấy.”
“Thám tử Imanishi điều tra. Tôi đọc xong rồi.”
“Ừ thì Imanishi. Anh đọc nhanh thật.”
“Sách hay thì đọc nhanh. Anh cũng đọc tiểu thuyết vụ án à?”
“Sao tôi lại phải đọc những thứ người ta bịa ra khi mà tôi đã thấy toàn thứ thiệt và không sao chịu nổi?”
Buddy khởi động xe. Anh phải xoay bộ phận đánh lửa hai lần nó mới chịu nổ.
“Nó là một thế giới rất khác. Cái gì cũng có thứ tự rạch ròi, thiện ác phân minh, kẻ ác luôn lãnh phần đích đáng, người hùng thì luôn ngời ngời chói lọi, không chuyện gì không được giải quyết tới nơi tới chốn. Nó là một liều giải dược giúp cho mình vui thú giữa cõi đời thực.”
“Nghe chán ngắt.”
“Không, nghe vững lòng. Giờ đi đâu đây?”
VGC là một cơ sở được dùng chủ yếu bởi ngành giải trí. Nó cho thuê thiết bị video chuyên nghiệp cũng như studio biên tập và lồng tiếng video. Các nhà làm phim cấp ba, vốn dĩ sản phẩm làm ra hầu hết đều quay bằng video, là khách hàng chủ yếu của VGC, nhưng nơi này cũng cung cấp một trong các phòng lab hiệu ứng âm thanh và cải thiện chất lượng hình ảnh tốt nhất ở Hollywood.
Trước đây McCaleb đã vào VGC một lần, dạo đó ông làm biệt phái cho đơn vị chuyên án nhà băng của phòng tác chiến. Đó là mặt tiêu cực của việc ông được chuyển từ trụ sở ở Quantico sang nhóm tiền tiêu của phòng tác chiến; về mặt tổ chức, ông nằm dưới sự chỉ huy của thám tử đặc nhiệm PTC phụ trách chỉ huy. Và bất cứ khi nào cấp trên cho rằng công việc ở đơn vị chuyên án giết người hàng loạt đang tiến triển ì ạch - nếu như có chuyện đó thật - thì y như rằng ông ta sẽ lôi McCaleb ra đặng ấn vào chỗ khác, thường là chỗ mà McCaleb xem như dưới tầm mình.
Khi vào VGC lần trước, ông cầm trong tay cuốn băng video quay bằng camera trên trần của Nhà băng Wells Cargo tại Beverly Hills. Nhà băng này bị vài tên cướp đeo mặt nạ xông vào cướp lấy đi 363.000 đô tiền mặt. Đó là vụ cướp nhà băng thứ tư của bọn này trong vòng mười hai ngày. Manh mối duy nhất các thám tử có được là cuốn băng video. Khi một trong các tên cướp vươn tay qua quầy thu ngân để chộp túi tiền mà cô thu ngân vừa nhét tiền vào, tay áo hắn vướng vào mép quầy bằng đá hoa cương và bị cuốn về phía sau. Tên cướp nhanh chóng cuộn tay áo ra đằng trước trở lại, nhưng trong một khoảnh khắc ngắn hơn giây người ta có thể thấy một hình xăm ở mặt trong cánh tay trước của hắn. Hình bị nhiễu, lại quay bằng camera cách xa tới chín mét. Sau khi kỹ thuật viên ở phòng lab của phòng tác chiến bảo anh ta chịu không làm gì được, người ta quyết định không gửi cuốn băng tới tổng hành dinh ở Washington bởi nếu để người ở đó phân tích cho xong thì phải đợi hơn một tháng. Bọn cướp thì cứ ba ngày lại làm ăn một lần. Trong cuốn băng chúng có vẻ kích động, gần như hung bạo. Cần phải làm thật nhanh.
McCaleb mang cuốn băng đến Video GraFX. Một kỹ thuật viên của VGC trích khung hình ra khỏi cuốn băng và, chỉ trong một ngày, bằng biện pháp tăng độ phân giải và phóng đại, đã cải thiện được hình ảnh đến mức nhìn thấy rõ hình xăm. Đó là một con đại bàng bay, một bên móng cắp khẩu súng trường, móng kia quặp một lưỡi hái.
Nhờ hình xăm đó mà họ phá được vụ án. Bản mô tả hình xăm được gửi bằng telex, ảnh chụp thì gửi bằng fax đến sáu mươi phòng tác chiến trên toàn quốc. Rồi thì một nhân viên giám sát ở Văn phòng Butte chuyển tiếp thông tin đến Phòng Thường trú nhỏ hơn tại Coeur d’TAlene, Idaho, ở đây có một đặc vụ nhận ra hình xăm này là biểu hiệu mà anh ta từng thấy trên lá cờ treo bên ngoài tư gia một thành viên của một nhóm cực đoan chống chính phủ tại địa phương. Nhóm này có những lúc từng bị Cục Điều tra Liên bang giám sát và tình nghi bởi gần đây họ mua những thửa đất nông thôn rộng thênh thang bên ngoài thành phố. Chừng đó giám sát viên bên chính phủ có thể cung cấp cho phòng tác chiến LA danh sách họ tên và số bảo hiểm xã hội của các thành viên nhóm này. Các đặc vụ liền bắt đầu kiểm tra các khách sạn và chẳng bao lâu phát hiện bảy thành viên của nhóm đang lưu lại Khách sạn Airport Hilton. Họ bắt đầu tiến hành giám sát nhóm này và ngày hôm sau theo dõi bọn chúng cướp một nhà băng ở Willowbrook. Ba mươi đặc vụ được triển khai ở các vị trí canh chừng, sẵn sàng xông vào ngay khi có dấu hiệu bọn cướp dùng vũ lực. Nhưng không có dấu hiệu gì. Họ lại theo dõi bọn cướp quay về khách sạn, và rồi các cảnh sát ăn mặc giả làm bồi bàn và nhân viên dọn phòng tóm gọn chúng một cách có hệ thống ngay tại phòng chúng trọ.
Cuối cùng một trong các tên cướp hợp tác với cảnh sát và thú nhận rằng băng của chúng đi cướp nhà băng để kiếm tiền mua thêm đất ở Idaho. Nhóm này muốn mua đất để các thành viên có thể an toàn trú ẩn cho qua Trận chiến Cuối cùng mà lãnh tụ của họ hứa hẹn sắp xảy đến với nước Mỹ.
Giờ McCaleb lại đến. Khi bước tới quầy lễ tân, ông để ý thấy bức thư cảm tạ có đóng dấu của Cục mà ông đã gửi cho họ sau vụ điều tra băng cướp kia, nay được đóng khung gắn trên tường sau lưng người tiếp tân. Ông tựa sát vào quầy cho đến khi đọc được tên của người mà ông đề gửi thư này.
“Tôi giúp gì được cho ông?” cô tiếp tân hỏi.
McCaleb chỉ lá thư mà nói: “Tôi muốn nói chuyện với ông Tony Banks.”
Cô hỏi tên McCaleb, dường như không nhận ra mặc dù nó nằm sờ sờ trên bức thư treo tường đằng sau cô, rồi thì cô gọi điện thoại. Không lâu sau, một người mà McCaleb nhận ra là Tony Banks bước ra chào ông. Anh ta không nhận ra McCaleb, mãi đến khi ông kể lại câu chuyện cuốn video ở nhà băng thì anh ta mới nhớ.
“Đúng rồi, đúng rồi, tôi nhớ. Chính ông gửi lá thư ấy.”
Anh ta chỉ lá thư lồng khung.
“Là tôi đấy.”
“Vậy tôi làm gì được cho ông đây? Lại một vụ nhà băng nữa à?”
Anh ta đang nhìn cuốn băng McCaleb cầm trên tay.
“Ờ, tôi có một vụ khác đây. Tôi đang tự hỏi liệu anh có xem qua cái này được không. Ở đây có mấy cái tôi muốn xem liệu có thể nhìn rõ hơn được không.”
“Rồi, ta sẽ xem. Tôi luôn sẵn lòng giúp mà.”
Anh ta dẫn McCaleb đi dọc một hành lang phủ thảm màu xám, qua mấy cánh cửa mà lần trước đến đây ông đã biết là phòng biên tập. Họ đang ăn nên làm ra. Cửa nào cũng có biển đề Đang bận. Từ sau một trong các cửa ấy McCaleb nghe thấy những tiếng hổn hển thống khoái bị ỉm cho nghẹt lại. Banks ngoái lại nhìn ông mà đảo tròn mắt.
“Không phải thực đâu,” anh ta nói. “Người ta biên tập băng đó mà.”
McCaleb gật đầu. Lần trước ông đến đây anh ta cũng giải thích với ông y như thế.
Banks mở cánh cửa cuối hành lang. Anh ta thò đầu vào để đoán chắc là phòng trống, đoạn lùi lại ra dấu bảo McCaleb vào. Có hai chiếc ghế đặt trước một máy biên tập video, bên trên máy là một màn hình ba mươi inch. Banks mở máy, bấm một cái nút, ổ băng bên trái liền mở ra.
“Cái này sẽ hơi kinh đấy,” McCaleb nói. “Có người bị bắn chết. Nếu muốn, anh có thể ra ngoài, rồi tôi sẽ tua ngay tới khung hình anh cần xem.”
Banks nghĩ một thoáng về đề nghị của ông. Anh ta là người mảnh khảnh trạc ba mươi, mái tóc ẻo lả nhuộm vàng đến mức hầu như trắng xóa. Trên đỉnh thì dài còn bốn phía lại tỉa ngắn. Kiểu đầu Hollywood.
“Tôi thấy máu me chết chóc nhiều rồi,” anh ta nói. “Cho vào đi.”
“Giống cái này thì không, tôi nghĩ vậy. Giữa máu me chết chóc trong đời thật với trong phim ảnh có sự khác nhau đấy.”
“Cho vào đi.”
McCaleb cho cuốn băng vào rãnh và Banks bắt đầu cho chiếu. McCaleb nghe được tiếng thở của anh chàng trẻ tuổi khi anh ta quan sát cảnh Gloria Torres bị túm lấy từ đằng sau rồi thì khẩu súng gí vào đầu cô mà bắn. McCaleb rướn về phía trước đặt tay lên núm Dừng. Khi đến đúng khoảnh khắc đó, sau khi Chan Ho Kang bị bắn và xác ông già gục ngã vắt ngang qua quầy rồi trượt lui, ông nhấn nút để dừng hình lại. Rồi, dùng một cái nút, ông chuyển hình tới lui chầm chậm cho tới khi dừng được đúng khung hình ông muốn. Ông nhìn Banks. Nom anh chàng như thể toàn bộ sự ác của thế nhân vừa mới được phơi bày cho anh ta thấy.
“Anh không sao chứ?”
“Rùng rợn quá.”
“Phải. Rùng rợn thật.”
“Tôi giúp gì được cho ông?”
McCaleb lấy bút chì ra khỏi túi áo mà trỏ vào màn hình, gõ gõ nơi cái đồng hồ trên cổ tay Kang.
“Cái đồng hồ á?”
“Ừ. Tôi muốn biết liệu có thể phóng to khung hình này lên hoặc làm sao đó để tôi đọc được giờ trên đồng hồ hay không? Tôi muốn biết tại thời điểm này trên cuốn băng thì cái đồng hồ chỉ mấy giờ.”
“Giờ ư? Thế còn cái này?”
Anh ta trỏ vào dòng giờ phút chạy qua mép dưới màn hình.
“Giờ đó tôi không tin được. Thành thử tôi mới cần cái đồng hồ.”
Banks cúi người tới phía trước, bắt đầu chỉnh tới chỉnh lui các phím trên bảng điều khiển tiêu cự và cỡ ảnh.
“Cái này không phải bản gốc,” anh ta nói.
“Cuốn băng ấy hả? Không, nhưng sao?”
“Không phóng to được nhiều đâu. Ông lấy bản gốc được không?”
“Tôi e là không.”
McCaleb nhìn màn hình. Banks đã làm cho ảnh rõ và lớn hơn. Choán toàn bộ màn hình là phần thân trên và cánh tay dang thẳng của Kang. Nhưng mặt đồng hồ vẫn là một mảng xám mờ.
“Thôi thì, nếu ông để cuốn băng lại đây cho tôi, tôi làm được gì chăng là thế này thôi: tôi sẽ mầy mò chút đỉnh, đem tới một trong mấy tay ở lab. Có thể phóng lên một chút, làm rõ hơn một chút bằng cách tăng độ phân giải. Nhưng với thiết bị này thì tôi chỉ làm được đến thế thôi.”
“Theo anh liệu có đáng làm không, dù không có bản gốc? Liệu có được gì không?”
“Tôi không biết, nhưng cũng đáng thử xem. Người ta có thể làm mấy chuyện điên rồ ngoài kia. Ông đang truy tìm hắn phải không? Thằng cha trong cuốn băng ấy?”
Anh ta ra hiệu về phía màn hình, dù lúc này hung thủ không có đó.
“Ừ, tôi truy hắn.”
“Vậy thì sẽ xem mình làm được gì. Ông để cái này lại được không?”
“Ừ. Tôi muốn nói là... ừ, anh sao một bản cho tôi để tôi lúc nào cũng có bên mình, được chứ? Tôi có thể còn cần để cho người khác xem nữa.”
“Được chứ. Để tôi đi sao.”
Banks đứng dậy rời phòng. McCaleb ngồi nhìn chăm chăm vào màn hình. Ông đã quan sát cách Banks dùng cái máy. Ông tua lại băng rồi phóng to một khung hình cho thấy hung thủ bịt mặt. Chẳng ích gì mấy. Ông tua tới trước một chút rồi dừng ở một khung cận cảnh khuôn mặt Gloria. Ông cảm thấy mình thật sỗ sàng khi ở gần đến vậy vào lúc đó, nhìn chăm chăm một người đàn bà vừa mới bị lấy mạng. Mặt cô đang nghiêng bên trái và con mắt duy nhất ông thấy được vẫn còn đang mở.
McCaleb nhận thấy có ba cái hoa tai trên tai trái cô. Một cái là một khuy nhỏ hình trăng lưỡi liềm bằng bạc. Kế đó, xuôi xuống khúc lượn cong của tai, là một cái vòng nhỏ mà ông đoán là bằng bạc, rồi cuối cùng, lủng lẳng dưới dái tai là một hoa tai hình chữ thập. Ông biết các phụ nữ trẻ hiện nay có cái kiểu đeo nhiều hoa tai trên ít nhất là một tai.
Trong khi tiếp tục chờ Banks, ông nghịch lần nữa mấy cái nút tua tới tua lui, cho băng quay lại cho tới khi nhìn thấy được phía bên phải của Gloria, ngay khi cô bước vào khung hình. Ông thấy chỉ có một hoa tai trên tai phải cô, một vầng trăng lưỡi liềm khác.
Banks quay lại mang theo một cuốn băng và mau mắn nhét vào ổ băng thứ hai trong khi tua nốt cuốn đầu tiên. Anh ta chỉ mất chừng ba mươi giây để làm bản sao cấp tốc. Anh ta lấy bản sao ra, đút vào một cái hộp rồi đưa cho McCaleb.
“Cám ơn,” McCaleb nói. “Theo anh thì phải bao lâu nữa mới có người thu xếp được để làm việc với nó?”
“Chúng tôi cũng khá bận. Nhưng tôi sẽ sang bên phòng nhân sự xem liệu có phân được ai càng sớm càng tốt không. Có lẽ là ngày mai hoặc thứ Bảy. Được không?”
“Được. Cám ơn nhé, Tony, tôi rất cảm kích.”
“Có gì đâu. Tôi không biết liệu có còn giữ danh thiếp của ông không. Ông cần tôi gọi điện không?”
Ngay lúc đó McCaleb quyết định tiếp tục lừa. Ông đã không bảo Banks ông không còn là thám tử FBI nữa. Ông nghĩ Banks hẳn sẽ làm việc này nghiêm túc hơn nếu anh ta đinh ninh ông đang làm cho Cục Điều tra Liên bang.
“Tôi bảo này, để tôi cho anh số máy riêng nhé. Nếu anh gọi mà tôi không nhấc máy thì để tin nhắn lại, khi nào gọi lại được là tôi sẽ gọi ngay.”
“Cũng được. Hy vọng chúng tôi giúp được.”
“Tôi cũng thế. À Tony này, anh làm ơn đừng cho ai xem cuốn băng nếu không cần thiết phải xem, nhé.”
“Tôi không cho ai xem đâu,” Banks nói, hơi đỏ mặt. McCaleb nhận ra rằng, hoặc là ông vừa làm Banks bối rối bằng một yêu cầu không nhất thiết phải nói ra, hoặc ông đã yêu cầu như vậy đúng lúc Banks đang nghĩ xem có thể cho ai xem cuốn băng. McCaleb nghĩ có lẽ cái sau thì đúng hơn.
McCaleb cho anh ta số điện thoại, họ bắt tay, rồi McCaleb một mình đi ngược trở lại hành lang. Khi đi ngang qua cánh cửa mà ban nãy ông nghe những tiếng ồ à vờ vịt ấy, ông nhận thấy giờ thì nó im lìm.
Khi mở cửa chiếc Taurus, McCaleb nghe tiếng radio đang bật và nhận thấy Lockridge đang để một chiếc harmonica trên đùi, sẵn sàng nhấc lên chơi nếu gặp đúng bài nào đó cất lên. Buddy gấp một cuốn sách có nhan đề Cái chết của người giọng nam cao lại. Anh ta đã đánh dấu một chỗ ở nửa chừng sách.
“Chuyện gì xảy ra với Thám tử Fujigama?”
“Sao cơ?”
“Cuốn sách anh đọc hôm qua ấy.”
“Thám tử Imanishi điều tra. Tôi đọc xong rồi.”
“Ừ thì Imanishi. Anh đọc nhanh thật.”
“Sách hay thì đọc nhanh. Anh cũng đọc tiểu thuyết vụ án à?”
“Sao tôi lại phải đọc những thứ người ta bịa ra khi mà tôi đã thấy toàn thứ thiệt và không sao chịu nổi?”
Buddy khởi động xe. Anh phải xoay bộ phận đánh lửa hai lần nó mới chịu nổ.
“Nó là một thế giới rất khác. Cái gì cũng có thứ tự rạch ròi, thiện ác phân minh, kẻ ác luôn lãnh phần đích đáng, người hùng thì luôn ngời ngời chói lọi, không chuyện gì không được giải quyết tới nơi tới chốn. Nó là một liều giải dược giúp cho mình vui thú giữa cõi đời thực.”
“Nghe chán ngắt.”
“Không, nghe vững lòng. Giờ đi đâu đây?”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook