Vị Vương Công Cuối Cùng
-
Chương 59: Không từ (3)
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Đã mấy ngày Nam Nhất không gặp Đổng Thiệu Kỳ, tối đó, vậy mà anh lại chui vào giấc mộng của cô.
Cảnh trong mơ trắng lòa óng ánh, sáng đến nhức mắt, Nam Nhất nhìn một hồi lâu mới nhận ra đường nét của Đổng Thiệu Kỳ, anh đang ngồi trên mép một miệng giếng cổ, hai chân cách đất, dáng vẻ rất tự tại.
Nam Nhất nói: “Thiệu Kỳ, xuống đi, ở đó rất nguy hiểm, cậu sẽ ngã mất.”
Thiệu Kỳ nói: “Cậu không muốn mình ngã vào giếng à?”
“Cậu là bạn mình, cậu ngã xuống, mình sẽ phải cứu cậu.”
“Cậu muốn cứu thế nào?”
“Mình bơi cũng không tệ, cứu cậu lên không thành vấn đề.”
Thiệu Kỳ nghe mà bật cười: “Miệng giếng thế này làm gì có chỗ cho cậu đạp nước chứ.”
Anh xuống khỏi mép giếng, đi mấy bước về phía cô, dáng vẻ cợt nhả không đứng đắn. Nam Nhất hỏi: “Dạo này bận gì thế? Sao không tới tìm mình chơi nữa?”
“Lưu Nam Nhất, cậu học được cách nói lời khách sáo từ bao giờ thế?”
“…”
Anh nhìn vào mắt cô: “Mình biết trong lòng cậu không có mình, cậu vương vấn người khác.”
Nam Nhất không sợ anh nói trắng ra, nhún vai: “Thì sao?”
Lời vừa dứt, Thiệu Kỳ đã xoay người nhảy xuống giếng. Nam Nhất cũng không biết lấy đâu ra sức lực và thân thủ, vậy mà lại tóm được cổ áo Thiệu Kỳ. Thiệu Kỳ lơ lửng treo trong giếng ngẩng đầu nhìn cô: “Cứu mình thật à?”
“Cậu là bạn mình.” Nam Nhất nói.
Cô sắp không túm được nữa, ngón tay trơn trượt, cả người đổ đẫm mồ hôi lạnh, trong khoảnh khắc cuống muốn chết chợt mở bừng mắt, may mắn phát hiện ra đó chỉ là một cơn ác mộng.
Cô định hôm sau sẽ tới cơ quan của Đổng Thiệu Kỳ tìm anh.
“Thiệu Kỳ? Thiệu Kỳ xin nghỉ được mười ngày rồi, vẫn chưa đi làm.” Ông chú mập gặp hôm trước nói với Nam Nhất.
“Nghỉ vì bận việc riêng hay là bị ốm ạ?”
“Chắc là có việc, không thấy ốm đau gì hết. Thiệu Kỳ chưa bao giờ bị ốm.” Ông chú mập cười ha hả nói.
“Bao giờ thì quay lại ạ?”
“Cũng không rõ.”
“Không phải từ chức đấy chứ?”
“Không. Còn nói đem việc về nhà làm mà.”
“Gần đây cậu ấy làm việc gì?”
“À, còn không phải là chỉnh lý tư liệu lịch sử địa phương sao.”
Cô sinh lòng ngờ vực, bụng nghĩ Đổng Thiệu Kỳ này vậy mà lại thật sự chơi trò mất tích, nếu cô tới nhà anh tìm thì lại có phần không thỏa đáng, chậm rì rì đi ra khỏi sở giáo dục cơ quan của Thiệu Kỳ, trong đầu cũng không có biện pháp nào khác. Một mình đi một lúc thì tới gần cung Thái Thanh, đứng đó ngẩn người, cửa hàng thổ sản đã lâu không tới có người ra vào. Nam Nhất rảo bước về phía trước, thấy có vài công nhân đang thay đổi bảng hiệu – cửa hàng thổ sản sắp chuyển thành quán ăn Triều Tiên.
Nam Nhất tìm một người trông có vẻ là quản lý hỏi ông chủ cửa hàng cũ đi đâu rồi. Người này đáp, Không biết, tiền và thủ tục của tôi đều là do người môi giới làm giúp. Nam Nhất cuống lên, nói, Cửa hàng này mà anh cũng dám nhận à, đây vốn là địa điểm liên lạc của bọn thổ phỉ đấy. Người kia nói, Em gái à, lúc anh ra ngoài làm đầu bếp em vẫn còn đang tè dầm đấy, đừng làm loạn nữa, cần làm chi thì làm đi, chờ đến lúc anh khai trương, khi nào rảnh thì qua nếm thử.
Đám công nhân mang vài món gia cụ cũ ra ngoài, có một cái ghế làm bằng gỗ tùng đỏ mà Nam Nhất biết, đó là ghế của gã thổ phỉ Đàm Phương, trên thành ghế khắc hình rồng, mài đến trơn bóng. Nam Nhất hỏi: “Cái này các vị định vứt đi ạ?”
“Bọn tôi đến thu đồ cũ, định bán đi.”
“Bán cho tôi đi.”
Người nọ quan sát cô từ trên xuống dưới một lượt: “Cô ra giá nhiêu?”
Nam Nhất nói: “Anh muốn nhiêu?”
Hoàng hôn giữa hè, hơi nóng trên mặt đất vẫn chưa tiêu tan, Lưu Nam Nhất bỏ hết tiền có trong người ra mua một cái ghế cũ vừa nặng vừa cứng, từng bước từng bước bê về nhà. Đi không được bao lâu, cô đã nhễ nhại mồ hôi, mồ hôi từ trên đầu chảy xuống trán, chảy tới lông mày, lại nhỏ vào trong mắt. Mồ hôi vừa mặn vừa chát, châm chích khiến mắt đau xót, Nam Nhất không nhịn được, buông ghế xuống dụi mắt, không ngờ càng dụi nước mắt lại càng nhiều, chảy đẫm mặt.
Có người đi qua, quay đầu nhìn cô, thấp giọng bàn tán: Cô gái này làm sao vậy? Nhớ tới chuyện gì đau lòng à? Sao lại đứng giữa đường khóc thế này?
Cùng lúc đó, trên công trường phía tây nam quảng trường hình tròn, Đổng Thiệu Kỳ đang dỡ hai mươi sáu viên gạch đỏ gánh trên người xuống từng viên một. Đội trưởng Vương cảm thấy đôi bàn tay này làm trông gượng gạo vô cùng, hôm nay rốt cuộc cũng không nhịn được nữa: “Tôi nói này người anh em, quan sát cậu lâu vậy rồi, tới làm gì thế, thành thật một câu xem nào.”
Thiệu Kỳ lau mồ hôi: “Làm gì? Bác nói thử xem cháu đang làm gì. Làm việc kiếm tiền thôi.”
Đội trưởng Vương ngồi xổm xuống nhìn anh: “Vừa vào đã lấm la lấm lét nhìn xung quanh, tôi vốn tưởng cậu muốn trộm gạch, nhưng đến giờ vẫn chưa ra tay, hẳn là cậu không phải là nhắm vào gạch, vậy thì nhìn trúng cái gì? Có chiêu trò gì? Nói sớm cho tôi biết, hai ta còn có thể cùng nhau hợp kế, cậu nói có đúng không?”
Thiệu Kỳ nhìn đội trưởng Vương, đó là một người đàn ông rắn rỏi cứng cáp, xuất thân nhà nông, vào thành lăn lộn đã nhiều năm, vóc dáng cường tráng, tâm tư giảo hoạt, vì kế sinh nhai, có thể ức hiếp được người khác thì tuyệt đối không nhường nhịn, có thể chiếm lợi cũng sẽ không bao giờ nương tay. Thiệu Kỳ nghĩ bụng, trong lòng người này liệu có còn chút hơi ấm nào không?
Anh cười chống chế: “Cháu đã không trộm gạch nhà bác thì bỏ qua thôi chứ ạ.”
Đội trưởng Vương cũng cười: “Cháu tôi khỏi bệnh rồi, ngày kia cậu không cần đi làm nữa. Thằng ranh cậu ở đây thật khiến tôi nơm nớp lo sợ, biến sớm đi.”
“Bác cho cháu nán lại thêm hai ngày nữa đi.”
“Vậy còn không chịu nói thật! Thật sự muốn tôi giao cậu lên cho giám sát người Nhật đấy à?” Đội trưởng Vương bỗng gầm lên khiến người xếp gạch bên cạnh sợ đến run cả tay, đánh rơi gạch xuống đất.
Thiệu Kỳ hừ lạnh một tiếng, phủi bụi hai bàn tay: “Bác nhất định muốn biết? Cháu ấy à, cũng chẳng có việc gì lớn, không phải trộm đồ cũng chẳng định kiếm tiền, chỉ muốn nhìn xem công trường này rốt cuộc là tạo hình gì, tại sao lại phải dựng ba lớp trong ba lớp ngoài bảo vệ không để cho người ta biết vậy thôi.”
Đội trưởng Vương sửng sốt.
Thiệu Kỳ đứng dậy, từ trên cao nhìn xuống, bình tĩnh ung dung: “Mỗi đội xây dựng chỉ phụ trách một khu vực nhỏ, không được đi lên trước cũng không được đi ra sau. Đến giờ cháu vẫn không hiểu được nhiều người như vậy, công trường lớn như vậy rốt cuộc là muốn xây cái quái gì. Hiếu kỳ thì là hiếu kỳ vậy thôi. Nói với bác cũng chẳng sợ bác tố cáo. Nếu có cách để cháu sang được khu bên cạnh xem, cháu còn cho bác tiền ấy chứ.”
Đội trưởng Vương nhìn Thiệu Kỳ: “Tôi có cách, cậu cho bao tiền?”
Thiệu Kỳ nói: “Mười đồng đại dương, thế nào?”
Đội trưởng Vương thầm tính toán trong lòng: “Được thôi. Cậu muốn đi sang khu vực khác của công trường thì đi nhà bếp, vào nhà bếp rồi, lúc đưa cơm có thể đi xung quanh xem thử. Quản lý nhà bếp là người Nhật, nhưng tôi có một người anh em trong đó, cũng có thể nhờ được.”
“Bác có thể sắp xếp cho cháu vào đó?” Thiệu Kỳ hỏi.
“Vậy cậu phải cho thêm.”
Thiệu Kỳ lấy từ trong bít tất ra ba đồng đại dương, đội trưởng Vương cũng không ngại ngần, bỏ thẳng vào miệng cắn thử, là thật, ông ta nhe hàm răng vàng khè ra cười.
Thiệu Kỳ nói: “Cháu xem rõ rồi sẽ đưa bác mười đồng.”
Đội trưởng Vương nói: “Rốt cuộc cậu muốn làm chi? Người Nhật xây nhà ở đây thì liên quan gì đến cậu? Cậu cũng xây nhà?”
“Không phải. Như vừa rồi đã nói với bác, cháu chỉ hiếu kỳ thôi.”
Hiệu suất của đội trưởng Vương không tệ, hai ngày sau đã sắp xếp được Thiệu Kỳ vào nhà bếp, còn là vị trí đưa cơm đến các khu vực trong công trường. Thiệu Kỳ đưa cơm hơn mười ngày cuối cùng cũng có thể nắm rõ được toàn bộ công trình. Là một dự án xây một tòa nhà gạch đỏ năm tầng, sắp xếp ngang dọc lại không quá theo lẽ thường, ngoài cấu tạo nền móng đặc biệt rắn chắc ra thì chất lượng vật liệu xây dựng cũng nghiêm ngặt vô cùng, những thứ khác thì nhìn sao cũng không ra, trong lòng Thiệu Kỳ ít nhiều cũng có chút thất vọng.
Một trưa nọ, anh theo vài người anh em đến công trường số ba đưa cơm, cách thật xa thấy có vài người mặc áo sơ mi trắng, mấy người Nhật trông có vẻ là kiến trúc sư này đang cầm bản vẽ họp ở đó. Thiệu Kỳ định liếc xem bản vẽ một cái, bèn lảng vảng xách giỏ cơm lại gần. Người Nhật ngẩng đầu nhìn anh, ánh mắt như đang nói: Một tên đưa cơm như cậu xớ rớ lại đây làm gì? Thiệu Kỳ cười với họ, huýt sáo rời đi, tưởng là lừa được rồi, bỗng nghe có người gọi sau lưng: “Này!”
Anh quay lại, phát hiện ra người nói là người trẻ tuổi nhất trong đó, mày rậm, da trắng, không cười không giận, thẻ công tác trước ngực viết: Kiến trúc sư trưởng, Azuma Shuji.
Thiệu Kỳ có chuyện trong lòng, ít nhiều cảm thấy hơi căng thẳng, mắt không biết đặt vào đâu, nhìn quanh nhìn quất.
“Đưa cơm?” Azuma Shuji nói bằng tiếng Trung.
“Phải.”
“Số mấy?”
“Số ba.”
Người Nhật thu bản vẽ lại, nhìn anh: “Trước đây có phải chúng ta từng gặp nhau không? Tôi trông cậu hơi quen.”
Thiệu Kỳ nhe răng toét miệng cười như đám công nhân: “Ai biết?”
Shuji vẫn nhìn mặt anh: “Đưa cơm vì sao không đeo găng tay và khẩu trang?”
“Quên rồi.”
“Vậy không vệ sinh. Có người sẽ vì thế mà bị bệnh.”
“Sau này tôi sẽ nhớ.”
Thiệu Kỳ đang nghĩ xem nên thoát thân thế nào thì lão Lý, nội ứng của đội trưởng Vương, người đã giúp anh vào nhà bếp, chạy ra, vừa túm tay áo Thiệu Kỳ, vừa cúi người với Azuma Shuji, nói: “Cậu ta mới tới, không hiểu quy định, lần sau tôi chắc chắn sẽ sắp xếp cho cậu ta thỏa đáng.”
Lão Lý vừa lôi anh đi vừa nhỏ giọng mắng: “Cậu xớ rớ lại đó làm gì? Ăn no rửng mỡ đấy hả? Tôi chỉ nhận của đội trưởng Vương có một đồng đại dương thôi, không có sức mà đi lo lắng cho cậu đâu.”
Sau lưng Thiệu Kỳ cũng ướt rượt mồ hôi, nghĩ bụng tay người Nhật này cũng khó đối phó thật, suýt nữa thì mình kiếm củi ba năm đốt một giờ rồi.
Buổi tối anh về lán ngủ, nằm sấp trong chăn nghe đám nhân viên tạp vụ bên ngoài bàn tán về các lưu ý phong thủy khi xây nhà sửa cửa của đám ông lớn dưới quê. Có người nói nguồn suối ở giếng cổ là chỗ có phong thủy tốt nhất toàn thôn, địa chủ xây một căn nhà dài dọc theo mạch nước chảy qua thôn ở phía tây miệng giếng, lấy đó để gửi gắm hi vọng con cháu trăm đời muốn quan có quan, muốn phúc có phúc, nói nhà địa chủ họ Cao này ở trong thôn mấy đời trước cũng từng xây một tòa nhà dài như thế, kết quả trong nhà cứ cách mấy năm lại có một người làm quan hoặc làm tướng, rất lợi hại.
Người nghe chế nhạo, nói vớ vẩn gì đấy, trước nay chưa từng nghe có lưu ý nào như vậy.
Thiệu Kỳ ngồi bật dậy, xếp bằng gia nhập thảo luận: “Ồ, lưu ý này tôi từng đọc trong sách đấy.”
“Cậu còn biết chữ cơ à?”
Thiệu Kỳ không giải thích mình vì sao biết chữ, chỉ nói: “Lưu ý này có tên gọi, trong sách phong thủy có nhắc tới, gọi là…là…”
Người kể điển cố tiếp lời: “Nhà tôi nói là cá chạch vào nước…”
“Không phải.” Thiệu Kỳ nói, “Mọi con sông lớn và mạch nước ngầm trên đời này đều nối liền ở cùng một chỗ, nói cách khác là mỗi mạch nước giếng đến cuối đều tụ về biển lớn. Bởi vậy nên chiêu này trong phong thủy không gọi là cá chạch vào nước mà gọi là…” Anh gãi đầu vắt óc: “Rồng lớn vào biển!”
Thiệu Kỳ nhảy từ trên giường đất xuống, dùng miếng gạch đỏ vẽ lên mặt đất trong lán, vẽ toàn bộ tạo hình thế hướng của công trình tòa nhà đang xây ra, nhìn dọc nhìn ngang một hồi, cuối cùng mắt sáng lên, nhận ra, những nét vẽ này gần như nối liền với nhau tạo thành ba chữ: Đại Nhật Bản.
Cảnh trong mơ trắng lòa óng ánh, sáng đến nhức mắt, Nam Nhất nhìn một hồi lâu mới nhận ra đường nét của Đổng Thiệu Kỳ, anh đang ngồi trên mép một miệng giếng cổ, hai chân cách đất, dáng vẻ rất tự tại.
Nam Nhất nói: “Thiệu Kỳ, xuống đi, ở đó rất nguy hiểm, cậu sẽ ngã mất.”
Thiệu Kỳ nói: “Cậu không muốn mình ngã vào giếng à?”
“Cậu là bạn mình, cậu ngã xuống, mình sẽ phải cứu cậu.”
“Cậu muốn cứu thế nào?”
“Mình bơi cũng không tệ, cứu cậu lên không thành vấn đề.”
Thiệu Kỳ nghe mà bật cười: “Miệng giếng thế này làm gì có chỗ cho cậu đạp nước chứ.”
Anh xuống khỏi mép giếng, đi mấy bước về phía cô, dáng vẻ cợt nhả không đứng đắn. Nam Nhất hỏi: “Dạo này bận gì thế? Sao không tới tìm mình chơi nữa?”
“Lưu Nam Nhất, cậu học được cách nói lời khách sáo từ bao giờ thế?”
“…”
Anh nhìn vào mắt cô: “Mình biết trong lòng cậu không có mình, cậu vương vấn người khác.”
Nam Nhất không sợ anh nói trắng ra, nhún vai: “Thì sao?”
Lời vừa dứt, Thiệu Kỳ đã xoay người nhảy xuống giếng. Nam Nhất cũng không biết lấy đâu ra sức lực và thân thủ, vậy mà lại tóm được cổ áo Thiệu Kỳ. Thiệu Kỳ lơ lửng treo trong giếng ngẩng đầu nhìn cô: “Cứu mình thật à?”
“Cậu là bạn mình.” Nam Nhất nói.
Cô sắp không túm được nữa, ngón tay trơn trượt, cả người đổ đẫm mồ hôi lạnh, trong khoảnh khắc cuống muốn chết chợt mở bừng mắt, may mắn phát hiện ra đó chỉ là một cơn ác mộng.
Cô định hôm sau sẽ tới cơ quan của Đổng Thiệu Kỳ tìm anh.
“Thiệu Kỳ? Thiệu Kỳ xin nghỉ được mười ngày rồi, vẫn chưa đi làm.” Ông chú mập gặp hôm trước nói với Nam Nhất.
“Nghỉ vì bận việc riêng hay là bị ốm ạ?”
“Chắc là có việc, không thấy ốm đau gì hết. Thiệu Kỳ chưa bao giờ bị ốm.” Ông chú mập cười ha hả nói.
“Bao giờ thì quay lại ạ?”
“Cũng không rõ.”
“Không phải từ chức đấy chứ?”
“Không. Còn nói đem việc về nhà làm mà.”
“Gần đây cậu ấy làm việc gì?”
“À, còn không phải là chỉnh lý tư liệu lịch sử địa phương sao.”
Cô sinh lòng ngờ vực, bụng nghĩ Đổng Thiệu Kỳ này vậy mà lại thật sự chơi trò mất tích, nếu cô tới nhà anh tìm thì lại có phần không thỏa đáng, chậm rì rì đi ra khỏi sở giáo dục cơ quan của Thiệu Kỳ, trong đầu cũng không có biện pháp nào khác. Một mình đi một lúc thì tới gần cung Thái Thanh, đứng đó ngẩn người, cửa hàng thổ sản đã lâu không tới có người ra vào. Nam Nhất rảo bước về phía trước, thấy có vài công nhân đang thay đổi bảng hiệu – cửa hàng thổ sản sắp chuyển thành quán ăn Triều Tiên.
Nam Nhất tìm một người trông có vẻ là quản lý hỏi ông chủ cửa hàng cũ đi đâu rồi. Người này đáp, Không biết, tiền và thủ tục của tôi đều là do người môi giới làm giúp. Nam Nhất cuống lên, nói, Cửa hàng này mà anh cũng dám nhận à, đây vốn là địa điểm liên lạc của bọn thổ phỉ đấy. Người kia nói, Em gái à, lúc anh ra ngoài làm đầu bếp em vẫn còn đang tè dầm đấy, đừng làm loạn nữa, cần làm chi thì làm đi, chờ đến lúc anh khai trương, khi nào rảnh thì qua nếm thử.
Đám công nhân mang vài món gia cụ cũ ra ngoài, có một cái ghế làm bằng gỗ tùng đỏ mà Nam Nhất biết, đó là ghế của gã thổ phỉ Đàm Phương, trên thành ghế khắc hình rồng, mài đến trơn bóng. Nam Nhất hỏi: “Cái này các vị định vứt đi ạ?”
“Bọn tôi đến thu đồ cũ, định bán đi.”
“Bán cho tôi đi.”
Người nọ quan sát cô từ trên xuống dưới một lượt: “Cô ra giá nhiêu?”
Nam Nhất nói: “Anh muốn nhiêu?”
Hoàng hôn giữa hè, hơi nóng trên mặt đất vẫn chưa tiêu tan, Lưu Nam Nhất bỏ hết tiền có trong người ra mua một cái ghế cũ vừa nặng vừa cứng, từng bước từng bước bê về nhà. Đi không được bao lâu, cô đã nhễ nhại mồ hôi, mồ hôi từ trên đầu chảy xuống trán, chảy tới lông mày, lại nhỏ vào trong mắt. Mồ hôi vừa mặn vừa chát, châm chích khiến mắt đau xót, Nam Nhất không nhịn được, buông ghế xuống dụi mắt, không ngờ càng dụi nước mắt lại càng nhiều, chảy đẫm mặt.
Có người đi qua, quay đầu nhìn cô, thấp giọng bàn tán: Cô gái này làm sao vậy? Nhớ tới chuyện gì đau lòng à? Sao lại đứng giữa đường khóc thế này?
Cùng lúc đó, trên công trường phía tây nam quảng trường hình tròn, Đổng Thiệu Kỳ đang dỡ hai mươi sáu viên gạch đỏ gánh trên người xuống từng viên một. Đội trưởng Vương cảm thấy đôi bàn tay này làm trông gượng gạo vô cùng, hôm nay rốt cuộc cũng không nhịn được nữa: “Tôi nói này người anh em, quan sát cậu lâu vậy rồi, tới làm gì thế, thành thật một câu xem nào.”
Thiệu Kỳ lau mồ hôi: “Làm gì? Bác nói thử xem cháu đang làm gì. Làm việc kiếm tiền thôi.”
Đội trưởng Vương ngồi xổm xuống nhìn anh: “Vừa vào đã lấm la lấm lét nhìn xung quanh, tôi vốn tưởng cậu muốn trộm gạch, nhưng đến giờ vẫn chưa ra tay, hẳn là cậu không phải là nhắm vào gạch, vậy thì nhìn trúng cái gì? Có chiêu trò gì? Nói sớm cho tôi biết, hai ta còn có thể cùng nhau hợp kế, cậu nói có đúng không?”
Thiệu Kỳ nhìn đội trưởng Vương, đó là một người đàn ông rắn rỏi cứng cáp, xuất thân nhà nông, vào thành lăn lộn đã nhiều năm, vóc dáng cường tráng, tâm tư giảo hoạt, vì kế sinh nhai, có thể ức hiếp được người khác thì tuyệt đối không nhường nhịn, có thể chiếm lợi cũng sẽ không bao giờ nương tay. Thiệu Kỳ nghĩ bụng, trong lòng người này liệu có còn chút hơi ấm nào không?
Anh cười chống chế: “Cháu đã không trộm gạch nhà bác thì bỏ qua thôi chứ ạ.”
Đội trưởng Vương cũng cười: “Cháu tôi khỏi bệnh rồi, ngày kia cậu không cần đi làm nữa. Thằng ranh cậu ở đây thật khiến tôi nơm nớp lo sợ, biến sớm đi.”
“Bác cho cháu nán lại thêm hai ngày nữa đi.”
“Vậy còn không chịu nói thật! Thật sự muốn tôi giao cậu lên cho giám sát người Nhật đấy à?” Đội trưởng Vương bỗng gầm lên khiến người xếp gạch bên cạnh sợ đến run cả tay, đánh rơi gạch xuống đất.
Thiệu Kỳ hừ lạnh một tiếng, phủi bụi hai bàn tay: “Bác nhất định muốn biết? Cháu ấy à, cũng chẳng có việc gì lớn, không phải trộm đồ cũng chẳng định kiếm tiền, chỉ muốn nhìn xem công trường này rốt cuộc là tạo hình gì, tại sao lại phải dựng ba lớp trong ba lớp ngoài bảo vệ không để cho người ta biết vậy thôi.”
Đội trưởng Vương sửng sốt.
Thiệu Kỳ đứng dậy, từ trên cao nhìn xuống, bình tĩnh ung dung: “Mỗi đội xây dựng chỉ phụ trách một khu vực nhỏ, không được đi lên trước cũng không được đi ra sau. Đến giờ cháu vẫn không hiểu được nhiều người như vậy, công trường lớn như vậy rốt cuộc là muốn xây cái quái gì. Hiếu kỳ thì là hiếu kỳ vậy thôi. Nói với bác cũng chẳng sợ bác tố cáo. Nếu có cách để cháu sang được khu bên cạnh xem, cháu còn cho bác tiền ấy chứ.”
Đội trưởng Vương nhìn Thiệu Kỳ: “Tôi có cách, cậu cho bao tiền?”
Thiệu Kỳ nói: “Mười đồng đại dương, thế nào?”
Đội trưởng Vương thầm tính toán trong lòng: “Được thôi. Cậu muốn đi sang khu vực khác của công trường thì đi nhà bếp, vào nhà bếp rồi, lúc đưa cơm có thể đi xung quanh xem thử. Quản lý nhà bếp là người Nhật, nhưng tôi có một người anh em trong đó, cũng có thể nhờ được.”
“Bác có thể sắp xếp cho cháu vào đó?” Thiệu Kỳ hỏi.
“Vậy cậu phải cho thêm.”
Thiệu Kỳ lấy từ trong bít tất ra ba đồng đại dương, đội trưởng Vương cũng không ngại ngần, bỏ thẳng vào miệng cắn thử, là thật, ông ta nhe hàm răng vàng khè ra cười.
Thiệu Kỳ nói: “Cháu xem rõ rồi sẽ đưa bác mười đồng.”
Đội trưởng Vương nói: “Rốt cuộc cậu muốn làm chi? Người Nhật xây nhà ở đây thì liên quan gì đến cậu? Cậu cũng xây nhà?”
“Không phải. Như vừa rồi đã nói với bác, cháu chỉ hiếu kỳ thôi.”
Hiệu suất của đội trưởng Vương không tệ, hai ngày sau đã sắp xếp được Thiệu Kỳ vào nhà bếp, còn là vị trí đưa cơm đến các khu vực trong công trường. Thiệu Kỳ đưa cơm hơn mười ngày cuối cùng cũng có thể nắm rõ được toàn bộ công trình. Là một dự án xây một tòa nhà gạch đỏ năm tầng, sắp xếp ngang dọc lại không quá theo lẽ thường, ngoài cấu tạo nền móng đặc biệt rắn chắc ra thì chất lượng vật liệu xây dựng cũng nghiêm ngặt vô cùng, những thứ khác thì nhìn sao cũng không ra, trong lòng Thiệu Kỳ ít nhiều cũng có chút thất vọng.
Một trưa nọ, anh theo vài người anh em đến công trường số ba đưa cơm, cách thật xa thấy có vài người mặc áo sơ mi trắng, mấy người Nhật trông có vẻ là kiến trúc sư này đang cầm bản vẽ họp ở đó. Thiệu Kỳ định liếc xem bản vẽ một cái, bèn lảng vảng xách giỏ cơm lại gần. Người Nhật ngẩng đầu nhìn anh, ánh mắt như đang nói: Một tên đưa cơm như cậu xớ rớ lại đây làm gì? Thiệu Kỳ cười với họ, huýt sáo rời đi, tưởng là lừa được rồi, bỗng nghe có người gọi sau lưng: “Này!”
Anh quay lại, phát hiện ra người nói là người trẻ tuổi nhất trong đó, mày rậm, da trắng, không cười không giận, thẻ công tác trước ngực viết: Kiến trúc sư trưởng, Azuma Shuji.
Thiệu Kỳ có chuyện trong lòng, ít nhiều cảm thấy hơi căng thẳng, mắt không biết đặt vào đâu, nhìn quanh nhìn quất.
“Đưa cơm?” Azuma Shuji nói bằng tiếng Trung.
“Phải.”
“Số mấy?”
“Số ba.”
Người Nhật thu bản vẽ lại, nhìn anh: “Trước đây có phải chúng ta từng gặp nhau không? Tôi trông cậu hơi quen.”
Thiệu Kỳ nhe răng toét miệng cười như đám công nhân: “Ai biết?”
Shuji vẫn nhìn mặt anh: “Đưa cơm vì sao không đeo găng tay và khẩu trang?”
“Quên rồi.”
“Vậy không vệ sinh. Có người sẽ vì thế mà bị bệnh.”
“Sau này tôi sẽ nhớ.”
Thiệu Kỳ đang nghĩ xem nên thoát thân thế nào thì lão Lý, nội ứng của đội trưởng Vương, người đã giúp anh vào nhà bếp, chạy ra, vừa túm tay áo Thiệu Kỳ, vừa cúi người với Azuma Shuji, nói: “Cậu ta mới tới, không hiểu quy định, lần sau tôi chắc chắn sẽ sắp xếp cho cậu ta thỏa đáng.”
Lão Lý vừa lôi anh đi vừa nhỏ giọng mắng: “Cậu xớ rớ lại đó làm gì? Ăn no rửng mỡ đấy hả? Tôi chỉ nhận của đội trưởng Vương có một đồng đại dương thôi, không có sức mà đi lo lắng cho cậu đâu.”
Sau lưng Thiệu Kỳ cũng ướt rượt mồ hôi, nghĩ bụng tay người Nhật này cũng khó đối phó thật, suýt nữa thì mình kiếm củi ba năm đốt một giờ rồi.
Buổi tối anh về lán ngủ, nằm sấp trong chăn nghe đám nhân viên tạp vụ bên ngoài bàn tán về các lưu ý phong thủy khi xây nhà sửa cửa của đám ông lớn dưới quê. Có người nói nguồn suối ở giếng cổ là chỗ có phong thủy tốt nhất toàn thôn, địa chủ xây một căn nhà dài dọc theo mạch nước chảy qua thôn ở phía tây miệng giếng, lấy đó để gửi gắm hi vọng con cháu trăm đời muốn quan có quan, muốn phúc có phúc, nói nhà địa chủ họ Cao này ở trong thôn mấy đời trước cũng từng xây một tòa nhà dài như thế, kết quả trong nhà cứ cách mấy năm lại có một người làm quan hoặc làm tướng, rất lợi hại.
Người nghe chế nhạo, nói vớ vẩn gì đấy, trước nay chưa từng nghe có lưu ý nào như vậy.
Thiệu Kỳ ngồi bật dậy, xếp bằng gia nhập thảo luận: “Ồ, lưu ý này tôi từng đọc trong sách đấy.”
“Cậu còn biết chữ cơ à?”
Thiệu Kỳ không giải thích mình vì sao biết chữ, chỉ nói: “Lưu ý này có tên gọi, trong sách phong thủy có nhắc tới, gọi là…là…”
Người kể điển cố tiếp lời: “Nhà tôi nói là cá chạch vào nước…”
“Không phải.” Thiệu Kỳ nói, “Mọi con sông lớn và mạch nước ngầm trên đời này đều nối liền ở cùng một chỗ, nói cách khác là mỗi mạch nước giếng đến cuối đều tụ về biển lớn. Bởi vậy nên chiêu này trong phong thủy không gọi là cá chạch vào nước mà gọi là…” Anh gãi đầu vắt óc: “Rồng lớn vào biển!”
Thiệu Kỳ nhảy từ trên giường đất xuống, dùng miếng gạch đỏ vẽ lên mặt đất trong lán, vẽ toàn bộ tạo hình thế hướng của công trình tòa nhà đang xây ra, nhìn dọc nhìn ngang một hồi, cuối cùng mắt sáng lên, nhận ra, những nét vẽ này gần như nối liền với nhau tạo thành ba chữ: Đại Nhật Bản.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook