Vẫn Phải Nếm Đủ Mùi Đen Đủi
-
Chương 1
Thà rằng mồ côi mẹ từ năm ba tuổi, còn hơn phải rời giường lúc canh năm.
Tôi lồm cồm bò dậy từ giữa đống chăn ấm nệm êm, miệng không ngừng tụng câu châm ngôn bất hủ này, càng nghe càng thấy chí lý vô cùng.
Tiếng gõ cửa đáng ghét nào đó vẫn cứ đều đều vang lên, lại còn rất có vần có điệu nữa chứ, văng vẳng khắp cả khe núi.
Đứa chết bầm nào vậy ta? Đợi tới lúc đầu óc tôi từ trong cơn mơ màng tỉnh táo lại, mới bắt đầu nghĩ tới vấn đề này.
Ở cái chốn thâm sơn cùng cốc này, lại đương lúc trời đông giá rét thế kia, muốn kiếm thú vật còn khó nữa huống chi là người. Nếu không nhờ lão sư phụ quyết chí tu tiên kia lương tâm chưa bị chó gặm sạch, lâu lâu vẫn nhớ tới việc phải biến ra chút lương thực nuôi bụng, tôi chắc đã sớm thăng thiên thành tiên trước lão mấy đời rồi. Nơi đèo heo hút gió thế này, lại còn giữa lúc đêm hôm khuya khoắt, bỗng dưng từ đâu lòi ra tiếng người gọi cửa vậy kìa?
Thò tay chụp lấy bộ đồ lôi vào trong chăn, tôi cứ thế vừa lăn lộn trên giường vừa mặc vào. Từ lúc bắt đầu hiểu chuyện tôi đã theo chân sư phụ tu luyện, suốt mười mấy, hai chục năm nay chưa từng rời khỏi khe núi này. Ngoài trừ mấy vị sư đệ của lão sư phụ tới tìm ổng uống trà đàm đạo cùng mấy tay thợ săn, tiều phu gì đó đôi lúc đi lạc, thì hoàn toàn chả có khách khứa nào (thèm) ghé qua chốn này cả (vậy chứ kẻ thù tìm đến đây lại không ít chút nào).
Lại nói, lão sư phụ của tôi ấy mà, vốn dĩ là một tên lười chảy thây, việc duy nhất lão làm cho tôi với tư cách là sư phụ, có lẽ cũng chỉ có hồi nhỏ chịu khó kiên nhẫn dạy tôi biết đọc biết viết. Dạy đã rồi thì vứt cho một đống sách, để mặc tôi tự sinh tự diệt. Cơ mà với cái đứa thông minh vốn sẵn tính trời như tôi đây, việc gì phải lãng phí trí não với mớ sách vở viết về đạo pháp cao siêu đó chứ. Về sau, lão rốt cục cũng phát hiện ra việc tôi lấy sách lão đưa làm củi đốt, nhưng rồi lại hổng thấy nói năng gì, chỉ là từ đó cũng chẳng còn mặn mà chi với việc dạy tôi tu tiên nữa. Cứ hễ ngồi vào bàn ăn với tôi, là lại ý kiến ý cò về hương vị món ăn. Sau đó nữa, chắc là ngại ăn no rửng mỡ hay sao đấy, sách lão vứt qua cho tôi tự động biến thành tiểu thuyết chí quái cùng truyện diễn nghĩa này nọ. Bắt tôi ban ngày đọc cho kì hết, tối về thực hành tiết mục ‘kể chuyện đêm khuya’ cho lão nghe, lấy cái danh nghĩa cao cả là ‘kiểm tra bài học’. Nhiệm vụ của tôi cũng từ đầu bếp trực tiếp thăng cấp lên thành người kể chuyện nốt. Bên ngoài núi có một cái thị trấn, nghe đâu ở đó cũng có loại nghề kể chuyện kiểu này, coi bộ để cho tôi làm cũng không tồi đâu. Bao giờ chịu hết nổi lão sư phụ hết ăn không ngồi rồi lại chuyển sang ngẩn ngơ cả ngày kia, tôi hẳn là có thể vào trong trấn đem tài năng kể chuyện ra hành nghề kiếm sống được đấy.
Nói túm lại là vầy, tôi là một kẻ phép thuật thì chưa học được tới đâu, lại thường xuyên bị lão thầy già đày đoạ tinh thần đến mức suy nhược, đêm hôm ngủ chẳng bao giờ yên giấc. Huống chi trong đêm đông tĩnh mịch thế này, đừng nói là tiếng chân người đạp lên tuyết sột soạt mà đi, đến âm thanh của những đoá hoa tuyết rơi tí tách ngoài hiên cũng còn có thể nghe thấy rất rõ bên tai. Lạ một điều là tối nay vào trước lúc vang lên tiếng gõ cửa nọ, tôi đây lại có thể nằm ngủ say như chết, chẳng mảy may nghe thấy một tiếng động nào, mà cho dù bây giờ có cẩn thận lắng nghe lại, thật sự cũng không thể nghe được có tiếng người ở đây.
Sao tự nhiên lạnh gáy quá vậy ta, đừng nói là mấy thứ ma núi hay yêu tinh gì đó nha?
Mấy ngón tay lạnh tanh cứng ngắt chật vật mãi mới mang xong đôi giày, tôi vội đứng dậy, hà hơi cho ấm hai bàn tay, trong lòng không ngừng mắng lão sư phụ, thường ngày chỉ chăm ăn rồi ngủ, lơi là việc tu tiên, hôm qua không dưng lại khăng khăng đòi đi bế quan. Báo hại tôi còn tưởng lão muốn học theo tụi gấu chạy vào hang đá ngủ đông nữa chứ, bây giờ xem ra ngọn nguồn của cơn trở chứng này không đơn giản nữa à. Chắc lại đi đâu gây hoạ rồi bây giờ mới ba chân bốn cẳng chạy trốn đây mà. Tôi liếc nhìn về phía hang đá, cứ nghĩ tới việc giờ này lão đang ở trong đó ngáy ầm ĩ là lại thấy ấm ức. Tiếng gõ cửa vẫn vang lên đều đều, coi mòi tôi mà không ra thì chắc cái đứa hâm nào đó cũng đứng gõ tới sáng luôn quá. Được rồi, được rồi, khi có việc thì con em hết lòng phụng sự, có hoạ thì con em đành phải gánh vác chứ biết làm sao.
Giác ngộ xong đạo lý cao thâm này, tôi mới bắt đầu châm đèn lên, rảo bước tới trước cửa. Tay vừa chạm tới chốt cửa, tiếng gõ đã dừng lại ngay, trái tim chết tiệt của tôi cũng không chịu thua mà hùa theo đánh ‘thịch’ một cái giữa không gian tĩnh mịch. Không có gì đâu, nhất định không có gì đâu mà, tôi ngậm ngùi tự huyễn hoặc mình. Ra sức hít một cái thật sâu, đẩy mạnh cánh cửa. Ngay tức khắc, gió lạnh ùa vào ***g ngực cuốn theo cả những bông tuyết bay tán loạn, đột ngột chạm phải cái rét đến cắt da cắt thịt như vậy khiến người ta tỉnh ngủ hẳn ra. Theo phản xạ có điều kiện liền thuận tay khép cửa lại. Chẳng qua hành động có chậm chạp một chút thôi. Ngờ đâu từ trong bóng đêm bỗng hiện ra một bàn tay trắng muốt nhẹ nhàng giữ lấy cánh cửa, động tác cẩn thận đầy dịu dàng, làm cho cái tay tôi tự dưng phản chủ lại mở toang cửa ra. Cùng lúc đó, chủ nhân của bàn tay nọ, một thanh niên cao lớn, xuất hiện, rồi cứ như bị gió đông thổi cho bay vào phòng ấy, chớp mắt đã vào tới bên trong, lại còn hắt hơi một cái, cánh cửa lập tức nhẹ nhàng khép lại sau lưng gã ta.
Tôi phát hoảng lùi về sau mấy bước, cái lưng đập mạnh vào cạnh bàn, đau thấy bà cố luôn! Bình thường mà bị vầy nhất định tôi sẽ kêu la cho long trời lở đất luôn rồi! Cơ mà bây giờ nào phải lúc để khóc lóc ỉ ôi chứ, quơ vội cái đèn trên bàn lấy làm vũ khí, tôi lia ánh sáng le lói trên tay đến trước mặt gã, nhìn xem, nào là bộ dạng tuấn tú, mình khoác áo lông, hông đeo sáo ngọc, lại còn tóc dài tung bay trong gió. Hay cho một gã thanh niên lại đẹp đến siêu phàm thoát tục nhường này! Gượm đã, tôi nhớ không lầm thì trong mấy quyển tiểu thuyết chí quái đã đọc kia, bối cảnh kiểu này chẳng phải rất quen hay sao? “Một hôm nọ, trời đổ tuyết lớn, hồ ly tinh hoá thành hình người, xin ngủ lại một căn nhà giữa núi…” Còn không phải một màn đang diễn ra trước mắt hay sao? “Người nọ khôi ngô vô cùng, vừa nhìn một cái, đã khiến người ta hồn xiêu phách lạc…” Lại chẳng phải cái tên đang đứng trước mặt mình đây sao? Hồ ly tinh, nhất định là hồ ly tinh rồi! Trong khoảnh khắc tôi còn đang suy tư, y đã dùng đôi mắt ngời sáng nọ tia thẳng về phía tôi, rồi ánh mắt cũng không dừng ở đó, mà chuyển sang rảo một lượt khắp phòng, dòm đã rồi mới thu nó về đặt lại trên người tôi, khom người vái chào: “Tiểu sinh trong lúc say mê ngắm cảnh tuyết nơi này, không may lạc đến đây. Đúng lúc đường dài mệt nhọc, nên mạn phép xin được tá túc nhờ một đêm…”
Tôi âm thầm ta thán một tiếng, thứ lý do cũ rích cũ xì với trăm ngàn kẽ hở kiểu gì thế này. Nghĩ sao lại đi bịa ra cái trò ham mê ngắm cảnh vậy trời, trong vòng mấy chục dặm quanh đây toàn bộ đều chỉ có một màn tuyết trắng xoá như nhau, có cái gì để mà ngắm hả. Hơn nữa xạo cái gì cũng phải có căn cứ chứ, đòi đi lạc tới đây ư, có thể thong dong mà đi suốt mấy chục dặm từ ngoài kia lọt vào tới tận trong khe núi thế này, vậy cũng thiệt là tài quá đó. Lại còn có vụ thân thể mỏi mệt, mắt tôi có mờ tới đâu cũng thấy được bộ dạng phấn chấn hồ hởi của anh đó, nhìn mà xem đến cả đôi giày tơ tằm mang dưới chân cũng đang phát sáng lấp lánh kia kìa. Nói thì nói vậy thôi, chứ nếu đúng thật là anh chỉ muốn nghỉ chân một đêm, tôi đương nhiên cũng không làm khó làm dễ mần chi nhưng lỡ như còn có ý đồ khác, xin nhớ cho câu oan có đầu, nợ có chủ nha, nếu là lão sư phụ gây thù chuốc oán gì với anh, cũng làm ơn đừng chơi trò quýt làm cam chịu với tôi đó.
Chần chờ trong giây lát, tôi mới thận trọng thăm dò: “Nếu anh muốn tìm sư phụ của tôi, đạo nhân Bất Tư ấy, thì ổng đang ngủ đông, à nhầm, là tu hành trong hang đá đằng sau kia kìa, anh cứ đi ra phía sau rồi rẽ trái, sẽ thấy cái hang đó ngay. Chỗ nào có một đống dây leo phủ kín, ấy chính là cửa hang. Tôi đây chỉ là đồ đệ của ổng thôi, những việc ổng làm đều không can hệ gì tới tôi.”
Tôi cũng rất nhiệt tình mà một hơi khai ra tường tận nơi ẩn náu của sư phụ, hơn nữa còn tranh thủ phủi sạch sành sanh mọi loại trách nhiệm liên đới. Đừng trách con nha sư phụ, dù sao pháp lực của thầy cũng cao cường tới vậy rồi, nhất định có thể gặp dữ hoá lành mà ha, không có gì làm khó được thầy đâu nhỉ, cùng lắm thì coi như được lên tiên trước thời hạn thôi à…
“Thì ra sư đồ hai vị là ở chốn này tu tiên, thất kính, thất kính. Tiểu sinh vốn không định quấy rầy hai vị tu luyện, chỉ xin được tá túc một đêm rồi sẽ đi ngay.” Gã ta hết lần này đến lần khác nhấn mạnh ý đồ của mình. Ta đây cóc thèm tin nhá, vừa nhắc tới tên của sư phụ, đã thấy rõ mồn một trong đôi mắt đen sâu thẳm kia loé lên tia sáng khác thường. Dựa theo những gì trong sách viết, hồ ly tinh là loài rất mực khôn khéo, cực kì khó đối phó, đáng nói hơn là trước giờ chưa từng chịu thiệt ở bất cứ phương diện nào, chẳng thà cứ chiều theo ý nó cho rồi, kẻo lại chuốc khổ vào thân nữa. Nghĩ xong vấn đề này, tôi liền quay ngoắt sang thái độ tươi cười nịnh nọt: “Nếu đã có duyên gặp nhau, hiển nhiên phải xem anh là khách mà tiếp đãi, xin cứ để tôi hết mình phục vụ cho trọn đạo chủ nhà nhé.”
Dẫn y tới bên cạnh bếp lò, tôi niềm nở quét dọn sạch sẽ lớp tro bụi trên cái ghế sưởi cho y, rồi lót lên đó một lớp đệm êm ái, thậm chí còn bưng ra một tách trà nóng hổi vừa mới pha. Hắn ta mỉm cười nhận lấy, vừa nhấp một ngụm, đã không tiếc lời khen ngợi kỹ năng pha trà của tôi. Tôi cũng khiêm tốn mà tiếp thu lời khen đó. Đợi tới lúc tôi thú nhận rằng lá trà kì thực thầy trò bọn tôi đã dùng hết từ hồi tháng trước rồi, còn cái thứ nằm trong hộp trà hiện tại chỉ là mấy cái lá héo queo rớt ra từ đám dây leo nọ, chẳng qua tình cờ nhìn thấy nên tuỳ tiện nhặt về thôi, thì cũng đã cách thời điểm diễn ra cái màn ‘trà thơm đãi khách’ đốn mạt nọ lâu lắm rồi…
Cầm que cời lửa lên, khơi cho ngọn lửa đã tắt nhúm trong lò sáng lại được chút ít, tôi mới đánh bạo mở lời trước: “Quý tánh của huynh đài là chi?”
“Tiểu sinh tên Vu Kính.” Vừa hỏi đã trả lời ngay, thái độ còn rất chân thành nữa, làm như ta với mi là tri kỷ lâu năm hổng bằng, thiệt là đáng sợ mà.
Vu Kính, vậy là họ Vu à. Trong đầu tôi liền nhanh chóng liệt kê hết một lượt tất cả những kẻ hằng năm đều tới tìm sư phụ từ nhân loại cho tới yêu quái, đến đòi nợ cũng có, gây sự cũng có, báo thù cũng chả thiếu, tên tuổi của bọn chúng tôi đều thuộc nằm lòng, hình như chả có đứa nào họ Vu cả. Nhưng cũng đâu thể chỉ vì vậy mà an tâm được, ai dám chắc gã không phải là kẻ thù mới kết nạp gần đây của lão già kia chớ. Cái gì không nói chứ riêng về khoản thích tìm người khác kiếm chuyện sinh sự thì sư phụ tôi dứt khoát không chịu thua kém người đời đâu, đặc biệt là cái sở trường đem thù mới chất lên nợ cũ, khiến cho thù càng thêm thù của lão. Cũng dễ hiểu thôi khi cái trò mà lão thích nhất chính là bụp cho mấy tên không biết tự lượng sức mình chạy tới đòi báo thù kia một trận nhừ tử, rồi mới giẫm đạp lên cái bản mặt sưng vêu má dòm không ra của con người ta mà hát vang khúc khải hoàn “Oán thù nên giải, không nên kết”. Cứ cái kiểu đó hỏi sao mà từ món nợ nhỏ lại không biến thành một đống thâm thù đại hận cho được.
Đương lúc tôi còn đang nói xấu lão trong bụng, bỗng đâu một làn hương dịu nhẹ là là bay tới. Tôi cũng thuận theo mà ra sức hít hà lấy, trong lòng còn không quên thắc mắc thế quái nào thiên hạ lại dùng từ ‘hồ xú’ để gọi cái chứng ‘hách từ trong nôi’ ấy nhỉ, rõ ràng con hồ ly này rất là thơm mà. (Chắc họ nói con chồn hôi đó mà ^^!) Mới vừa cảm thán xong đã thấy Vu Kính nhoài người sang chỗ tôi, miệng cười tà tà: “Vậy xin hỏi quý tánh của tiểu ca đây?”
Chết chửa! Vấn đề này tuyệt đối không thể trả lời hắn được đâu. Sách có nói qua, cái tên đối với lũ yêu quái mà nói thì có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Khi chúng nó hỏi tên một ai, mà tên ngốc đó lại nói cho chúng biết, nghĩa là đã đồng ý cùng chúng kết duyên trọn đời, hành động này cũng không khác mấy so với trao đổi tín vật đính ước đâu, mà làm vậy cũng đồng nghĩa với việc đời này kiếp này hai bên sẽ phải chịu sự ràng buộc lẫn nhau đó. Cho nên hễ mà có con yêu tinh nào hỏi tên bạn, thì bằng mọi giá tuyệt đối không thể để nó biết, cho dù là tên giả cũng không được. Nhất là khi mà bạn không hề có ý định cùng nó diễn vở ‘trọn đời bên em’ đó nha.
“Họ tên chẳng qua cũng chỉ là cái để xưng hô, đời người ngắn ngủi có là bao, biết hay không biết thì được ích gì.” Tôi cực lực phỏng theo điệu bộ cao thâm khó lường mà lão thầy hay bày ra trước mặt người ngoài đặng tạo dáng. Thiệt tình là làm khó người ta quá đi mà, xách theo cái que đánh lửa dơ hầy như vầy, biểu người ta làm sao thâm trầm bí hiểm cho nổi cơ chứ.
Trông hắn có vẻ hơi thất vọng, song vẫn tỏ ra hoà nhã: “Tiểu ca đúng là độc nhất vô nhị, tiểu sinh xin bội phục.” Ngập ngừng một chút lại bổ sung thêm: “Không hổ là học trò giỏi của đạo nhân Bất Tư…”
Chiếu theo quan điểm của tôi về lão già kia mà nói, thì cái kiểu bóng gió này có khác nào đang nhạo báng tôi đâu, chẳng qua đây không phải lúc để nhặng xị lên với gã, “Tôi biết ngay mà, quả nhiên là tới tìm ông ấy!” Nói rồi khẽ bẻ cổ tay, que cời lửa cũng theo đó chỉa thẳng về hướng cửa sau, “Ổng ở ngay hang đá đằng sau đó, xin cứ tự nhiên.”
“Không, không, tôi với đạo nhân Bất Tư nào có quen biết chi đâu. Vị huynh đài đây vì sao cứ một mực cho rằng tôi tới tìm ông ấy nhỉ?” Nơi đáy mắt trong veo của gã chợt loé lên một tia sáng rồi tắt ngúm, gì vậy kìa, ảnh phản chiếu của ngọn lửa trong lò sao? Gã gối đầu lên một cánh tay, mặt còn nghiêng nghiêng làm duyên nữa, ngang nhiên nhìn tôi ra chiều thích thú lắm.
Cái kiểu đó của gã khiến tôi phải nghẹn ngào mà câm nín, thế là vứt quách cái que trên tay xuống, lấy cớ đi trải chăn nệm chuồn luôn qua bên phòng khách cho đỡ quê. (phòng ngủ dành cho khách á)
Tới hồi mở tủ quần áo ra, mới phát hiện tấm chăn duy nhất còn sót bên trong chẳng phải là cái mà hôm bữa tôi đã cất công đem ra phơi nhân lúc trời đẹp còn gì, vừa mềm mại vừa bồng bềnh êm ái, còn vương cả mùi nắng ráo ấm áp thoang thoảng trên bề mặt đây này. Tiếc thật, chăn tôi phơi năm nào cũng bị sư phụ lừa lấy mất, tưởng đâu năm nay lão lên cơn chạy đi bế quan thì sẽ tới lượt tôi được đắp nó chứ, ai dè bây giờ lại bị cái tên này phỗng tay trên.
Bữa nào phải nhờ lão thầy bói thử một quẻ xem có khi nào tôi với chăn được phơi nắng vốn là có duyên không phận không, nếu thật là vậy thì tôi đây cũng chẳng thèm phí công mà phơi nữa làm gì.
Đương lúc tôi còn đang ôm chăn tự kỷ, thình lình bên tai vang lên tiếng người thỏ thẻ: “Tiểu ca?”
Đêm hôm vắng lặng thế này, đứa nào điên điên đi hù người khác cho thót tim chơi vầy nè trời, nghiêng người nhìn một cái, hoá ra là tên Vu Kính phải gió, chẳng biết tự lúc nào đã đứng sau lưng mình, vừa rồi cũng chính y đã cúi đầu thủ thỉ vào tai tôi chứ đâu. Một thằng tôi vốn luôn tự hào là có thính lực nhạy bén bậc nhất thiên hạ, thế mà lại chẳng mảy may nhận ra việc gã đã sáp lại gần từ bao giờ. Ngay cả tiếng bước chân của lão thầy còn chẳng lọt qua nổi cặp thuận phong nhĩ của tôi, ấy thế mà lại hoàn toàn bị gã này qua mặt. Thật không khỏi lo ngại, lẽ nào trình độ yêu thuật của con hồ ly tinh này còn cao hơn cả pháp thuật của sư phụ mình?
“Vu, Vu huynh…” Tự dưng lại trở bệnh cà lăm hà, lắp bắp một hồi mới phun ra được mấy chữ.
“Tiểu ca, bộ bên trong cái chăn này có ẩn chứa huyền cơ gì hay sao? Phải chăng là không thích hợp dùng cho người phàm?” Nhìn sơ qua thì tưởng đâu gã rất nghiêm túc mà hỏi chuyện nhé, nhưng dòm kỹ lại mới thấy trong đôi mắt ấy đang lấp lánh một nét cười gian manh, tôi đồ là do gã cảm thấy bộ dạng quyến luyến không nỡ xa rời cái chăn của tôi trông hết sức tức cười đây mà.
Tôi cũng rất muốn gật đầu đồng tình với gã đó chứ, chẳng qua hậu quả của việc đi nói dối một con cáo thành tinh là như thế nào, tôi còn chưa muốn tự mình thử nghiệm đâu. Aiii, thôi bỏ đi vậy. “Làm gì có đâu, chẳng qua tôi muốn ôm thử xem nó đã đủ êm ái hay chưa thôi.”
Vu Kính nghe vậy cũng không nói gì, mặt mày toe toét nhận lấy cái chăn, hay nói đúng hơn là giằng lấy nó từ trong tay tôi, rồi mới tự mình sờ mó cảm nhận, “Mềm lắm, dễ chịu lắm.” Nói đoạn, lại còn ra sức vỗ mấy cái lên bề mặt chăn, tạo ra tiếng bồm bộp nghe thật đã tai, chăn này mà đắp lên thì sướng biết bao, càng nói lại càng muốn khóc toáng lên cho thoả nỗi uất ức mà.
Vu Kính mới đi được chừng hai bước, lại quay đầu về: “Tiểu ca này, trong lúc tôi ngủ không thích bị người khác quấy rầy đâu, anh nhớ đừng vào phòng tôi nhé. Cảm ơn cái chăn của anh nhiều.”
“Đừng… khách… sáo… Cứ từ từ nghỉ ngơi đi heng…” Bỏ lại một câu đầy miễn cưỡng, tôi mới thất thểu lượn về phòng. Xa nó quá lâu rồi, cái chăn đáng thương của tôi lúc này vừa lạnh lẽo vừa ẩm ướt. Thê thảm quá, số tôi thật là thê thảm quá mà. Đành phải hi sinh thân thể mình để ủ ấm nệm giường mà thôi, trong lòng lại không khỏi tủi thân khi nghĩ tới cảnh tên khốn Vu Kính kia hiện đang có biết bao nhiêu là sung sướng, cuộn mình trong tấm chăn vừa được phơi nắng kia mà vô tư ngáy khò khò.
Lại nói, có những thói quen biết rõ là tai hại nhưng lại khó mà bỏ được, tỷ như cho dù nửa đêm nửa hôm bị tiếng ồn ào đánh thức, tôi vẫn có thể ngoan cố nướng tiếp tới tận sáng mới chịu dậy. Chân bước quàng xiên phóng ra khỏi phòng đi rửa mặt, trong lòng không ngừng thầm mong con yêu hồ kia sẽ giống như trong sách nói, trời vừa hửng sáng liền âm thầm bỏ đi, nếu còn có chút lương tâm mà để lại một ít kỉ vật này nọ coi như cảm tạ ơn thu nhận nó đêm qua càng tốt.
Thế nhưng mọi hi vọng tươi đẹp của tôi chẳng mấy chốc đã tan biến theo từng tiếng bước chân vọng đến từ trước thềm cửa kia. Vu Kính đứng ngay bậc cửa, nhìn về phía tôi, trên mặt là nụ cười rạng rỡ như vầng thái dương: “Chào buổi sáng, tiểu ca.”
Tôi khạc hết nước trong mồm ra, vội vàng đáp trả: “Chào buổi sáng, sớm như vậy đã muốn rời đi rồi sao?”
Nụ cười của Vu Kính lại càng chói loà hơn: “À vâng, tôi vốn cũng định trời vừa sáng liền sẽ đi ngay…”
Dừng cái đã, ‘vốn cũng định’ là sao hả, vậy chứ giờ anh tính làm cái gì cơ?!
“Nhưng là vầy, do tối qua trời đổ tuyết lớn, khắp nơi đều là một màu trắng xoá, làm sao ra khỏi cửa được đây?”
Giỏi nhỉ, trận tuyết này đâu phải bữa nay mới có, tới bây giờ mới đổ thừa bảo là đi không được, vậy chứ hôm qua làm cách nào mà lạc được đến tận đây hay thế? Nghĩ là nghĩ vậy thôi, chứ tôi đời nào dám nói ra miệng đâu. Chỉ là tự dưng có một luồng dự cảm không mấy lạc quan ngày một lớn dần trong tôi.
“Cho nên,” Gã thản nhiên nhìn tôi, “Tôi đành phải lại làm phiền huynh đài thêm hai ngày nữa rồi.”
Đợt quấy rầy này, không ngờ lại kéo dài tới những hai tháng.
Vu Kính thế mà lại ăn chay. Tôi đã rất ngạc nhiên về điều đó, trên đời này hoá ra còn có loại hồ ly tinh kiêng ăn thịt cơ đấy, chứ đâu như tôi với sư phụ, tuy là người tu hành nhưng lại ăn uống rất tuỳ tiện. Chả trách trông gã ốm tong ốm teo như con cò ma thế này. Nhưng vậy đâm ra lại có lợi cho tôi, coi như loại được nguy cơ bị gã xơi tái rồi.
Vu Kính đúng là một con sâu ngủ. Ngoại trừ hôm đầu tiên ở đây ra, còn lại hầu như ngày nào gã cũng ngủ sớm dậy trễ, cả ngày ra ngẩn vào ngơ. Trình độ làm biếng so với lão thầy chỉ có hơn chứ tuyệt đối không thể kém. Những lúc đẹp trời đều có thể bắt gặp gã ngồi gà gật bên khung cửa sổ, tới chừng có tuyết rơi liền trực tiếp chui hẳn vào trong chăn mà ngủ vùi. Nỡ lòng nào để bộ mặt bảnh bao ấy khoác lên cái vẻ lười nhác kia, đúng là phí phạm của trời mà. Tôi đồ rằng nhân sinh của tên này thể nào cũng nhàm chán vô vị hết sức cho mà coi.
Lại nói, Vu Kính này đã ngủ thì thôi, mà hễ cứ tỉnh dậy, dù số lần như thế cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, là gã lại giương mắt ếch lên nhìn tôi suốt. Tôi bổ củi, gã ngồi xem. Tôi đun nước, gã ngồi dòm. Tôi nấu cơm, gã ngồi ngó. Cũng có đôi khi gã hứng lên, sẽ cùng tôi bắt chuyện, chủ đề tán dóc cũng chỉ loanh quanh mấy chuyện tầm phào ở ngoài núi thôi. Mà lạ lắm nha, con yêu quái này coi hời hợt vậy chứ lại không hé một lời nào về chuyện của bản thân đâu, ngoại trừ cái tên ra, tôi hoàn toàn mù tịt về thân phận của gã. Được cái là dần dần tôi cũng không còn sợ gã như ban đầu nữa, bởi vì tính ra thì gã cũng chẳng gây thêm phiền hà gì mấy cho tôi. Sức ăn thì không bằng sư phụ, lại chẳng khó chiều như lão ấy, chưa kể vì là dân ăn chay nên chẳng phải lo bị gã giành mất phần thịt, nói trắng ra là dễ nuôi hơn sư phụ nhiều.
Tuyết, đã bắt đầu tan rồi. Ban đầu chỉ là từng giọt từng giọt chảy xuống, chẳng mấy chốc đã hoá thành những dòng nước róc rách. Theo từng ngày từng giờ đã để lộ ra mặt đất, từ một chấm đen nhỏ xíu dần lan rộng ra thành một khu đất lớn. Thời tiết thế này khiến tôi không khỏi nghĩ đến một chuyện, liệu gã sẽ rời đi, hay là lại kiếm một cái cớ để tiếp tục lưu lại đây?
Buổi tối trước ngày lập xuân, thái độ của Vu Kính bỗng trở nên khác thường, không còn cái màn từ sớm đã chui rúc trên giường ngáy vang trời nữa. Thế là hai đứa lại rủ nhau ra ngồi trước bếp lò tán dóc, cảm giác trò chuyện câu được câu mất thế này in hệt như cái đêm gã vừa mới tới đây vậy. Xem ra tâm trạng của gã khá tốt, cổ họng còn ư ử ngâm nga một giai điệu vô danh nào đó nữa. Riêng tôi nãy giờ vẫn tập trung tinh thần cời cời mấy cục than cho lửa cháy sáng hơn. Bỏ mặc Vu Kính ngồi trông theo mà ngáp lên ngáp xuống mấy bận. Mãi một lúc sau, đột nhiên gã mới lên tiếng hỏi: “Sư phụ anh chừng nào mới xuất quan vậy?”
Tôi ngấm ngầm giật thột, hốt hoảng đánh gãy cả que cời lửa, xem ra là chạy trời không khỏi nắng rồi, “Sư phụ tôi hả, phỏng chừng là trong tiết lập xuân sẽ xuất quan thôi.”
Vu Kính ‘ồ’ một tiếng tỏ vẻ đã hiểu, sau cũng chẳng nói thêm lời nào.
Tôi gom hết dũng khí hỏi gã một câu: “Anh thật sự là tới tìm sư phụ sao?”
Vu Kính bèn nghiêng đầu nhìn tôi, thứ biểu cảm đeo trên khuôn mặt ấy thật khó có từ nào có thể hình dung cho chính xác được. (Chứ hổng phải do vốn từ quá nghèo nàn hả:)) Sau một hồi, mới chịu gật đầu lấy một cái: “Thôi được, thấy anh cứ canh cánh mãi về chuyện đó, tôi đành phải nói thật vậy, đúng là tôi tới đây để tìm một người, nhưng người tôi muốn tìm lại không phải ông ấy.”
“Thế nhưng lúc đó cũng chính miệng anh bảo chỉ ghé qua ngủ nhờ thôi mà. Dối gạt tôi đến tận hai tháng trời, bộ anh không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm hả?” Tuy tôi mạnh miệng chỉ trích vậy chứ trong lòng vẫn lo ngay ngáy thôi.
“Dù có nói ra thì anh cũng đời nào thèm tin tôi đâu. Thành ra lương tâm thì vẫn có đó, nhưng lại chả có lý do gì để thấy áy náy với nó tới cả.” Nói rồi mới đánh một cái ngáp, đứng dậy bỏ về phòng ngủ. Chưa đi được bao xa, lại quành trở về, “Đây, cho anh cái này.”
Trước mặt tôi hiện giờ là một cây sáo ngọc với toàn thân trong suốt lóng lánh như thuỷ tinh, đây rõ ràng là thứ mà gã vẫn đeo suốt bên hông từ hồi mới tới đây đến giờ, cứ cho là tôi đây hiểu biết nông cạn, thì cũng có thể nhìn ra đây không thể là một vật có xuất xứ từ trần gian được. Thân sáo hoàn mỹ như một tuyệt tác của tạo hoá. Chẳng những hoàn toàn không nhìn thấy dấu vết gọt giũa, mà thậm chí còn không tìm được một mối nối nào dù là nhỏ nhất. Trong sách có nói ngọc là một loại đá quý có linh tính, đối với người tu hành mà nói, việc có ngọc tốt bên mình lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Một thứ báu vật như vậy, lại có thể dễ dàng tặng cho tôi vậy sao?
Chỉ e không mấy người có thể cưỡng lại nổi sức cám dỗ của món bảo bối trước mặt này đâu nhỉ? Nhất là khi mà nó chỉ cách đầu mũi mình chưa tới một tấc thế này. Tôi không chút ngần ngại liền thò tay ra bắt lấy. Xúc cảm trên tay thật ấm áp và dễ chịu, đây nhất định là thứ hàng cực phẩm rồi. Thế nhưng vừa nghĩ đến giá trị của nó, lại có phần lưỡng lự, nếu nói là quà tiễn biệt lẫn báo đáp công ơn tôi đã chăm nom hắn ta trong hai tháng qua thì còn có thể hiểu được, nhưng y nào có nói là định đi đâu, “Sao lại đưa tôi thứ này?”
“Cái que của anh chẳng phải đã gãy rồi sao? Chịu khó lấy nó dùng đỡ đi.”
Tôi nghe xong mà ngẩn tò te buổi trời, que của tôi? Gãy rồi? Chịu khó dùng tạm? Vừa cúi đầu liền thấy đập ngay vào mắt là di hài của nửa đoạn que cời lửa lấm lem bụi đất còn đang cắm trong lò… Vu Kính, anh muốn chơi trội cũng phải có mức độ thôi chứ!!!
Tôi đứng lên, không chút do dự liền buộc lại cây sáo vào bên hông hắn ta. Đương sự vốn dĩ đang tính rời đi thấy thế liền dừng lại, vẻ mặt như thể không hiểu nổi việc tôi đang làm.
“Sáo được làm ra là để thổi!” Tôi nhấn mạnh.
“Nhưng tôi đâu có biết thổi.” Hắn tỉnh bơ đáp lại.
“Không biết thì đem theo làm cái gì?”
“À thì để đợi tới khi có ai yêu cầu tôi thổi một khúc, tôi liền có cớ để cự tuyệt ấy mà.” Lại còn chớp chớp mắt ra vẻ vô tội: “Vậy mà đợi mãi cũng chẳng thấy người nào đó hỏi han lấy một câu nữa là.”
Tôi tiếp tục lâm vào trạng thái nghẹn ngào câm nín tập hai, bỗng chợt nhận ra nói chuyện với đồ dở hơi này chỉ tổ lãng phí hết cả mớ thời gian vốn dĩ còn có chút ý nghĩa của tôi mà thôi. Xin thề là nếu còn bất cứ lời nào muốn nói với gã, thì đó chỉ có thể là, Vu Kính à, anh làm ơn làm phước biến ngay cho khuất mắt tôi đi!
|Hết chương 1|
Chú thích:
Khi có việc thì con em đành hết lòng phụng sự: một câu trong sách ‘Luận ngữ’ của Khổng Tử, đại ý nói về lòng hiếu thảo của con cháu với người bề trên.
Ghế sưởi (烤火凳): vì mình tò mò nên đi tìm hiểu cho vui thôi:)) ảnh lấy từ trang này, bên dưới bỏ than vào, lót cái nệm lên rồi ngồi, ấm mông
Loại ghế sưởi thường gặp ở thị trấn Giang Loan, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây
Câu chuyện của chúng ta chỉ mới bắt đầu thôi, muốn biết những sóng gió gì còn đang chờ đợi nhân vật chính (giấu tên =))) ở phía trước, xin hãy xem tiếp những hồi sau sẽ rõ
Tôi lồm cồm bò dậy từ giữa đống chăn ấm nệm êm, miệng không ngừng tụng câu châm ngôn bất hủ này, càng nghe càng thấy chí lý vô cùng.
Tiếng gõ cửa đáng ghét nào đó vẫn cứ đều đều vang lên, lại còn rất có vần có điệu nữa chứ, văng vẳng khắp cả khe núi.
Đứa chết bầm nào vậy ta? Đợi tới lúc đầu óc tôi từ trong cơn mơ màng tỉnh táo lại, mới bắt đầu nghĩ tới vấn đề này.
Ở cái chốn thâm sơn cùng cốc này, lại đương lúc trời đông giá rét thế kia, muốn kiếm thú vật còn khó nữa huống chi là người. Nếu không nhờ lão sư phụ quyết chí tu tiên kia lương tâm chưa bị chó gặm sạch, lâu lâu vẫn nhớ tới việc phải biến ra chút lương thực nuôi bụng, tôi chắc đã sớm thăng thiên thành tiên trước lão mấy đời rồi. Nơi đèo heo hút gió thế này, lại còn giữa lúc đêm hôm khuya khoắt, bỗng dưng từ đâu lòi ra tiếng người gọi cửa vậy kìa?
Thò tay chụp lấy bộ đồ lôi vào trong chăn, tôi cứ thế vừa lăn lộn trên giường vừa mặc vào. Từ lúc bắt đầu hiểu chuyện tôi đã theo chân sư phụ tu luyện, suốt mười mấy, hai chục năm nay chưa từng rời khỏi khe núi này. Ngoài trừ mấy vị sư đệ của lão sư phụ tới tìm ổng uống trà đàm đạo cùng mấy tay thợ săn, tiều phu gì đó đôi lúc đi lạc, thì hoàn toàn chả có khách khứa nào (thèm) ghé qua chốn này cả (vậy chứ kẻ thù tìm đến đây lại không ít chút nào).
Lại nói, lão sư phụ của tôi ấy mà, vốn dĩ là một tên lười chảy thây, việc duy nhất lão làm cho tôi với tư cách là sư phụ, có lẽ cũng chỉ có hồi nhỏ chịu khó kiên nhẫn dạy tôi biết đọc biết viết. Dạy đã rồi thì vứt cho một đống sách, để mặc tôi tự sinh tự diệt. Cơ mà với cái đứa thông minh vốn sẵn tính trời như tôi đây, việc gì phải lãng phí trí não với mớ sách vở viết về đạo pháp cao siêu đó chứ. Về sau, lão rốt cục cũng phát hiện ra việc tôi lấy sách lão đưa làm củi đốt, nhưng rồi lại hổng thấy nói năng gì, chỉ là từ đó cũng chẳng còn mặn mà chi với việc dạy tôi tu tiên nữa. Cứ hễ ngồi vào bàn ăn với tôi, là lại ý kiến ý cò về hương vị món ăn. Sau đó nữa, chắc là ngại ăn no rửng mỡ hay sao đấy, sách lão vứt qua cho tôi tự động biến thành tiểu thuyết chí quái cùng truyện diễn nghĩa này nọ. Bắt tôi ban ngày đọc cho kì hết, tối về thực hành tiết mục ‘kể chuyện đêm khuya’ cho lão nghe, lấy cái danh nghĩa cao cả là ‘kiểm tra bài học’. Nhiệm vụ của tôi cũng từ đầu bếp trực tiếp thăng cấp lên thành người kể chuyện nốt. Bên ngoài núi có một cái thị trấn, nghe đâu ở đó cũng có loại nghề kể chuyện kiểu này, coi bộ để cho tôi làm cũng không tồi đâu. Bao giờ chịu hết nổi lão sư phụ hết ăn không ngồi rồi lại chuyển sang ngẩn ngơ cả ngày kia, tôi hẳn là có thể vào trong trấn đem tài năng kể chuyện ra hành nghề kiếm sống được đấy.
Nói túm lại là vầy, tôi là một kẻ phép thuật thì chưa học được tới đâu, lại thường xuyên bị lão thầy già đày đoạ tinh thần đến mức suy nhược, đêm hôm ngủ chẳng bao giờ yên giấc. Huống chi trong đêm đông tĩnh mịch thế này, đừng nói là tiếng chân người đạp lên tuyết sột soạt mà đi, đến âm thanh của những đoá hoa tuyết rơi tí tách ngoài hiên cũng còn có thể nghe thấy rất rõ bên tai. Lạ một điều là tối nay vào trước lúc vang lên tiếng gõ cửa nọ, tôi đây lại có thể nằm ngủ say như chết, chẳng mảy may nghe thấy một tiếng động nào, mà cho dù bây giờ có cẩn thận lắng nghe lại, thật sự cũng không thể nghe được có tiếng người ở đây.
Sao tự nhiên lạnh gáy quá vậy ta, đừng nói là mấy thứ ma núi hay yêu tinh gì đó nha?
Mấy ngón tay lạnh tanh cứng ngắt chật vật mãi mới mang xong đôi giày, tôi vội đứng dậy, hà hơi cho ấm hai bàn tay, trong lòng không ngừng mắng lão sư phụ, thường ngày chỉ chăm ăn rồi ngủ, lơi là việc tu tiên, hôm qua không dưng lại khăng khăng đòi đi bế quan. Báo hại tôi còn tưởng lão muốn học theo tụi gấu chạy vào hang đá ngủ đông nữa chứ, bây giờ xem ra ngọn nguồn của cơn trở chứng này không đơn giản nữa à. Chắc lại đi đâu gây hoạ rồi bây giờ mới ba chân bốn cẳng chạy trốn đây mà. Tôi liếc nhìn về phía hang đá, cứ nghĩ tới việc giờ này lão đang ở trong đó ngáy ầm ĩ là lại thấy ấm ức. Tiếng gõ cửa vẫn vang lên đều đều, coi mòi tôi mà không ra thì chắc cái đứa hâm nào đó cũng đứng gõ tới sáng luôn quá. Được rồi, được rồi, khi có việc thì con em hết lòng phụng sự, có hoạ thì con em đành phải gánh vác chứ biết làm sao.
Giác ngộ xong đạo lý cao thâm này, tôi mới bắt đầu châm đèn lên, rảo bước tới trước cửa. Tay vừa chạm tới chốt cửa, tiếng gõ đã dừng lại ngay, trái tim chết tiệt của tôi cũng không chịu thua mà hùa theo đánh ‘thịch’ một cái giữa không gian tĩnh mịch. Không có gì đâu, nhất định không có gì đâu mà, tôi ngậm ngùi tự huyễn hoặc mình. Ra sức hít một cái thật sâu, đẩy mạnh cánh cửa. Ngay tức khắc, gió lạnh ùa vào ***g ngực cuốn theo cả những bông tuyết bay tán loạn, đột ngột chạm phải cái rét đến cắt da cắt thịt như vậy khiến người ta tỉnh ngủ hẳn ra. Theo phản xạ có điều kiện liền thuận tay khép cửa lại. Chẳng qua hành động có chậm chạp một chút thôi. Ngờ đâu từ trong bóng đêm bỗng hiện ra một bàn tay trắng muốt nhẹ nhàng giữ lấy cánh cửa, động tác cẩn thận đầy dịu dàng, làm cho cái tay tôi tự dưng phản chủ lại mở toang cửa ra. Cùng lúc đó, chủ nhân của bàn tay nọ, một thanh niên cao lớn, xuất hiện, rồi cứ như bị gió đông thổi cho bay vào phòng ấy, chớp mắt đã vào tới bên trong, lại còn hắt hơi một cái, cánh cửa lập tức nhẹ nhàng khép lại sau lưng gã ta.
Tôi phát hoảng lùi về sau mấy bước, cái lưng đập mạnh vào cạnh bàn, đau thấy bà cố luôn! Bình thường mà bị vầy nhất định tôi sẽ kêu la cho long trời lở đất luôn rồi! Cơ mà bây giờ nào phải lúc để khóc lóc ỉ ôi chứ, quơ vội cái đèn trên bàn lấy làm vũ khí, tôi lia ánh sáng le lói trên tay đến trước mặt gã, nhìn xem, nào là bộ dạng tuấn tú, mình khoác áo lông, hông đeo sáo ngọc, lại còn tóc dài tung bay trong gió. Hay cho một gã thanh niên lại đẹp đến siêu phàm thoát tục nhường này! Gượm đã, tôi nhớ không lầm thì trong mấy quyển tiểu thuyết chí quái đã đọc kia, bối cảnh kiểu này chẳng phải rất quen hay sao? “Một hôm nọ, trời đổ tuyết lớn, hồ ly tinh hoá thành hình người, xin ngủ lại một căn nhà giữa núi…” Còn không phải một màn đang diễn ra trước mắt hay sao? “Người nọ khôi ngô vô cùng, vừa nhìn một cái, đã khiến người ta hồn xiêu phách lạc…” Lại chẳng phải cái tên đang đứng trước mặt mình đây sao? Hồ ly tinh, nhất định là hồ ly tinh rồi! Trong khoảnh khắc tôi còn đang suy tư, y đã dùng đôi mắt ngời sáng nọ tia thẳng về phía tôi, rồi ánh mắt cũng không dừng ở đó, mà chuyển sang rảo một lượt khắp phòng, dòm đã rồi mới thu nó về đặt lại trên người tôi, khom người vái chào: “Tiểu sinh trong lúc say mê ngắm cảnh tuyết nơi này, không may lạc đến đây. Đúng lúc đường dài mệt nhọc, nên mạn phép xin được tá túc nhờ một đêm…”
Tôi âm thầm ta thán một tiếng, thứ lý do cũ rích cũ xì với trăm ngàn kẽ hở kiểu gì thế này. Nghĩ sao lại đi bịa ra cái trò ham mê ngắm cảnh vậy trời, trong vòng mấy chục dặm quanh đây toàn bộ đều chỉ có một màn tuyết trắng xoá như nhau, có cái gì để mà ngắm hả. Hơn nữa xạo cái gì cũng phải có căn cứ chứ, đòi đi lạc tới đây ư, có thể thong dong mà đi suốt mấy chục dặm từ ngoài kia lọt vào tới tận trong khe núi thế này, vậy cũng thiệt là tài quá đó. Lại còn có vụ thân thể mỏi mệt, mắt tôi có mờ tới đâu cũng thấy được bộ dạng phấn chấn hồ hởi của anh đó, nhìn mà xem đến cả đôi giày tơ tằm mang dưới chân cũng đang phát sáng lấp lánh kia kìa. Nói thì nói vậy thôi, chứ nếu đúng thật là anh chỉ muốn nghỉ chân một đêm, tôi đương nhiên cũng không làm khó làm dễ mần chi nhưng lỡ như còn có ý đồ khác, xin nhớ cho câu oan có đầu, nợ có chủ nha, nếu là lão sư phụ gây thù chuốc oán gì với anh, cũng làm ơn đừng chơi trò quýt làm cam chịu với tôi đó.
Chần chờ trong giây lát, tôi mới thận trọng thăm dò: “Nếu anh muốn tìm sư phụ của tôi, đạo nhân Bất Tư ấy, thì ổng đang ngủ đông, à nhầm, là tu hành trong hang đá đằng sau kia kìa, anh cứ đi ra phía sau rồi rẽ trái, sẽ thấy cái hang đó ngay. Chỗ nào có một đống dây leo phủ kín, ấy chính là cửa hang. Tôi đây chỉ là đồ đệ của ổng thôi, những việc ổng làm đều không can hệ gì tới tôi.”
Tôi cũng rất nhiệt tình mà một hơi khai ra tường tận nơi ẩn náu của sư phụ, hơn nữa còn tranh thủ phủi sạch sành sanh mọi loại trách nhiệm liên đới. Đừng trách con nha sư phụ, dù sao pháp lực của thầy cũng cao cường tới vậy rồi, nhất định có thể gặp dữ hoá lành mà ha, không có gì làm khó được thầy đâu nhỉ, cùng lắm thì coi như được lên tiên trước thời hạn thôi à…
“Thì ra sư đồ hai vị là ở chốn này tu tiên, thất kính, thất kính. Tiểu sinh vốn không định quấy rầy hai vị tu luyện, chỉ xin được tá túc một đêm rồi sẽ đi ngay.” Gã ta hết lần này đến lần khác nhấn mạnh ý đồ của mình. Ta đây cóc thèm tin nhá, vừa nhắc tới tên của sư phụ, đã thấy rõ mồn một trong đôi mắt đen sâu thẳm kia loé lên tia sáng khác thường. Dựa theo những gì trong sách viết, hồ ly tinh là loài rất mực khôn khéo, cực kì khó đối phó, đáng nói hơn là trước giờ chưa từng chịu thiệt ở bất cứ phương diện nào, chẳng thà cứ chiều theo ý nó cho rồi, kẻo lại chuốc khổ vào thân nữa. Nghĩ xong vấn đề này, tôi liền quay ngoắt sang thái độ tươi cười nịnh nọt: “Nếu đã có duyên gặp nhau, hiển nhiên phải xem anh là khách mà tiếp đãi, xin cứ để tôi hết mình phục vụ cho trọn đạo chủ nhà nhé.”
Dẫn y tới bên cạnh bếp lò, tôi niềm nở quét dọn sạch sẽ lớp tro bụi trên cái ghế sưởi cho y, rồi lót lên đó một lớp đệm êm ái, thậm chí còn bưng ra một tách trà nóng hổi vừa mới pha. Hắn ta mỉm cười nhận lấy, vừa nhấp một ngụm, đã không tiếc lời khen ngợi kỹ năng pha trà của tôi. Tôi cũng khiêm tốn mà tiếp thu lời khen đó. Đợi tới lúc tôi thú nhận rằng lá trà kì thực thầy trò bọn tôi đã dùng hết từ hồi tháng trước rồi, còn cái thứ nằm trong hộp trà hiện tại chỉ là mấy cái lá héo queo rớt ra từ đám dây leo nọ, chẳng qua tình cờ nhìn thấy nên tuỳ tiện nhặt về thôi, thì cũng đã cách thời điểm diễn ra cái màn ‘trà thơm đãi khách’ đốn mạt nọ lâu lắm rồi…
Cầm que cời lửa lên, khơi cho ngọn lửa đã tắt nhúm trong lò sáng lại được chút ít, tôi mới đánh bạo mở lời trước: “Quý tánh của huynh đài là chi?”
“Tiểu sinh tên Vu Kính.” Vừa hỏi đã trả lời ngay, thái độ còn rất chân thành nữa, làm như ta với mi là tri kỷ lâu năm hổng bằng, thiệt là đáng sợ mà.
Vu Kính, vậy là họ Vu à. Trong đầu tôi liền nhanh chóng liệt kê hết một lượt tất cả những kẻ hằng năm đều tới tìm sư phụ từ nhân loại cho tới yêu quái, đến đòi nợ cũng có, gây sự cũng có, báo thù cũng chả thiếu, tên tuổi của bọn chúng tôi đều thuộc nằm lòng, hình như chả có đứa nào họ Vu cả. Nhưng cũng đâu thể chỉ vì vậy mà an tâm được, ai dám chắc gã không phải là kẻ thù mới kết nạp gần đây của lão già kia chớ. Cái gì không nói chứ riêng về khoản thích tìm người khác kiếm chuyện sinh sự thì sư phụ tôi dứt khoát không chịu thua kém người đời đâu, đặc biệt là cái sở trường đem thù mới chất lên nợ cũ, khiến cho thù càng thêm thù của lão. Cũng dễ hiểu thôi khi cái trò mà lão thích nhất chính là bụp cho mấy tên không biết tự lượng sức mình chạy tới đòi báo thù kia một trận nhừ tử, rồi mới giẫm đạp lên cái bản mặt sưng vêu má dòm không ra của con người ta mà hát vang khúc khải hoàn “Oán thù nên giải, không nên kết”. Cứ cái kiểu đó hỏi sao mà từ món nợ nhỏ lại không biến thành một đống thâm thù đại hận cho được.
Đương lúc tôi còn đang nói xấu lão trong bụng, bỗng đâu một làn hương dịu nhẹ là là bay tới. Tôi cũng thuận theo mà ra sức hít hà lấy, trong lòng còn không quên thắc mắc thế quái nào thiên hạ lại dùng từ ‘hồ xú’ để gọi cái chứng ‘hách từ trong nôi’ ấy nhỉ, rõ ràng con hồ ly này rất là thơm mà. (Chắc họ nói con chồn hôi đó mà ^^!) Mới vừa cảm thán xong đã thấy Vu Kính nhoài người sang chỗ tôi, miệng cười tà tà: “Vậy xin hỏi quý tánh của tiểu ca đây?”
Chết chửa! Vấn đề này tuyệt đối không thể trả lời hắn được đâu. Sách có nói qua, cái tên đối với lũ yêu quái mà nói thì có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Khi chúng nó hỏi tên một ai, mà tên ngốc đó lại nói cho chúng biết, nghĩa là đã đồng ý cùng chúng kết duyên trọn đời, hành động này cũng không khác mấy so với trao đổi tín vật đính ước đâu, mà làm vậy cũng đồng nghĩa với việc đời này kiếp này hai bên sẽ phải chịu sự ràng buộc lẫn nhau đó. Cho nên hễ mà có con yêu tinh nào hỏi tên bạn, thì bằng mọi giá tuyệt đối không thể để nó biết, cho dù là tên giả cũng không được. Nhất là khi mà bạn không hề có ý định cùng nó diễn vở ‘trọn đời bên em’ đó nha.
“Họ tên chẳng qua cũng chỉ là cái để xưng hô, đời người ngắn ngủi có là bao, biết hay không biết thì được ích gì.” Tôi cực lực phỏng theo điệu bộ cao thâm khó lường mà lão thầy hay bày ra trước mặt người ngoài đặng tạo dáng. Thiệt tình là làm khó người ta quá đi mà, xách theo cái que đánh lửa dơ hầy như vầy, biểu người ta làm sao thâm trầm bí hiểm cho nổi cơ chứ.
Trông hắn có vẻ hơi thất vọng, song vẫn tỏ ra hoà nhã: “Tiểu ca đúng là độc nhất vô nhị, tiểu sinh xin bội phục.” Ngập ngừng một chút lại bổ sung thêm: “Không hổ là học trò giỏi của đạo nhân Bất Tư…”
Chiếu theo quan điểm của tôi về lão già kia mà nói, thì cái kiểu bóng gió này có khác nào đang nhạo báng tôi đâu, chẳng qua đây không phải lúc để nhặng xị lên với gã, “Tôi biết ngay mà, quả nhiên là tới tìm ông ấy!” Nói rồi khẽ bẻ cổ tay, que cời lửa cũng theo đó chỉa thẳng về hướng cửa sau, “Ổng ở ngay hang đá đằng sau đó, xin cứ tự nhiên.”
“Không, không, tôi với đạo nhân Bất Tư nào có quen biết chi đâu. Vị huynh đài đây vì sao cứ một mực cho rằng tôi tới tìm ông ấy nhỉ?” Nơi đáy mắt trong veo của gã chợt loé lên một tia sáng rồi tắt ngúm, gì vậy kìa, ảnh phản chiếu của ngọn lửa trong lò sao? Gã gối đầu lên một cánh tay, mặt còn nghiêng nghiêng làm duyên nữa, ngang nhiên nhìn tôi ra chiều thích thú lắm.
Cái kiểu đó của gã khiến tôi phải nghẹn ngào mà câm nín, thế là vứt quách cái que trên tay xuống, lấy cớ đi trải chăn nệm chuồn luôn qua bên phòng khách cho đỡ quê. (phòng ngủ dành cho khách á)
Tới hồi mở tủ quần áo ra, mới phát hiện tấm chăn duy nhất còn sót bên trong chẳng phải là cái mà hôm bữa tôi đã cất công đem ra phơi nhân lúc trời đẹp còn gì, vừa mềm mại vừa bồng bềnh êm ái, còn vương cả mùi nắng ráo ấm áp thoang thoảng trên bề mặt đây này. Tiếc thật, chăn tôi phơi năm nào cũng bị sư phụ lừa lấy mất, tưởng đâu năm nay lão lên cơn chạy đi bế quan thì sẽ tới lượt tôi được đắp nó chứ, ai dè bây giờ lại bị cái tên này phỗng tay trên.
Bữa nào phải nhờ lão thầy bói thử một quẻ xem có khi nào tôi với chăn được phơi nắng vốn là có duyên không phận không, nếu thật là vậy thì tôi đây cũng chẳng thèm phí công mà phơi nữa làm gì.
Đương lúc tôi còn đang ôm chăn tự kỷ, thình lình bên tai vang lên tiếng người thỏ thẻ: “Tiểu ca?”
Đêm hôm vắng lặng thế này, đứa nào điên điên đi hù người khác cho thót tim chơi vầy nè trời, nghiêng người nhìn một cái, hoá ra là tên Vu Kính phải gió, chẳng biết tự lúc nào đã đứng sau lưng mình, vừa rồi cũng chính y đã cúi đầu thủ thỉ vào tai tôi chứ đâu. Một thằng tôi vốn luôn tự hào là có thính lực nhạy bén bậc nhất thiên hạ, thế mà lại chẳng mảy may nhận ra việc gã đã sáp lại gần từ bao giờ. Ngay cả tiếng bước chân của lão thầy còn chẳng lọt qua nổi cặp thuận phong nhĩ của tôi, ấy thế mà lại hoàn toàn bị gã này qua mặt. Thật không khỏi lo ngại, lẽ nào trình độ yêu thuật của con hồ ly tinh này còn cao hơn cả pháp thuật của sư phụ mình?
“Vu, Vu huynh…” Tự dưng lại trở bệnh cà lăm hà, lắp bắp một hồi mới phun ra được mấy chữ.
“Tiểu ca, bộ bên trong cái chăn này có ẩn chứa huyền cơ gì hay sao? Phải chăng là không thích hợp dùng cho người phàm?” Nhìn sơ qua thì tưởng đâu gã rất nghiêm túc mà hỏi chuyện nhé, nhưng dòm kỹ lại mới thấy trong đôi mắt ấy đang lấp lánh một nét cười gian manh, tôi đồ là do gã cảm thấy bộ dạng quyến luyến không nỡ xa rời cái chăn của tôi trông hết sức tức cười đây mà.
Tôi cũng rất muốn gật đầu đồng tình với gã đó chứ, chẳng qua hậu quả của việc đi nói dối một con cáo thành tinh là như thế nào, tôi còn chưa muốn tự mình thử nghiệm đâu. Aiii, thôi bỏ đi vậy. “Làm gì có đâu, chẳng qua tôi muốn ôm thử xem nó đã đủ êm ái hay chưa thôi.”
Vu Kính nghe vậy cũng không nói gì, mặt mày toe toét nhận lấy cái chăn, hay nói đúng hơn là giằng lấy nó từ trong tay tôi, rồi mới tự mình sờ mó cảm nhận, “Mềm lắm, dễ chịu lắm.” Nói đoạn, lại còn ra sức vỗ mấy cái lên bề mặt chăn, tạo ra tiếng bồm bộp nghe thật đã tai, chăn này mà đắp lên thì sướng biết bao, càng nói lại càng muốn khóc toáng lên cho thoả nỗi uất ức mà.
Vu Kính mới đi được chừng hai bước, lại quay đầu về: “Tiểu ca này, trong lúc tôi ngủ không thích bị người khác quấy rầy đâu, anh nhớ đừng vào phòng tôi nhé. Cảm ơn cái chăn của anh nhiều.”
“Đừng… khách… sáo… Cứ từ từ nghỉ ngơi đi heng…” Bỏ lại một câu đầy miễn cưỡng, tôi mới thất thểu lượn về phòng. Xa nó quá lâu rồi, cái chăn đáng thương của tôi lúc này vừa lạnh lẽo vừa ẩm ướt. Thê thảm quá, số tôi thật là thê thảm quá mà. Đành phải hi sinh thân thể mình để ủ ấm nệm giường mà thôi, trong lòng lại không khỏi tủi thân khi nghĩ tới cảnh tên khốn Vu Kính kia hiện đang có biết bao nhiêu là sung sướng, cuộn mình trong tấm chăn vừa được phơi nắng kia mà vô tư ngáy khò khò.
Lại nói, có những thói quen biết rõ là tai hại nhưng lại khó mà bỏ được, tỷ như cho dù nửa đêm nửa hôm bị tiếng ồn ào đánh thức, tôi vẫn có thể ngoan cố nướng tiếp tới tận sáng mới chịu dậy. Chân bước quàng xiên phóng ra khỏi phòng đi rửa mặt, trong lòng không ngừng thầm mong con yêu hồ kia sẽ giống như trong sách nói, trời vừa hửng sáng liền âm thầm bỏ đi, nếu còn có chút lương tâm mà để lại một ít kỉ vật này nọ coi như cảm tạ ơn thu nhận nó đêm qua càng tốt.
Thế nhưng mọi hi vọng tươi đẹp của tôi chẳng mấy chốc đã tan biến theo từng tiếng bước chân vọng đến từ trước thềm cửa kia. Vu Kính đứng ngay bậc cửa, nhìn về phía tôi, trên mặt là nụ cười rạng rỡ như vầng thái dương: “Chào buổi sáng, tiểu ca.”
Tôi khạc hết nước trong mồm ra, vội vàng đáp trả: “Chào buổi sáng, sớm như vậy đã muốn rời đi rồi sao?”
Nụ cười của Vu Kính lại càng chói loà hơn: “À vâng, tôi vốn cũng định trời vừa sáng liền sẽ đi ngay…”
Dừng cái đã, ‘vốn cũng định’ là sao hả, vậy chứ giờ anh tính làm cái gì cơ?!
“Nhưng là vầy, do tối qua trời đổ tuyết lớn, khắp nơi đều là một màu trắng xoá, làm sao ra khỏi cửa được đây?”
Giỏi nhỉ, trận tuyết này đâu phải bữa nay mới có, tới bây giờ mới đổ thừa bảo là đi không được, vậy chứ hôm qua làm cách nào mà lạc được đến tận đây hay thế? Nghĩ là nghĩ vậy thôi, chứ tôi đời nào dám nói ra miệng đâu. Chỉ là tự dưng có một luồng dự cảm không mấy lạc quan ngày một lớn dần trong tôi.
“Cho nên,” Gã thản nhiên nhìn tôi, “Tôi đành phải lại làm phiền huynh đài thêm hai ngày nữa rồi.”
Đợt quấy rầy này, không ngờ lại kéo dài tới những hai tháng.
Vu Kính thế mà lại ăn chay. Tôi đã rất ngạc nhiên về điều đó, trên đời này hoá ra còn có loại hồ ly tinh kiêng ăn thịt cơ đấy, chứ đâu như tôi với sư phụ, tuy là người tu hành nhưng lại ăn uống rất tuỳ tiện. Chả trách trông gã ốm tong ốm teo như con cò ma thế này. Nhưng vậy đâm ra lại có lợi cho tôi, coi như loại được nguy cơ bị gã xơi tái rồi.
Vu Kính đúng là một con sâu ngủ. Ngoại trừ hôm đầu tiên ở đây ra, còn lại hầu như ngày nào gã cũng ngủ sớm dậy trễ, cả ngày ra ngẩn vào ngơ. Trình độ làm biếng so với lão thầy chỉ có hơn chứ tuyệt đối không thể kém. Những lúc đẹp trời đều có thể bắt gặp gã ngồi gà gật bên khung cửa sổ, tới chừng có tuyết rơi liền trực tiếp chui hẳn vào trong chăn mà ngủ vùi. Nỡ lòng nào để bộ mặt bảnh bao ấy khoác lên cái vẻ lười nhác kia, đúng là phí phạm của trời mà. Tôi đồ rằng nhân sinh của tên này thể nào cũng nhàm chán vô vị hết sức cho mà coi.
Lại nói, Vu Kính này đã ngủ thì thôi, mà hễ cứ tỉnh dậy, dù số lần như thế cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, là gã lại giương mắt ếch lên nhìn tôi suốt. Tôi bổ củi, gã ngồi xem. Tôi đun nước, gã ngồi dòm. Tôi nấu cơm, gã ngồi ngó. Cũng có đôi khi gã hứng lên, sẽ cùng tôi bắt chuyện, chủ đề tán dóc cũng chỉ loanh quanh mấy chuyện tầm phào ở ngoài núi thôi. Mà lạ lắm nha, con yêu quái này coi hời hợt vậy chứ lại không hé một lời nào về chuyện của bản thân đâu, ngoại trừ cái tên ra, tôi hoàn toàn mù tịt về thân phận của gã. Được cái là dần dần tôi cũng không còn sợ gã như ban đầu nữa, bởi vì tính ra thì gã cũng chẳng gây thêm phiền hà gì mấy cho tôi. Sức ăn thì không bằng sư phụ, lại chẳng khó chiều như lão ấy, chưa kể vì là dân ăn chay nên chẳng phải lo bị gã giành mất phần thịt, nói trắng ra là dễ nuôi hơn sư phụ nhiều.
Tuyết, đã bắt đầu tan rồi. Ban đầu chỉ là từng giọt từng giọt chảy xuống, chẳng mấy chốc đã hoá thành những dòng nước róc rách. Theo từng ngày từng giờ đã để lộ ra mặt đất, từ một chấm đen nhỏ xíu dần lan rộng ra thành một khu đất lớn. Thời tiết thế này khiến tôi không khỏi nghĩ đến một chuyện, liệu gã sẽ rời đi, hay là lại kiếm một cái cớ để tiếp tục lưu lại đây?
Buổi tối trước ngày lập xuân, thái độ của Vu Kính bỗng trở nên khác thường, không còn cái màn từ sớm đã chui rúc trên giường ngáy vang trời nữa. Thế là hai đứa lại rủ nhau ra ngồi trước bếp lò tán dóc, cảm giác trò chuyện câu được câu mất thế này in hệt như cái đêm gã vừa mới tới đây vậy. Xem ra tâm trạng của gã khá tốt, cổ họng còn ư ử ngâm nga một giai điệu vô danh nào đó nữa. Riêng tôi nãy giờ vẫn tập trung tinh thần cời cời mấy cục than cho lửa cháy sáng hơn. Bỏ mặc Vu Kính ngồi trông theo mà ngáp lên ngáp xuống mấy bận. Mãi một lúc sau, đột nhiên gã mới lên tiếng hỏi: “Sư phụ anh chừng nào mới xuất quan vậy?”
Tôi ngấm ngầm giật thột, hốt hoảng đánh gãy cả que cời lửa, xem ra là chạy trời không khỏi nắng rồi, “Sư phụ tôi hả, phỏng chừng là trong tiết lập xuân sẽ xuất quan thôi.”
Vu Kính ‘ồ’ một tiếng tỏ vẻ đã hiểu, sau cũng chẳng nói thêm lời nào.
Tôi gom hết dũng khí hỏi gã một câu: “Anh thật sự là tới tìm sư phụ sao?”
Vu Kính bèn nghiêng đầu nhìn tôi, thứ biểu cảm đeo trên khuôn mặt ấy thật khó có từ nào có thể hình dung cho chính xác được. (Chứ hổng phải do vốn từ quá nghèo nàn hả:)) Sau một hồi, mới chịu gật đầu lấy một cái: “Thôi được, thấy anh cứ canh cánh mãi về chuyện đó, tôi đành phải nói thật vậy, đúng là tôi tới đây để tìm một người, nhưng người tôi muốn tìm lại không phải ông ấy.”
“Thế nhưng lúc đó cũng chính miệng anh bảo chỉ ghé qua ngủ nhờ thôi mà. Dối gạt tôi đến tận hai tháng trời, bộ anh không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm hả?” Tuy tôi mạnh miệng chỉ trích vậy chứ trong lòng vẫn lo ngay ngáy thôi.
“Dù có nói ra thì anh cũng đời nào thèm tin tôi đâu. Thành ra lương tâm thì vẫn có đó, nhưng lại chả có lý do gì để thấy áy náy với nó tới cả.” Nói rồi mới đánh một cái ngáp, đứng dậy bỏ về phòng ngủ. Chưa đi được bao xa, lại quành trở về, “Đây, cho anh cái này.”
Trước mặt tôi hiện giờ là một cây sáo ngọc với toàn thân trong suốt lóng lánh như thuỷ tinh, đây rõ ràng là thứ mà gã vẫn đeo suốt bên hông từ hồi mới tới đây đến giờ, cứ cho là tôi đây hiểu biết nông cạn, thì cũng có thể nhìn ra đây không thể là một vật có xuất xứ từ trần gian được. Thân sáo hoàn mỹ như một tuyệt tác của tạo hoá. Chẳng những hoàn toàn không nhìn thấy dấu vết gọt giũa, mà thậm chí còn không tìm được một mối nối nào dù là nhỏ nhất. Trong sách có nói ngọc là một loại đá quý có linh tính, đối với người tu hành mà nói, việc có ngọc tốt bên mình lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Một thứ báu vật như vậy, lại có thể dễ dàng tặng cho tôi vậy sao?
Chỉ e không mấy người có thể cưỡng lại nổi sức cám dỗ của món bảo bối trước mặt này đâu nhỉ? Nhất là khi mà nó chỉ cách đầu mũi mình chưa tới một tấc thế này. Tôi không chút ngần ngại liền thò tay ra bắt lấy. Xúc cảm trên tay thật ấm áp và dễ chịu, đây nhất định là thứ hàng cực phẩm rồi. Thế nhưng vừa nghĩ đến giá trị của nó, lại có phần lưỡng lự, nếu nói là quà tiễn biệt lẫn báo đáp công ơn tôi đã chăm nom hắn ta trong hai tháng qua thì còn có thể hiểu được, nhưng y nào có nói là định đi đâu, “Sao lại đưa tôi thứ này?”
“Cái que của anh chẳng phải đã gãy rồi sao? Chịu khó lấy nó dùng đỡ đi.”
Tôi nghe xong mà ngẩn tò te buổi trời, que của tôi? Gãy rồi? Chịu khó dùng tạm? Vừa cúi đầu liền thấy đập ngay vào mắt là di hài của nửa đoạn que cời lửa lấm lem bụi đất còn đang cắm trong lò… Vu Kính, anh muốn chơi trội cũng phải có mức độ thôi chứ!!!
Tôi đứng lên, không chút do dự liền buộc lại cây sáo vào bên hông hắn ta. Đương sự vốn dĩ đang tính rời đi thấy thế liền dừng lại, vẻ mặt như thể không hiểu nổi việc tôi đang làm.
“Sáo được làm ra là để thổi!” Tôi nhấn mạnh.
“Nhưng tôi đâu có biết thổi.” Hắn tỉnh bơ đáp lại.
“Không biết thì đem theo làm cái gì?”
“À thì để đợi tới khi có ai yêu cầu tôi thổi một khúc, tôi liền có cớ để cự tuyệt ấy mà.” Lại còn chớp chớp mắt ra vẻ vô tội: “Vậy mà đợi mãi cũng chẳng thấy người nào đó hỏi han lấy một câu nữa là.”
Tôi tiếp tục lâm vào trạng thái nghẹn ngào câm nín tập hai, bỗng chợt nhận ra nói chuyện với đồ dở hơi này chỉ tổ lãng phí hết cả mớ thời gian vốn dĩ còn có chút ý nghĩa của tôi mà thôi. Xin thề là nếu còn bất cứ lời nào muốn nói với gã, thì đó chỉ có thể là, Vu Kính à, anh làm ơn làm phước biến ngay cho khuất mắt tôi đi!
|Hết chương 1|
Chú thích:
Khi có việc thì con em đành hết lòng phụng sự: một câu trong sách ‘Luận ngữ’ của Khổng Tử, đại ý nói về lòng hiếu thảo của con cháu với người bề trên.
Ghế sưởi (烤火凳): vì mình tò mò nên đi tìm hiểu cho vui thôi:)) ảnh lấy từ trang này, bên dưới bỏ than vào, lót cái nệm lên rồi ngồi, ấm mông
Loại ghế sưởi thường gặp ở thị trấn Giang Loan, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây
Câu chuyện của chúng ta chỉ mới bắt đầu thôi, muốn biết những sóng gió gì còn đang chờ đợi nhân vật chính (giấu tên =))) ở phía trước, xin hãy xem tiếp những hồi sau sẽ rõ
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook