Vì Em Gặp Anh
-
Chương 4: Lời tỏ tình của Lỗ Nguy
Buổi chiều, tôi mang áo vest đến tiệm giặt khô, cầm hóa đơn giặt là, ngồi xe bus đến thẳng nhà Công an Lỗ Nguy.
Lúc đi, mặt trời vẫn chưa xuống núi, nhưng tôi trước giờ vốn mù phương hướng, lại ít khi đến khu này, vòng vèo bao con đường, loanh quanh hỏi bao người, đến khi một bác trạc tuổi mẹ tôi dẫn tôi vào phòng, thì trời đã sắp tối, kim đồng hồ chỉ đúng sáu rưỡi.
Tôi giao cả đống giấy tờ cho mẹ Lỗ Nguy, bác ấy ngạc nhiên hỏi: “Cháu nhặt được à?”
“Không phải ạ, sáng nay Lỗ Nguy để quên trong túi áo, nên quên không cầm đi.” Trí nhớ thật tệ, đã cho tôi mượn áo, còn bắt tôi phải vòng vèo nửa vòng thành phố như thế.
“Ồ?” Vẻ mặt của bác càng kỳ quái hơn. Tôi sững sờ, còn chưa kịp nghĩ gì đã thấy bác siết chặt tay mình, vỗ nhẹ mấy cái, nói: “Ăn cơm trước rồi tính”.
“Ăn cơm?” Chuyện này không được, mẹ đã dạy, đến nhà người ta làm khách phải nhớ đem theo lễ vật, lễ Tết đầu năm. Hôm nay, tôi tay trắng đến chỉ muốn trả đồ, chưa từng nghĩ tới sẽ ở lại dùng bữa.
“Công việc của Lỗ Nguy chẳng biết lúc nào mới được tan ca về nhà, không thể để cháu đói bụng chờ nó được.”
Tôi có định chờ anh chàng ấy đâu. Lỗ Nguy rất giống mẹ, tôi tuyệt đối tin hai người họ thực sự có quan hệ huyết thống, vì thế đưa giấy tờ cho bác ấy tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả. Nên tôi ra sức tìm lý do từ chối, tôi thật không quen đến làm khách nhà người khác.
“Cháu đừng từ chối nữa, hai bác ở nhà ăn cơm cũng buồn lắm. Lỗ Nguy chẳng chịu ở nhà ăn bữa cơm đường hoàng với bố mẹ, khó lắm cháu mới đồng ý ở lại ăn cơm, hai bác rất vui.”
Tôi muốn ở lại dùng cơm lúc nào? Tôi còn chưa đồng ý mà. Định hé miệng, nhưng lại thấy từ chối cũng ngại, hơn nữa người ta đã nói vậy, ăn một bữa cơm thôi mà, thì ăn vậy.
Bố của Lỗ Nguy là Phó cục trưởng Cục Công an, có lẽ đã đến tuổi về hưu. Bác ấy là quan lớn, theo lý mà nói có thể uy chấn một vùng, nhưng nhìn bề ngoài bác rất hiền hòa và dễ tính, có dáng lãnh đạo cấp cao, nhưng tuyệt nhiên không phải hạng người cậy quyền cậy thế. Lúc bác cười với tôi, nụ cười vô cùng thân thiết trìu mến. Song dù là như thế, cứ nghĩ đến thân phận của bác, tôi lại thấy trong bữa cơm nên cư xử thận trọng kỹ càng một chút.
Gà, ngan, cá, đậu phụ ủ, ớt ủ, cà tím ủ, nấm hương…Trời ạ, đây chẳng phải bữa tiệc ẩm thực của người Dao và người Hán kết hợp sao?!
Cả nhà Lỗ Nguy là người Dao, người Dao nổi tiếng nhất với mười tám loại ủ chua. Dường như cái gì họ cũng có thể ủ với thịt. Một bàn đầy thức ăn, tôi há miệng trợn mắt nhìn, chỉ co ba người ăn, thế này hình như hơi phô trương thì phải?
“Bác ơi, nhiều thức ăn quá, chúng ta chỉ có ba người, làm sao ăn hết đây ạ.”
Mẹ Lỗ Nguy cười rạng rỡ, nói: “Bác vừa gọi cho Lỗ Nguy bảo cháu đến rồi, vừa hay nó vừa một số đồng nghiệp đang tăng ca ngày Tết, nên bác bảo chúng lát nữa đến đây ăn cả thể”.
Cái quái gì thế này?
Tôi càng thêm đứng ngồi không yên, vốn muốn tránh mặt đám đồng nghiệp của Lỗ Nguy nên tôi mới không đến Cục Công an gần nhà mình, ai ngờ đi nửa vòng thành phố, cuối cùng vẫn không thoát khỏi việc giáp mặt với đám người kia.
Thức ăn được mang lên gần hết, bỗng có người mở cửa. Bước vào đầu tiên, Lỗ Nguy thản nhiên chào tôi, tiếp đó đám người ồn ào bước theo sau. Nhìn cảnh tượng này, tôi mặt mày xanh lét.
“Wow, Ân Khả xinh đẹp cũng ở đây à?”, Tiểu Lý xông thẳng tới bàn ăn, cất tiếng om sòm, cười đầy ẩn ý.
Ân Khả xinh đẹp? Tôi có quen thân gì bọn họ không? Lại dám gọi người ta như thế!
Chúc Tết bố mẹ Lỗ Nguy xong, mọi người liền ngồi vào ghế quanh bàn ăn, chào hỏi tôi.
Chiếc quần sắp bị tôi túm nhàu nát rồi, vốn chẳng thân quen gì Lỗ Nguy, càng không quen những người khác, còn có khúc mắc với đồng nghiệp của Lỗ Nguy nữa chứ, tôi ngồi đây cơ hồ đang trở thành điểm sáng thu hút ánh mắt của mọi người, sao lại tự đẩy mình vào tình huống này chứ?
Làm người ta khổ sở hơn cả là, Lỗ Nguy ngồi ngay bên cạnh tôi. Lỗ Nguy hết sức tự nhiên, nhưng chị đây thì mặt mày từ xanh xao sang tím tái, bởi không chỉ bố mẹ Lỗ Nguy, mà ngay cả đám đồng nghiệp huyên náo không ngừng nghỉ phút nào của anh cũng cố ý ghép tôi và anh thành một đôi. Họ nói chuyện luôn mang ẩn ý sâu xa, biểu cảm nhập nhằng mờ ám. Tiểu Lý ngồi bên trái Lỗ Nguy, dùng vai huých mạnh bạn mình một cái. Lỗ Nguy không tiếp chiêu, hơi nghiêng người, chạm nhẹ vào tôi. Thế là, đám người lập tức cười ồ lên khoái chí.
Bà nó chứ, tôi lại muốn chửi thề rồi.
Tôi nghĩ lúc này mà bỏ về, chắc chắn họ sẽ bảo mình sợ quá mà chạy mất. Nhưng, nhắc đến chạy trốn, tôi quyết định phải tìm cớ mới được.
“Bác ơi, muộn quá rồi, lát nữa sợ không còn xe bus, với lại bố mẹ cháu sẽ lo lắng, cháu xin phép về trước đây ạ.” Vừa dùng bữa, tôi còn chưa no, nhưng không đợi được đến lúc no bụng nữa rồi.
“Ý, không được!”, Tiểu Lý lập tức đứng dậy, tỏ rõ quyết tâm không cho tôi chạy trốn.
“Thứ nhất, có thể gọi điện về nhà để mọi người yên tâm; thứ hai, hết xe bus còn có xe công an, không có xe công an anh em còn có mô tô nữa. Công an đưa về, bố mẹ cô dĩ nhiên vô cùng yên tâm, thế nên Ân Khả xinh đẹp không được tìm cớ đâu.”
Cái tên Tiểu Lý này, lúc nào cũng đối chọi với tôi, từ sáng đến giờ, anh ta cứ không ngừng chọc điên tôi.
“Hôm nay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cơ hội hiếm lắm mới có được, tối nay không vui vẻ một phen thì sao được, không cần nói gì nữa, lát nữa ăn xong chúng ta đi Hoàng Đô.”
Karaoke?
Tôi nhăn mặt khổ sở, các người là anh em tốt, tôi có quen các người đâu.
Lỗ Nguy nhẹ nhàng gắp thức ăn cho tôi, khẽ nói: “Đằng nào Tết nhất cũng chẳng có việc gì, cô đi cùng bọn tôi nhé.”
Một số người có khả năng chỉ cần dùng giọng nói nhỏ nhẹ mà khiến người khác không sao phản kháng nổi. Ý niệm về nhà của tôi đột nhiên tan biến bởi lời nói êm ái của Lỗ Nguy.
Ăn cơm xong, cả lũ ngồi trên xe công an hướng thẳng tới Hoàng Đô.
Vì có quy định, xe công an không được đỗ trước cửa khu vực giải trí, nên Lỗ Nguy lái xe đến bãi đỗ cách đó xa một chút. Tôi theo sau mấy người Tiểu Lý vào quán Karaoke trước.
Thực ra tôi hát không đến nỗi khó nghe, chỉ là có chút trầm tính, không muốn thả mình vui chơi với người lạ, vì thế tôi cứ ngồi co ro ở một góc. Bọn Tiểu Lý gọi bảo tôi chọn bài hát mấy lần, nhưng tôi không chịu hợp tác, nên đành thôi. Mấy người họ say mê hát hò, cũng chẳng đếm xỉa gì đến tôi.
Lúc buồn chán, tôi tự dưng nghĩ đến Lâm Tương, tên khốn kiếp. Một tối cách lần hắn đòi kết hôn mấy ngày, tôi nhắn tin hỏi hắn đang làm gì, hắn nói đang hát karaoke. Hừ! Giờ nghĩ lại thật tức, dựa vào cái gì hắn được quyền mặc sức hát hò suốt đêm, trong khi tôi lại ngu ngốc mộng tưởng ngày đêm về tương lai của hai đứa? Chị đây không phải không có bạn bè, trong căn phòng này, trai đẹp vô khối nhé!
Lỗ Nguy bước vào phòng, chẳng ngại ngùng ngồi xuống cạnh tôi, khẽ giọng hỏi sao tôi không hát.
Hát, sao không hát chứ?
Tôi nhanh chóng chọn bài, chọn một lúc liền ba bài, Tiểu Lý kêu ca: “Ân Khả, cô thế là không được, mọi người bảo hát thì không nể mặt, lão đại vừa đến, cô hát liền mấy bài, chắc chúng tôi không đủ tư cách nghe cô hát nhỉ?”
Đám người còn lại phụ họa cười theo anh ta, tôi lườm Tiểu Lý một cái, lớn giọng thét: “A ha, đi đi, chẳng có gì to tát cảm cái gì cũng tùy ý anh, xem nhẹ chính bản thân mình, dù em yêu anh, nhưng không cho phép anh trẻ con nữa…”
Lúc tôi hát bài thứ hai, Tiểu Lý trốn vào một góc, đồng nghiệp của Lỗ Nguy có người lấy cớ ra ngoài gọi điện thoại, kẻ lại cùng đi vệ sinh với nhau. Cho đến khi hát xong câu cuối cùng “Mười người đàn ông bảy người ngốc tám người khờ chính người xấu xa”, đám người kia mới lục tục quay lại.
Tôi đang định hát tiếp bài thứ ba, Tiểu Lý bỗng lao vào giằng micro, nói đây là bài tủ của mình, rồi hét thẳng vào micro: “Hãy khóc đi, khóc đi, khóc đi, đàn ông khóc không có tội tình chi…”
Đây là bài tôi chọn sao? Mẹ kiếp, kẻ nào đã chỉnh bài này lên trước thế, bài của tôi đâu rồi?
Đang buồn bực không biết ai đổi bài hát, Lỗ Nguy đột nhiên lôi tôi ra khỏi quán Kraoke. Tôi bất giác rùng mình, trời lạnh quá, hình như tuyết sắp rơi rồi.
Lỗ Nguy khẽ thở dài, vòng khói trắng chưa kịp tan, anh đã cúi đầu bật cười với tôi.
Đang hát hăng lại bị lôi ra đây, mặc dù khi nãy suýt nữa tôi nổi điên vì có kẻ dám đổi bài hát của mình, nhưng mà…nhưng mà, chẳng phải tôi đang hát hăng sao? Sao vô duyên vô cớ anh lại lôi tôi ra ngoài thế này?
“Thất tình à?” Không khúc dạo đầu, không cao trào, anh hỏi tôi bằng giọng thản nhiên như thể người bạn quen biết đã vài chục năm.
Ai thất tình chứ? Tôi khịt mũi, hít vào một luồng khí lạnh. Tâm trạng đột nhiên chùng xuống.
Tôi chưa nói với ai mình thất tình, ngay cả mẹ cũng chẳng bảo tôi thất tình, Lỗ Nguy lại dám bình thản hỏi tôi như thế, đặt vấn đề tôi không muốn đối diện trước mặt mình, bắt tôi phải đối diện.
Tôi không nói gì, tâm trạng càng lúc càng nặng nề.
“Lúc sáng thấy cô liều mạng đạp gốc cây, tôi đã đoán tám phần mười là thất tình.”
Anh còn cười thành tiếng nữa chứ.
Tôi bĩu môi vẻ không hài lòng.
“Lúc nãy hát hai bài còn khủng khiếp hơn, tôi nghĩ không phải thất tình cũng khó.”
Tôi liếc anh một cái, cười gì mà cười, đừng tưởng làm việc cho đội trinh sát thì gặp chuyện gì cũng đưa ra suy luận, thất tình thì đã sao, hứ!
“Thất tình thì đã sao, có gì không tốt đâu”, anh nói.
Có gì không tốt đâu, anh cứ thất tình mà xem.
“Hay là, chúng ta yêu nhau đi.”
Tôi dừng bước, xoay đầu, kinh hoàng nhận ra vẻ mặt tự nhiên thoáng chốc hiện lên trên mặt anh.
Tình huống này là thế nào? Tôi đang được tỏ tình ư? Thượng Đế ơi, đây chính là màn tỏ tình trong truyền thuyết sao?!
Tôi có tài đức gì cơ chứ? Tôi, Ân Khả, một cô gái già ế chồng vừa thất tình, lại được nghe lời tỏ tình từ một anh chàng đẹp trai, trẻ hơn mình một tuổi, da mặt trắng hơn mình, thân hình quyến rũ hơn mình, chức vụ cao hơn mình, ở cơ quan tài giỏi hơn mình, ra ngoài lịch lãm hơn mình ư? Mẹ chắc sẽ gõ đầu tôi, nói: “Ân Khả, con có tài có đức gì chứ?!”
Gió vẫn thổi qua lạnh lẽo, tôi và Lỗ Nguy mặt đối mặt đứng giữa vỉa hè, nhà nào gần đấy đang đốt pháo dây, xa xa pháo hoa trên trời chưa tan hẳn. Tôi ngẩng đầu nhìn anh, anh cũng nhìn thẳng vào mắt tôi.
Pháo dây ngừng đốt, pháo hoa tan hẳn, đường phố đột nhiên yên tĩnh lạ thường. Chính khoảnh khắc ấy, tôi hỏi: “Anh không muốn yêu, mà muốn kết hôn luôn phải không?”
Lâm Tương là thế, không muốn yêu, chỉ muốn kết hôn, anh ta nói mệt mỏi vì yêu rồi. Tôi không tin, dựa vào khả năng của mình mà có thể mê hoặc nổi người đàn ông như Lỗ Nguy sao? Đến Lâm Tương tôi còn không mê hoặc nổi nữa là, Lỗ Nguy dựa vào cái gì lại muốn xây dựng mối quan hệ yêu đương với tôi? Vì thế, tôi cho rằng thật ra Lỗ Nguy cũng giống Lâm Tương, muốn tìm một cô gái khiến mình an tâm, phù hợp để kết hôn, chứ chẳng muốn mất thời gian yêu đương qua lại, hao tâm tổn sức.
Có lẽ đàn ông đều như vậy. Tìm ai cũng như nhau cả thôi, nếu đó không phải người anh ta yêu nhất.
Tại sao đàn ông lại như thế? Họ cho rằng tôi thích hợp để kết hôn, cảm thấy yêu đương mệt mỏi rồi, tôi là lựa chọn thích hợp để cưới về ư?
Anh không trả lời, chỉ mỉm cười, so vai, rồi quay lưng chậm rãi bước về phía trước.
Chúng tôi đi bộ nửa vòng thành phố mới về đến cửa nhà tôi. Suốt chặng đường, chúng tôi không mở miệng nói với nhau câu nào. Tôi chỉ biết suy đoán tâm tư của anh, nhưng không sao nắm bắt được.
Đến trước cửa nhà tôi, tôi nói: “Về đến nhà tôi rồi.”
Anh lấy trong túi áo ra chiếc bút máy, kéo tay tôi, khẽ viết một dãy số lên đó.
“Số di động của anh.”
Tôi cứ ngỡ cảnh tượng này chỉ xuất hiện trong phim, không ngờ hôm nay lại có người viết lên lòng bàn tay mình. Anh cầm tay và cúi đầu đứng sát tôi, nắn nót viết từng số lên tay tôi. Lúc ngòi bút chạy trên tay, tôi chợt cảm thấy có cái gì đó đang chậm rãi khắc sâu vào tâm khảm. Không chỉ cảm thấy buồn buồn nơi lòng bàn tay, mà cả trái tim tôi nữa.
Tôi cứ chết lặng nhìn anh quay người rời đi, mười mét, hai mươi mét, ba mươi mét, cho đến khi đèn đường phía xa không còn chiếu rõ bóng anh nữa. Tôi siết chặt bàn tay vốn đã lạnh toát bởi chìa ra giữa không trung. Tôi bất giác nhét bàn tay có số di động của anh vào túi áo, đột nhiên kêu lên chán nản: “Hóa đơn giặt là của anh…”
Vẫn còn trong túi áo tôi.
Thật ra, lúc anh nói “Chúng ta yêu nhau đi”, chẳng phải tôi không thấy vui. Dù trong lòng có chút vui mừng, nhưng tôi không dám ôm hy vọng gì với anh cả. Đúng như câu nói, một lần bị rắn cắn mười năm sợ dây thừng , trừ việc không nắm bắt được tâm tư của Lỗ Nguy, anh cũng giống Lâm Tương, khiến tôi vui mừng quá nhanh. Mình Lâm Tương đã quá đủ rồi, tôi không cần phải gánh chịu hai nỗi đau giống nhau trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
Vì thế, sau một đêm vui thầm trong lòng, dường như tôi đã quên sạch chuyện này. Tôi cũng chẳng kịp suy nghĩ nhiều, phần lớn thời gian đều dành cho chuyện mới ập đến, ấy là điều động công tác.
Ngoài ra có một chuyện đáng nhắc đến là, đêm đó, lúc chui vào chăn, tôi chợt nghĩ đến số di động mà Lỗ Nguy viết trên tay mình, nhưng mở lòng bàn tay ra xem, thì ra tôi đã rửa sạch tay tự lúc nào không hay! Đâu cũng chính là nguyên nhân khiến tôi có thể quẳng chuyện Lỗ Nguy sang một bên.
Lúc đi, mặt trời vẫn chưa xuống núi, nhưng tôi trước giờ vốn mù phương hướng, lại ít khi đến khu này, vòng vèo bao con đường, loanh quanh hỏi bao người, đến khi một bác trạc tuổi mẹ tôi dẫn tôi vào phòng, thì trời đã sắp tối, kim đồng hồ chỉ đúng sáu rưỡi.
Tôi giao cả đống giấy tờ cho mẹ Lỗ Nguy, bác ấy ngạc nhiên hỏi: “Cháu nhặt được à?”
“Không phải ạ, sáng nay Lỗ Nguy để quên trong túi áo, nên quên không cầm đi.” Trí nhớ thật tệ, đã cho tôi mượn áo, còn bắt tôi phải vòng vèo nửa vòng thành phố như thế.
“Ồ?” Vẻ mặt của bác càng kỳ quái hơn. Tôi sững sờ, còn chưa kịp nghĩ gì đã thấy bác siết chặt tay mình, vỗ nhẹ mấy cái, nói: “Ăn cơm trước rồi tính”.
“Ăn cơm?” Chuyện này không được, mẹ đã dạy, đến nhà người ta làm khách phải nhớ đem theo lễ vật, lễ Tết đầu năm. Hôm nay, tôi tay trắng đến chỉ muốn trả đồ, chưa từng nghĩ tới sẽ ở lại dùng bữa.
“Công việc của Lỗ Nguy chẳng biết lúc nào mới được tan ca về nhà, không thể để cháu đói bụng chờ nó được.”
Tôi có định chờ anh chàng ấy đâu. Lỗ Nguy rất giống mẹ, tôi tuyệt đối tin hai người họ thực sự có quan hệ huyết thống, vì thế đưa giấy tờ cho bác ấy tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả. Nên tôi ra sức tìm lý do từ chối, tôi thật không quen đến làm khách nhà người khác.
“Cháu đừng từ chối nữa, hai bác ở nhà ăn cơm cũng buồn lắm. Lỗ Nguy chẳng chịu ở nhà ăn bữa cơm đường hoàng với bố mẹ, khó lắm cháu mới đồng ý ở lại ăn cơm, hai bác rất vui.”
Tôi muốn ở lại dùng cơm lúc nào? Tôi còn chưa đồng ý mà. Định hé miệng, nhưng lại thấy từ chối cũng ngại, hơn nữa người ta đã nói vậy, ăn một bữa cơm thôi mà, thì ăn vậy.
Bố của Lỗ Nguy là Phó cục trưởng Cục Công an, có lẽ đã đến tuổi về hưu. Bác ấy là quan lớn, theo lý mà nói có thể uy chấn một vùng, nhưng nhìn bề ngoài bác rất hiền hòa và dễ tính, có dáng lãnh đạo cấp cao, nhưng tuyệt nhiên không phải hạng người cậy quyền cậy thế. Lúc bác cười với tôi, nụ cười vô cùng thân thiết trìu mến. Song dù là như thế, cứ nghĩ đến thân phận của bác, tôi lại thấy trong bữa cơm nên cư xử thận trọng kỹ càng một chút.
Gà, ngan, cá, đậu phụ ủ, ớt ủ, cà tím ủ, nấm hương…Trời ạ, đây chẳng phải bữa tiệc ẩm thực của người Dao và người Hán kết hợp sao?!
Cả nhà Lỗ Nguy là người Dao, người Dao nổi tiếng nhất với mười tám loại ủ chua. Dường như cái gì họ cũng có thể ủ với thịt. Một bàn đầy thức ăn, tôi há miệng trợn mắt nhìn, chỉ co ba người ăn, thế này hình như hơi phô trương thì phải?
“Bác ơi, nhiều thức ăn quá, chúng ta chỉ có ba người, làm sao ăn hết đây ạ.”
Mẹ Lỗ Nguy cười rạng rỡ, nói: “Bác vừa gọi cho Lỗ Nguy bảo cháu đến rồi, vừa hay nó vừa một số đồng nghiệp đang tăng ca ngày Tết, nên bác bảo chúng lát nữa đến đây ăn cả thể”.
Cái quái gì thế này?
Tôi càng thêm đứng ngồi không yên, vốn muốn tránh mặt đám đồng nghiệp của Lỗ Nguy nên tôi mới không đến Cục Công an gần nhà mình, ai ngờ đi nửa vòng thành phố, cuối cùng vẫn không thoát khỏi việc giáp mặt với đám người kia.
Thức ăn được mang lên gần hết, bỗng có người mở cửa. Bước vào đầu tiên, Lỗ Nguy thản nhiên chào tôi, tiếp đó đám người ồn ào bước theo sau. Nhìn cảnh tượng này, tôi mặt mày xanh lét.
“Wow, Ân Khả xinh đẹp cũng ở đây à?”, Tiểu Lý xông thẳng tới bàn ăn, cất tiếng om sòm, cười đầy ẩn ý.
Ân Khả xinh đẹp? Tôi có quen thân gì bọn họ không? Lại dám gọi người ta như thế!
Chúc Tết bố mẹ Lỗ Nguy xong, mọi người liền ngồi vào ghế quanh bàn ăn, chào hỏi tôi.
Chiếc quần sắp bị tôi túm nhàu nát rồi, vốn chẳng thân quen gì Lỗ Nguy, càng không quen những người khác, còn có khúc mắc với đồng nghiệp của Lỗ Nguy nữa chứ, tôi ngồi đây cơ hồ đang trở thành điểm sáng thu hút ánh mắt của mọi người, sao lại tự đẩy mình vào tình huống này chứ?
Làm người ta khổ sở hơn cả là, Lỗ Nguy ngồi ngay bên cạnh tôi. Lỗ Nguy hết sức tự nhiên, nhưng chị đây thì mặt mày từ xanh xao sang tím tái, bởi không chỉ bố mẹ Lỗ Nguy, mà ngay cả đám đồng nghiệp huyên náo không ngừng nghỉ phút nào của anh cũng cố ý ghép tôi và anh thành một đôi. Họ nói chuyện luôn mang ẩn ý sâu xa, biểu cảm nhập nhằng mờ ám. Tiểu Lý ngồi bên trái Lỗ Nguy, dùng vai huých mạnh bạn mình một cái. Lỗ Nguy không tiếp chiêu, hơi nghiêng người, chạm nhẹ vào tôi. Thế là, đám người lập tức cười ồ lên khoái chí.
Bà nó chứ, tôi lại muốn chửi thề rồi.
Tôi nghĩ lúc này mà bỏ về, chắc chắn họ sẽ bảo mình sợ quá mà chạy mất. Nhưng, nhắc đến chạy trốn, tôi quyết định phải tìm cớ mới được.
“Bác ơi, muộn quá rồi, lát nữa sợ không còn xe bus, với lại bố mẹ cháu sẽ lo lắng, cháu xin phép về trước đây ạ.” Vừa dùng bữa, tôi còn chưa no, nhưng không đợi được đến lúc no bụng nữa rồi.
“Ý, không được!”, Tiểu Lý lập tức đứng dậy, tỏ rõ quyết tâm không cho tôi chạy trốn.
“Thứ nhất, có thể gọi điện về nhà để mọi người yên tâm; thứ hai, hết xe bus còn có xe công an, không có xe công an anh em còn có mô tô nữa. Công an đưa về, bố mẹ cô dĩ nhiên vô cùng yên tâm, thế nên Ân Khả xinh đẹp không được tìm cớ đâu.”
Cái tên Tiểu Lý này, lúc nào cũng đối chọi với tôi, từ sáng đến giờ, anh ta cứ không ngừng chọc điên tôi.
“Hôm nay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cơ hội hiếm lắm mới có được, tối nay không vui vẻ một phen thì sao được, không cần nói gì nữa, lát nữa ăn xong chúng ta đi Hoàng Đô.”
Karaoke?
Tôi nhăn mặt khổ sở, các người là anh em tốt, tôi có quen các người đâu.
Lỗ Nguy nhẹ nhàng gắp thức ăn cho tôi, khẽ nói: “Đằng nào Tết nhất cũng chẳng có việc gì, cô đi cùng bọn tôi nhé.”
Một số người có khả năng chỉ cần dùng giọng nói nhỏ nhẹ mà khiến người khác không sao phản kháng nổi. Ý niệm về nhà của tôi đột nhiên tan biến bởi lời nói êm ái của Lỗ Nguy.
Ăn cơm xong, cả lũ ngồi trên xe công an hướng thẳng tới Hoàng Đô.
Vì có quy định, xe công an không được đỗ trước cửa khu vực giải trí, nên Lỗ Nguy lái xe đến bãi đỗ cách đó xa một chút. Tôi theo sau mấy người Tiểu Lý vào quán Karaoke trước.
Thực ra tôi hát không đến nỗi khó nghe, chỉ là có chút trầm tính, không muốn thả mình vui chơi với người lạ, vì thế tôi cứ ngồi co ro ở một góc. Bọn Tiểu Lý gọi bảo tôi chọn bài hát mấy lần, nhưng tôi không chịu hợp tác, nên đành thôi. Mấy người họ say mê hát hò, cũng chẳng đếm xỉa gì đến tôi.
Lúc buồn chán, tôi tự dưng nghĩ đến Lâm Tương, tên khốn kiếp. Một tối cách lần hắn đòi kết hôn mấy ngày, tôi nhắn tin hỏi hắn đang làm gì, hắn nói đang hát karaoke. Hừ! Giờ nghĩ lại thật tức, dựa vào cái gì hắn được quyền mặc sức hát hò suốt đêm, trong khi tôi lại ngu ngốc mộng tưởng ngày đêm về tương lai của hai đứa? Chị đây không phải không có bạn bè, trong căn phòng này, trai đẹp vô khối nhé!
Lỗ Nguy bước vào phòng, chẳng ngại ngùng ngồi xuống cạnh tôi, khẽ giọng hỏi sao tôi không hát.
Hát, sao không hát chứ?
Tôi nhanh chóng chọn bài, chọn một lúc liền ba bài, Tiểu Lý kêu ca: “Ân Khả, cô thế là không được, mọi người bảo hát thì không nể mặt, lão đại vừa đến, cô hát liền mấy bài, chắc chúng tôi không đủ tư cách nghe cô hát nhỉ?”
Đám người còn lại phụ họa cười theo anh ta, tôi lườm Tiểu Lý một cái, lớn giọng thét: “A ha, đi đi, chẳng có gì to tát cảm cái gì cũng tùy ý anh, xem nhẹ chính bản thân mình, dù em yêu anh, nhưng không cho phép anh trẻ con nữa…”
Lúc tôi hát bài thứ hai, Tiểu Lý trốn vào một góc, đồng nghiệp của Lỗ Nguy có người lấy cớ ra ngoài gọi điện thoại, kẻ lại cùng đi vệ sinh với nhau. Cho đến khi hát xong câu cuối cùng “Mười người đàn ông bảy người ngốc tám người khờ chính người xấu xa”, đám người kia mới lục tục quay lại.
Tôi đang định hát tiếp bài thứ ba, Tiểu Lý bỗng lao vào giằng micro, nói đây là bài tủ của mình, rồi hét thẳng vào micro: “Hãy khóc đi, khóc đi, khóc đi, đàn ông khóc không có tội tình chi…”
Đây là bài tôi chọn sao? Mẹ kiếp, kẻ nào đã chỉnh bài này lên trước thế, bài của tôi đâu rồi?
Đang buồn bực không biết ai đổi bài hát, Lỗ Nguy đột nhiên lôi tôi ra khỏi quán Kraoke. Tôi bất giác rùng mình, trời lạnh quá, hình như tuyết sắp rơi rồi.
Lỗ Nguy khẽ thở dài, vòng khói trắng chưa kịp tan, anh đã cúi đầu bật cười với tôi.
Đang hát hăng lại bị lôi ra đây, mặc dù khi nãy suýt nữa tôi nổi điên vì có kẻ dám đổi bài hát của mình, nhưng mà…nhưng mà, chẳng phải tôi đang hát hăng sao? Sao vô duyên vô cớ anh lại lôi tôi ra ngoài thế này?
“Thất tình à?” Không khúc dạo đầu, không cao trào, anh hỏi tôi bằng giọng thản nhiên như thể người bạn quen biết đã vài chục năm.
Ai thất tình chứ? Tôi khịt mũi, hít vào một luồng khí lạnh. Tâm trạng đột nhiên chùng xuống.
Tôi chưa nói với ai mình thất tình, ngay cả mẹ cũng chẳng bảo tôi thất tình, Lỗ Nguy lại dám bình thản hỏi tôi như thế, đặt vấn đề tôi không muốn đối diện trước mặt mình, bắt tôi phải đối diện.
Tôi không nói gì, tâm trạng càng lúc càng nặng nề.
“Lúc sáng thấy cô liều mạng đạp gốc cây, tôi đã đoán tám phần mười là thất tình.”
Anh còn cười thành tiếng nữa chứ.
Tôi bĩu môi vẻ không hài lòng.
“Lúc nãy hát hai bài còn khủng khiếp hơn, tôi nghĩ không phải thất tình cũng khó.”
Tôi liếc anh một cái, cười gì mà cười, đừng tưởng làm việc cho đội trinh sát thì gặp chuyện gì cũng đưa ra suy luận, thất tình thì đã sao, hứ!
“Thất tình thì đã sao, có gì không tốt đâu”, anh nói.
Có gì không tốt đâu, anh cứ thất tình mà xem.
“Hay là, chúng ta yêu nhau đi.”
Tôi dừng bước, xoay đầu, kinh hoàng nhận ra vẻ mặt tự nhiên thoáng chốc hiện lên trên mặt anh.
Tình huống này là thế nào? Tôi đang được tỏ tình ư? Thượng Đế ơi, đây chính là màn tỏ tình trong truyền thuyết sao?!
Tôi có tài đức gì cơ chứ? Tôi, Ân Khả, một cô gái già ế chồng vừa thất tình, lại được nghe lời tỏ tình từ một anh chàng đẹp trai, trẻ hơn mình một tuổi, da mặt trắng hơn mình, thân hình quyến rũ hơn mình, chức vụ cao hơn mình, ở cơ quan tài giỏi hơn mình, ra ngoài lịch lãm hơn mình ư? Mẹ chắc sẽ gõ đầu tôi, nói: “Ân Khả, con có tài có đức gì chứ?!”
Gió vẫn thổi qua lạnh lẽo, tôi và Lỗ Nguy mặt đối mặt đứng giữa vỉa hè, nhà nào gần đấy đang đốt pháo dây, xa xa pháo hoa trên trời chưa tan hẳn. Tôi ngẩng đầu nhìn anh, anh cũng nhìn thẳng vào mắt tôi.
Pháo dây ngừng đốt, pháo hoa tan hẳn, đường phố đột nhiên yên tĩnh lạ thường. Chính khoảnh khắc ấy, tôi hỏi: “Anh không muốn yêu, mà muốn kết hôn luôn phải không?”
Lâm Tương là thế, không muốn yêu, chỉ muốn kết hôn, anh ta nói mệt mỏi vì yêu rồi. Tôi không tin, dựa vào khả năng của mình mà có thể mê hoặc nổi người đàn ông như Lỗ Nguy sao? Đến Lâm Tương tôi còn không mê hoặc nổi nữa là, Lỗ Nguy dựa vào cái gì lại muốn xây dựng mối quan hệ yêu đương với tôi? Vì thế, tôi cho rằng thật ra Lỗ Nguy cũng giống Lâm Tương, muốn tìm một cô gái khiến mình an tâm, phù hợp để kết hôn, chứ chẳng muốn mất thời gian yêu đương qua lại, hao tâm tổn sức.
Có lẽ đàn ông đều như vậy. Tìm ai cũng như nhau cả thôi, nếu đó không phải người anh ta yêu nhất.
Tại sao đàn ông lại như thế? Họ cho rằng tôi thích hợp để kết hôn, cảm thấy yêu đương mệt mỏi rồi, tôi là lựa chọn thích hợp để cưới về ư?
Anh không trả lời, chỉ mỉm cười, so vai, rồi quay lưng chậm rãi bước về phía trước.
Chúng tôi đi bộ nửa vòng thành phố mới về đến cửa nhà tôi. Suốt chặng đường, chúng tôi không mở miệng nói với nhau câu nào. Tôi chỉ biết suy đoán tâm tư của anh, nhưng không sao nắm bắt được.
Đến trước cửa nhà tôi, tôi nói: “Về đến nhà tôi rồi.”
Anh lấy trong túi áo ra chiếc bút máy, kéo tay tôi, khẽ viết một dãy số lên đó.
“Số di động của anh.”
Tôi cứ ngỡ cảnh tượng này chỉ xuất hiện trong phim, không ngờ hôm nay lại có người viết lên lòng bàn tay mình. Anh cầm tay và cúi đầu đứng sát tôi, nắn nót viết từng số lên tay tôi. Lúc ngòi bút chạy trên tay, tôi chợt cảm thấy có cái gì đó đang chậm rãi khắc sâu vào tâm khảm. Không chỉ cảm thấy buồn buồn nơi lòng bàn tay, mà cả trái tim tôi nữa.
Tôi cứ chết lặng nhìn anh quay người rời đi, mười mét, hai mươi mét, ba mươi mét, cho đến khi đèn đường phía xa không còn chiếu rõ bóng anh nữa. Tôi siết chặt bàn tay vốn đã lạnh toát bởi chìa ra giữa không trung. Tôi bất giác nhét bàn tay có số di động của anh vào túi áo, đột nhiên kêu lên chán nản: “Hóa đơn giặt là của anh…”
Vẫn còn trong túi áo tôi.
Thật ra, lúc anh nói “Chúng ta yêu nhau đi”, chẳng phải tôi không thấy vui. Dù trong lòng có chút vui mừng, nhưng tôi không dám ôm hy vọng gì với anh cả. Đúng như câu nói, một lần bị rắn cắn mười năm sợ dây thừng , trừ việc không nắm bắt được tâm tư của Lỗ Nguy, anh cũng giống Lâm Tương, khiến tôi vui mừng quá nhanh. Mình Lâm Tương đã quá đủ rồi, tôi không cần phải gánh chịu hai nỗi đau giống nhau trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
Vì thế, sau một đêm vui thầm trong lòng, dường như tôi đã quên sạch chuyện này. Tôi cũng chẳng kịp suy nghĩ nhiều, phần lớn thời gian đều dành cho chuyện mới ập đến, ấy là điều động công tác.
Ngoài ra có một chuyện đáng nhắc đến là, đêm đó, lúc chui vào chăn, tôi chợt nghĩ đến số di động mà Lỗ Nguy viết trên tay mình, nhưng mở lòng bàn tay ra xem, thì ra tôi đã rửa sạch tay tự lúc nào không hay! Đâu cũng chính là nguyên nhân khiến tôi có thể quẳng chuyện Lỗ Nguy sang một bên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook