Việc Máu
-
Chương 11
Tươi tỉnh trở lại sau khi chợp mắt một tiếng đồng hồ, có nằm mơ gì hay không cũng chẳng nhớ, McCaleb làm một cái bánh xăng uých bằng bánh mì trắng và phó mát chế biến sẵn. Ông mở một lon Coke để chiêu bánh rồi đi lên bàn bếp xem xét vụ Gloria Torres.
Ông khởi sự bằng cuốn băng giám sát lấy từ Siêu thị Sherman. Băng này ông đã xem hai lần cùng với Arrango và Walters, nhưng vẫn quyết định cần phải xem lại. Ông cho băng vào rồi xem với tốc độ bình thường, đoạn cho phần bánh ăn dở vào bồn rửa. Ông không ăn thêm được nữa. Nội tạng ông siết lại quá chặt.
Ông tua lại băng rồi lại cho chạy từ đầu, lần này quay chậm. Các động tác của Gloria trông có vẻ uể oải và thư giãn. McCaleb thấy mình hầu như sẵn sàng cười đáp lại nụ cười của cô. Ông tự hỏi cô đang nghĩ gì. Có phải nụ cười đó dành cho ông Kang không? Ông ngờ không phải. Đó là một nụ cười bí ẩn. Nụ cười cho cái gì đó ở bên trong, ông đoán rằng cô đang nghĩ tới thằng con, và chừng đó ông nhận ra rằng ít nhất cô cũng đã sung sướng vào khoảnh khắc cuối cùng có ý thức đó.
Cuốn băng không mang lại ý tưởng nào mới, mà chỉ nhen nhóm lại nỗi căm giận tên hung thủ. Sau đó ông cho cuốn băng quay hiện trường tội ác và quan sát phần lập hồ sơ, công việc đo đạc và định lượng số người chết. Xác của Gloria dĩ nhiên không còn ở đó và chỗ máu cô đổ trên sàn rất ít - nhờ có Người Tốt bụng. Nhưng cái xác của chủ hiệu thì nằm rúm ró trên sàn phía sau quầy, bị quây kín giữa bốn bề toàn máu. Nó khiến McCaleb nghĩ tới bà già ông đã gặp trong cửa hàng ngày hôm trước. Bà đứng ngay tại nơi chồng bà đã gục xuống. Phải có sự can trường nào đó mới có thể làm vậy, thứ can trường mà McCaleb nghĩ chắc mình không có được.
Tắt băng xong, ông bắt đầu đọc kỹ chồng báo cáo. Arrango và Walters đã không sản xuất ra nhiều giấy tờ như Winston. McCaleb cố gắng không coi điều này có ý nghĩa gì hệ trọng, nhưng vẫn không thể nào không coi là vậy được. Theo kinh nghiệm của ông, kích thước của một bộ hồ sơ án mạng phản ánh không những chỉ sự thấu đáo của công cuộc điều tra mà cả mức độ tận tụy của điều tra viên nữa. McCaleb tin rằng có một mối gắn bó thiêng liêng giữa nạn nhân và điều tra viên. Mọi cảnh sát chuyên án giết người đều hiểu điều này. Một số người thấu hiểu điều này tận trong tâm khảm. Số khác thì ít hơn, với họ tất cả chẳng qua chỉ là để trụ vững về mặt tâm lý. Nhưng nó vẫn có đó, bên trong tất cả họ. Không quan trọng anh có theo đạo gì không, một khi anh đã tin rằng linh hồn người đã khuất đang theo dõi anh. Thậm chí dù anh cứ đinh ninh tất thảy mọi chuyện rồi sẽ kết thúc khi anh thở hơi cuối cùng, anh vẫn lên tiếng cho người đã chết. Tên anh được thốt ra trong hơi thở cuối cùng. Nhưng chỉ mình anh nghe thấy nó. Mình anh thôi. Không một tội ác nào khác còn xảy ra một khi đã có cái giao ước như thế.
McCaleb đặt sang một bên chồng hồ sơ dày cộp về khám nghiệm pháp y xác Gloria và Kang, để đọc sau cùng. Ông biết rằng, cũng như với hồ sơ vụ Cordell, khám nghiệm pháp y sẽ chẳng cho được mấy chi tiết đáng kể ngoài những gì đã rõ. Ông nhanh chóng lướt qua các báo cáo sơ khởi về tội ác, rồi chuyển sang một tờ mỏng ghi tường trình của các nhân chứng. Đó là lời khai của những người mỗi kẻ đóng một vai nhỏ trong toàn cảnh: một nhân viên trạm xăng, một người lái xe đi ngang qua, một nhân viên tòa soạn Thời báo làm việc cùng Gloria. Rồi có cả những báo cáo tóm lược điều tra, báo cáo bổ sung, tờ trình sự việc, sơ đồ hiện trường tội ác, báo cáo phân tích đạn đạo và một bản kê theo trình tự thời gian những chuyến đi cùng các cuộc gọi mà nhóm thám tử điều tra vụ này đã thực hiện. Nằm dưới cùng chồng này là bản chép lại cuộc gọi của Người Tốt bụng chưa bao giờ được nhận diện, khi anh này gọi cho đài 911 sau khi tình cờ có mặt tại hiện trường vụ nã súng và cố gắng cứu mạng Gloria. Những lời được ghi lại này là của một kẻ nói tiếng Anh trọ trẹ, giữa khi đang hấp tấp muốn trình báo một vụ bắn người. Nhưng khi nhân viên trực tổng đài đề nghị chuyển anh ta sang cho một người biết tiếng Tây Ban Nha thì anh ta từ chối.
NGƯỜI GỌI: Tôi phải đi. Tôi đi ngay đây. Cô gái bị bắn nặng lắm. Thằng đó chạy rồi. Nó lái xe đi rồi. Xe màu đen, giống xe tải.
ĐIỆN THOẠI VIÊN: Ông ơi, xin hãy giữ máy... Này ông? Ông ơi?
Thế thôi. Anh ta đi rồi. Anh ta có nhắc tới chiếc xe nhưng chẳng mô tả gì về nghi phạm.
Theo sau bản ghi này là một báo cáo đạn đạo nhận định rằng các viên đạn lấy được tại hiện trường và trong quá trình khám nghiệm tử thi Chan Ho Kang là đạn chín ly bọc kim loại của hãng Federal. Anh chụp lấy từ băng video trong cửa hàng được phân tích, và người ta một lần nữa nhận định khẩu súng là loại HK P7.
Sau khi sơ bộ đọc xong phần còn lại của các báo cáo, McCaleb mới chợt vỡ lẽ rằng cái còn thiếu trong bộ hồ sơ án mạng là một trình tự thời gian. Không như vụ Cordell vốn chỉ có một nhân chứng, vụ Torres có nhiều nhân chứng và mốc thời gian nhỏ. Rõ ràng là các điều tra viên, sau khi có được ngần ấy thứ, đã không ngồi xuống mà lắp ghép cả lại thành một chuỗi trình tự trước sau. Họ đã không tái tạo thứ tự diễn ra các tình tiết mà nếu ghép lại thì sẽ thành tổng thể sự kiện.
McCaleb tựa lưng vào ghế, nghiền ngẫm điều đó một lát. Sao lại không có? Liệu một trình tự thời gian chính xác các sự kiện như thế có ích gì không? Có lẽ ban đầu thì không, ông nghĩ. Nếu nói về chuyện nhận diện kẻ sát nhân thì không ích gì lắm. Và ít nhất là ở giai đoạn đầu, duy chỉ việc nhận diện đó là quan trọng thôi. Nhưng phân tích các sự kiện theo trình tự thời gian thì cần phải làm sau đó, sau khi bụi đã lắng xuống, có thể nói vậy. McCaleb vẫn thường khuyên các điều tra viên chuyển vụ án của họ lên cho ông rằng họ nên lập trình tự các sự việc. Việc này sẽ giúp họ lật đổ chứng cứ ngoại phạm, tìm ra lỗ hổng trong lời khai của nhân chứng, đơn giản là bởi nó cho điều tra viên nắm chắc hơn và biết rõ hơn chính xác điều gì đã xảy ra.
McCaleb biết rõ mình đang phán xét chê bôi người ta khi sự đã rồi. Arrango và Walters không có dư thì giờ để bắt tay làm một vụ đã xảy ra từ hai tháng trước. Hẳn là họ nghĩ trình tự thời gian đã qua mất rồi. Họ còn những chuyện khác phải lo, những vụ khác phải bận tâm.
Ông đứng dậy đi vào bếp bật máy pha cà phê. Ông lại thấy mệt, thế mà ông chỉ vừa thức được có chín mươi phút. Từ hồi thay tim tới giờ McCaleb không uống nhiều cà phê lắm. Bác sĩ Fox đã bảo ông tránh chất cafêin, và khi thỉnh thoảng ông phớt lờ lời khuyên đó mà làm một tách, đôi khi nó khiến ông nghe thình thình trong ngực. Nhưng ông muốn mình tỉnh táo để làm cho xong việc. Ông chấp nhận rủi ro.
Khi cà phê xong, ông rót cho mình một cốc vại, cho thêm sữa và đường. Ông lại ngả vào lưng ghế, lặng lẽ tự trừng phạt mình vì đã tìm cớ bào chữa cho Arrango và Walters. Đáng ra họ phải dùng thì giờ để lo vụ này tới nơi tới chốn mới phải.
McCaleb tự giận mình vì đã nghĩ tới một điều khác.
Ông cầm giấy nhớ lên rồi bắt đầu vừa đọc lần nữa các lời khai của nhân chứng vừa ghi lại những thời điểm đáng lưu ý và một tóm lược ngắn những gì mỗi nhân chứng cung cấp cho vụ án. Đoạn ông ghi thêm lên đó một số ghi chú lấy từ các báo cáo khác liên quan đến vụ việc. Làm ngần ấy việc mất một tiếng đồng hồ, suốt thời gian đó ông rót thêm cà phê vào cốc ba lần mà không thực sự nghĩ mình đang làm gì. Khi xong xuôi, ông đã tạo ra được một chuỗi trình tự các tình tiết trên hai trang giấy nhớ. Trong khi săm soi công trình của mình, ông nhận ra rằng vấn đề là cái trình tự đó không mấy chính xác, chỉ có tác dụng tham chiếu ở vài điểm, và bao hàm những mâu thuẫn rành rành, nếu không nói là những điều không thể xảy ra.
10:01 tối - Hết ca B, phòng in báo Los Angeles Thời báo, cơ sở Chatsworth. Gloria nạp thẻ để ra về.
10:10 tối - (khoảng chừng) - Gloria rời cơ quan cùng đồng nghiệp Annette Stapleton. Họ trò chuyện nơi bãi đỗ xe chừng năm phút. Gloria ra về bằng chiếc Honda Civic màu xanh dương.
10:29 tối - Gloria ghé trạm xăng Chevron tại Winnetka, Roscoe. Mua bằng thẻ tín dụng tự phục vụ: 14,40 đô. Nhân viên Connor Davis nhớ rằng Gloria là một khách quen thường ghé trạm vào ban đêm và hay hỏi về tỉ số thi đấu thể thao vì anh ta thường nghe tường thuật qua radio. Thời điểm dựa theo số liệu trên thẻ tín dụng.
10:40 đến 10:43 tối - khoảng chừng - Ellen Taaffe lái ô tô về phía Đông trên Phố Sherman, hạ kính xe nghe có tiếng bụp khi đi ngang qua Siêu thị Sherman. Nhìn xem, không thấy có chuyện gì. Có hai xe trong bãi. Các bảng hiệu trên cửa sổ chợ ngăn không cho nhìn vào trong cửa hàng. Trong khi nhìn, cô lại nghe thấy tiếng bụp nữa nhưng cũng không thấy gì bất thường. Thời điểm nghe tiếng bụp được Taaffe xác định dựa theo bản tin mới của đài phát thanh thường bắt đầu lúc 10:40.
10:41:03 tối - Một nam giới chưa thể xác định nói giọng Tây Ban Nha gọi 911, nói một người đàn bà bị bắn ở Siêu thị Sherman, cần được cứu. Không ở lại chờ cảnh sát. Người lạ cư trú bất hợp pháp?
10:41:37 tối - Gloria Torres bị bắn chết, theo đồng hồ trong đoạn băng video an ninh đặt trong cửa hàng.
10:42:55 tối - Người Tốt bụng vào cửa hàng và cứu Gloria, theo đồng hồ trong đoạn băng video an ninh đặt trong cửa hàng.
10:43:21 tối - Ellen Taaffe dùng điện thoại trong xe để gọi 911 trình báo đã nghe thấy âm thanh có thể là tiếng súng. Người ta cho cô biết đã có người trình báo về vụ nổ súng. Tên và số của cô được chuyển tiếp cho các thám tử.
10:47 tối - Cấp cứu đến, đưa Gloria đến Trung tâm y tế Northridge. Chan Ho Kang được tuyên bố là đã chết.
10:49 tối - Cảnh sát đầu tiên đến hiện trường.
Ông đọc lại tất cả một lần nữa. Ông biết rằng giết người không phải là một khoa học chính xác, song trình tự các sự kiện khiến ông băn khoăn. Theo báo cáo điều tra án mạng đầu tiên, vụ nổ súng thực sự được các thám tử xác định là đã xảy ra trong vòng sáu mươi giây từ 10:40 đến 10:41 đêm. Khi xác định vậy, các thám tử đã dùng một nguồn thời gian mà họ biết là chính xác, đúng phăm phắp không thể nghi ngờ được: thời gian được ghi lại ở trung tâm điều phối hỏa tốc của Sở cảnh sát. Cuộc gọi đầu tiên - của Người tốt bụng - đến tổng đài 911 trình báo về vụ nổ súng diền ra vào lúc 10:41:03. Dựa vào thời điểm đó, cùng với lời trình báo của người lái ô tô tên là Ellen Taaffe rằng cô ta nghe thấy tiếng súng vào một thời điểm nào đó sau khi bản tin đài phát thanh bắt đầu, người ta kết luận rằng vụ nổ súng ắt phải xảy ra sau 10:40 nhưng trước 10:41:03, khi Người Tốt bụng gọi điện.
Cái khung thời gian này, dĩ nhiên, mâu thuẫn với thời điểm 10:41:37 hiển thị trên cuốn băng quay ở cửa hàng khi vụ nổ súng bắt đầu.
McCaleb đọc lại các báo cáo lần nữa, hy vọng mình đã bỏ sót vài trang trong đó có lời giải thích sự khác biệt này. Chẳng có gì hết. Ông gõ gõ mấy ngón tay lên bàn một lát trong khi ngẫm nghĩ về những điều này. Ông xem đồng hồ thì thấy đã gần năm giờ. Chắc hẳn không còn điều tra viên nào còn ở cơ quan nữa.
Một lần nữa ông nghiên cứu cái trình tự thời gian mình đã dựng lên, tìm lời giải thích cho sự bất thường này. Mắt ông dừng lại nơi cú gọi điện thứ hai đến trung tâm điều phối. Ellen Taaffe, người lái ô tô nghe thấy tiếng súng, đã gọi bằng điện thoại di động lúc 10:43:21 để trình báo về vụ nổ súng nhưng rồi được cho biết đã có người trình báo rồi.
Ông ngẫm nghĩ về chuyện đó. Các thám tử đã dùng chi tiết cô ta nghe tiếng súng để xác định rằng mấy vụ giết người xảy ra vào phút 10:40, ngay lúc bắt đầu chương trình tin tức. Thế nhưng khi cô ta gọi 911, người ta đã biết về vụ nổ súng rồi. Tại sao cô ta chần chừ hơn hai phút mới gọi? Và thậm chí có khi nào người ta đã hỏi liệu cô ta có nhìn thấy Người Tốt bụng hay không?
McCaleb lật nhanh chồng báo cáo cho tới khi tìm được bản lời khai của nhân chứng Ellen Taaffe. Vỏn vẹn một trang, có chữ ký cô ta dưới lời khai được ghi vào bên dưới một ô dài năm phân dùng để điền thông tin về nhân chứng. Bản lời khai chẳng nói gì về việc cô ta đã đợi bao lâu từ khi nghe tiếng súng cho đến khi gọi trung tâm điều phối 911. Lời khai nói cô ta tin rằng có hai chiếc ô tô đỗ phía trước cửa hiệu nhưng cô không thể xác định đó là loại xe gì, cũng không nhớ được trong xe có người không.
Ông nhìn vào ô thông tin về nhân chứng. Taaffe ba mươi lăm tuổi, có chồng. Cô ta sống ở Northridge, là nhân viên điều hành trong một công ty săn đầu người. Cô vừa xem phim ở Topanga Plaza xong, đang lái xe về nhà thì nghe tiếng súng, số điện thoại nhà và điện thoại văn phòng cô có ghi trong ô thông tin. McCaleb lại chỗ điện thoại quay số ở chỗ làm. Một thư ký trả lời, chữa cách phát âm từ Taaffe cho ông rồi bảo rằng ông gọi vừa kịp lúc cô đang ra khỏi cửa.
“Tôi là Ellen Taaffe đây,” một giọng nói.
“Vâng, xin chào cô Taaffe. Cô không biết tôi. Tên tôi là McCaleb. Tôi là một điều tra viên đang làm việc về vụ bắn người cách đây chừng hai tháng trên Phố Sherman. Vụ mà cô có nghe tiếng súng và báo cảnh sát ấy mà.”
Ông nghe rõ hơi thở ra của cô ta, cho thấy cuộc gọi khiến cô ta lúng túng.
“Tôi không hiểu, tôi đã nói với các thám tử hết rồi. Ông ở bên cảnh sát à?”
“Không, tôi... Tôi làm việc cho gia đình của người phụ nữ bị giết trong vụ đó. Tôi gọi không đúng lúc phải không?”
“Phải, tôi đang ra khỏi cửa mà. Tôi muốn đi cho kịp giờ kẻo bị tắc đường và... với lại, nói thật, tôi chả biết có thể nói gì với ông đây. Tôi kể hết cho cảnh sát rồi.”
“Chỉ mất một phút thôi. Tôi chỉ có dăm câu muốn hỏi nhanh. Người phụ nữ này có một thằng con nhỏ. Tôi chỉ đang cố tóm cho được cái tên đã cướp mạng cô ấy.”
Ông lại nghe hơi thở đó bật ra.
“Thôi được, tôi sẽ cố giúp. Ông cần hỏi gì?”
“OK, một, sau khi nghe thấy mấy tiếng nổ thì cô đợi bao lâu mới gọi cho 911 bằng điện thoại trên xe cô?”
“Tôi đâu có đợi. Tôi gọi ngay khi ấy. Tôi lớn lên giữa bốn bề toàn súng ống. Cha tôi là sĩ quan cảnh sát, thỉnh thoảng tôi đi cùng ông ấy tới trường tập bắn. Tôi biết rằng tiếng tôi nghe thấy đó là tiếng súng. Tôi gọi ngay.”
“Ừm, tôi đọc trong hồ sơ cảnh sát thì họ nói cô cho rằng mình nghe tiếng súng vào khoảng mười giờ bốn mươi nhưng mãi đến mười giờ bốn mươi ba phút mới gọi. Tôi không…”
“Điều họ không cho ông biết trong mấy báo cáo đó là tôi đã phải chờ. Tôi gọi ngay nhưng chỉ nghe băng ghi âm. Lúc đó mọi đường dây 911 đều bận nên tôi phải chờ. Tôi không biết bao lâu. Bực mình hết sức. Nhưng khi rốt cuộc tôi được nối với họ thì họ nói là đằng nào họ cũng đã biết về vụ nổ súng rồi.”
“Theo cô thì cô đã phải đợi bao lâu?”
“Tôi vừa nói tôi không chắc mà lại. Có thể một phút. Có thể hơn mà cũng có thể kém. Tôi không biết.”
“OK. Báo cáo nói cô vừa nghe tiếng súng thì liền nhìn ra ngoài cửa sổ về phía cửa hàng. Rồi cô nghe một tiếng nổ nữa. Cô thấy có hai ô tô trong bãi đậu. Câu hỏi kế là, cô có thấy ai trong xe không?”
“Không. Chẳng có ai trong xe. Chuyện này tôi kể cho cảnh sát rồi.”
“Hình như là nếu trong cửa hàng có bật sáng thì hẳn cô có thể thấy liệu trong xe có người nào hay không.”
“Nếu có ai đó trong xe này hoặc xe kia thì tôi không nhớ có thấy họ không.”
“Có phải một trong hai xe là một xe kiểu thể thao, như là một chiếc Cherokee?”
“Tôi không biết. Chuyện đó cảnh sát có hỏi rồi. Nhưng tôi chú ý là chú ý đến cửa hàng. Tôi nhìn ngang qua mấy chiếc xe.”
“Liệu cô sẽ bảo xe màu sẫm hay màu sáng?”
“Thực tình tôi không biết. Tôi đã bảo ông là tôi kể hết với cảnh sát rồi. Họ có tất...”
“Cô có nghe tiếng nổ thứ ba không?”
“Thứ ba? Không, chỉ hai thôi.”
“Nhưng có những ba phát súng. Vậy cô không biết mình nghe hai tiếng đầu hay hai tiếng cuối.”
“Đúng vậy.”
Ông nghĩ về chuyện đó trong một thoáng, kết luận rằng hẳn sẽ không thể nào biết chắc cô ta nghe hai thấy hai phát súng đầu hay hai phát súng sau.
“Thế thôi, thưa cô Taaffe. Cám ơn cô. Cô đã giúp tôi rất nhiều, và tôi xin lỗi đã làm phiền cô.”
Cuộc thẩm vấn ngắn chỉ giúp trả lời câu hỏi về việc cô ta mất một lúc mới gọi được cho 911, nhưng vẫn còn đó sự khác biệt giữa thời điểm Người Tốt bụng gọi điện với thời điểm trên băng video giám sát của cửa hàng. McCaleb lại xem đồng hồ. Lúc này đã hơn năm giờ. Tất cả thám tử chắc hẳn đã về rồi, nhưng ông quyết định vẫn gọi điện.
Thật ngạc nhiên, khi ông gọi tới Phân khu Thung lũng Tây thì người ta cho ông biết cả Arrango lẫn Walters đều có mặt và hỏi ông muốn gặp ai. Ông quyết định thử gặp Walters, vì anh ta hình như tỏ ra thông cảm với tình thế của ông hôm trước. Walters cầm máy sau ba hồi chuông.
“Terry McCaleb đây... về vụ Gloria Torres.”
“Phải, phải.”
“Chắc là anh có nghe chuyện tôi được Winston đưa hồ sơ bên Cảnh sát trưởng.”
“Có, tụi tôi chả mấy vui về chuyện đó đâu. Chúng tôi nhận được cả điện từ bên Thời láo về vụ đó. Vài tay nhà báo. Cừ lắm. Tôi không biết anh đã nói chuyện với ai về…”
“Này, cộng sự của anh đặt tôi vào cái thế buộc tôi phải tự đi mà tìm xem có thể lấy thông tin từ đâu. Đừng có lo về tờ Thời báo. Bọn họ sẽ thôi bám riết chuyện này vì chả có chuyện gì sất. Hiện giờ thì không.”
“Mà tốt nhất là cứ như thế hoài. Dù sao thì tôi cũng đang bận. Anh có chuyện gì?”
“Anh đang vướng một vụ à?”
“Ừ. Ở Thung lũng Lớn này xác của người ta chúng nó cứ vứt hoài vứt mãi như là xác ruồi ấy.”
“Khoan đã, này, tôi không giữ anh lâu đâu. Tôi chỉ có một câu hỏi may ra anh có thể giúp tôi được.”
McCaleb đợi. Walters chẳng nói gì. Dường như anh ta khác với ngày hôm trước. McCaleb tự hỏi có phải Arrango đang ngồi ngay cạnh lắng nghe không. Ông quyết định dấn tới.
“Tôi chỉ muốn biết về diễn tiến sự việc.” Ông nói. “Cuốn video trong cửa hàng cho thấy vụ nổ súng xảy ra lúc,” ông lướt mắt nhanh qua bảng thời gian của mình, “xem nào, mười giờ bốn mươi mốt phút ba mươi bảy giây. Rồi ta có cuộc gọi 911, và người ta nói cuộc gọi của Người Tốt bụng đến đúng vào mười giờ bốn mươi mốt phút không ba giây. Xem ta có gì nhé? Làm thế nào anh ta gọi điện về chuyện đó ba mươi bốn giây trước khi vụ nổ súng thực sự xảy ra được?”
“Đơn giản thôi, giờ trên băng video không đúng. Chạy nhanh.”
“À, ờ,” McCaleb nói, như thể ông chưa bao giờ nghĩ ra là cũng có thể như vậy. “Người của các anh đã kiểm tra chưa?”
“Cộng sự của tôi có.”
“Thật không? Tôi đâu có thấy báo cáo nào về chuyện đó trong hồ sơ.”
“Này, cậu ta đã gọi điện cho công ty bảo vệ, đã kiểm tra, không báo cáo, được chưa? Thằng cha chuyên lắp đặt hệ thống đã lắp camera vào đó cách đây hơn một năm - ngay sau khi ông Kang bị cướp lần đầu. Eddie có nói chuyện với hắn. Hắn canh giờ đồng hồ trong camera theo đồng hồ của chính hắn lúc đó, rồi từ bấy tới giờ không quay lại. Hắn có chỉ cho ông Kang cách sửa đồng hồ trong camera phòng khi mất điện hay sao đó.”
“OK,” McCaleb nói, không rõ cứ thế này rồi sẽ đi đến đâu.
“Thành thử, anh đoán thì cũng chả hơn gì tôi đoán. Ấy là giờ phút ngay từ hồi đầu, khi thằng cha lắp đặt canh theo đồng hồ hắn, hay là ông già đã có tự chỉnh giờ vài lần? Đằng nào thì cũng chả quan trọng. Ta đâu thể tin ở giờ giấc lấy từ đồng hồ của ai đó. Có thể đồng hồ nhanh, có thể đồng hồ trong camera cứ mỗi một hai tuần lại nhanh thêm vài giây. Ai biết? Ta không thể cậy vào đó được, tôi nói là nói thế. Nhưng ta có thể tin ở đồng hồ của bên chín một một. Đó là giờ giấc mà ta biết là đúng, nên chúng tôi dựa là dựa vào giờ đó.”
McCaleb làm thinh, và Walters hình như cho đó là một cách phê phán.
“Này, đằng nào thì đồng hồ camera chẳng qua là một chi tiết chả có ý nghĩa gì,” anh ta nói. “Nếu ta cứ bận tâm về mỗi một chi tiết không khớp thì chắc cho tới giờ ta cũng còn loay hoay chưa xong ngay cả vụ đầu tiên. Tôi bận lắm anh à, còn gì nữa không?”
“Chắc chỉ thế thôi. Người của các anh chưa bao giờ kiểm tra đồng hồ giám sát, đúng không? Là kiểm tra giờ trên đó so với giờ bên tổng đài ấy mà?”
“Không. Hai ba hôm sau chúng tôi có quay lại nhưng đã có sự cố mất điện - Santa Ana bị nổ đường dây. Vậy nên giờ ghi trên đồng hồ là vô dụng với chúng tôi.”
“Tệ quá.”
“Ừ, quá tệ. Tôi phải đi. Giữ liên lạc nhé. Anh biết được gì thì gọi chúng tôi trước khi gọi cho Winston, không thì chúng tôi chẳng vui vẻ với anh đâu. Được chớ?”
“Tôi sẽ gọi cho anh.”
Walters gác máy. McCaleb đặt điện thoại xuống rồi chăm chăm nhìn nó một hồi, tự hỏi bước kế tiếp của mình nên là hay sẽ là gì. Ông chẳng nghĩ được gì sất. Nhưng xưa nay ông vẫn quen trở lại chỗ khởi đầu mỗi khi đụng phải ngõ cụt. Mà điểm khởi đầu thường khi chính là hiện trường vụ án. Nhưng vụ này thì khác. Ông có thể quay lại bản thân vụ án trong thực tế.
Ông đút lại cuốn băng hai vụ giết người ở Siêu thị Sherman vào đầu video rồi xem lại, cho quay chậm. Ông ngồi siết chặt mép bàn đến độ mấy lóng tay và khớp tay bắt đầu đau. Mãi đến khi xem lại lần thứ ba ông mới chợt nhận thấy một điều từ trước đến giờ vẫn sờ sờ ra đó song ông đã bỏ sót.
Đồng hồ của Chan Ho Kang. Cái đồng hồ mà hiện vợ ông ta đeo. Trên cuốn video, có thể nhìn thấy rõ cái đồng hồ khi Kang cố sống cố chết tìm chỗ bấu víu ở trên quầy.
McCaleb xem đi xem lại cuốn băng suốt mấy phút, tua tới tua lui cho tới khi dừng được khung hình mà ông cho là ghi nhận rõ nhất mặt đồng hồ. Ông chẳng làm được gì hơn là ráng nhìn cho rõ, nhưng số trên mặt đồng hồ thì lại không thu được do máy quay video nằm ở bức tường mãi phía trên. Các con số trên đồng hồ - giờ giấc - không đọc được.
Ông ngồi nhìn chăm chăm vào hình ảnh đã dừng, tự hỏi liệu mình có sẽ theo đuổi đến cùng không. Nếu đọc được giờ trên chiếc đồng hồ, ông sẽ có thể khoanh lại thời điểm vụ nổ súng bằng cách sử dụng đồng hồ camera và đồng hồ của tổng đài. Nó sẽ có thể làm sáng tỏ một chỗ còn nghi hoặc. Nhưng liệu rồi có ý nghĩa gì không? Walters nói đúng một điểm. Luôn luôn có những chi tiết còn uẩn khúc. Luôn luôn có những chỗ còn nghi hoặc. Và McCaleb không chắc liệu chi tiết này có đáng mất thời gian để làm sáng tỏ không.
Cuộc tranh luận riêng tư của ông bị ngắt ngang. Lâu nay sống trên thuyền, ông đã học được cách nghe những dềnh lên hạ xuống tinh tế của căn nhà mình ở mà biết được khi nào ấy là do đường rẽ nước của một con thuyền khác chạy trên kênh đào gây ra còn khi nào là do sức nặng của một người nào đó bước lên thuyền. McCaleb cảm thấy con thuyền khẽ đầm xuống một chút, ông liền lập tức nhìn qua vai về phía cánh cửa trượt. Graciela Rivers vừa mới bước lên thuyền và đang quay lại để giúp một chú bé bước lên theo. Raymond. Ăn tối. Ông đã hoàn toàn quên béng mất.
“Của khỉ,” ông vừa nói vừa nhanh tay tắt video rồi đứng dậy ra đón họ.
Ông khởi sự bằng cuốn băng giám sát lấy từ Siêu thị Sherman. Băng này ông đã xem hai lần cùng với Arrango và Walters, nhưng vẫn quyết định cần phải xem lại. Ông cho băng vào rồi xem với tốc độ bình thường, đoạn cho phần bánh ăn dở vào bồn rửa. Ông không ăn thêm được nữa. Nội tạng ông siết lại quá chặt.
Ông tua lại băng rồi lại cho chạy từ đầu, lần này quay chậm. Các động tác của Gloria trông có vẻ uể oải và thư giãn. McCaleb thấy mình hầu như sẵn sàng cười đáp lại nụ cười của cô. Ông tự hỏi cô đang nghĩ gì. Có phải nụ cười đó dành cho ông Kang không? Ông ngờ không phải. Đó là một nụ cười bí ẩn. Nụ cười cho cái gì đó ở bên trong, ông đoán rằng cô đang nghĩ tới thằng con, và chừng đó ông nhận ra rằng ít nhất cô cũng đã sung sướng vào khoảnh khắc cuối cùng có ý thức đó.
Cuốn băng không mang lại ý tưởng nào mới, mà chỉ nhen nhóm lại nỗi căm giận tên hung thủ. Sau đó ông cho cuốn băng quay hiện trường tội ác và quan sát phần lập hồ sơ, công việc đo đạc và định lượng số người chết. Xác của Gloria dĩ nhiên không còn ở đó và chỗ máu cô đổ trên sàn rất ít - nhờ có Người Tốt bụng. Nhưng cái xác của chủ hiệu thì nằm rúm ró trên sàn phía sau quầy, bị quây kín giữa bốn bề toàn máu. Nó khiến McCaleb nghĩ tới bà già ông đã gặp trong cửa hàng ngày hôm trước. Bà đứng ngay tại nơi chồng bà đã gục xuống. Phải có sự can trường nào đó mới có thể làm vậy, thứ can trường mà McCaleb nghĩ chắc mình không có được.
Tắt băng xong, ông bắt đầu đọc kỹ chồng báo cáo. Arrango và Walters đã không sản xuất ra nhiều giấy tờ như Winston. McCaleb cố gắng không coi điều này có ý nghĩa gì hệ trọng, nhưng vẫn không thể nào không coi là vậy được. Theo kinh nghiệm của ông, kích thước của một bộ hồ sơ án mạng phản ánh không những chỉ sự thấu đáo của công cuộc điều tra mà cả mức độ tận tụy của điều tra viên nữa. McCaleb tin rằng có một mối gắn bó thiêng liêng giữa nạn nhân và điều tra viên. Mọi cảnh sát chuyên án giết người đều hiểu điều này. Một số người thấu hiểu điều này tận trong tâm khảm. Số khác thì ít hơn, với họ tất cả chẳng qua chỉ là để trụ vững về mặt tâm lý. Nhưng nó vẫn có đó, bên trong tất cả họ. Không quan trọng anh có theo đạo gì không, một khi anh đã tin rằng linh hồn người đã khuất đang theo dõi anh. Thậm chí dù anh cứ đinh ninh tất thảy mọi chuyện rồi sẽ kết thúc khi anh thở hơi cuối cùng, anh vẫn lên tiếng cho người đã chết. Tên anh được thốt ra trong hơi thở cuối cùng. Nhưng chỉ mình anh nghe thấy nó. Mình anh thôi. Không một tội ác nào khác còn xảy ra một khi đã có cái giao ước như thế.
McCaleb đặt sang một bên chồng hồ sơ dày cộp về khám nghiệm pháp y xác Gloria và Kang, để đọc sau cùng. Ông biết rằng, cũng như với hồ sơ vụ Cordell, khám nghiệm pháp y sẽ chẳng cho được mấy chi tiết đáng kể ngoài những gì đã rõ. Ông nhanh chóng lướt qua các báo cáo sơ khởi về tội ác, rồi chuyển sang một tờ mỏng ghi tường trình của các nhân chứng. Đó là lời khai của những người mỗi kẻ đóng một vai nhỏ trong toàn cảnh: một nhân viên trạm xăng, một người lái xe đi ngang qua, một nhân viên tòa soạn Thời báo làm việc cùng Gloria. Rồi có cả những báo cáo tóm lược điều tra, báo cáo bổ sung, tờ trình sự việc, sơ đồ hiện trường tội ác, báo cáo phân tích đạn đạo và một bản kê theo trình tự thời gian những chuyến đi cùng các cuộc gọi mà nhóm thám tử điều tra vụ này đã thực hiện. Nằm dưới cùng chồng này là bản chép lại cuộc gọi của Người Tốt bụng chưa bao giờ được nhận diện, khi anh này gọi cho đài 911 sau khi tình cờ có mặt tại hiện trường vụ nã súng và cố gắng cứu mạng Gloria. Những lời được ghi lại này là của một kẻ nói tiếng Anh trọ trẹ, giữa khi đang hấp tấp muốn trình báo một vụ bắn người. Nhưng khi nhân viên trực tổng đài đề nghị chuyển anh ta sang cho một người biết tiếng Tây Ban Nha thì anh ta từ chối.
NGƯỜI GỌI: Tôi phải đi. Tôi đi ngay đây. Cô gái bị bắn nặng lắm. Thằng đó chạy rồi. Nó lái xe đi rồi. Xe màu đen, giống xe tải.
ĐIỆN THOẠI VIÊN: Ông ơi, xin hãy giữ máy... Này ông? Ông ơi?
Thế thôi. Anh ta đi rồi. Anh ta có nhắc tới chiếc xe nhưng chẳng mô tả gì về nghi phạm.
Theo sau bản ghi này là một báo cáo đạn đạo nhận định rằng các viên đạn lấy được tại hiện trường và trong quá trình khám nghiệm tử thi Chan Ho Kang là đạn chín ly bọc kim loại của hãng Federal. Anh chụp lấy từ băng video trong cửa hàng được phân tích, và người ta một lần nữa nhận định khẩu súng là loại HK P7.
Sau khi sơ bộ đọc xong phần còn lại của các báo cáo, McCaleb mới chợt vỡ lẽ rằng cái còn thiếu trong bộ hồ sơ án mạng là một trình tự thời gian. Không như vụ Cordell vốn chỉ có một nhân chứng, vụ Torres có nhiều nhân chứng và mốc thời gian nhỏ. Rõ ràng là các điều tra viên, sau khi có được ngần ấy thứ, đã không ngồi xuống mà lắp ghép cả lại thành một chuỗi trình tự trước sau. Họ đã không tái tạo thứ tự diễn ra các tình tiết mà nếu ghép lại thì sẽ thành tổng thể sự kiện.
McCaleb tựa lưng vào ghế, nghiền ngẫm điều đó một lát. Sao lại không có? Liệu một trình tự thời gian chính xác các sự kiện như thế có ích gì không? Có lẽ ban đầu thì không, ông nghĩ. Nếu nói về chuyện nhận diện kẻ sát nhân thì không ích gì lắm. Và ít nhất là ở giai đoạn đầu, duy chỉ việc nhận diện đó là quan trọng thôi. Nhưng phân tích các sự kiện theo trình tự thời gian thì cần phải làm sau đó, sau khi bụi đã lắng xuống, có thể nói vậy. McCaleb vẫn thường khuyên các điều tra viên chuyển vụ án của họ lên cho ông rằng họ nên lập trình tự các sự việc. Việc này sẽ giúp họ lật đổ chứng cứ ngoại phạm, tìm ra lỗ hổng trong lời khai của nhân chứng, đơn giản là bởi nó cho điều tra viên nắm chắc hơn và biết rõ hơn chính xác điều gì đã xảy ra.
McCaleb biết rõ mình đang phán xét chê bôi người ta khi sự đã rồi. Arrango và Walters không có dư thì giờ để bắt tay làm một vụ đã xảy ra từ hai tháng trước. Hẳn là họ nghĩ trình tự thời gian đã qua mất rồi. Họ còn những chuyện khác phải lo, những vụ khác phải bận tâm.
Ông đứng dậy đi vào bếp bật máy pha cà phê. Ông lại thấy mệt, thế mà ông chỉ vừa thức được có chín mươi phút. Từ hồi thay tim tới giờ McCaleb không uống nhiều cà phê lắm. Bác sĩ Fox đã bảo ông tránh chất cafêin, và khi thỉnh thoảng ông phớt lờ lời khuyên đó mà làm một tách, đôi khi nó khiến ông nghe thình thình trong ngực. Nhưng ông muốn mình tỉnh táo để làm cho xong việc. Ông chấp nhận rủi ro.
Khi cà phê xong, ông rót cho mình một cốc vại, cho thêm sữa và đường. Ông lại ngả vào lưng ghế, lặng lẽ tự trừng phạt mình vì đã tìm cớ bào chữa cho Arrango và Walters. Đáng ra họ phải dùng thì giờ để lo vụ này tới nơi tới chốn mới phải.
McCaleb tự giận mình vì đã nghĩ tới một điều khác.
Ông cầm giấy nhớ lên rồi bắt đầu vừa đọc lần nữa các lời khai của nhân chứng vừa ghi lại những thời điểm đáng lưu ý và một tóm lược ngắn những gì mỗi nhân chứng cung cấp cho vụ án. Đoạn ông ghi thêm lên đó một số ghi chú lấy từ các báo cáo khác liên quan đến vụ việc. Làm ngần ấy việc mất một tiếng đồng hồ, suốt thời gian đó ông rót thêm cà phê vào cốc ba lần mà không thực sự nghĩ mình đang làm gì. Khi xong xuôi, ông đã tạo ra được một chuỗi trình tự các tình tiết trên hai trang giấy nhớ. Trong khi săm soi công trình của mình, ông nhận ra rằng vấn đề là cái trình tự đó không mấy chính xác, chỉ có tác dụng tham chiếu ở vài điểm, và bao hàm những mâu thuẫn rành rành, nếu không nói là những điều không thể xảy ra.
10:01 tối - Hết ca B, phòng in báo Los Angeles Thời báo, cơ sở Chatsworth. Gloria nạp thẻ để ra về.
10:10 tối - (khoảng chừng) - Gloria rời cơ quan cùng đồng nghiệp Annette Stapleton. Họ trò chuyện nơi bãi đỗ xe chừng năm phút. Gloria ra về bằng chiếc Honda Civic màu xanh dương.
10:29 tối - Gloria ghé trạm xăng Chevron tại Winnetka, Roscoe. Mua bằng thẻ tín dụng tự phục vụ: 14,40 đô. Nhân viên Connor Davis nhớ rằng Gloria là một khách quen thường ghé trạm vào ban đêm và hay hỏi về tỉ số thi đấu thể thao vì anh ta thường nghe tường thuật qua radio. Thời điểm dựa theo số liệu trên thẻ tín dụng.
10:40 đến 10:43 tối - khoảng chừng - Ellen Taaffe lái ô tô về phía Đông trên Phố Sherman, hạ kính xe nghe có tiếng bụp khi đi ngang qua Siêu thị Sherman. Nhìn xem, không thấy có chuyện gì. Có hai xe trong bãi. Các bảng hiệu trên cửa sổ chợ ngăn không cho nhìn vào trong cửa hàng. Trong khi nhìn, cô lại nghe thấy tiếng bụp nữa nhưng cũng không thấy gì bất thường. Thời điểm nghe tiếng bụp được Taaffe xác định dựa theo bản tin mới của đài phát thanh thường bắt đầu lúc 10:40.
10:41:03 tối - Một nam giới chưa thể xác định nói giọng Tây Ban Nha gọi 911, nói một người đàn bà bị bắn ở Siêu thị Sherman, cần được cứu. Không ở lại chờ cảnh sát. Người lạ cư trú bất hợp pháp?
10:41:37 tối - Gloria Torres bị bắn chết, theo đồng hồ trong đoạn băng video an ninh đặt trong cửa hàng.
10:42:55 tối - Người Tốt bụng vào cửa hàng và cứu Gloria, theo đồng hồ trong đoạn băng video an ninh đặt trong cửa hàng.
10:43:21 tối - Ellen Taaffe dùng điện thoại trong xe để gọi 911 trình báo đã nghe thấy âm thanh có thể là tiếng súng. Người ta cho cô biết đã có người trình báo về vụ nổ súng. Tên và số của cô được chuyển tiếp cho các thám tử.
10:47 tối - Cấp cứu đến, đưa Gloria đến Trung tâm y tế Northridge. Chan Ho Kang được tuyên bố là đã chết.
10:49 tối - Cảnh sát đầu tiên đến hiện trường.
Ông đọc lại tất cả một lần nữa. Ông biết rằng giết người không phải là một khoa học chính xác, song trình tự các sự kiện khiến ông băn khoăn. Theo báo cáo điều tra án mạng đầu tiên, vụ nổ súng thực sự được các thám tử xác định là đã xảy ra trong vòng sáu mươi giây từ 10:40 đến 10:41 đêm. Khi xác định vậy, các thám tử đã dùng một nguồn thời gian mà họ biết là chính xác, đúng phăm phắp không thể nghi ngờ được: thời gian được ghi lại ở trung tâm điều phối hỏa tốc của Sở cảnh sát. Cuộc gọi đầu tiên - của Người tốt bụng - đến tổng đài 911 trình báo về vụ nổ súng diền ra vào lúc 10:41:03. Dựa vào thời điểm đó, cùng với lời trình báo của người lái ô tô tên là Ellen Taaffe rằng cô ta nghe thấy tiếng súng vào một thời điểm nào đó sau khi bản tin đài phát thanh bắt đầu, người ta kết luận rằng vụ nổ súng ắt phải xảy ra sau 10:40 nhưng trước 10:41:03, khi Người Tốt bụng gọi điện.
Cái khung thời gian này, dĩ nhiên, mâu thuẫn với thời điểm 10:41:37 hiển thị trên cuốn băng quay ở cửa hàng khi vụ nổ súng bắt đầu.
McCaleb đọc lại các báo cáo lần nữa, hy vọng mình đã bỏ sót vài trang trong đó có lời giải thích sự khác biệt này. Chẳng có gì hết. Ông gõ gõ mấy ngón tay lên bàn một lát trong khi ngẫm nghĩ về những điều này. Ông xem đồng hồ thì thấy đã gần năm giờ. Chắc hẳn không còn điều tra viên nào còn ở cơ quan nữa.
Một lần nữa ông nghiên cứu cái trình tự thời gian mình đã dựng lên, tìm lời giải thích cho sự bất thường này. Mắt ông dừng lại nơi cú gọi điện thứ hai đến trung tâm điều phối. Ellen Taaffe, người lái ô tô nghe thấy tiếng súng, đã gọi bằng điện thoại di động lúc 10:43:21 để trình báo về vụ nổ súng nhưng rồi được cho biết đã có người trình báo rồi.
Ông ngẫm nghĩ về chuyện đó. Các thám tử đã dùng chi tiết cô ta nghe tiếng súng để xác định rằng mấy vụ giết người xảy ra vào phút 10:40, ngay lúc bắt đầu chương trình tin tức. Thế nhưng khi cô ta gọi 911, người ta đã biết về vụ nổ súng rồi. Tại sao cô ta chần chừ hơn hai phút mới gọi? Và thậm chí có khi nào người ta đã hỏi liệu cô ta có nhìn thấy Người Tốt bụng hay không?
McCaleb lật nhanh chồng báo cáo cho tới khi tìm được bản lời khai của nhân chứng Ellen Taaffe. Vỏn vẹn một trang, có chữ ký cô ta dưới lời khai được ghi vào bên dưới một ô dài năm phân dùng để điền thông tin về nhân chứng. Bản lời khai chẳng nói gì về việc cô ta đã đợi bao lâu từ khi nghe tiếng súng cho đến khi gọi trung tâm điều phối 911. Lời khai nói cô ta tin rằng có hai chiếc ô tô đỗ phía trước cửa hiệu nhưng cô không thể xác định đó là loại xe gì, cũng không nhớ được trong xe có người không.
Ông nhìn vào ô thông tin về nhân chứng. Taaffe ba mươi lăm tuổi, có chồng. Cô ta sống ở Northridge, là nhân viên điều hành trong một công ty săn đầu người. Cô vừa xem phim ở Topanga Plaza xong, đang lái xe về nhà thì nghe tiếng súng, số điện thoại nhà và điện thoại văn phòng cô có ghi trong ô thông tin. McCaleb lại chỗ điện thoại quay số ở chỗ làm. Một thư ký trả lời, chữa cách phát âm từ Taaffe cho ông rồi bảo rằng ông gọi vừa kịp lúc cô đang ra khỏi cửa.
“Tôi là Ellen Taaffe đây,” một giọng nói.
“Vâng, xin chào cô Taaffe. Cô không biết tôi. Tên tôi là McCaleb. Tôi là một điều tra viên đang làm việc về vụ bắn người cách đây chừng hai tháng trên Phố Sherman. Vụ mà cô có nghe tiếng súng và báo cảnh sát ấy mà.”
Ông nghe rõ hơi thở ra của cô ta, cho thấy cuộc gọi khiến cô ta lúng túng.
“Tôi không hiểu, tôi đã nói với các thám tử hết rồi. Ông ở bên cảnh sát à?”
“Không, tôi... Tôi làm việc cho gia đình của người phụ nữ bị giết trong vụ đó. Tôi gọi không đúng lúc phải không?”
“Phải, tôi đang ra khỏi cửa mà. Tôi muốn đi cho kịp giờ kẻo bị tắc đường và... với lại, nói thật, tôi chả biết có thể nói gì với ông đây. Tôi kể hết cho cảnh sát rồi.”
“Chỉ mất một phút thôi. Tôi chỉ có dăm câu muốn hỏi nhanh. Người phụ nữ này có một thằng con nhỏ. Tôi chỉ đang cố tóm cho được cái tên đã cướp mạng cô ấy.”
Ông lại nghe hơi thở đó bật ra.
“Thôi được, tôi sẽ cố giúp. Ông cần hỏi gì?”
“OK, một, sau khi nghe thấy mấy tiếng nổ thì cô đợi bao lâu mới gọi cho 911 bằng điện thoại trên xe cô?”
“Tôi đâu có đợi. Tôi gọi ngay khi ấy. Tôi lớn lên giữa bốn bề toàn súng ống. Cha tôi là sĩ quan cảnh sát, thỉnh thoảng tôi đi cùng ông ấy tới trường tập bắn. Tôi biết rằng tiếng tôi nghe thấy đó là tiếng súng. Tôi gọi ngay.”
“Ừm, tôi đọc trong hồ sơ cảnh sát thì họ nói cô cho rằng mình nghe tiếng súng vào khoảng mười giờ bốn mươi nhưng mãi đến mười giờ bốn mươi ba phút mới gọi. Tôi không…”
“Điều họ không cho ông biết trong mấy báo cáo đó là tôi đã phải chờ. Tôi gọi ngay nhưng chỉ nghe băng ghi âm. Lúc đó mọi đường dây 911 đều bận nên tôi phải chờ. Tôi không biết bao lâu. Bực mình hết sức. Nhưng khi rốt cuộc tôi được nối với họ thì họ nói là đằng nào họ cũng đã biết về vụ nổ súng rồi.”
“Theo cô thì cô đã phải đợi bao lâu?”
“Tôi vừa nói tôi không chắc mà lại. Có thể một phút. Có thể hơn mà cũng có thể kém. Tôi không biết.”
“OK. Báo cáo nói cô vừa nghe tiếng súng thì liền nhìn ra ngoài cửa sổ về phía cửa hàng. Rồi cô nghe một tiếng nổ nữa. Cô thấy có hai ô tô trong bãi đậu. Câu hỏi kế là, cô có thấy ai trong xe không?”
“Không. Chẳng có ai trong xe. Chuyện này tôi kể cho cảnh sát rồi.”
“Hình như là nếu trong cửa hàng có bật sáng thì hẳn cô có thể thấy liệu trong xe có người nào hay không.”
“Nếu có ai đó trong xe này hoặc xe kia thì tôi không nhớ có thấy họ không.”
“Có phải một trong hai xe là một xe kiểu thể thao, như là một chiếc Cherokee?”
“Tôi không biết. Chuyện đó cảnh sát có hỏi rồi. Nhưng tôi chú ý là chú ý đến cửa hàng. Tôi nhìn ngang qua mấy chiếc xe.”
“Liệu cô sẽ bảo xe màu sẫm hay màu sáng?”
“Thực tình tôi không biết. Tôi đã bảo ông là tôi kể hết với cảnh sát rồi. Họ có tất...”
“Cô có nghe tiếng nổ thứ ba không?”
“Thứ ba? Không, chỉ hai thôi.”
“Nhưng có những ba phát súng. Vậy cô không biết mình nghe hai tiếng đầu hay hai tiếng cuối.”
“Đúng vậy.”
Ông nghĩ về chuyện đó trong một thoáng, kết luận rằng hẳn sẽ không thể nào biết chắc cô ta nghe hai thấy hai phát súng đầu hay hai phát súng sau.
“Thế thôi, thưa cô Taaffe. Cám ơn cô. Cô đã giúp tôi rất nhiều, và tôi xin lỗi đã làm phiền cô.”
Cuộc thẩm vấn ngắn chỉ giúp trả lời câu hỏi về việc cô ta mất một lúc mới gọi được cho 911, nhưng vẫn còn đó sự khác biệt giữa thời điểm Người Tốt bụng gọi điện với thời điểm trên băng video giám sát của cửa hàng. McCaleb lại xem đồng hồ. Lúc này đã hơn năm giờ. Tất cả thám tử chắc hẳn đã về rồi, nhưng ông quyết định vẫn gọi điện.
Thật ngạc nhiên, khi ông gọi tới Phân khu Thung lũng Tây thì người ta cho ông biết cả Arrango lẫn Walters đều có mặt và hỏi ông muốn gặp ai. Ông quyết định thử gặp Walters, vì anh ta hình như tỏ ra thông cảm với tình thế của ông hôm trước. Walters cầm máy sau ba hồi chuông.
“Terry McCaleb đây... về vụ Gloria Torres.”
“Phải, phải.”
“Chắc là anh có nghe chuyện tôi được Winston đưa hồ sơ bên Cảnh sát trưởng.”
“Có, tụi tôi chả mấy vui về chuyện đó đâu. Chúng tôi nhận được cả điện từ bên Thời láo về vụ đó. Vài tay nhà báo. Cừ lắm. Tôi không biết anh đã nói chuyện với ai về…”
“Này, cộng sự của anh đặt tôi vào cái thế buộc tôi phải tự đi mà tìm xem có thể lấy thông tin từ đâu. Đừng có lo về tờ Thời báo. Bọn họ sẽ thôi bám riết chuyện này vì chả có chuyện gì sất. Hiện giờ thì không.”
“Mà tốt nhất là cứ như thế hoài. Dù sao thì tôi cũng đang bận. Anh có chuyện gì?”
“Anh đang vướng một vụ à?”
“Ừ. Ở Thung lũng Lớn này xác của người ta chúng nó cứ vứt hoài vứt mãi như là xác ruồi ấy.”
“Khoan đã, này, tôi không giữ anh lâu đâu. Tôi chỉ có một câu hỏi may ra anh có thể giúp tôi được.”
McCaleb đợi. Walters chẳng nói gì. Dường như anh ta khác với ngày hôm trước. McCaleb tự hỏi có phải Arrango đang ngồi ngay cạnh lắng nghe không. Ông quyết định dấn tới.
“Tôi chỉ muốn biết về diễn tiến sự việc.” Ông nói. “Cuốn video trong cửa hàng cho thấy vụ nổ súng xảy ra lúc,” ông lướt mắt nhanh qua bảng thời gian của mình, “xem nào, mười giờ bốn mươi mốt phút ba mươi bảy giây. Rồi ta có cuộc gọi 911, và người ta nói cuộc gọi của Người Tốt bụng đến đúng vào mười giờ bốn mươi mốt phút không ba giây. Xem ta có gì nhé? Làm thế nào anh ta gọi điện về chuyện đó ba mươi bốn giây trước khi vụ nổ súng thực sự xảy ra được?”
“Đơn giản thôi, giờ trên băng video không đúng. Chạy nhanh.”
“À, ờ,” McCaleb nói, như thể ông chưa bao giờ nghĩ ra là cũng có thể như vậy. “Người của các anh đã kiểm tra chưa?”
“Cộng sự của tôi có.”
“Thật không? Tôi đâu có thấy báo cáo nào về chuyện đó trong hồ sơ.”
“Này, cậu ta đã gọi điện cho công ty bảo vệ, đã kiểm tra, không báo cáo, được chưa? Thằng cha chuyên lắp đặt hệ thống đã lắp camera vào đó cách đây hơn một năm - ngay sau khi ông Kang bị cướp lần đầu. Eddie có nói chuyện với hắn. Hắn canh giờ đồng hồ trong camera theo đồng hồ của chính hắn lúc đó, rồi từ bấy tới giờ không quay lại. Hắn có chỉ cho ông Kang cách sửa đồng hồ trong camera phòng khi mất điện hay sao đó.”
“OK,” McCaleb nói, không rõ cứ thế này rồi sẽ đi đến đâu.
“Thành thử, anh đoán thì cũng chả hơn gì tôi đoán. Ấy là giờ phút ngay từ hồi đầu, khi thằng cha lắp đặt canh theo đồng hồ hắn, hay là ông già đã có tự chỉnh giờ vài lần? Đằng nào thì cũng chả quan trọng. Ta đâu thể tin ở giờ giấc lấy từ đồng hồ của ai đó. Có thể đồng hồ nhanh, có thể đồng hồ trong camera cứ mỗi một hai tuần lại nhanh thêm vài giây. Ai biết? Ta không thể cậy vào đó được, tôi nói là nói thế. Nhưng ta có thể tin ở đồng hồ của bên chín một một. Đó là giờ giấc mà ta biết là đúng, nên chúng tôi dựa là dựa vào giờ đó.”
McCaleb làm thinh, và Walters hình như cho đó là một cách phê phán.
“Này, đằng nào thì đồng hồ camera chẳng qua là một chi tiết chả có ý nghĩa gì,” anh ta nói. “Nếu ta cứ bận tâm về mỗi một chi tiết không khớp thì chắc cho tới giờ ta cũng còn loay hoay chưa xong ngay cả vụ đầu tiên. Tôi bận lắm anh à, còn gì nữa không?”
“Chắc chỉ thế thôi. Người của các anh chưa bao giờ kiểm tra đồng hồ giám sát, đúng không? Là kiểm tra giờ trên đó so với giờ bên tổng đài ấy mà?”
“Không. Hai ba hôm sau chúng tôi có quay lại nhưng đã có sự cố mất điện - Santa Ana bị nổ đường dây. Vậy nên giờ ghi trên đồng hồ là vô dụng với chúng tôi.”
“Tệ quá.”
“Ừ, quá tệ. Tôi phải đi. Giữ liên lạc nhé. Anh biết được gì thì gọi chúng tôi trước khi gọi cho Winston, không thì chúng tôi chẳng vui vẻ với anh đâu. Được chớ?”
“Tôi sẽ gọi cho anh.”
Walters gác máy. McCaleb đặt điện thoại xuống rồi chăm chăm nhìn nó một hồi, tự hỏi bước kế tiếp của mình nên là hay sẽ là gì. Ông chẳng nghĩ được gì sất. Nhưng xưa nay ông vẫn quen trở lại chỗ khởi đầu mỗi khi đụng phải ngõ cụt. Mà điểm khởi đầu thường khi chính là hiện trường vụ án. Nhưng vụ này thì khác. Ông có thể quay lại bản thân vụ án trong thực tế.
Ông đút lại cuốn băng hai vụ giết người ở Siêu thị Sherman vào đầu video rồi xem lại, cho quay chậm. Ông ngồi siết chặt mép bàn đến độ mấy lóng tay và khớp tay bắt đầu đau. Mãi đến khi xem lại lần thứ ba ông mới chợt nhận thấy một điều từ trước đến giờ vẫn sờ sờ ra đó song ông đã bỏ sót.
Đồng hồ của Chan Ho Kang. Cái đồng hồ mà hiện vợ ông ta đeo. Trên cuốn video, có thể nhìn thấy rõ cái đồng hồ khi Kang cố sống cố chết tìm chỗ bấu víu ở trên quầy.
McCaleb xem đi xem lại cuốn băng suốt mấy phút, tua tới tua lui cho tới khi dừng được khung hình mà ông cho là ghi nhận rõ nhất mặt đồng hồ. Ông chẳng làm được gì hơn là ráng nhìn cho rõ, nhưng số trên mặt đồng hồ thì lại không thu được do máy quay video nằm ở bức tường mãi phía trên. Các con số trên đồng hồ - giờ giấc - không đọc được.
Ông ngồi nhìn chăm chăm vào hình ảnh đã dừng, tự hỏi liệu mình có sẽ theo đuổi đến cùng không. Nếu đọc được giờ trên chiếc đồng hồ, ông sẽ có thể khoanh lại thời điểm vụ nổ súng bằng cách sử dụng đồng hồ camera và đồng hồ của tổng đài. Nó sẽ có thể làm sáng tỏ một chỗ còn nghi hoặc. Nhưng liệu rồi có ý nghĩa gì không? Walters nói đúng một điểm. Luôn luôn có những chi tiết còn uẩn khúc. Luôn luôn có những chỗ còn nghi hoặc. Và McCaleb không chắc liệu chi tiết này có đáng mất thời gian để làm sáng tỏ không.
Cuộc tranh luận riêng tư của ông bị ngắt ngang. Lâu nay sống trên thuyền, ông đã học được cách nghe những dềnh lên hạ xuống tinh tế của căn nhà mình ở mà biết được khi nào ấy là do đường rẽ nước của một con thuyền khác chạy trên kênh đào gây ra còn khi nào là do sức nặng của một người nào đó bước lên thuyền. McCaleb cảm thấy con thuyền khẽ đầm xuống một chút, ông liền lập tức nhìn qua vai về phía cánh cửa trượt. Graciela Rivers vừa mới bước lên thuyền và đang quay lại để giúp một chú bé bước lên theo. Raymond. Ăn tối. Ông đã hoàn toàn quên béng mất.
“Của khỉ,” ông vừa nói vừa nhanh tay tắt video rồi đứng dậy ra đón họ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook