Ván Cờ Người
-
Quyển 2 - Chương 5: Lật đổ
Hồ Bằng không biết Oánh Oánh cũng đang đòi li hôn.
Lúc Oánh Oánh đề xuất li hôn, Văn Hòa chưa chuẩn bị tâm lý. Anh nói với vợ: “Anh A đòi li hôn, chị B đòi li hôn, anh không ngờ chúng ta cũng li hôn. Đời anh sợ nhất là em nói đến hai tiếng li hôn”.
Văn Hòa hỏi vợ tại sao có ý nghĩ ấy, là do anh hay tự bản thân Oánh Oánh. Nếu vì anh, cứ nói rõ sai lầm anh sẽ kiên quyết sửa chữa, đừng một gậy quật chết tươi; nếu vì Oánh Oánh, cho dù có chuyện gì ở đâu thì anh cũng sẽ bỏ qua, chỉ mong chị rút lại ý nghĩ li hôn.
Oánh Oánh bực tức: “Anh nói vậy có dễ nghe không, liệu có chuyện gì ở đâu? Em chỉ muốn li hôn với anh, vậy thôi”.
Thấy Oánh Oánh nổi giận, Văn Hòa vội giải thích: “Ý anh là, dù sao đi nữa thì anh cũng không trách em”.
Văn Hòa cho rằng, tiền đề để vợ chồng li hôn là tình cảm bị rạn nứt, không có cách nào hàn gắn nổi. Anh với vợ có lúc cãi nhau nhỏ, chỉ đấu khẩu, sự việc cũng không có gì căng thẳng, anh tự nhận thấy tình cảm vợ chồng rất tốt, muốn li hôn cũng không biết phải nói thế nào.
Oánh Oánh hỏi anh có hiểu đồng sàng dị mộng là thế nào không? Văn Hòa không dám đi sâu vào vấn đề này. Đồng sàng dị mộng có ba tình huống: thứ nhất chồng và vợ đồng sàng dị mộng; thứ hai, vợ và chồng đồng sàng dị mộng; thứ ba, chồng và vợ đều đồng sàng dị mộng. Tệ nhất là, hai người không đồng sàng.
Văn Hòa ở ngoài làm nhiều chuyện xấu xa, lòng những giả dối, chuyện gì trong đầu óc anh Oánh Oánh đều biết, điều làm anh suy nghĩ là, làm thế nào để vợ đừng biết.
Trong bữa ăn trưa Oánh Oánh nêu chuyện li hôn với chồng.
Văn Hòa đặt bát đũa xuống rồi không cầm lên nữa. Buổi chiều anh gọi điện đến ngân hàng cáo ốm, không đi làm. Oánh Oánh nói đến đồng sàng dị mộng rồi thôi không nói thêm gì. Văn Hòa vẫn không ngớt lời nói với vợ rằng mình không hiểu nổi, đòi vợ phải nói rõ lý do. Oánh Oánh không định trả lời chồng, hai tay ôm vai, ngồi cách xa.
Buổi tối hai người không ăn cơm, đèn cũng không bật. Văn Hòa liên tục uống nước, hút thuốc, đầu lưỡi khô khốc. Oánh Oánh bật ti vi, ngồi đối diện với máy thu hình nhưng mắt không nhìn màn hình.
Đến đêm, Văn Hòa không còn chịu đựng nổi, anh quì trước mặt Oánh Oánh, bảo muốn anh chết cũng phải chết cho rõ.
Oánh Oánh nói biết mọi chuyện của anh, hỏi anh có biết còn cách cửa nhà tù bao xa không?
Văn Hòa lặng lẽ hồi lâu, anh lẩm bẩm: “Chuyện tiền nong ấy à?”. Oánh Oánh không phủ nhận, chị nói tiếp: “Chuyện ấy thì em đã tính, tiền có thể thu hồi”. Oánh Oánh khịt mũi, chị nói một câu thô tục chưa bao giờ nói: “Anh có cứt gì!”.
Văn Hòa khóc, nước mắt nước mũi chảy tràn, anh vì cái gia đình này, vì vợ con mới làm như vậy.
Oánh Oánh cười mũi: “Anh lại thế rồi, em ghét nhất cái trò đàn ông níu lấy phụ nữ, đổ tội cho phía nữ. Em có bảo anh làm chuyện vi phạm pháp luật ấy không? Anh nói đi”.
Thông thường, Văn Hòa rất chịu nghe lời Oánh Oánh, chị nói anh cứ ừ ừ à à, nhưng quay đi lại khác hẳn.
Anh có cách làm riêng. Anh thường nói với những người bảo anh sợ vợ: “Được vợ dỗ dành cậu mới thật nghe theo, vậy còn tranh giành thấp cao gì với vợ, làm gì nổi với giang sơn đất nước?”. Những lúc này Văn Hòa muốn nói vài câu, không nói không được.
“Không vì em, anh kiếm tiền làm gì, anh không đủ ăn đủ tiêu à? Em bảo em không yêu cầu anh làm, liệu em có yêu cầu chất lượng cuộc sống không? Em thích so sánh với người khác, ngườikhác có em cũng phải có, lại muốn hơn người. Vợ người đeo dây chuyền vàng, em đòi dây chuyền bạch kim; người khác cổ tay đeo vòng, em có vàng có bạc lại đòi thêm ngọc, các loại phải đầy đủ, vòng chân cũng mấy cái. Anh lĩnh lương lĩnh thưởng, gửi tiết kiệm vài ba nghìn, em cứ lẩm bẩm phàn nàn đến mùa quýt mới trở thành giàu có, liệu anh không có sức ép không? Anh đưa tiền cho em, em cầm tiền không thấy bỏng tay, bây giờ lại đổ tội lên đầu anh, em thấy anh có oan không?”.
Oánh Oánh nói: “Anh oan, oan lắm, oan như nàng Đậu Nga, anh ra ngoài trời xem có tuyết lông ngỗng minh oan cho anh không?”.
Văn Hòa bực mình chỉ biết lắc đầu, còn muốn nói gì nữa, anh nhìn sắc mặt Oánh Oánh, không nói gì.
Oánh Oánh về phòng mình, Văn Hòa ngồi hồi lâu trên sofa phòng khách mới về phòng. Anh không cởi áo quần, cứ thế nằm lên giường, người bị cộm, anh thò tay xuống, lấy ra một cuốn sổ tay. Thấy cuốn sổ, anh vô cùng hoảng sợ, cuốn sổ ghi các khoản tiền anh và Đại Trung cho vay lấy lãi.
Cuốn sổ này anh giấu ở phía sau khung ảnh treo trong phòng khách, tại sao Oánh Oánh tìm thấy? Chắc chắn chị đã xem nội dung ghi trong cuốn sổ, cố tình bỏ ở giường. Văn Hòa hít thở sâu, lật giở cuốn sổ.
Trong sổ ghi rõ các khoản cho vay, phía sau có hai hàng chữ “chính”, Oánh Oánh không hiểu gì chứ? Văn Hòa suy nghĩ.
Từ ngày chơi gái ở đâu đó, Văn Hòa thường ghi vào nhật kí diễm tình của mình, thêm một cô là thêm một vạch ngang hoặc một vạch dọc, mỗi chữ “chính” có năm vạch là năm cô. Oánh Oánh không thể ngờ anh chơi đến hơn một trăm cô gái. Nghĩ đến đây lòng anh dễ chịu hơn. Ghi lại những mối tình là tốt, tại sao mình không ghi các khoản cho vay đơn giản như ghi các cô gái? Văn Hòa lại giận cho mình.
***
Hai hôm sau, Văn Hòa nhận được một thư bảo đảm của tòa án, mở ra xem, trong đó là giấy mời.
Văn Hòa đến tòa, vị quan tòa đưa cho anh một bản sao đơn li hôn của Oánh Oánh và giấy báo ngày mở phiên tòa. Ngày ghi trên đơn sớm hơn ngày Oánh Oánh đề xuất li hôn.
Văn Hòa không hiểu, ý nghĩ li hôn của Oánh Oánh có từ lúc nào.
Có thể từ hôm chị đòi ngủ riêng chăng? Anh cho là như thế, anh ân hận ngay lúc bấy giờ không hỏi cho ra nhẽ.
Oánh Oánh mời luật sư. Đơn li hôn đưa ra ba điều: thứ nhất, đề nghị tòa phán quyết giải trừ quan hệ hôn nhân với Văn Hòa; thứ hai, chia tài sản có trong thời kì hôn nhân; thứ ba, xác định rõ quyền nuôi con. Sự thật và lý do là: tình cảm vợ chồng không hợp, hai bên đã li thân hơn một năm nay, quan hệ vợ chồng chỉ còn trên danh nghĩa.
Về đến nhà anh nói với vợ đã nhận được giấy mời của tòa và đơn li hôn. Oánh Oánh nghĩ, Văn Hòa sẽ cầu xin, nhưng anh không cầu xin. Anh bảo, anh đã hiểu.
“Cả đời anh nghe lời em. Lần này anh không muốn nghe, nhưng em nói li hôn anh cũng nghe. Anh yêu em. Nếu em cho rằng xa anh là đúng, thì cứ li hôn. Anh chỉ có thể tốt với em đến thế thôi”.
Văn Hòa nói, tỏ ra buồn, có thể đấy là lời của trái tim. Oánh Oánh quay mặt đi, nức nở.
Văn Hòa để chị khóc một lúc, anh đưa giấy khăn cho vợ: “Em khóc, anh cảm thấy hạnh phúc. Anh biết, em có nỗi buồn của em, anh đã làm em buồn”.
Oánh Oánh ôm lấy Văn Hòa.
Buổi tối, chị ôm gối sang phòng của Văn Hòa.
Văn Hòa đồng ý li hôn, anh không giải thích, chỉ chờ ngày mở phiên tòa.
Anh tỏ ra bình tĩnh trước sự việc vợ đòi li hôn, cảm thấy nước cờ của Oánh Oánh tuy rất độc, nhưng ít nhất nghĩ đến ba bước, hoặc mọi người cùng có lối thoát cho sau này. Anh không thể gánh chịu đến cùng sự việc của mình, đó là lý do để anh đồng ý li hôn.
Văn Hòa thăm dò Oánh Oánh, cho dù anh đồng ý li hôn, liệu có thể rút lại đơn tại tòa, nhẹ nhàng đến phòng Dân chính để làm thủ tục li hôn. Oánh Oánh không đồng ý mà cũng không giải thích. Chị cũng không có cách nào, tuy là vụ án li hôn, nhưng lúc xử phải chia tài sản, đó là mục đích của chị. Chị muốn thông qua tòa để phân xử rành rõ tài sản của hai người.
Trước ngày mở phiên toà, hai người ngồi lại nói chuyện, nói thật cụ thể mọi việc.
Cuối cùng Văn Hòa hỏi Oánh Oánh, sau khi li hôn có sống với nhau nữa không, anh bảo tình trạng đó hiện nay rất nhiều. Oánh Oánh im lặng. Văn Hòa đòi Oánh Oánh phải nói, chị bảo sau này sẽ nói.
Trong quá trình thẩm vấn, tòa hỏi hai người có muốn hòa giải không. Oánh Oánh nói chỉ đề nghị hòa giải hai vấn đề đó là chia tài sản và nuôi con, li hôn thì không nhượng bộ.
Tòa điều tra nguyên nhân tình cảm vợ chồng tan vỡ, tại sao ở riêng lại trở thành tiêu điểm. Văn Hòa trả lời, ở riêng vì sức khỏe của anh không tốt, vị nữ thẩm phán hỏi đến tận cùng, bộ phận nào của cơ thể anh không tốt. Văn Hòa cắn răng trả lời không có khả năng sinh lý, không thể thỏa mãn Oánh Oánh. Khi kí vào biên bản, Văn Hòa thấy thư kí của tòa ghi câu vừa rồi của anh không thiếu một chữ, anh tức giận vô cùng, cảm thấy như bị sỉ nhục.
Căn cứ thỏa thuận của hai người, tòa lập biên bản hòa giải dân sự, giải trừ quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản. Về tài sản, nhà cửa và những đồ dùng bằng điện thuộc về người nuôi con là Văn Hòa; một trăm hai mươi sáu nghìn tiền tiết kiệm Oánh Oánh được hưởng sáu mươi ba nghìn, mỗi tháng chị phải chi năm trăm đồng tiền nuôi con và chi phí học hành cho con đến năm mười tám tuổi.
Trong qúa trình hòa giải, Oánh Oánh đề xuất, trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân với Văn Hòa, số tiền gửi tiết kiệm không chỉ là một trăm hai mươi sáu nghìn đồng. Tòa yêu cầu chị đưa ra bằng chứng, chị không thể cung cấp bằng chứng, vì vậy tòa bác lời khiếu nại của chị. Điều này cũng được ghi vào bản án.
Cầm bản án li hôn, Oánh Oánh bàn với Văn Hòa, chiều nay chị sẽ thu xếp đồ đạc. Văn Hòa rất ngạc nhiên: “Em nói gì vậy? Em không ở đấy thì đi đâu?”. Oánh Oánh nói: “Để nói cho rõ, bây giờ chỗ ấy không phải là nhà của em nữa”.
Văn Hòa không nói được gì, anh nhìn sắc mặt Oánh Oánh, hi vọng thấy được vẻ mất mát ở chị, thấy được nỗi đau và dù chỉ chút ít lưu luyến. Nhưng không, Oánh Oánh không có những biểu hiện mà Văn Hòa mong muốn được thấy. Anh nói với vẻ bực tức: “Nếu cô cảm thấy chúng ta ở với nhau không tiện… tôi đi cũng được”. Oánh Oánh bảo khỏi cần, như vậy chẳng hóa ra chim gáy chiếm tổ chim khách. Oánh Oánh bảo, buổi chiều chị thu xếp đồ đạc sẽ có mặt luật sư chứng kiến. Văn Hòa bảo, làm nghiêm túc như thế để làm gì, hỏi Oánh Oánh dọn đi đâu. Oánh Oánh nói: “Em còn có chỗ nào để đi? Mượn tạm nhà của cậu em”.
Buổi chiều, Oánh Oánh gọi người của công ty dọn nhà. Văn Hòa thấy Oánh Oánh bắt đầu dọn đi, anh biết người đi nhà trống, lòng những buồn vô hạn, ngồi lặng trên sofa bảo Oánh Oánh lấy cho anh li nước. Oánh Oánh không rót nước mà đưa cho anh chai nước khoáng, nói: “Trước khi anh tìm được người rót nước, anh tạm uống nước này vậy”.
Văn Hòa thấy vừa rồi siêu thị dưới nhà đưa lên hai thùng nước khoáng, nghĩ rằng Oánh Oánh chuẩn bị cho công nhân dọn nhà, bây giờ nghe nói vậy, lòng anh chua xót, cười cay đắng. Văn Hòa thích uống nước, bất luận ở văn phòng hay ở nhà, trước mặt luôn luôn có nước sôi.
Những thứ Oánh Oánh đưa đi chỉ là áo quần. Văn Hòa thông minh cũng biết, vào lúc này chị sẽ không đem theo những thứ đáng giá, những thứ ấy có thể đã đưa đi từ trước rồi. Có một thùng giấy đựng đầy sách để trước sofa, đó là thứ Oánh Oánh sẽ đưa đi. Văn Hòa lấy làm lạ, Oánh Oánh bỏ lại nhiều thứ đáng tiền, những thứ chị đã từng thích, nhưng lại đưa đi một thùng đựng sách và tạp chí? Anh tiện tay lấy ra một cuốn, lật giở xem, một cuốn sách nói về hôn nhân và gia đình. Anh không thích gì những ấn phẩm loại này, cho rằng chỉ là kinh nghiệm có liên quan đến đêm đầu tiên và những năm cuối đời, làm say mê các thiếu nữ ngây thơ và những phụ nữ trung niên bế tắc. Anh lấy ra một cuốn khác, tờ “Tuần báo sinh hoạt gia đình” rất ăn khách, trong đó có một trang được gấp lại. Mở ra xem, đó là mục trả lời bạn đọc có tiêu đề “Chồng là một quan tham, tôi phải làm thế nào?” Tim anh đập mạnh, đang định đọc thì Oánh Oánh đi tới.
Thấy Văn Hòa bỏ cuốn tạp chí xuống, Oánh Oánh nói: “Anh nên đọc những thứ này, em có thể chia cho anh một nửa”. Văn Hòa khịt mũi, vẻ mặt rất khó chịu, chờ cho Oánh Oánh quay đi, anh đá vào cái thùng giấy một cái.
Oánh Oánh thu xếp xong đồ đạc, chị gọi Văn Hòa vào kiểm tra, Văn Hòa xua tay, không thèm nhìn. Luật sư của Oánh Oánh đưa anh xem bản thống kê đồ đạc để anh đối chiếu, anh cũng không xem.
Lúc Oánh Oánh ra đến cửa, anh gọi chị, chị quay lại thì thấy anh đang rưng rưng nước mắt.
Văn Hòa cầu khẩn: “Tối nay chúng ta đến khách sạn Hán Kiều nhé! Anh đặt chỗ”.
Oánh Oánh như khó hiểu: “Li hôn cũng mở tiệc chúc mừng à?”.
Văn Hòa giải thích: “Không phải ý ấy, chỉ có hai ta, không còn ai”.
Oánh Oánh: “Vậy là tiệc chia tay, anh nghĩ em có tâm trạng ngồi ăn hay sao?”.
Văn Hòa: “Dù sao thì chúng ta cũng có một thời gian là vợ chồng…”
Oánh Oánh nói: “Trái tim phụ nữ lúc giận dữ vượt xa người đàn ông, anh đừng mong gì ở em”. Văn Hòa không thể kiên trì trước thái độ ấy của Oánh Oánh. Thật ra cũng chỉ là bữa tiệc đắng khó nuốt.
Nhìn căn nhà đang bừa bộn, Văn Hòa quyết định uống rượu, tìm chai rượu ngon nhất trong nhà, uống thật say.
Hình như Oánh Oánh biết tâm trạng của anh, chị gọi điện, bảo anh đừng đi uống rượu, giọng chị lạnh lùng như lúc dọn nhà vừa rồi, nhưng pha chút dịu dàng: “Đồng ý với em đi, muốn uống rượu thì cứ say ở nhà là được rồi”.
Văn Hòa trả lời, giọng run run: “Được… anh, anh chỉ say ở nhà thôi!”.
Đặt máy xuống, Văn Hòa sụt sùi: “Say ở nhà, say ở nhà, mẹ kiếp, làm gì còn nhà nữa?”.
Một lúc sau anh bình tĩnh lại: “Cô ấy bảo mình trước kia toàn say ở ngoài, say ở ngoài… Tại sao mình cứ phải nghe theo nhỉ? Mình cứ say ở ngoài đấy, bây giờ thì mình rộng chân rộng cẳng rồi, cô ấy còn quản được mình nữa không?”.
Lập tức Văn Hòa gọi điện cho Hữu Ngư, hẹn bọn anh ta đến khách sạn Hán Kiều. Hữu Ngư hỏi có chuyện gì mà chúc mừng, anh ta vẫn chưa biết chuyện Văn Hòa li hôn. Văn Hòa ngập ngừng: “Có chuyện buồn”. Nghe Văn Hòa nói, Hữu Ngư không dám hỏi thêm.
Trong bàn ăn, mặt Văn Hòa tái nhợt, Hữu Ngư khuyên Văn Hòa uống rượu, anh không uống một hớp nào, bảo hễ uống vào là say.
Ngay cả bản thân Văn Hòa cũng không hiểu, anh định uống thật nhiều, nhưng thấy rượu lại không muốn uống, lại nói sai câu nói của Oánh Oánh.
Văn Hòa nói: “Tớ không say ở ngoài, tớ phải bấm ngón tay tính xem, sự việc không như Oánh Oánh nói”. Anh gõ ngón tay lên mặt bàn: “Các cậu nghe nhé, tớ cho các cậu mượn tiền làm cho gia đình tớ tan nát. Tớ quyết định không làm như thế nữa, các cậu chịu trách nhiệm đem tiền trả cho tớ, bất kể là tiền của ngân hàng hay tiền riêng, tất cả phải thanh toán”.
Hữu Ngư, Đại Trung lên tiếng phụ họa, bảo không vấn đề gì. Để làm cho bầu không khí dịu lại, Hữu Ngư bảo tớ sẽ ở bên Văn Hòa vài hôm, anh liên tục nhấn mạnh: “Chúng tớ là bạn, vĩnh viễn là bạn của cậu”. Đại Trung cụ thể hơn, anh xếp những người có mặt lần lượt mời Văn Hòa ăn cơm. Văn Hòa cười đau khổ, bảo từ nay về sau ngày nào cũng có người mời ăn mới tốt.
Ăn xong mọi người đi tắm hơi, Văn Hòa tìm một nơi có em út. Đại Trung an ủi: “Có tiền ngày nào cũng là Tết, có bản lĩnh thì ngày nào cũng thay đổi vợ, em út nhiều lắm!”. Đại Trung cũng làm ra vẻ hâm mộ cách sống của Văn Hòa.
Văn Hòa vẫn tỉnh táo: “Các cậu cho rằng mình say ở ngoài đấy à? Các cậu hâm mộ tớ thì về li hôn đi, li hôn”.
Hữu Ngư và Đại Trung đều im lặng.
***
Hồ Bằng không tham gia bữa ăn của Văn Hòa. Lúc Hữu Ngư gọi điện báo cho anh biết, anh vừa ngồi xuống bàn mạt chược, không bỏ đi nổi. Từ sau ngày chơi mạt chược gặp vận đỏ, anh thỉnh thoảng chơi một vài ván với ai đó.
Bài hôm nay của anh đang đỏ. Bỏ cuộc ăn uống ở khách sạn Hán Kiều là thông minh, được tiền ngày mai một mình hưởng thụ. Đến ván thứ hai của hiệp hai, điện thoại trong túi đổ chuông, nghĩ rằng Văn Hòa vẫn chưa tha, nhất định mời đến ăn cơm, vậy là anh không trả lời, cứ thế tắt máy. Điện thoại lại đổ chuông vào lúc anh đang xóc bài, anh định để Văn Hòa nghe thấy tiếng xóc bài, không ngờ lại là điện thoại của Oánh Oánh.
Oánh Oánh bảo anh đến, anh lấy cớ đang chơi bài. Oánh Oánh nói: “Oánh biết, Oánh có quan trọng hơn mạt chược không?”. Nghe vậy, không đi sợ không được. Hồ Bằng nói, chơi bốn ván, được tiền bỏ đi không tiện, anh sẽ đến, tối nay ở lại đấy. Không ngờ Oánh Oánh đồng ý ngay. Tốt xấu gì thì anh cũng bỏ rơi ba người bạn mạt chược, anh để tiền lại cho họ, còn tuôn ra một đống lời trách cứ.
Hồ Bằng có chìa khóa của căn hộ này, anh mở cửa bước vào, phát hiện Oánh Oánh đang đứng bên cửa sổ, có thể chị trông thấy anh đi lên.
Hồ Bằng thấy lạ, anh nhìn, không như mọi hôm. Căn hộ mọi khi trống trải hôm nay đầy đồ, trong nhà sắp xếp rất ngăn nắp.
Oánh Oánh đẩy Hồ Bằng đang muốn bày tỏ nhiệt tình: “Oánh không tìm, chắc rằng Bằng không tìm Oánh đâu nhỉ?”.
Hồ Bằng nói: “Không có chuyện ấy. Ngày nào Bằng cũng muốn gặp Oánh”. Anh ôm Oánh Oánh, nói tiếp: “Chỉ những lúc cảm thấy trống trải Bằng mới chơi mạt chược, chỉ có mạt chược mới làm Bằng quên được Oánh”.
Oánh Oánh bảo Hồ Bằng nói còn hay hơn hát, chị hỏi: “Bây giờ thì sao?”.
Hồ Bằng nói ngay: “Bây giờ, chỉ có Oánh mới làm cho Bằng quên mạt chược”.
Oánh Oánh nghiêm sắc mặt: “Oánh tìm Bằng để nói chuyện Oánh li hôn, không liên quan đến Bằng”.
“Thế nào, li hôn rồi à?”, Hồ Bằng trố mắt ngạc nhiên.
“Như vậy chứng tỏ gần đây Bằng không chơi với nhóm anh Hòa. Bằng không biết à? Oánh li hôn, sống một mình. Nếu thật như vừa rồi Bằng nói là đúng, ngày nào cũng muốn gặp Oánh, vậy Oánh hạnh phúc lắm. Bằng đừng sợ Oánh trói buộc. Chỉ mong Bằng có thời gian dành cho Oánh một chút, đến với Oánh. Lúc này lòng Oánh đang trống trải”.
Hồ Bằng gật đầu đồng ý. Oánh Oánh bảo anh đi tắm, chị đi xem nước nóng cho anh, lấy cho anh bộ đồ lót toàn bông nhãn hiệu “Ba cây súng” chị mua sẵn.
Trong phòng tắm, chị cũng đã chuẩn bị riêng cho anh một khăn tắm mới, Hồ Bằng bảo Oánh Oánh cùng tắm, Oánh Oánh không đồng ý. Đang tắm, anh để người trần truồng ra lôi Oánh Oánh vào.
Oánh Oánh mặc đồ ngủ lụa tơ tằm, đang do dự không biết có nên cởi ra không thì bị tia nước mềm mại phun ướt.
Bộ đồ ngủ lụa tơ tằm màu mật ong dính vào bộ ngực căng tròn của Oánh Oánh, hai nụ hoa hồng hồng nổi rõ, Hồ Bằng không chịu nổi, anh sờ nắn rồi áp môi vào đấy. Lụa tơ tằm ướt nước và nóng ấm như giục giã, thôi thúc, mặt anh giụi giụi vào ngực Oánh Oánh. Oánh Oánh có cảm giác sự âu yếm, đê mê xuyên qua lớp lụa mỏng, cảm giác ấy đang được hơi thở gấp gấp của Hồ Bằng thổi bùng toàn thân, nhanh chóng biến thành ngọn lửa tình. Nhiệt lượng tăng dần, lửa khói lan tỏa, bắt đầu thiêu đốt, thiêu đốt.
Hơi thở của Oánh Oánh tăng nhanh, chuyển thành tiếng rên rỉ. Bỗng, chị ôm chặt Hồ Bằng.
Tay Hồ Bằng đang cầm chai sữa tắm chưa kịp bỏ xuống, bị Oánh Oánh như một con rắn quấn chặt. Chị chà xát, va đập tấm thân mềm mại lên người anh, tìm kiếm cái cứng rắn của anh. Chị tìm thấy cảm giác cần có.
Tiếng rên của chị biến thành nhịp thở nặng nề, nhịp thở nặng nề lại biến thành tiếng gào rú bị ngọn lửa tình dục thiêu đốt. Chị mạnh tay xé bỏ đồ ngủ, ra sức nắm hai vai Hồ Bằng, cảm thấy toàn thân rộng mở, rộng mở triệt để, đón nhận cái cơ bắp cương cứng của anh.
Hồ Bằng chậm rãi, ung dung cho vào, không thể nói là dịu dàng và âu yếm, giống như nhấp chút trà hoặc nhàn tản nhả khói thuốc, làm như thế sẽ không giết chết ngọn lửa dục tình của Oánh Oánh. Cơ thể Oánh Oánh oằn oại, nắm bàn tay đấm anh, kêu gọi anh mạnh nữa, tàn bạo hơn nữa.
Hồ Bằng bị kích động từ từ, anh lật người Oánh Oánh lại. Lần này anh cho vào để Oánh Oánh cảm nhận được sức mạnh, cảm nhận được thể tích. Anh ngửa người, mắt hằn tia máu, anh trong người Oánh Oánh căng dần, trở nên kịch liệt, thô bạo, hoang dã.
Nhiều lần Oánh Oánh muốn ngước đầu lên nhìn anh, để cho anh ấn xuống, anh tỏ ra sảng khoải, tận hưởng. Anh cảm thấy mình như đi chân trần, lội vào vũng nước hầm hập sau cơn mưa mùa hè, dính chặt và rất kích động. Lúc anh ấn vai Oánh Oánh xuống một lần nữa, cơ thể Oánh Oánh co giật, bật lên một tiếng kêu thô nặng: “Đàn ông!”
Hồ Bằng nhẹ xoa sữa tắm lên người Oánh Oánh. Anh thích làm những việc ấy, để mười đầu ngón tay của mình du ngoạn trên mỗi bộ phận đầy đặn của Oánh Oánh, để kẽ tay của mình có cảm xúc trên làn da trắng như ngọc của Oánh Oánh, cái óng ả và mịn màng của làn da Oánh Oánh làm anh kích động.
Oánh Oánh dưới bàn tay Hồ Bằng như đang quyến luyến ngọn lửa tình, cháy bỏng nỗi khát khao. Chị ôm ngang người anh, nói khẽ: “Đàn ông, Bằng là đàn ông, Oánh là đàn ông”.
……
Nửa đêm, Oánh Oánh đánh thức Hồ Bằng, bảo muộn rồi, anh về đi. Hồ Bằng đang lúc ngủ say, mở mắt, miệng lẩm bẩm: “Không về”. Anh lại vùi vào giấc ngủ.
Một lúc sau, Oánh Oánh lại đánh thức anh: “Anh phải nhớ rằng, đàn ông có vợ dù muộn thế nào cũng phải về nhà”.
Hồ Bằng mơ mơ màng màng mặc vội áo quần, đang mặc thì bỗng nhớ ra vợ không có nhà. Anh lại cởi quần áo, lôi tuột đồ ngủ của Oánh Oánh.
Bị Hồ Bằng đè xuống dưới, Oánh Oánh thở hổn hển, nói: “Bằng không phải là người đàn ông tốt”.
Hồ Bằng đáp lời: “Đúng vậy! Làm gì có chuyện đàn bà xấu thích đàn ông tốt?”
***
Giấy không gói được lửa, lửa có thể đốt cháy giấy. Hồ Bằng biết những mối quan hệ tai hại, muốn kết thúc sự gian díu với Oánh Oánh trước khi sự việc bị bại lộ. Trước đây vì hai bên đều có gia đình, Hồ Bằng và Oánh Oánh giấu kín chuyện tình ý vụng trộm, không ai phát hiện. Bây giờ hai bên đều li hôn, tâm thái có thay đổi, Oánh Oánh không sợ Văn Hòa sẽ trở nên ngang tàng hơn. Chị nói, lòng chị trống trải, chị chưa nói đến nơi, chỗ nào chị cũng trống trải, muốn có một người đàn ông như Hồ Bằng đến lấp đầy. Đảm nhận sự việc ấy vô cùng phức tạp, nếu Văn Hòa phát hiện hai người có tình ý với nhau thì thật đáng sợ, chắc chắn anh ta sẽ không cam chịu.
Hồ Bằng vờ như không biết chuyện của Văn Hòa, anh hỏi thăm những người trong nhóm Hữu Ngư tại sao Văn Hòa li hôn.
Hữu Ngư đằng sau lưng tỏ ra vui mừng chuyện của Văn Hòa, nói Văn Hòa hỏng hẳn rồi, không sinh hoạt vợ chồng, Oánh Oánh không chịu nổi.
Đại Trung nói: “Tay Hòa này phải tự biết mình. Mình hỏng thì phải nói với vợ, để vợ được tự do tìm người giúp đỡ, li hôn là hạ sách”.
Hồ Bằng không tin Oánh Oánh và Văn Hòa li hôn vì chuyện ấy. Anh không tiện nói gì về Oánh Oánh, chỉ nói: “Chắc hẳn anh Hòa không có vấn đề gì, anh ấy đi tìm gái đâu có phải để mất tiền toi, sau mỗi lần ngủ với gái anh ấy còn khoe với các anh cơ mà?”.
Nghe Hồ Bằng nói vậy, Đại Trung bỗng nghiêm khắc: “Bằng, cậu đừng nói lung tung, cánh tớ không nói chuyện anh Hòa bồ bịch, em út. Cánh tớ sợ chị Hai nghi ngờ anh Hòa về chuyện này mới li hôn. Cậu nói vậy mà đến tai anh Hòa coi như cánh tớ bị vạ lây đấy”.
Hữu Ngư nói: “Cậu Bằng là người của ta, không việc gì phải sợ. Có người đến bốn, năm mươi tuổi không làm gì được nữa, gậy không dựng lên nổi. Còn chuyện bồ bịch chỉ đồn thổi vậy thôi, không thể có thật”.
Đại Trung quay sang hỏi Hồ Bằng gần đây bận gì, tại sao ít gặp. Hồ Bằng đãi bôi vài câu bảo gần đây phải học tập, chuẩn bị thi lấy chứng chỉ luật sư. Hữu Ngư bảo, đúng là việc tốt, sau này làm cố vấn luật cho công ty của anh ta, đỡ phải mất tiền thuê luật sư ngoài.
Hồ Bằng cũng tính như vậy. Gần đây chơi mạt chược cũng đã kém, không dám chơi. Muốn xa Oánh Oánh phải tìm lý do. Đối với Hồ Bằng, còn một nửa chương trình chuyên ngành luật chưa thi xong thì chưa thể nói thi tư pháp. Anh cảm thấy ngượng nói với Hữu Ngư chuyện học hành của mình, chẳng qua chỉ là sĩ diện vậy thôi.
Hồ Bằng lại đem chuyện học thi nói với Oánh Oánh, anh tỏ ra rất đàng hoàng vì đã ôn tập một lần ở chỗ Hữu Ngư.
Oánh Oánh rất ủng hộ, rất khen cách làm của Hồ Bằng. Chị nói, chị thích những người đàn ông phấn đấu vươn lên. Văn Hòa cũng có một thời gian vươn lên, sau đấy tự tụt hậu, đấy cũng là nguyên nhân để chị thất vọng vì chồng.
Oánh Oánh cảm thấy Hồ Bằng rất nên học xong chuyên ngành luật, có thể vì anh biết luật pháp nửa vời nên đã làm hại Vân Tài. Một sự việc cỏn con như vậy không đáng làm kinh thiên động địa, sẽ không đáng bắt Vân Tài phải ra đầu thú, sự việc đã xảy ra rồi xử lý cũng không muộn. Chị nghe nói chuyện ở nhà máy bột giấy, Vân Tài và những người khác chỉ là quân tốt trở thành vật hi sinh cho những cuộc đấu đá chính trị của ai đó.
Oánh Oánh không dám trách cứ Hồ Bằng, nghe anh nói dành thời gian cho học tập, hỏi anh sau này có chơi mạt chược nữa không? Anh bảo không. Oánh Oánh nói: “Anh là một người vô cùng nhát gan, bài thuận tay mới đánh, không thuận tay thì thôi không đánh”.
Hồ Bằng không nói được gì. Oánh Oánh đã điểm đúng huyệt của anh.
Lúc Oánh Oánh đề xuất li hôn, Văn Hòa chưa chuẩn bị tâm lý. Anh nói với vợ: “Anh A đòi li hôn, chị B đòi li hôn, anh không ngờ chúng ta cũng li hôn. Đời anh sợ nhất là em nói đến hai tiếng li hôn”.
Văn Hòa hỏi vợ tại sao có ý nghĩ ấy, là do anh hay tự bản thân Oánh Oánh. Nếu vì anh, cứ nói rõ sai lầm anh sẽ kiên quyết sửa chữa, đừng một gậy quật chết tươi; nếu vì Oánh Oánh, cho dù có chuyện gì ở đâu thì anh cũng sẽ bỏ qua, chỉ mong chị rút lại ý nghĩ li hôn.
Oánh Oánh bực tức: “Anh nói vậy có dễ nghe không, liệu có chuyện gì ở đâu? Em chỉ muốn li hôn với anh, vậy thôi”.
Thấy Oánh Oánh nổi giận, Văn Hòa vội giải thích: “Ý anh là, dù sao đi nữa thì anh cũng không trách em”.
Văn Hòa cho rằng, tiền đề để vợ chồng li hôn là tình cảm bị rạn nứt, không có cách nào hàn gắn nổi. Anh với vợ có lúc cãi nhau nhỏ, chỉ đấu khẩu, sự việc cũng không có gì căng thẳng, anh tự nhận thấy tình cảm vợ chồng rất tốt, muốn li hôn cũng không biết phải nói thế nào.
Oánh Oánh hỏi anh có hiểu đồng sàng dị mộng là thế nào không? Văn Hòa không dám đi sâu vào vấn đề này. Đồng sàng dị mộng có ba tình huống: thứ nhất chồng và vợ đồng sàng dị mộng; thứ hai, vợ và chồng đồng sàng dị mộng; thứ ba, chồng và vợ đều đồng sàng dị mộng. Tệ nhất là, hai người không đồng sàng.
Văn Hòa ở ngoài làm nhiều chuyện xấu xa, lòng những giả dối, chuyện gì trong đầu óc anh Oánh Oánh đều biết, điều làm anh suy nghĩ là, làm thế nào để vợ đừng biết.
Trong bữa ăn trưa Oánh Oánh nêu chuyện li hôn với chồng.
Văn Hòa đặt bát đũa xuống rồi không cầm lên nữa. Buổi chiều anh gọi điện đến ngân hàng cáo ốm, không đi làm. Oánh Oánh nói đến đồng sàng dị mộng rồi thôi không nói thêm gì. Văn Hòa vẫn không ngớt lời nói với vợ rằng mình không hiểu nổi, đòi vợ phải nói rõ lý do. Oánh Oánh không định trả lời chồng, hai tay ôm vai, ngồi cách xa.
Buổi tối hai người không ăn cơm, đèn cũng không bật. Văn Hòa liên tục uống nước, hút thuốc, đầu lưỡi khô khốc. Oánh Oánh bật ti vi, ngồi đối diện với máy thu hình nhưng mắt không nhìn màn hình.
Đến đêm, Văn Hòa không còn chịu đựng nổi, anh quì trước mặt Oánh Oánh, bảo muốn anh chết cũng phải chết cho rõ.
Oánh Oánh nói biết mọi chuyện của anh, hỏi anh có biết còn cách cửa nhà tù bao xa không?
Văn Hòa lặng lẽ hồi lâu, anh lẩm bẩm: “Chuyện tiền nong ấy à?”. Oánh Oánh không phủ nhận, chị nói tiếp: “Chuyện ấy thì em đã tính, tiền có thể thu hồi”. Oánh Oánh khịt mũi, chị nói một câu thô tục chưa bao giờ nói: “Anh có cứt gì!”.
Văn Hòa khóc, nước mắt nước mũi chảy tràn, anh vì cái gia đình này, vì vợ con mới làm như vậy.
Oánh Oánh cười mũi: “Anh lại thế rồi, em ghét nhất cái trò đàn ông níu lấy phụ nữ, đổ tội cho phía nữ. Em có bảo anh làm chuyện vi phạm pháp luật ấy không? Anh nói đi”.
Thông thường, Văn Hòa rất chịu nghe lời Oánh Oánh, chị nói anh cứ ừ ừ à à, nhưng quay đi lại khác hẳn.
Anh có cách làm riêng. Anh thường nói với những người bảo anh sợ vợ: “Được vợ dỗ dành cậu mới thật nghe theo, vậy còn tranh giành thấp cao gì với vợ, làm gì nổi với giang sơn đất nước?”. Những lúc này Văn Hòa muốn nói vài câu, không nói không được.
“Không vì em, anh kiếm tiền làm gì, anh không đủ ăn đủ tiêu à? Em bảo em không yêu cầu anh làm, liệu em có yêu cầu chất lượng cuộc sống không? Em thích so sánh với người khác, ngườikhác có em cũng phải có, lại muốn hơn người. Vợ người đeo dây chuyền vàng, em đòi dây chuyền bạch kim; người khác cổ tay đeo vòng, em có vàng có bạc lại đòi thêm ngọc, các loại phải đầy đủ, vòng chân cũng mấy cái. Anh lĩnh lương lĩnh thưởng, gửi tiết kiệm vài ba nghìn, em cứ lẩm bẩm phàn nàn đến mùa quýt mới trở thành giàu có, liệu anh không có sức ép không? Anh đưa tiền cho em, em cầm tiền không thấy bỏng tay, bây giờ lại đổ tội lên đầu anh, em thấy anh có oan không?”.
Oánh Oánh nói: “Anh oan, oan lắm, oan như nàng Đậu Nga, anh ra ngoài trời xem có tuyết lông ngỗng minh oan cho anh không?”.
Văn Hòa bực mình chỉ biết lắc đầu, còn muốn nói gì nữa, anh nhìn sắc mặt Oánh Oánh, không nói gì.
Oánh Oánh về phòng mình, Văn Hòa ngồi hồi lâu trên sofa phòng khách mới về phòng. Anh không cởi áo quần, cứ thế nằm lên giường, người bị cộm, anh thò tay xuống, lấy ra một cuốn sổ tay. Thấy cuốn sổ, anh vô cùng hoảng sợ, cuốn sổ ghi các khoản tiền anh và Đại Trung cho vay lấy lãi.
Cuốn sổ này anh giấu ở phía sau khung ảnh treo trong phòng khách, tại sao Oánh Oánh tìm thấy? Chắc chắn chị đã xem nội dung ghi trong cuốn sổ, cố tình bỏ ở giường. Văn Hòa hít thở sâu, lật giở cuốn sổ.
Trong sổ ghi rõ các khoản cho vay, phía sau có hai hàng chữ “chính”, Oánh Oánh không hiểu gì chứ? Văn Hòa suy nghĩ.
Từ ngày chơi gái ở đâu đó, Văn Hòa thường ghi vào nhật kí diễm tình của mình, thêm một cô là thêm một vạch ngang hoặc một vạch dọc, mỗi chữ “chính” có năm vạch là năm cô. Oánh Oánh không thể ngờ anh chơi đến hơn một trăm cô gái. Nghĩ đến đây lòng anh dễ chịu hơn. Ghi lại những mối tình là tốt, tại sao mình không ghi các khoản cho vay đơn giản như ghi các cô gái? Văn Hòa lại giận cho mình.
***
Hai hôm sau, Văn Hòa nhận được một thư bảo đảm của tòa án, mở ra xem, trong đó là giấy mời.
Văn Hòa đến tòa, vị quan tòa đưa cho anh một bản sao đơn li hôn của Oánh Oánh và giấy báo ngày mở phiên tòa. Ngày ghi trên đơn sớm hơn ngày Oánh Oánh đề xuất li hôn.
Văn Hòa không hiểu, ý nghĩ li hôn của Oánh Oánh có từ lúc nào.
Có thể từ hôm chị đòi ngủ riêng chăng? Anh cho là như thế, anh ân hận ngay lúc bấy giờ không hỏi cho ra nhẽ.
Oánh Oánh mời luật sư. Đơn li hôn đưa ra ba điều: thứ nhất, đề nghị tòa phán quyết giải trừ quan hệ hôn nhân với Văn Hòa; thứ hai, chia tài sản có trong thời kì hôn nhân; thứ ba, xác định rõ quyền nuôi con. Sự thật và lý do là: tình cảm vợ chồng không hợp, hai bên đã li thân hơn một năm nay, quan hệ vợ chồng chỉ còn trên danh nghĩa.
Về đến nhà anh nói với vợ đã nhận được giấy mời của tòa và đơn li hôn. Oánh Oánh nghĩ, Văn Hòa sẽ cầu xin, nhưng anh không cầu xin. Anh bảo, anh đã hiểu.
“Cả đời anh nghe lời em. Lần này anh không muốn nghe, nhưng em nói li hôn anh cũng nghe. Anh yêu em. Nếu em cho rằng xa anh là đúng, thì cứ li hôn. Anh chỉ có thể tốt với em đến thế thôi”.
Văn Hòa nói, tỏ ra buồn, có thể đấy là lời của trái tim. Oánh Oánh quay mặt đi, nức nở.
Văn Hòa để chị khóc một lúc, anh đưa giấy khăn cho vợ: “Em khóc, anh cảm thấy hạnh phúc. Anh biết, em có nỗi buồn của em, anh đã làm em buồn”.
Oánh Oánh ôm lấy Văn Hòa.
Buổi tối, chị ôm gối sang phòng của Văn Hòa.
Văn Hòa đồng ý li hôn, anh không giải thích, chỉ chờ ngày mở phiên tòa.
Anh tỏ ra bình tĩnh trước sự việc vợ đòi li hôn, cảm thấy nước cờ của Oánh Oánh tuy rất độc, nhưng ít nhất nghĩ đến ba bước, hoặc mọi người cùng có lối thoát cho sau này. Anh không thể gánh chịu đến cùng sự việc của mình, đó là lý do để anh đồng ý li hôn.
Văn Hòa thăm dò Oánh Oánh, cho dù anh đồng ý li hôn, liệu có thể rút lại đơn tại tòa, nhẹ nhàng đến phòng Dân chính để làm thủ tục li hôn. Oánh Oánh không đồng ý mà cũng không giải thích. Chị cũng không có cách nào, tuy là vụ án li hôn, nhưng lúc xử phải chia tài sản, đó là mục đích của chị. Chị muốn thông qua tòa để phân xử rành rõ tài sản của hai người.
Trước ngày mở phiên toà, hai người ngồi lại nói chuyện, nói thật cụ thể mọi việc.
Cuối cùng Văn Hòa hỏi Oánh Oánh, sau khi li hôn có sống với nhau nữa không, anh bảo tình trạng đó hiện nay rất nhiều. Oánh Oánh im lặng. Văn Hòa đòi Oánh Oánh phải nói, chị bảo sau này sẽ nói.
Trong quá trình thẩm vấn, tòa hỏi hai người có muốn hòa giải không. Oánh Oánh nói chỉ đề nghị hòa giải hai vấn đề đó là chia tài sản và nuôi con, li hôn thì không nhượng bộ.
Tòa điều tra nguyên nhân tình cảm vợ chồng tan vỡ, tại sao ở riêng lại trở thành tiêu điểm. Văn Hòa trả lời, ở riêng vì sức khỏe của anh không tốt, vị nữ thẩm phán hỏi đến tận cùng, bộ phận nào của cơ thể anh không tốt. Văn Hòa cắn răng trả lời không có khả năng sinh lý, không thể thỏa mãn Oánh Oánh. Khi kí vào biên bản, Văn Hòa thấy thư kí của tòa ghi câu vừa rồi của anh không thiếu một chữ, anh tức giận vô cùng, cảm thấy như bị sỉ nhục.
Căn cứ thỏa thuận của hai người, tòa lập biên bản hòa giải dân sự, giải trừ quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản. Về tài sản, nhà cửa và những đồ dùng bằng điện thuộc về người nuôi con là Văn Hòa; một trăm hai mươi sáu nghìn tiền tiết kiệm Oánh Oánh được hưởng sáu mươi ba nghìn, mỗi tháng chị phải chi năm trăm đồng tiền nuôi con và chi phí học hành cho con đến năm mười tám tuổi.
Trong qúa trình hòa giải, Oánh Oánh đề xuất, trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân với Văn Hòa, số tiền gửi tiết kiệm không chỉ là một trăm hai mươi sáu nghìn đồng. Tòa yêu cầu chị đưa ra bằng chứng, chị không thể cung cấp bằng chứng, vì vậy tòa bác lời khiếu nại của chị. Điều này cũng được ghi vào bản án.
Cầm bản án li hôn, Oánh Oánh bàn với Văn Hòa, chiều nay chị sẽ thu xếp đồ đạc. Văn Hòa rất ngạc nhiên: “Em nói gì vậy? Em không ở đấy thì đi đâu?”. Oánh Oánh nói: “Để nói cho rõ, bây giờ chỗ ấy không phải là nhà của em nữa”.
Văn Hòa không nói được gì, anh nhìn sắc mặt Oánh Oánh, hi vọng thấy được vẻ mất mát ở chị, thấy được nỗi đau và dù chỉ chút ít lưu luyến. Nhưng không, Oánh Oánh không có những biểu hiện mà Văn Hòa mong muốn được thấy. Anh nói với vẻ bực tức: “Nếu cô cảm thấy chúng ta ở với nhau không tiện… tôi đi cũng được”. Oánh Oánh bảo khỏi cần, như vậy chẳng hóa ra chim gáy chiếm tổ chim khách. Oánh Oánh bảo, buổi chiều chị thu xếp đồ đạc sẽ có mặt luật sư chứng kiến. Văn Hòa bảo, làm nghiêm túc như thế để làm gì, hỏi Oánh Oánh dọn đi đâu. Oánh Oánh nói: “Em còn có chỗ nào để đi? Mượn tạm nhà của cậu em”.
Buổi chiều, Oánh Oánh gọi người của công ty dọn nhà. Văn Hòa thấy Oánh Oánh bắt đầu dọn đi, anh biết người đi nhà trống, lòng những buồn vô hạn, ngồi lặng trên sofa bảo Oánh Oánh lấy cho anh li nước. Oánh Oánh không rót nước mà đưa cho anh chai nước khoáng, nói: “Trước khi anh tìm được người rót nước, anh tạm uống nước này vậy”.
Văn Hòa thấy vừa rồi siêu thị dưới nhà đưa lên hai thùng nước khoáng, nghĩ rằng Oánh Oánh chuẩn bị cho công nhân dọn nhà, bây giờ nghe nói vậy, lòng anh chua xót, cười cay đắng. Văn Hòa thích uống nước, bất luận ở văn phòng hay ở nhà, trước mặt luôn luôn có nước sôi.
Những thứ Oánh Oánh đưa đi chỉ là áo quần. Văn Hòa thông minh cũng biết, vào lúc này chị sẽ không đem theo những thứ đáng giá, những thứ ấy có thể đã đưa đi từ trước rồi. Có một thùng giấy đựng đầy sách để trước sofa, đó là thứ Oánh Oánh sẽ đưa đi. Văn Hòa lấy làm lạ, Oánh Oánh bỏ lại nhiều thứ đáng tiền, những thứ chị đã từng thích, nhưng lại đưa đi một thùng đựng sách và tạp chí? Anh tiện tay lấy ra một cuốn, lật giở xem, một cuốn sách nói về hôn nhân và gia đình. Anh không thích gì những ấn phẩm loại này, cho rằng chỉ là kinh nghiệm có liên quan đến đêm đầu tiên và những năm cuối đời, làm say mê các thiếu nữ ngây thơ và những phụ nữ trung niên bế tắc. Anh lấy ra một cuốn khác, tờ “Tuần báo sinh hoạt gia đình” rất ăn khách, trong đó có một trang được gấp lại. Mở ra xem, đó là mục trả lời bạn đọc có tiêu đề “Chồng là một quan tham, tôi phải làm thế nào?” Tim anh đập mạnh, đang định đọc thì Oánh Oánh đi tới.
Thấy Văn Hòa bỏ cuốn tạp chí xuống, Oánh Oánh nói: “Anh nên đọc những thứ này, em có thể chia cho anh một nửa”. Văn Hòa khịt mũi, vẻ mặt rất khó chịu, chờ cho Oánh Oánh quay đi, anh đá vào cái thùng giấy một cái.
Oánh Oánh thu xếp xong đồ đạc, chị gọi Văn Hòa vào kiểm tra, Văn Hòa xua tay, không thèm nhìn. Luật sư của Oánh Oánh đưa anh xem bản thống kê đồ đạc để anh đối chiếu, anh cũng không xem.
Lúc Oánh Oánh ra đến cửa, anh gọi chị, chị quay lại thì thấy anh đang rưng rưng nước mắt.
Văn Hòa cầu khẩn: “Tối nay chúng ta đến khách sạn Hán Kiều nhé! Anh đặt chỗ”.
Oánh Oánh như khó hiểu: “Li hôn cũng mở tiệc chúc mừng à?”.
Văn Hòa giải thích: “Không phải ý ấy, chỉ có hai ta, không còn ai”.
Oánh Oánh: “Vậy là tiệc chia tay, anh nghĩ em có tâm trạng ngồi ăn hay sao?”.
Văn Hòa: “Dù sao thì chúng ta cũng có một thời gian là vợ chồng…”
Oánh Oánh nói: “Trái tim phụ nữ lúc giận dữ vượt xa người đàn ông, anh đừng mong gì ở em”. Văn Hòa không thể kiên trì trước thái độ ấy của Oánh Oánh. Thật ra cũng chỉ là bữa tiệc đắng khó nuốt.
Nhìn căn nhà đang bừa bộn, Văn Hòa quyết định uống rượu, tìm chai rượu ngon nhất trong nhà, uống thật say.
Hình như Oánh Oánh biết tâm trạng của anh, chị gọi điện, bảo anh đừng đi uống rượu, giọng chị lạnh lùng như lúc dọn nhà vừa rồi, nhưng pha chút dịu dàng: “Đồng ý với em đi, muốn uống rượu thì cứ say ở nhà là được rồi”.
Văn Hòa trả lời, giọng run run: “Được… anh, anh chỉ say ở nhà thôi!”.
Đặt máy xuống, Văn Hòa sụt sùi: “Say ở nhà, say ở nhà, mẹ kiếp, làm gì còn nhà nữa?”.
Một lúc sau anh bình tĩnh lại: “Cô ấy bảo mình trước kia toàn say ở ngoài, say ở ngoài… Tại sao mình cứ phải nghe theo nhỉ? Mình cứ say ở ngoài đấy, bây giờ thì mình rộng chân rộng cẳng rồi, cô ấy còn quản được mình nữa không?”.
Lập tức Văn Hòa gọi điện cho Hữu Ngư, hẹn bọn anh ta đến khách sạn Hán Kiều. Hữu Ngư hỏi có chuyện gì mà chúc mừng, anh ta vẫn chưa biết chuyện Văn Hòa li hôn. Văn Hòa ngập ngừng: “Có chuyện buồn”. Nghe Văn Hòa nói, Hữu Ngư không dám hỏi thêm.
Trong bàn ăn, mặt Văn Hòa tái nhợt, Hữu Ngư khuyên Văn Hòa uống rượu, anh không uống một hớp nào, bảo hễ uống vào là say.
Ngay cả bản thân Văn Hòa cũng không hiểu, anh định uống thật nhiều, nhưng thấy rượu lại không muốn uống, lại nói sai câu nói của Oánh Oánh.
Văn Hòa nói: “Tớ không say ở ngoài, tớ phải bấm ngón tay tính xem, sự việc không như Oánh Oánh nói”. Anh gõ ngón tay lên mặt bàn: “Các cậu nghe nhé, tớ cho các cậu mượn tiền làm cho gia đình tớ tan nát. Tớ quyết định không làm như thế nữa, các cậu chịu trách nhiệm đem tiền trả cho tớ, bất kể là tiền của ngân hàng hay tiền riêng, tất cả phải thanh toán”.
Hữu Ngư, Đại Trung lên tiếng phụ họa, bảo không vấn đề gì. Để làm cho bầu không khí dịu lại, Hữu Ngư bảo tớ sẽ ở bên Văn Hòa vài hôm, anh liên tục nhấn mạnh: “Chúng tớ là bạn, vĩnh viễn là bạn của cậu”. Đại Trung cụ thể hơn, anh xếp những người có mặt lần lượt mời Văn Hòa ăn cơm. Văn Hòa cười đau khổ, bảo từ nay về sau ngày nào cũng có người mời ăn mới tốt.
Ăn xong mọi người đi tắm hơi, Văn Hòa tìm một nơi có em út. Đại Trung an ủi: “Có tiền ngày nào cũng là Tết, có bản lĩnh thì ngày nào cũng thay đổi vợ, em út nhiều lắm!”. Đại Trung cũng làm ra vẻ hâm mộ cách sống của Văn Hòa.
Văn Hòa vẫn tỉnh táo: “Các cậu cho rằng mình say ở ngoài đấy à? Các cậu hâm mộ tớ thì về li hôn đi, li hôn”.
Hữu Ngư và Đại Trung đều im lặng.
***
Hồ Bằng không tham gia bữa ăn của Văn Hòa. Lúc Hữu Ngư gọi điện báo cho anh biết, anh vừa ngồi xuống bàn mạt chược, không bỏ đi nổi. Từ sau ngày chơi mạt chược gặp vận đỏ, anh thỉnh thoảng chơi một vài ván với ai đó.
Bài hôm nay của anh đang đỏ. Bỏ cuộc ăn uống ở khách sạn Hán Kiều là thông minh, được tiền ngày mai một mình hưởng thụ. Đến ván thứ hai của hiệp hai, điện thoại trong túi đổ chuông, nghĩ rằng Văn Hòa vẫn chưa tha, nhất định mời đến ăn cơm, vậy là anh không trả lời, cứ thế tắt máy. Điện thoại lại đổ chuông vào lúc anh đang xóc bài, anh định để Văn Hòa nghe thấy tiếng xóc bài, không ngờ lại là điện thoại của Oánh Oánh.
Oánh Oánh bảo anh đến, anh lấy cớ đang chơi bài. Oánh Oánh nói: “Oánh biết, Oánh có quan trọng hơn mạt chược không?”. Nghe vậy, không đi sợ không được. Hồ Bằng nói, chơi bốn ván, được tiền bỏ đi không tiện, anh sẽ đến, tối nay ở lại đấy. Không ngờ Oánh Oánh đồng ý ngay. Tốt xấu gì thì anh cũng bỏ rơi ba người bạn mạt chược, anh để tiền lại cho họ, còn tuôn ra một đống lời trách cứ.
Hồ Bằng có chìa khóa của căn hộ này, anh mở cửa bước vào, phát hiện Oánh Oánh đang đứng bên cửa sổ, có thể chị trông thấy anh đi lên.
Hồ Bằng thấy lạ, anh nhìn, không như mọi hôm. Căn hộ mọi khi trống trải hôm nay đầy đồ, trong nhà sắp xếp rất ngăn nắp.
Oánh Oánh đẩy Hồ Bằng đang muốn bày tỏ nhiệt tình: “Oánh không tìm, chắc rằng Bằng không tìm Oánh đâu nhỉ?”.
Hồ Bằng nói: “Không có chuyện ấy. Ngày nào Bằng cũng muốn gặp Oánh”. Anh ôm Oánh Oánh, nói tiếp: “Chỉ những lúc cảm thấy trống trải Bằng mới chơi mạt chược, chỉ có mạt chược mới làm Bằng quên được Oánh”.
Oánh Oánh bảo Hồ Bằng nói còn hay hơn hát, chị hỏi: “Bây giờ thì sao?”.
Hồ Bằng nói ngay: “Bây giờ, chỉ có Oánh mới làm cho Bằng quên mạt chược”.
Oánh Oánh nghiêm sắc mặt: “Oánh tìm Bằng để nói chuyện Oánh li hôn, không liên quan đến Bằng”.
“Thế nào, li hôn rồi à?”, Hồ Bằng trố mắt ngạc nhiên.
“Như vậy chứng tỏ gần đây Bằng không chơi với nhóm anh Hòa. Bằng không biết à? Oánh li hôn, sống một mình. Nếu thật như vừa rồi Bằng nói là đúng, ngày nào cũng muốn gặp Oánh, vậy Oánh hạnh phúc lắm. Bằng đừng sợ Oánh trói buộc. Chỉ mong Bằng có thời gian dành cho Oánh một chút, đến với Oánh. Lúc này lòng Oánh đang trống trải”.
Hồ Bằng gật đầu đồng ý. Oánh Oánh bảo anh đi tắm, chị đi xem nước nóng cho anh, lấy cho anh bộ đồ lót toàn bông nhãn hiệu “Ba cây súng” chị mua sẵn.
Trong phòng tắm, chị cũng đã chuẩn bị riêng cho anh một khăn tắm mới, Hồ Bằng bảo Oánh Oánh cùng tắm, Oánh Oánh không đồng ý. Đang tắm, anh để người trần truồng ra lôi Oánh Oánh vào.
Oánh Oánh mặc đồ ngủ lụa tơ tằm, đang do dự không biết có nên cởi ra không thì bị tia nước mềm mại phun ướt.
Bộ đồ ngủ lụa tơ tằm màu mật ong dính vào bộ ngực căng tròn của Oánh Oánh, hai nụ hoa hồng hồng nổi rõ, Hồ Bằng không chịu nổi, anh sờ nắn rồi áp môi vào đấy. Lụa tơ tằm ướt nước và nóng ấm như giục giã, thôi thúc, mặt anh giụi giụi vào ngực Oánh Oánh. Oánh Oánh có cảm giác sự âu yếm, đê mê xuyên qua lớp lụa mỏng, cảm giác ấy đang được hơi thở gấp gấp của Hồ Bằng thổi bùng toàn thân, nhanh chóng biến thành ngọn lửa tình. Nhiệt lượng tăng dần, lửa khói lan tỏa, bắt đầu thiêu đốt, thiêu đốt.
Hơi thở của Oánh Oánh tăng nhanh, chuyển thành tiếng rên rỉ. Bỗng, chị ôm chặt Hồ Bằng.
Tay Hồ Bằng đang cầm chai sữa tắm chưa kịp bỏ xuống, bị Oánh Oánh như một con rắn quấn chặt. Chị chà xát, va đập tấm thân mềm mại lên người anh, tìm kiếm cái cứng rắn của anh. Chị tìm thấy cảm giác cần có.
Tiếng rên của chị biến thành nhịp thở nặng nề, nhịp thở nặng nề lại biến thành tiếng gào rú bị ngọn lửa tình dục thiêu đốt. Chị mạnh tay xé bỏ đồ ngủ, ra sức nắm hai vai Hồ Bằng, cảm thấy toàn thân rộng mở, rộng mở triệt để, đón nhận cái cơ bắp cương cứng của anh.
Hồ Bằng chậm rãi, ung dung cho vào, không thể nói là dịu dàng và âu yếm, giống như nhấp chút trà hoặc nhàn tản nhả khói thuốc, làm như thế sẽ không giết chết ngọn lửa dục tình của Oánh Oánh. Cơ thể Oánh Oánh oằn oại, nắm bàn tay đấm anh, kêu gọi anh mạnh nữa, tàn bạo hơn nữa.
Hồ Bằng bị kích động từ từ, anh lật người Oánh Oánh lại. Lần này anh cho vào để Oánh Oánh cảm nhận được sức mạnh, cảm nhận được thể tích. Anh ngửa người, mắt hằn tia máu, anh trong người Oánh Oánh căng dần, trở nên kịch liệt, thô bạo, hoang dã.
Nhiều lần Oánh Oánh muốn ngước đầu lên nhìn anh, để cho anh ấn xuống, anh tỏ ra sảng khoải, tận hưởng. Anh cảm thấy mình như đi chân trần, lội vào vũng nước hầm hập sau cơn mưa mùa hè, dính chặt và rất kích động. Lúc anh ấn vai Oánh Oánh xuống một lần nữa, cơ thể Oánh Oánh co giật, bật lên một tiếng kêu thô nặng: “Đàn ông!”
Hồ Bằng nhẹ xoa sữa tắm lên người Oánh Oánh. Anh thích làm những việc ấy, để mười đầu ngón tay của mình du ngoạn trên mỗi bộ phận đầy đặn của Oánh Oánh, để kẽ tay của mình có cảm xúc trên làn da trắng như ngọc của Oánh Oánh, cái óng ả và mịn màng của làn da Oánh Oánh làm anh kích động.
Oánh Oánh dưới bàn tay Hồ Bằng như đang quyến luyến ngọn lửa tình, cháy bỏng nỗi khát khao. Chị ôm ngang người anh, nói khẽ: “Đàn ông, Bằng là đàn ông, Oánh là đàn ông”.
……
Nửa đêm, Oánh Oánh đánh thức Hồ Bằng, bảo muộn rồi, anh về đi. Hồ Bằng đang lúc ngủ say, mở mắt, miệng lẩm bẩm: “Không về”. Anh lại vùi vào giấc ngủ.
Một lúc sau, Oánh Oánh lại đánh thức anh: “Anh phải nhớ rằng, đàn ông có vợ dù muộn thế nào cũng phải về nhà”.
Hồ Bằng mơ mơ màng màng mặc vội áo quần, đang mặc thì bỗng nhớ ra vợ không có nhà. Anh lại cởi quần áo, lôi tuột đồ ngủ của Oánh Oánh.
Bị Hồ Bằng đè xuống dưới, Oánh Oánh thở hổn hển, nói: “Bằng không phải là người đàn ông tốt”.
Hồ Bằng đáp lời: “Đúng vậy! Làm gì có chuyện đàn bà xấu thích đàn ông tốt?”
***
Giấy không gói được lửa, lửa có thể đốt cháy giấy. Hồ Bằng biết những mối quan hệ tai hại, muốn kết thúc sự gian díu với Oánh Oánh trước khi sự việc bị bại lộ. Trước đây vì hai bên đều có gia đình, Hồ Bằng và Oánh Oánh giấu kín chuyện tình ý vụng trộm, không ai phát hiện. Bây giờ hai bên đều li hôn, tâm thái có thay đổi, Oánh Oánh không sợ Văn Hòa sẽ trở nên ngang tàng hơn. Chị nói, lòng chị trống trải, chị chưa nói đến nơi, chỗ nào chị cũng trống trải, muốn có một người đàn ông như Hồ Bằng đến lấp đầy. Đảm nhận sự việc ấy vô cùng phức tạp, nếu Văn Hòa phát hiện hai người có tình ý với nhau thì thật đáng sợ, chắc chắn anh ta sẽ không cam chịu.
Hồ Bằng vờ như không biết chuyện của Văn Hòa, anh hỏi thăm những người trong nhóm Hữu Ngư tại sao Văn Hòa li hôn.
Hữu Ngư đằng sau lưng tỏ ra vui mừng chuyện của Văn Hòa, nói Văn Hòa hỏng hẳn rồi, không sinh hoạt vợ chồng, Oánh Oánh không chịu nổi.
Đại Trung nói: “Tay Hòa này phải tự biết mình. Mình hỏng thì phải nói với vợ, để vợ được tự do tìm người giúp đỡ, li hôn là hạ sách”.
Hồ Bằng không tin Oánh Oánh và Văn Hòa li hôn vì chuyện ấy. Anh không tiện nói gì về Oánh Oánh, chỉ nói: “Chắc hẳn anh Hòa không có vấn đề gì, anh ấy đi tìm gái đâu có phải để mất tiền toi, sau mỗi lần ngủ với gái anh ấy còn khoe với các anh cơ mà?”.
Nghe Hồ Bằng nói vậy, Đại Trung bỗng nghiêm khắc: “Bằng, cậu đừng nói lung tung, cánh tớ không nói chuyện anh Hòa bồ bịch, em út. Cánh tớ sợ chị Hai nghi ngờ anh Hòa về chuyện này mới li hôn. Cậu nói vậy mà đến tai anh Hòa coi như cánh tớ bị vạ lây đấy”.
Hữu Ngư nói: “Cậu Bằng là người của ta, không việc gì phải sợ. Có người đến bốn, năm mươi tuổi không làm gì được nữa, gậy không dựng lên nổi. Còn chuyện bồ bịch chỉ đồn thổi vậy thôi, không thể có thật”.
Đại Trung quay sang hỏi Hồ Bằng gần đây bận gì, tại sao ít gặp. Hồ Bằng đãi bôi vài câu bảo gần đây phải học tập, chuẩn bị thi lấy chứng chỉ luật sư. Hữu Ngư bảo, đúng là việc tốt, sau này làm cố vấn luật cho công ty của anh ta, đỡ phải mất tiền thuê luật sư ngoài.
Hồ Bằng cũng tính như vậy. Gần đây chơi mạt chược cũng đã kém, không dám chơi. Muốn xa Oánh Oánh phải tìm lý do. Đối với Hồ Bằng, còn một nửa chương trình chuyên ngành luật chưa thi xong thì chưa thể nói thi tư pháp. Anh cảm thấy ngượng nói với Hữu Ngư chuyện học hành của mình, chẳng qua chỉ là sĩ diện vậy thôi.
Hồ Bằng lại đem chuyện học thi nói với Oánh Oánh, anh tỏ ra rất đàng hoàng vì đã ôn tập một lần ở chỗ Hữu Ngư.
Oánh Oánh rất ủng hộ, rất khen cách làm của Hồ Bằng. Chị nói, chị thích những người đàn ông phấn đấu vươn lên. Văn Hòa cũng có một thời gian vươn lên, sau đấy tự tụt hậu, đấy cũng là nguyên nhân để chị thất vọng vì chồng.
Oánh Oánh cảm thấy Hồ Bằng rất nên học xong chuyên ngành luật, có thể vì anh biết luật pháp nửa vời nên đã làm hại Vân Tài. Một sự việc cỏn con như vậy không đáng làm kinh thiên động địa, sẽ không đáng bắt Vân Tài phải ra đầu thú, sự việc đã xảy ra rồi xử lý cũng không muộn. Chị nghe nói chuyện ở nhà máy bột giấy, Vân Tài và những người khác chỉ là quân tốt trở thành vật hi sinh cho những cuộc đấu đá chính trị của ai đó.
Oánh Oánh không dám trách cứ Hồ Bằng, nghe anh nói dành thời gian cho học tập, hỏi anh sau này có chơi mạt chược nữa không? Anh bảo không. Oánh Oánh nói: “Anh là một người vô cùng nhát gan, bài thuận tay mới đánh, không thuận tay thì thôi không đánh”.
Hồ Bằng không nói được gì. Oánh Oánh đã điểm đúng huyệt của anh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook